Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Hồ Thị Cẩm Tú

Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Hồ Thị Cẩm Tú

Đạo đức

HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ.

A. MỤC TIÊU:

 - Biết được : Con cháu cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà cha mẹ đã sinh thành , nuôi dạy mình.

- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.

- Lắng nghe lời dạy bảo của ông bà ,cha mẹ

B. CHUẨN BỊ:

C. LÊN LỚP:

 

doc 23 trang Người đăng thuthuy90 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 Tuần 12 - GV: Hồ Thị Cẩm Tú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 07 tháng 11 năm 2011
Đạo đức 
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ , CHA MẸ.
A. MỤC TIÊU:
 - Biết được : Con cháu cần phải hiếu thảo với ơng bà cha mẹ để đền đáp cơng lao ơng bà cha mẹ đã sinh thành , nuơi dạy mình.
- Biết thể hiện lịng hiếu thảo với ơng bà , cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
- Lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà ,cha mẹ
B. CHUẨN BỊ:
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : 
c. Bài mới 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Hiếu thảo với ông bà cha mẹ .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Thảo luận tiểu phẩm Phần thưởng .
- Phỏng vấn các bạn đóng tiểu phẩm :
+ Vì sao em lại mời bà ăn những chiếc bánh mà em vừa được thưởng ?
+ Bà cảm thấy thế nào trước việc làm của đứa cháu đối với mình ?
- Kết luận : Hưng kính yêu bà . Hưng là một đứa cháu hiếu thảo .
Tiểu kết: HS nắm ý nghĩa của tiểu phẩm .
Hoạt động 2 : Giải quyết tình huống.
- Nêu yêu cầu BT1 .
- Kết luận : 
*Việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà , cha mẹ . 
*Việc làm chưa quan tâm đến ông bà , cha mẹ .
Tiểu kết:Biết cách giải quyết đúng tình huống.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến.(KNS)
- Chia nhóm .
- Giao nhiệm vụ : Tìm hiểu về nội dung và đặt tên tranh phù hợp 
- Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm đã đặt tên tranh phù hợp .
Tiểu kết Biết biết bày tỏ thái độ.
Hoạt động lớp , cá nhân .
-Theo dõi.
-Đọc phân vai minh hoạ tiểu phẩm Phần thưởng .
- Cả lớp xem tiểu phẩm Phần thưởng do một số bạn trong lớp đóng .
- Lớp thảo luận , nhận xét về cách ứng xử .
- Tự liên hệ bản thân .
Hoạt động nhóm .
- Đọc BT 1.
- Các nhóm thảo luận .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác chất vấn , bổ sung ý kiến .
Hoạt động lớp .
-Đọc BT
- Các nhóm trao đổi .
- Đại diện các nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét , bổ sung .
4. Củng cố : 
Toán
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG.
A. MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Làm các bài tập 1 ; 2a(1 ý ), b 1 ý ; 3	
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : 
c. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Nhân một số với một tổng .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức .
- Ghi bảng 2 biểu thức :
4 x ( 3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
- Yêu cầu tính .
- Yêu cầu phát biểu bằng lời.
- Viết bảng :
 a x ( b + c ) = a x b + a x c 
Tiểu kết : HS nắm cách nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
Hoạt động 2 : Thực hành .
- Bài 1 : Tính giá trị biểu thức rồi viết vào ô (theo mẫu)
+ Đưa bảng phụ vào , nêu cấu tạo bảng , hướng dẫn HS tính nhẩm bài mẫu.
- Bài 2 : Tính bằng 2 cách 
* Yêu cầu bài .
* Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện BT a.
* Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện BT mẫu .
 * Chữa bài
- Bài 3 : Tính và so sánh giá trị 2 biểu thức.
* Yêu cầu bài .
* Yêu cầu HS thực hiện cá nhân.
* Yêu cầu 1 HS lên bảng chữa bài
Hoạt động lớp .
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận :
 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 
- Phát biểu: Khi nhân một số với một tổng , ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau .
- Vài em nhắc lại
Hoạt động lớp .
- Nêu yêu cầu .
- HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a , b , c để viết vào ô trong bảng .
- Tự làm vào vở .
- Thống nhất kết quả.
a) 2 em lên bảng tính theo 2 cách . Lớp làm vào vở.
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn .
b) Làm theo mẫu.
1 em lên bảng làm mẫu . Lớp làm vào vở.
- Nhận xét cách làm , kết quả ở bảng .
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn .
- Nêu yêu cầu .
- HS tính giá trị của các biểu thức rồi so sánh 
- Tự làm vào vở .Thống nhất kết quả.
- Nêu cách nhân một tổng với 1 số.
 4. Củng cố :. 
Tập đọc 
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI.
A. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ cậu bé mồ cơi cha, nhờ vào ý chí và nghị lực vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng .
- Tự nhận thức bản thân .
B. CHUẨN BỊ: Tranh minh họa nội dung bài đọc .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b. Bài cũ : 
c- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài 
Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi 
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn (Xem mỗi lần xuống dòng là một đoạn). Chỉ định HS đọc nối tiếp 
-Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
* Gọi HS đọc phần chú thích
* Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc trơn toàn bài. 
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 1 , 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. 
* Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
* Trước khi mở công ti vận tải đường thủy , Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
* Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ?
- Tổ chức hỏi đáp.
- Đoạn 1 , 2 cho biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 1,2. 
-Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , 4 trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
- Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế 
- Theo em , nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
- Liên hệ bản thân phát biểu tự do và giải thích
- Đoạn 3 , 4 cho biết điều gì?
- Ghi ý chính đoạn 3,4. 
- Nêu nội dung chính cả bài. - Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm (KNS)
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 1 và 2
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc diễn cảm .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện . (3 lượt) .
- 1 HS đọc chú thích.
- Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- 3 em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
* 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi.
- Trả lời.
- Phát biểu : Bạch Thái Bưởi là người có chí.
- 2 HS nhắc lại.
* 2 HS đọc to. Lớp đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi.
- Trả lời.
- Phát biểu : Sự thành công của Bạch Thái Bưởi - 2 HS nhắc lại.
- Phát biểu: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thủy.
- 2 HS nhắc lại.
Hoạt động cả lớp
+Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài .(Tìm giọng đọc)
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ 3 HS thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : 
Lịch sử 
CHÙA THỜI LÝ.
A. MỤC TIÊU:
- Biết được những biểu hiệnvề sự phát triển của đạo phật thời nhà Lý.
+ Nhiều vua nha Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
 - Vẻ đẹp của chùa , giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hĩa của cha ơng , cĩ thái độ hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan mơi trường
B. CHUẨN BỊ: - Chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: 
b.Bài cũ : Nhà Lý dời đô ra Thăng Long .
 c- Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Chùa thời Lý .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Sự tiếp thu đạo Phật.
- Làm việc theo nhómđôi.
- Giao việc : 
* Đọc SGK.
* Trao đổi : Vì sao nói “Đến thời Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?” 
- Yêu cầu trình bày. Thống nhất ý kiến.
 Tiểu kết: HS nắm được : Đến thời Lý , đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất .
Hoạt động 2 : Đạo Phật phát triển thịnh đạt.
- Tổ chức làm việc cá nhân :
* Yêu cầu đọc SGK.
- Vấn đáp :
* Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? 
- Đưa ra một số ý phản ánh vai trò , tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý .
Tiểu kết: HS nắm vai trò , tác dụng của chùa dưới thời Lý .
Hoạt động 3 (NSVSMT) Kiến trúc thời Lý.
- Quan sát 1 số hình ảnh chùa Một Cột , chùa Keo , tượng Phật A-di-đà và nêu nhận xét. 
- Yêu cầu mô tả và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp .
- Kết luận ( ghi nhớ)
Tiểu kết: HS mô tả được một số đặc điểm các ngôi chùa lớn thời Lý .
Hoạt động nhóm đôi.
- Lắng nghe.
- HS đọc SGK và câu hỏi
- Trao đổi theo cặp, thống nhất ý kiến.
- Trình bày trước lớp : Đạo Phật dạy con người biết thương yêu, nhường nhìn, giúp đỡ nhau, không đối xử ác với loài vật, con người sống vị tha. Đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của người Việt.
Hoạt động lớp .
- Đọc SGK
- Phát biểu- Đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân những ý đúng :
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư .
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật .
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã 
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ .
Hoạt động Lớp
- Một số em trả lời : (Theo SGK)
- Vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết .
- Đọc ghi nhớ 
4. Củng cố : 
Thứ ba, ngày 08 tháng 11 năm 2011
Chính tả 
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC.
A. MỤC TIÊU:
- Nghe – viết đúng bái CT, trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2 a.
B. CHUẨN BỊ: 
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động:
b- Bài cũ : 
c- Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài Người chiến sĩ giàu nghị lực .
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết chính tả .
 ... - Lần lượt các nhóm lên trình bày .
HS đưa ra ví dụ minh họa về :
+ Vai trò của nước trong vui chơi , giải trí .
+ Vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp 
+ Vai trò của nước trong sản xuất công nghiệp 
4. Củng cố : 
SINH HOẠT LỚP
I . MỤC TIÊU : 
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 11.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : 
 2. Báo cáo công tác tuần qua : 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 11. 
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật. Làm thiệp trang trí lớp.
 3. Hoạt động nối tiếp : 
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 12
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.
Âm nhạc 
Tiết 12:	Học hát bài : CÒ LẢ.
A. MỤC TIÊU:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.	
B. CHUẨN BỊ:
GV - Nhạc cụ quen dùng , máy nghe.
 	HS : - SGK.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b. Bài cũ : Ôn tập bài hát : Khăn quàng thắm mãi vai em 
	Tập đọc nhạc : Tập đọc nhạc số 3 .
c- Bài mới
Phương pháp : Trực quan , thực hành , làm mẫu	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Học hát bài : Cò lả .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Dạy hát bài Cò lả .
- Cho HS nghe bài hát từ băng nhạc .
- Dạy từng câu hát .
Tiểu kết: HS hát đúng bài hát .
 Hoạt động 2 : Nghe nhạc bài Trống cơm – dân ca đồng bằng Bắc Bộ .
- Giới thiệu : Trống cơm là tên một loại nhạc cụ gõ đã có ở nước ta từ thời nhà Lý . Trước khi đánh trống , nhạc công thời xưa thường lấy cơm nóng nghiền nát , miết một dúm vào giữa mặt trống để định âm cho tiếng trống , vì vậy mà có tên là trống cơm . 
Tiểu kết: HS cảm nhận thêm một bài dân ca khác ở đồng bằng Bắc Bộ .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Nghe lại bài hát từ băng nhạc 1 lần .
- Đọc lời ca theo tiết tấu .
- Luyện tập theo nhóm .
- Luyện tập cá nhân .
Hoạt động lớp .
-HS nghe bài hát từ băng nhạc .
- Theo dõi.
4. Củng cố : (3’)
 - Hát lại bài Cò lả .
 - Kể thêm tên một số bài dân ca .
- Nhận xét lớp. 
Thứ tư, ngày 22 tháng 11 năm 2006
Thể dục 
Tiết 23:ĐỘNG TÁC THĂNG BẰNG CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI “CON CÓC LÀ CẬU ÔNG TRỜI”.
I. MỤC TIÊU :
- Học động tác thăng bằng . Yêu cầu nắm được kĩ thuật động tác và thực hiện tương đối đúng .
- Trò chơi Con cóc là cậu Ông Trời . Yêu cầu biết cách chơi và tham gia vào trò chơi chủ động , nhiệt tình .
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học
Hoạt động lớp .
- Xoay các khớp cổ chân , gối , hông , vai : 2 – 3 phút .
- Chạy nhẹ nhàng trên địa hình tự nhiên quanh sân tập .
- Trò chơi tự chọn : 1 – 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Ôn 5 động tác đã học 
+ Lần 1 : GV điều khiển .
+ Đi lại quan sát , sửa sai cho HS .
- Dạy động tác thăng bằng : 4 – 5 lần .
+ Sau khi nêu tên động tác , GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo . Dần dần , GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập 
b) Trò chơi “Con cóc là cậu Ông Trời” : 5 – 6 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi .
Tiểu kết: HS thực hiện được 5 động tác đã học và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Ôn 5 động tác đã học : 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp
+ Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển .
-HS Học động tác thăng bằng : 4 – 5 lần .
- Tập từ đầu đến động tác thăng bằng : 1 – 2 lần .
Thi đua giữa các tổ .
- Tiến hành tổ chức chơi như tiết trước .
- Một tổ chơi thử .
- Chơi chính thức có phân thắng thua .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 phút .
- Nhắc nhở , phân công trực nhật để chuẩn bị giờ sau kiểm tra : 1 – 2 phút .
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học , giao bài tập về nhà : 1 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Chạy nhẹ nhàng trên sân trường , sau đó khép thành vòng tròn để chơi trò chơi thả lỏng: 1 – 2 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu , ngày 24 tháng 11 năm 2006
Thể dục 
Tiết 22:ĐỘNG TÁC NHẢY CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. 
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”.
I. MỤC TIÊU :
- Học động tác nhảy của bài Thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng kĩ thuật động tác , đúng thứ tự .
- Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột . Yêu cầu nắm luật chơi , chơi tự giác , tích cực và chủ động.
II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN :
 1. Địa điểm : Sân trường .
 2. Phương tiện : Còi , đánh dấu 3 – 5 điểm theo hàng ngang , mỗi điểm cách nhau 1 – 1,5 m bằng phấn hoặc sơn trên sân , ghế để GV ngồi kiểm tra .
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Mở đầu : 6 – 10 phút .
- Tập hợp lớp , phổ biến nội dung , yêu cầu bài học , chấn chỉnh đội ngũ , trang phục tập luyện : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: Giúp HS nắm nội dung sẽ được học 
Hoạt động lớp .
- Giậm chân tại chỗ theo nhịp , vỗ tay : 1 phút 
- Xoay các khớp : 2 phút .
Cơ bản : 18 – 22 phút .
a) Bài thể dục phát triển chung : 12 – 14 phút .
- Ôn động tác thăng bằng đã học 
+ Lần 1 : GV điều khiển .
+ Đi lại quan sát , sửa sai cho HS .
- Dạy động tác nhảy : 4 – 5 lần .
+ Sau khi nêu tên động tác , GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS tập bắt chước theo . Dần dần , GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập b) Trò chơi “Mèo đuổi chuột” : 3 – 4 phút .
- Nêu tên trò chơi , nhắc lại cách chơi rồi cho HS chơi .
Tiểu kết: HS thực hiện được động tác nhảy và chơi được trò chơi thực hành .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Ôn động tác thăng bằng đã học : 1 – 2 lần , mỗi động tác 2 x 8 nhịp .
+ Lần 2 : Lớp trưởng điều khiển .
-HS Học động tác nhảy : 4 – 5 lần .
- Tập từ đầu đến động tác thăng bằng : 1 – 2 lần .
Thi đua giữa các tổ .
- Tiến hành tổ chức chơi như tiết trước .
- Một tổ chơi thử .
- Chơi chính thức có phân thắng thua .
Phần kết thúc : 4 – 6 phút .
- Hệ thống bài : 1 – 2 phút :
- Nhận xét , đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà : 1 – 2 phút .
Tiểu kết: HS nắm lại nội dung đã học và những việc cần làm ở nhà .
Hoạt động lớp .
- Đứng tại chỗ thả lỏng , sau đó hát và vỗõ tay theo nhịp : 2 phút .
Bổ sung:
Thứ sáu, ngày 24 tháng 11 năm 2006.
Mĩ thuật 
Tiết 12:	Vẽ tranh đề tài : SINH HOẠT.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức - Biết được những công việc bình thường diễn ra hằng ngày của các em .
	2 - Kĩ năng - Biết cách vẽ và vẽ được tranh thể hiện rõ nội dung đề tài sinh hoạt .
3 - Giáo dục: - Có ý thức tham gia vào công việc giúp đỡ gia đình .	
B. CHUẨN BỊ:
GV - Một số tranh của họa sĩ về đề tài sinh hoạt .
	- Một số tranh của HS về đề tài sinh hoạt gia đình .
HS 	- SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Thường thức mĩ thuật : Xem tranh của họa sĩ - Nhận xét bài vẽ kì trước .
c. Bài mới
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu bài: Vẽ tranh đề tài : Sinh hoạt .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài 
- Chia nhóm để HS trao đổi về nội dung đề tài 
- Tóm tắt , bổ sung , nêu thêm các hoạt động diễn ra hằng ngày của HS :
+ Đi học , giờ học ở lớp , vui chơi ở sân trường 
+ Đá bóng , nhảy dây , múa hát , cắm trại  
+ Đi tham quan , du lịch  
Tiểu kết: HS chọn được nội dung đề tài để vẽ 
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh .
- Gợi ý cách vẽ tranh :
+ Vẽ hình ảnh chính trước để nội dung rõ và phong phú ,
+ Vẽ các dáng hoạt động sao cho sinh động .
+ Vẽ màu tươi sáng , có đậm , có nhạt .
Tiểu kết: HS nắm quy trình vẽ một bức tranh .
Hoạt động 3 : Thực hành .
- Quan sát lớp , gợi ý , động viên HS làm bài theo cách đã hướng dẫn ở trên .
Tiểu kết: HS vẽ hoàn chỉnh bức tranh theo đề tài đã chọn .
Hoạt động 4 : Nhận xét , đánh giá .
- Lựa chọn tranh đã hoàn thành , treo lên bảng theo từng nhóm đề tài .
Tiểu kết: HS đánh giá được sản phẩm của mình và của bạn .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Xem tranh SGK rồi trả lời các câu hỏi sau :
+ Các bức tranh này vẽ về đề tài gì ? Vì sao em biết ?
+ Em thích bức tranh nào ? Vì sao ?
+ Hãy kể một số hoạt động thường ngày của em ở trường , ở nhà .
- Chọn nội dung đề tài để vẽ tranh .
Hoạt động lớp .
-HS nắm quy trình vẽ một bức tranh
+ Vẽ hình ảnh chính trong tranh
+ Vẽ các dáng hoạt động
+ Vẽ màu
Hoạt động cá nhân
- Cả lớp vẽ vào vở .
Hoạt động lớp .
- Xếp loại tranh theo ý thích .
 HS nhận xét theo các tiêu chí :
+ Sắp xếp hình ảnh .
+ Hình vẽ .
+ Màu sắc .
4. Củng cố : (3’) - Giáo dục HS yêu thích vẻ đẹp của các bức tranh .
5. Nhận xét – Yêu cầu HĐ nối tiếp: (1’)
-Nhận xét lớp. 
	- Về quan sát vẽ lại theo đề tài sinh hoạt .
	- Chuẩn bị Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(30).doc