Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Trương Vĩnh Bình - Trường tiểu học Xuân Lãnh 2

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Trương Vĩnh Bình - Trường tiểu học Xuân Lãnh 2

Toán Tiết 56 Nhân một số với một tổng

I.Mục tiêu: Giúp HS:

 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.

 - Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh.

 - Rèn tính cẩn thận cho HS khi giải bài tập.

II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1.

III.Các hoạt động dạy-học :

1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập:

 a/ 5 m2 = .cm2 b/ 700 dm2 = .m2

 20000 cm2 = m2 10 dm2 2cm2 = .cm2

 - GV nhận xét và cho điểm

 

doc 27 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 377Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - GV: Trương Vĩnh Bình - Trường tiểu học Xuân Lãnh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12
(Từ 08/1112/11/2010.)
THỨ
Môn
Tên bài dạy
2
08/11
Tập đọc
Toán
Đạo đức.
Lịch sử
Thể dục
“Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi
Nhân một số với một tổng.
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (t1)
Chùa thời Lý 
GV chuyên dạy
3
09/11
LTø và câu
Toán
Khoa học
Kể chuyện
Kĩ thuật
Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực
Nhân một số với một hiệu
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Khâu viềnbằng mũi khâu đột thưa (T3)
4
10/11
Tập đọc
Toán
Tlvăn
Địa lý
Thể dục
Vẽ trứng
Luyện tập
Kết bài trong bài văn kể chuyện 
Đồng bằng Bắc Bộ
GV chuyên dạy
5
11/11
Chính tả
Mĩ thuật Toán
Khoa học
Người chiến sĩ giàu nghị lực
GV chuyên dạy
Nhân với số có 2 chữ số
Nước cần cho sự sống
6
12/11
LT và câu
Aâm nhạc Toán
TL văn.
Sinh hoạt
Tính từ (tt)
GV chuyên dạy
Luyện tập
Kể chuyện (Kiểm tra viết)
Tổng kết tuần
Thứ hai ngày 08 tháng 11 năm 2010.
Toán Tiết 56 Nhân một số với một tổng
I.Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết cách thực hiện nhân một số với một tổng, một tổng với một số.
 - Áp dụng nhân một số với một tổng, một tổng với một số để tính nhẩm, tính nhanh. 
 - Rèn tính cẩn thận cho HS khi giải bài tập.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung BT1.
III.Các hoạt động dạy-học :
1.Bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng giải bài tập:
 a/ 5 m2 = .cm2 b/ 700 dm2 =..m2
 20000 cm2 =m2 10 dm2 2cm2 =..cm2
 - GV nhận xét và cho điểm
2. Bài mới: - GV giới thiệu bài- ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
HĐ1: Tính và so sánh gía trị của 2 biểu thức: 
- Viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x (3 + 5) và 4 x 3+4 x 5
- Y/c HS tính giá trị 2 biểu thức.
+ Gía trị 2 biểu thức này như thế nào?
 Ta có: 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5.
HĐ2: Quy tắc một số nhân với một tổng: 
- GV: Chỉ vào biểu thức: 4 x ( 3 + 5 ) và nêu: 4 là 1 số, (3+5) là 1 tổng. Vậy biểu thức 4 x ( 3 + 5 ) có dạng tích của 1 số nhân với 1 tổng.
- Y/c HS: Đọc biểu thức phía bên phải dấu (=) & nêu: Tích 4 x 3 chính là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4x(3+5) nhân vơi 1 số hạng của tổng (3 + 5). Tích thứ hai 4 x 5 cũng là tích của số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3+5) nhân với số hạng còn lại của tổng (3+5). Như vậy, biểu thức 4x3+4x5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x (3 + 5) với các số hạng khác của tổng (3+5).
- Khi thực hiện nhân 1 số với 1 tổng ta có thể làm thế nào?
- GV: + Gọi số đó là a, tổng là (b+c), hãy viết biểu thức a nhân với tổng (b+c)?
+ Biểu thức a x (b+c) có dạng là 1 số nhân với 1 tổng, khi thực h iện tính gía trị biểu thức này ta còn có cách nào ? Hãy viết biểu thức đó?
- Nêu: a x (b+c) = a x b + a x c.
- Y/c HS: Nêu lại quy tắc này.
 HĐ3: Luyện tập
Bài 1: 
- GV: Y/c HS tự làm bài. GV chữa bài.
Bài 2: a/ 1 ý; b/ 1 ý.
- Hướng dẫn: Hãy áp dụng quy tắc 1 số nhân 1 tổng,
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 3: GV hướng dẫn cách tính và so sánh
- Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân 1 tổng với 1 số.
GV nhận xét và cho điểm. 
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- Gía trị 2 biểu thức này bằng nhau.
-Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Viết: a x (b+c)
- Viết: a x b + a x c
- HS viết & đọc lại công thức
- HS nêu.
- HS: Nêu y/c.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm giấy nháp.
- HS: Nêu theo y/c.
-2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
- HS tính và so sánh
( 3 + 5) x 4 = 8 x 4 = 32
 3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20 = 32
-Giá trị luôn bằng nhau.
HS yếu lên bảng điền
3. Củng cố- Dặn dò: - Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm như thế nào?
 - Chuẩn bị bài: Nhân một số với một hiệu
 - Nhận xét tiết học.
Tập đọc: Tiết 23 “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi
I. Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
 - Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. ( trả lời được các câu hỏi 1,2,4- sgk)
- HS có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
 - HS yếu đọc trôi chảy toàn bài.
II. Đồ dùng dạy học
	- Tranh minh hoạ nội dung bài học trong SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: - Kiểm tra 2 HS. Mỗi em đọc thuộc lòng 7 câu tục ngữ đã học ở bài tập đọc trước.
 - GV nhận xét + cho điểm
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
* HĐ 1: Luyện đọc
a/ Cho HS đọc.
GV chia đoạn: 4 đoạn.
Cho HS đọc đoạn.
 - Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai :quẩy gánh, hãng buôn, doanh, diễn thuyết
b/ Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ.
Giáo viên giải nghĩa thêm: Người đương thời.
Cho HS đọc.
c/ GV đọc diễn cảm toàn bài.
* Đoạn 1 + 2: đọc với giọng kể chậm rãi.
* Đoạn 3: Đọc nhanh hơn.
 * Đoạn 4: Đọc với giọng sảng khoái. 
* HĐ 2: Tìm hiểu bài.
Đoạn 1 + 2
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Trước khi mở công ti vận tải đường thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Những chi tiết nào cho thấy anh là người rất có chí?
Đoạn 3 + 4
Cho HS đọc thành tiếng.
Cho HS đọc thầm + trả lời câu hỏi.
+ Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải vào thời điểm nào?
+ Trong cuộc cạnh tranh, Bạch Thái Bưởi đã thắng như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng” kinh tế?
+ Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
+ Nội dung chính của bài là gì?
Nội dung: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng
* HĐ 3: Đọc diễn cảm.
Cho HS đọc.
Cho HS thi đọc. GV chọn đoạn 1 + 2.
 - GV nhận xét + khen những HS đọc hay.
-HS dùng bút chì đánh dấu .
-HS đọc nối tiếp 4 đoạn.
-HS luyện đọc.
-1 HS đọc to phần chú giải.
-1, 2 HS giải nghĩa từ.
-HS đọc theo cặp.
-1, 2 HS đọc diễn cảm cả bài.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-Cả lớp đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-HS đọc thành tiếng Đ3 + 4.
-HS đọc thầm.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
-4 HS nối tiếp đọc diễn cảm.
-Cho HS thi đọc.
-Lớp nhận xét
HS yếu trả lời
HS yếu đọc diễn cảm
3. Củng cố, dặn dò:
 + Qua bài tập đọc, em học được điều gì ở Bạch Thái Bưởi?
 - Về nhà đọc lại bài và chuẩn bị bài: Vẽ trứng.
GV nhận xét tiết học.
Đạo đức: Tiết12 Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (T1)
I.Mục tiêu:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
 - Kính yêu ông bà, cha mẹ.
II.Đồ dùng dạy học:
 - Đồ dùng hoá trang để biểu diễn phần thưởng.
 - Bài hát “ Cho con.”
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
- Khởi động: hát tập thể bài “ cho con”.
- Bài hát nói về điều gì?
- Em có cảm nghĩ gì về tình thương yêu, che chở của cha mẹ đối với mình? Là người con trong gia đình, em có thể làm gì để cho cha mẹ vui lòng?
Hoạt động 1: Thảo luận tiểu phẩm phần thưởng.
-Kiểm tra việc chuẩn bị hoá trang.
- Cho HS đóng vai tiểu phẩm.
- Phỏng vấn các HS vừa đóng xong tiểu phẩm.
Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (bài tập 1)
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Kết luận : tình huống b, d, đ thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Tình huống a, c là chưa quan tâm đến ông bà cha mẹ.
Hoạt động 3: Thảo luận nhóm ( bài tập 2)
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận chung về các bức tranh. Liên hệ giáo dục.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
- Cả lớp hát tập thể.
- Phát biểu ý kiến cá nhân.
- Lớp xem tiểu phẩm.
- Lớp trao đổi về cách ứng xử trong tiểu phẩm.
- Nêu yêu cầu của bài tập.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Thảo luận nhóm bàn.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- 2 HS đọc SGK.
2. Củng cố – Dặn dò:
 + Đối với ông bà, cha mẹ, người lớn thì ta phải làm gì?
 - Về nhà học bài và tiết sau thực hành.
 - Nhận xét tiết học.
Lịch sử: Tiết 12 Chùa thời lý
I/ Mục tiêu: 
 Sau khi học, HS nêu được:
 - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý.
 + Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
 + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
 + Nhiều nhà sư cũng giữ được cương vị quan trọng trong triều đình.
 - Mô tả được một ngôi chùa ( HS khá, giỏi)
II/ Đồ dùng dạy – học:
Các hình minh họa trong SGK 
Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chùa thời Lý (GV và HS).
Bảng phụ, phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy – học:
1.Bài cũ: - Goiï 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
 + Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Dại La làm kinh đô?
 + Nêu nội dung bài học
GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
HĐ1: Đạo phật khuyên làm điều thiên, tránh điều ác
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ “đạo Phật ... rất thịnh đạt”
- GV hỏi: Đạo Phật du nhập vào nước ta bao giờ và có giáo lý như thế nào?
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo phật?
-  ...  giàu nghị lực
( Nghe – viết)
I. Mục tiêu:
	- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn Người chiến sĩ giàu nghị lực.
	- Luyện viết có âm, vần dễ lẫn tr/ch, ươn/ương.
 - Rèn cho HS tính cẩn thận khi viết bài.
II. Đồ dùng dạy học
	 - Giấy khổ to chuẩn bị bài tập 2a hoặc 2b.
III. Các hoạt động dạy- học
1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS
 + Cho đọc đoạn thơ của Phạm Tiến Duật (BT2a).
 + Đọc 4 câu tục ngữ và viết lại cho đúng chính tả ở BT3 
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thệu bài – ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
* HĐ1: Nghe-viết.
a/ Hướng dẫn chính tả
 - GV đọc đoạn chính tả một lượt.
 - Cho HS đọc thầm.
 + Đoạn văn viết về ai?
 + Câu chuyện về Lê Duy Ứng kể về chuyện gì cảm động?
- Hướng dẫn HS viết một số từ ngữ dễ viết sai: trận, bức, triễn lãm, trân trọng.
b/ GV đọc cho HS viết chính tả.
 - GV đọc từng câu (hoặc từng cụm từ) cho HS viết.
- - GV đọc lại toàn bài chính tả một lượt.
c/ GV chấm chữa bài.
 - GV chấm 5-7 bài.
 - GV nêu nhận xét chung.
* HĐ 2: Làm BT (2 )
b/ Điền vào chỗ trống ươn hay ương.
 - Cho HS đọc yêu cầu BT + đọc đoạn văn.
GV giao việc.
Cho HS làm bài.
 - Cho HS thi dưới hình thức tiếp sức (GV dán lên bảng 3 tờ giấy to + phát bút dạ cho HS).
Lời giải đúng: vươn lên, chán chường, thương trường, khai trương, đường thuỷ, thịnh vượng.
-Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- HS trả lời.
-HS viết từ dễ viết sai.
-HS viết chính tả.
-HS soát lại bài.
-HS đổi vở cho nhau để ø soát lỗi và chữa ra bên lề trang vở.
-1 HS đọc to,lớp đọc thầm.
-HS làm bài cá nhân.
-3 nhóm lên thi tiếp sức.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
HS yếu luyện viết
3. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà đọc lại BT2 để viết đúng chính tả những từ khó. Kể lại câu chuyện Ngu Công dời núi cho người thân nghe.
 - Chuẩn bị bài: Người tìm đường lên các vì sao.
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010.
Toán: Tiết 60 Luyện tập
I.Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
 - Áp dụng nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II.Các hoạt động dạy-học:
1.Bài cũ: - Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3
 - GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài- ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
Bài 1: - GV: Y/c HS tự đặt tính rồi tính.
- GV nhận xét
Bài 2:( cột 1,2) - GV: Kẻ bảng số như BT lên bảng, y/c HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng.
- Hỏi: + Làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng.
+ Điền số nào vào ô trống thứ nhất?
- GV: Y/c HS tự làm các phần còn lại.
Bài 3: - GV: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm.
- 3HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS: Nêu theo y/c.
- HS trả lời.
- HS thực hiện điền.
- HS: Làm bài rồiù đổi chéo vở ktra nhau.
- HS đọc đề bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làmvở
 Bài giải
Số lần tim người đó đập trong 1 giờ là:
 75 x 60 = 4500 (lần)
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ là:
 4500 x 24 = 108000 (lần)
 Đáp số: 108000 lần
3.Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Giới thiệu nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
 - Nhận xét tiết học.
.
Tập làm văn Tiết 24 Kể chuyện
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
	-HS thực hành viết một bài văn kể chuyện sau khi học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng được yêu cầu của đề bài, có nhân vật,sự việc,cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật.
 - Diễn đạt thành câu, trình bày bài sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ ( khoảng 12 câu)
II. Đồ dùng dạy học
	- Giấy bút làm bài để kiểm tra.
	- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn kể chuyện.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
1.Bài mới:- Giới thiệu bài – ghi đề.
 Sau khi học về văn KC, hôm nay chúng ta sẽ làm bài kiểm tra về văn KC. Qua bài viết của các em, cô sẽ biết được các em, cô sẽ biết được các em có nắm vững văn KC hay không? Và cô sẽ biết em nào biết làm một bài KC hay.
* Hướng dẫn HS làm bài.
a/ GV ghi đề bài lên bảng lớp + dàn ý vắn tắt.
Cho HS đọc.
GV lưu ý:nhớ cách trình bày
b/ HS làm bài.
Cho HS làm bài.
GV theo dõi.
c/ GV thu bài.
-1 HS đọc to,c ả lớp đọc thầm theo.
-HS làm bài.
Luyện từ và câu: Tiết 24 Tính từ (tt)
I. Mục tiêu:
	- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
	- Nhận biết được các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3)
II. Đồ dùng dạy học
	- Bút dạ + giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Bài cũ: - GV kiểm tra 2 HS.
1HS : Làm lại bài tập 3: Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (tiết LTVC: Mở rộng vốn từ: ý chí, nghị lực).
2HS : Làm bài tập 4.
 - GV nhận xét + cho điểm.
2.Bài mới: - GV giới thiệu bài – ghi đề
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
HĐBT
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài1:-Cho HS đọc yêu cầu BT1 + đọc 3 câu a, b, c.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng:SGV.
 - GV: Vậy mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã cho.
Bài 2: -Cho HS đọc yêu cầu BT2 + 3 câu a, b, c.
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: SGV.
 Hoạt động 2: Ghi nhớ.
Cho HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập 
Bài1:- Cho HS đọc yêu cầu của BT1 + đọc đoạn văn.
 - Cho HS làm bài. GV phát giấy + bút dạ cho một vài HS.
Cho HS trình bày.
GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng: SGV.
Bài2: -Cho HS đọc yêu cầu của BT2.
 - Cho HS làm bài. GV phát giấy + một vài trang từ điển cho HS làm bài (phát cho 3 nhóm).
Cho HS trình bày kết quả bài làm.
 - GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng SGV.
Bài3: -Cho HS đọc yêu cầu của BT3.
Cho HS trình bày.
 - GV nhận xét + khẳng định những câu các em đặt đúng.
-1 HS đọc to + cả lớp lắng nghe .
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS làm bài cá nhân.
-Một số HS phát biểu ý kiến.
-Lớp nhận xét.
-3, 4 HS đọc. Cả lớp theo dõi trong SGK.
-1 HS đọc to, lớp đọc thầm theo.
-Một số HS làm bài trên giấy.
-HS còn lại làm bài cá nhân 
-Những HS làm bài ra giấy.
-Lớp nhận xét.
-HS chép lời giải đúng vào vở.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-3 nhóm làm bài vào giấy.
-HS còn lại làm vào giấy nháp.
-Đại diện 3 nhóm làm bài vào giấy lên dán trên bảng lớp và trình bày.
-Lớp nhận xét.
-1 HS đọc to, lớp lắng nghe.
-HS đặt câu với từ vừa tìm được ở BT2.
-HS lần lượt đọc câu của mình đặt.
-Lớp nhận xét.
HS yếu trình bày
3.Củng cố- Dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
 - Yêu cầu HS về nhà viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được.
 - Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.
Sinh hoạt: Kiểm điểm cuối tuần
I. Mục tiêu:
 - Ổn định tổ chức lớp
 - Rèn HS có tinh thần tự giác trong học tập và trong công việc, có ý thức tự nhận và sửa lỗi
 - Thông qua phương hướng tuần tới và biện pháp khắc phục
 II. Nội dung sinh hoạt:
Sinh hoạt lớp:
 - Lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt, kiểm điểm những công việc tuần qua về các mặt: học tập, hạnh kiểm, nề nếp, vệ sinh,...
- Cả lớp theo dõi nhận xét ,ý kiến
	 - GV tổng hợp ý kiến, nhận xét chung, tuyên dương những học sinh thực hiện tốt, phê bình nhắc nhở những học sinh thực hiện chưa tốt trong công việc và đề ra 1số biện pháp khắc phục.
 - Khuyến khích động viên những HSY vươn lên trong học tập.
 2. Phương hướng tuần tới:
 - Tiếp tục ổn định nề nếp học tập
 - Thi đua giữ vở sạch viết chữ đẹp
 - Giữ vệ sinh lớp học sạch sẽ
 - Giư vệ sinh cá nhân sạch sẽ
 - Tiếp tục học chương trình tuần 13
 - Thi đua học tốt chào mừng ngày 20/11
 Thứ năm ngày 11 tháng 11 năm 2010
TUẦN 12
 Tiếng việt:	PHỤ ĐẠO HS YẾU
I/Mục tiêu:
HS đọc được bài tập đọc đã học : tuần 12
Trả lời được câu hỏi trong bài .
N – V được bài : “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, vẽ trứng
II/Hoạt động dạy học:
HĐ GV
HĐ HS
1.ổn định:
2.Bài ôn:
 - Cho HS mở SGK chọn bài rồi đọc bài
 - GV nghe, nhắc nhở HS đọc đúng tiếng
 - Nêu câu hỏi cho HS trả lời
Nhận xét
- nhắc nhở HS luyện đọc nhiều ở nhà 
HS đọc bài SGK 
 - HS trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài
Thứ sáu ngày 12 tháng 11 năm 2010
Toán:	PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
I/Mục tiêu:
Giúp HS yếu nhớ lại một số kiến thức đã học
Nhân một số với một tổng( hiệu) 
II/Hoạt động dạy học:
HĐ GV
HĐ HS
1.ổn định:
2.Bài ôn:
Bài 1: Tính:
 235 x (30 + 5) 5327 x (80 + 6)
 645 x (30 - 6 ) 278 x (50 + 9)
 Bài 2 : Một ô tô chở được 50 bao gạo, một toa xe lửa chở được 480 bao gạo, mỗi bao nặng 50 kg. Hỏi ô tô chở được bao nhiêu tạ gạo; xe lửa chở được bao nhiêu tạ gạo?
- Bài toán cho biết gì?
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết ô tô chở được bao nhiêu tạ gạo; xe lửa chở được bao nhiêu tạ gạo ta làm thế nào? 
- Nhận xét
HS nêu miệng
HS làm tính ở bảng lớp
HS đọc bài toán
HS trả lời
HSlàm bài vào vở

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 12(2).doc