Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hà Thị Huống

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hà Thị Huống

I/ Mục tiêu:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu nội dung bài: “Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vuơn lên đã rtở thành một nhà kinh doanh nỗi tiếng”.

- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK .

- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.

* GDKNS:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức bản thân.

- Đặt mục tiêu.

II/ Đồ dùng:

- Tranh minh họa bài đọc SGK.

 

doc 41 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1047Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Hà Thị Huống", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
TUẦN 12 – TIẾT 1
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu nội dung bài: “Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vuơn lên đã rtở thành một nhà kinh doanh nỗi tiếng”.
- Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK .
- HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3 trong SGK.
* GDKNS:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức bản thân.
- Đặt mục tiêu.
II/ Đồ dùng:
- Tranh minh họa bài đọc SGK.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Luyện đọc.
GV
HS
- Giúp HS chia đoạn
- Gọi HS đọc
- Giảng nghĩa từ: người cùng thời (đồng nghĩa với từ “người đương thời” –sống cùng thời đại.
- Sữa lỗi phát âm cho học sinh.
- Đọc mẫu.
- Đọc nối tiếp 4 đoạn của bài (2 – 3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc cả bài
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1: Gọi HS đọc “từ đầu nản chí”
+ Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước kkhi mở công ty vận tải đường thủy Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
+ Nhũng chi tiết nào chứng tỏ anh là người có chí?
* Đoạn 2: Gọi HS đọc “đoạn còn lại”.
+Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thủy vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào?
+ Em hiểu thế nào là “một bậc anh hùng kinh tế”?
- Nhận xét chốt lại nội dung bài: “ca ngợi Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng “ tên tuổi lừng danh”.
- 1 hs đọc lớp đọc thầm.
+ Mồ côi cha từ thuở nhỏ, theo mẹ quảy gánh hàng rong, sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi, đổi họ Bạch và ăn học.
+ Đầu tiên anh làm thư kí cho moat hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ
+ Có lúc mất trắng tay không còn gì nhưng Bưởi không nản chí.
- 1 HS đọc – lớp theo gỏi.
+ Vào lúc những con tàu của người hoa đã đọc chiếm các đường sông miền Bắc
+ Ông đã khơi day long tự hào dân tộc của người việt: Cho người đến các bean tàu để diễn thuyết, kêu gọi hành khách với khẩu hiệu “người ta phải đi tàu ta” khách đi tù của ông ngày moat đông nhiều, chủ tàu người hoa, người pháp bán lại tàu cho ông. Ông mua xưởng sửa tàu, thuê kĩ sư trong nôm.
+ Là bậc anh hùng không phải ở chiến truờng mà trên thong trường, là người lập nên những thành tích phi thường trong kinh doanh, là người dành thắng lợi to lớn trong kinh doanh.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
- Gọi HS đọc lại bài
- HD HS tìm giọng đọc và cách đọc diễn cảm
-GV cùng lớp nhận xét.
- HS đọc nối tiếp (4 đoạn).
- HS luyện đọc trong nhóm (đoạn 1)
- Thi đọc trước lớp
.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nêu lại ý nghĩa của bài.
- Nhận xét, đánh giá tiết học.
- GD HS qua bài học
- Nhắc hs về xem lại bài và chuẩn bị cho bài sau.
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
TUẦN 12 – TIẾT 1
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng , nhân một tổng với một số .
Bài 1 
Bài 2 a) 1 ý ; b) 1 ý 
Bài 3
II/ Đồ dùng:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1 SGK.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị hai biểu thức.
GV
HS
- Ghi bảng: 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
Ta có: 4 x (3 + 5) = 4 x 8
 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20
 = 32
- Chốt lại:
4 x (3 + 5) = 4 x 3 + 4 x 5
- Lên bảng thực hiện tính kết quả.
- Nhận xét và so sánh kết quả.
“Hai biểu thức bằng nhau”.
- Nhắc lại qui tắc.
Hoạt động 2: Nhân một số với một tổng.
- Giúp HS xác định:
* Biểu thức 4 x (3 + 5) là nhân một số với một tổng. Biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 là tổng giũa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- HD HS rút ra kết luận:
“Khi nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng kết quả lại với nhau.”
- HD HS viết dưới dạng biểu thức:
a x (b + c) = a x b + a x c
- Quan sát, phân tích để xác định.
- Nhắc lại kết luận.
- HS đọc lại biểu thức.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1/ GV treo bảng – gọi hs đọc y/c.
- HD HS tính.
- Nhận xét kết quả đúng.
-1 hs đọc - lớp theo giỏi.
- HS lần lượt tính và ghi kết quả vào bảng
a
b
c
a x (b x c)
a x b + a x c
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 60
Bài 2/ Tính bằng hai cách.
- HD mẫu như SGK.
- GV nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- HS thực hiện tính theo hai cách
Cách 1 	 Cách 2
36 x (7 + 3) = 36 x 10	36 x (7 + 3) = 36 x 7 + 36 x 3
 = 360	 = 252 + 108
 	 = 360 
207 x (2 + 6) = 207 x 8	207 x (2 +6) = 270 x 2 + 270 x 6	 = 1656	 = 414 + 1242
 = 1656
b) 5 x 38 + 5 x 62 = 190 + 310 5 x 38 + 5 x 62 = 5 x (38 + 62) 
 = 500 = 5 x 100 = 500
 135 x 8 + 135 x 2 = 1080 + 270 135 x 8 + 135 x 2 = 135 x (8 + 2)
 = 1350 = 135 x 10 = 1350
Bài 3/ Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
(3 + 5) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4
- Y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét chốt lại:
(3 + 5) x 4 = 3 x 4 + 5 x 4
- 2 HS lên bảng thực hiện tính (mỗi HS một biểu thức)
(3 + 5) x 4 = 8 x 4
 = 32
3 x 4 + 5 x 4 = 12 + 20
 = 32.
- HS nhận xét: “kết quả của hai biểu thức bằng nhau”.
- HS nêu lại cách tính
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- Y/C HS nhắc lại cách nhân một số với một tổng.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc nhở hs về nhà làm lại các bài tập trên 
Đạo đức
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1)
TUẦN 12 – TIẾT 12
Ngày dạy:.
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình
- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
* HSG Hiểu được: Con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình.
* KNS : KN xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu ; KN lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ; KN thẻ hiện tình cảm yêu thương của mình với ông bà, cha mẹ
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP - KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Nói cách khác, tự nhủ, thảo luận, dự án
III. CHUẨN BỊ:
- Bảng nhóm
IV. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ: Tiết kiệm thời giờ (tiết 2)
- Vì sao cần tiết kiệm thời giờ? 
- Kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ?
- Nhận xét
3. Bài mới:
 v Giới thiệu bài: 
Hoạt động 1: 
- Yêu cầu HS xung phong đóng tiểu phẩm
 + Vì sao Hưng lại mời bà ăn những chiếc bánh mà Hưng vừa được thưởng? 
 + Bà của Hưng cảm thấy thế nào trước việc làm của Hưng đối với mình? 
- Kết luận: Hưng yêu kính bà, chăm sóc bà. Hưng là một đứa cháu hiếu thảo. 
Hoạt động 2: (BT1, SGK)
- Nêu yêu cầu của bài tập .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trình bày 
- Kết luận: việc làm của các bạn Loan (tình huống b), Hoài (tình huống d), Nhâm (tình huống đ) thề hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; việc làm của bạn Sinh (tình huống a) và bạn Hoàng (tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ.
Hoạt động 3: (BT2, SGK)
- Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
- Gọi HS trình bày 
- Kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã nhận xét tranh phù hợp.
4. Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Chuẩn bị tiết 2
- Sưu tầm các truyện, tấm gương, ca dao, tục ngữ ca ngợi những đứa con hiếu thảo.
- Thực hiện nội dung trong mục thực hành của SGK.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc ghi nhớ
- HS kể những việc em đã làm để tiết kiệm thời giờ?
- HS nhắc lại tựa bài
* Thảo luận tiểu phẩm “Phần thưởng”
- HS diễn tiểu phẩm .
+ Vì Hưng yêu kính, quí trọng bà
+ Bà cảm thấy rất vui trước việc làm của Hưng đối với mình.
* Thảo luận nhóm
- HS lắng nghe
- HS thảo luận nhóm 2
- Đại diện nhóm trình bày
* Thảo luận nhóm
- HS đọc yêu cầu BT
- HS thảo luận nhóm 4
- Đại diện nhóm trình bày .
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ trong SGK .
KHOA HỌC
SƠ ĐỒ
VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
TUẦN 12 – TIẾT 1
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
Hoàn thành sơ đồ vũng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
Mây
Mây
 Mưa Hơi nước
Nước 
- Miêụ tả vũng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đờ và nước sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
II/ Đồ dùng:
- Hình SGK trang 48, 49.
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- Giấy A3, bút chì, màu vẽ.
III/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
GV
HS
- Giới thiệu sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
- HD HS quan sát từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.
- Lưu ý cho HS:
* Mũi tên chỉ nuớc bay hơi là vẽ tượng trưng.
* Sơ đồ SGK trang 48 có thể hiểu đơn giản như sau:
- Quan sát.
- Nêu các cảnh được vẽ trong sơ đồ.
+ Các đám mây: mây trắng và mây đen.
+ Giọt mưa từ các đám mây rơi xuống.
+ Dãy núi: Từ một quả núi có một dòng suối nhỏ chảy ra, dưới chân núi phía xa là xóm làng có những ngôi nhà và cây cối.
+ Dòng suối chảy ra sông, sông chảy ra biển.
+ Bên bờ sông là đồng ruộng và ngôi nhà.
+ Các mũi tên.
 Mây Mây
 Mưa Hơi nước
 Nước Nước
KẾT LUẬN:
- Nước động ở ao, hồ, sông, bie ... 
 = 360
42 x 2 x 7 x 5 = 42 x 7 x 2 x 5
 = 42 x 7 x 10
 = 42 x 70
 = 2940
- HS làm vào vở.
137 x 3 + 137 x 97 = 137 x (3 + 97)
 = 137 x 100
 = 13700
94 x 12 + 94 x 88 = 94 x (12 + 88)
 = 94 x 100
 = 9400
428 x 12 - 428 x 2 = 428 x (12 – 2)
 = 428 x 10 
 = 4280
537 x 39 – 537 x 19 = 537 x (39 – 19)
 = 537 x 20 
 = 10740.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét, đánh giá tiết học
- Nhắc nhở HS xem bài thêm ở nhà.
TOÁN
NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
TUẦN 12 – TIẾT 4
Ngày dạy:.
I/ Biết cách nhân với số có hai chữ số.
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số.
-Bài 1(a, b, c) bài 3
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm cách nhân 36 x 23.
GV
HS
- Ghi bảng: 36 x 23
- Đặt vấn đề: “ khi nhân với số có một chữ số ta đã biết cách đặt tính để tính và ta cũng đã biết đặt tính để nhân với số tròn chục từ 10 đến 90”
- Yêu cầu HS đặt tính và tính trên bảng con: 36 x3 và 36 x 20.
+ Vậy muốn nhân 36 với 23 ta nhân cách nào?
- GV chốt lại: 23 là tổng của 20 và 3 do đó ta có thể thay 36 x 23 bằng tổng của 36 x 20 và 36 x 3.
-Yêu cầu HS lên bảng viết
- HS thực hiện tính:
 36 36
 x 3 x 20
 108 720
+ Áp dụng tính chất nhân moat số với một tổng.
-1 HS lên bảng ghi:
36 x 23 = 36 x (20 + 3)
 = 36 x 20 + 36 x 3
 = 720 + 108
 = 828
Hoạt động 2: Giới thiệu cách đặt tính và tính.
GV: Để tính 36 x 23 ta phải thực hiện hai phép nhân (36 x 20 và 36 x 3) với một phép cộng (108 + 720). Để không phải đặt tính nhiều lần, ta có tể gộp lại tính như sau:
- HD HS đặt tính:
	36
	 x 23
	 108 36 x 3
	 72 36 x 2 (chục)
	 828 108 + 720
* 108 là tích riêng của 36 và 3.
* 72 là tích riêng của 36 và 2 chục. Vì đây là 72 chục (tức là 720), nên ta viết lùi sang bên trái một cột so với 108.
Hoạt động 3: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS lần lượt lên bảng thực hiện tính.
- Cả lớp làm bảng con.
a) 86	b) 33	c) 157	d) 1122
 x 53	 x 44	 x 24	 x 19
 258	 132	 628	 10098
 430	 132	 314	 1122
 4558	 1452	 3768	 21318
Bài 2: Tính giá trị của biểu thức 45 x a. Với a bằng 13; 26; 39.
- GV HD cách làm.
- 3 HS lần lượt lên bảng – lớp làm vào vở
+ Với a = 13 thì 45 x a = 45 x 13 = 585
+ Với a = 26 thì 45 x a = 45 x 26 = 1170
+ Với a = 39 thì 45 x a = 45 x 39 = 1755
Bài 3: Giải bài toán.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS tự giải bài toán nhanh (chấm diểm)
Bài giải
Số trang vở của 25 quyển vở là:
48 x 25 = 1200 (trang)
 Đáp số: 1200 trang
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Nhắc nhở các em về nhà xem lại bài, làm lại các bài tập cho tốt hơn.
TOÁN
LUYỆN TẬP
TUẦN 12 – TIẾT 5
Ngày dạy:.
I Mục tiêu:
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số .
- Biết giải bài toán liên quan đến phép nhân với số có hai chữ số
- HS làm được các bài tập 1, 2 (cột 1, 2), 3
II Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Học sinh thực hành các bài tập
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh
Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Nhận xét kết quả đúng.
Bài 2:Viết giá trị của biểu thức vào ô trống
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS lên bảng điền vào ô trống
- HS thực hiện vở
- 3 học sinh thực hiện bảng lớp 
a/17 b/428 c/ 2057
 x 86 x 39 x 23
 102 3852 6171
136 1284 4114
1462 16692 47311
-1 HS đọc – lớp theo dõi
- HS lần lựơt lên bảng 
m
3
30
23
230
M x 78
234
2340
1794
17940
- GV nhận xét sửa chữa
Bài 3: bài toán
Bài 4: Bài toán
- Gọi HS đọc đề
- GV hướng dẫn cách làm
GV nhận xét sửa chữa
- HS đọc đề toán
- HS làm vào bảng nhóm
Bài giải
Số lần tim người đo ùđập trong một giờ là.
 75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ tim người đó đập là:
 4500 x 24 = 108000 (lần)
 Đáp số: 108000 lần
-1HS đọc
- HS thực hành theo nhóm
Bài giải
Số tiền bán 13kg đường loại 5200đồng là:
 13 x 5200 = 67600(đồng)
 Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng là:
 18 x 5500 = 99000 (đồng )
 Sồ tiền sau khi bán hết hai loại đường là :
 67600+ 99000 = 166600 (đồng )
 Đáp số :166600 đồng
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò:
 - Yêu cầu HS nhắc lại cách thực hiện nhân với số có hai chữ số.
 - GV nhận xét tiết học 
 - Về nhà luyện tập thêm.
CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
TUẦN 12 – TIẾT 12
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng BT chính tả phương ngữ (2) a/b, hoặc BT do GV soạn.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: HD HS nghe viết
GV
HS
- GV đọc bài chính tả
- Gọi HS đọc thầm
- GV nhắc HS những từ dễ viết sai
- Cách viết tên riêng, cách viết chữ số(tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng) và cách trình bày bài viết
- GV đọc bài cho HS viết vào vở.
- Đọc lải bài lần 2.
- Thu vở chấm điểm và chửa lỗi (2/3 lớp).
- Nêu nhận xét chung.
- HS theo dõi SGK
- Lớp đọc thầm
- HS luyện viết từ khó trên bảng con
- HS viết bài vào vở.
- Soát lại bài.
- HS còn lại có thể trao vở cho nhau để soát lỗi.
Hoạt động 2: Bài tập chính tả.
- Gọi HS đọc y/c bài tập.
- Giúp HS lựa chọn bài tập 2a.
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
- GV cùng lớp nhận xét chốt lại bài đúng:
* Thứ tự các âm cần điền: (tr, ch, tr, ch, ch, ch,ch, ch, ch, ch, tr, ch, tr, tr).
- HS đọc
- HS đọc thầm đoạn văn và làm bài vào vở nháp theo nhóm.
- HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- HS sữa bài vào vở.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn dò HS về nhà xem lại bài, luyện tập để viết đúng chính tả, tập kể chuyện “ Ngu ông dời núi”.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (TT)
TUẦN 12 – TIẾT 2
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu:
- Nắm được moat số cách thể hiện mức độ của đặt điểm, tính chất.
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặt điểm, tính chất (BT1, mục III)
- Bước đầu tìm được moat số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, 3, mục III).
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1: Nhận xét.
GV
HS
Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu đề bài
- Chốt lại lời giải đúng.
a) Từ “giấy trắng” mức độ trung bình, tính từ “trắng”
b) Từ “giấy trăng trắng” mức độ thấp, tính từ “trăng trắng”
c) Từ “giấy này trắng tinh” mức độ cao, tính từ “trắng tinh”
 Kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép “trắng tinh” hoặc từ láy “trăng trắng” hoặc tính từ “trắng”
Bài tập 3
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV nhận xét chốt lại:
Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách.
+Thêm từ rất vào trước tính từ trắng “rất trắng”
+ Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất “trắng hơn, trắng nhất”
- Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ
- HS đọc, suy nghĩ phát biểu ý kiến
- Lớp nhận xét
- Nhắc lại kết luận.
- 1HS đọc – lớp đọc thầm và phát biểu ý kiến.
- 3-4 HS đọc lại
Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1: Tìm các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (được in nghiêng)
trong đoạn văn sau:(SGK)
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng: “Hoa cà phê thơm đậm và ngọt.gió bay đi rất xa. Hoa cà phê thơm lắmTrong ngà trắng ngọc Trắng ngà ngọc, ngày xuân đẹp hơn, lộng lẫy hơn và tinh khiết hơn”
Bài 2: Hãy tìm những từ ngữ mêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm sau: đỏ, cao, vui.
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Phát phiếu học tập cho HS
- Nhận xét chốt lại lời giải đúng:VD
* Từ đỏ: 
- Đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ tím, đỏ thấm
- Rất đỏ, đỏ lame, đỏ quá, quá đỏ, đỏ vô cùng
* Từ cao: 
- Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vòi vọi,
- Rất cao, cao quá, cao lame, quá cao
- Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi
* Từ vui: 
- Vui vui, vui vẽ, vui sướng, mùng vui, vui mừng
- Rất vui, vui quá, vui lắm
- Vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết
Bài 3:Đặt câu với mỗi từ ngữ em vừa tìm được ở bài tập 2
- HS đọc đoạn văn SGK/124
- Cả lớp làm bài vào vở
- 3-4 HS làm bài trên phiếu
- Trình bày trước lớp
- 1HS đọc, lớp theo dõi
- HS thực hiện theo nhóm và trình bày kết quả
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS tự đặt câu
VD: -Qủa ớt đỏ chót
- Bầu trời cao vòi vọi
- Em rất vui sướng khi nhận được điểm 10
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
- Yêu cầu HS nhắc lại về tính từ
- Nhận xét đánh gái tiết học
- Dặn HS về nhà viết lại những từ ngữ vào vở.
- Nhận xét đánh giá tiết học
SINH HOẠT CHỦ NHIỆM 
TUẦN 12 – TIẾT 12
Ngày dạy:.
I/ Mục tiêu:
 -Sinh hoạt cho HS biết kính thầy, yêu cô giáo thầy giáo.
 -Nhận xét đánh giá các hoạt động của HS.
II/ Các hoạt động:
Hoạt động 1:Sinh hoạt cho học sinh về tình yêu thầy, cô giáo.
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
 -Thầy cô giáo là người như thế nào?
 -Vậy các em phải làm gì để tỏ lòng kính trọng thầy cô giáo?
 -Vậy để tỏ lòng biết ơn đó các em phải làm gì?
 -Là những người giúp đỡ dạy dỗ chúng ta nên người.
 -Vì công ơn của các thầy co âgiáo rất to lớn đối với chúng em. Nên chúng em hết lòng mến yêu, tôn kính và ghi nhớ công ơn ấy. 
 -Phải chăm chỉ học tập, ngoan ngoãn vâng lời thầy cô dạy bảo.
Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá các hoạt động trong tháng.
 - Vệ sinh.
 - Chuyên cần.
 - Thái độ học tập.
 - Giúp đỡ nhau trong học tập.
* Giải thích câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” 
Hoạt động 3: Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét chung.
 - Nhắc nhở HS về nhà tiếp tục luyện tập tốt.Thực hiện tốt những điều đãøhọc.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 12 LOP 4 CKTKN.doc