I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi.
- Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy.
II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK )
III. Các hoạt động dạy – học
A. KTBC:
Gọi 1 số HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước.
B. Bài mới
1. Giới thiêu bài
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc
- Gọi 1 HS đọc, yêu cầu lớp chia đoạn.
- Tổ chức cho HS luyện đọc, GV kết hợp sửa phát âm, giúp HS hiểu nghĩa các từ chú thích cuối bài, giải nghĩa thêm: “ người cùng thời”
- Cho HS luyện đọc theo cặp 1 HS đọc, lớp chia đoạn (4 đoạn)
HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài
( sửa phát âm, tìm hiểu nghĩa của 1 số từ, nghỉ hơi giữa những câu dài)
Luyện đọc theo cặp.
TUẦN 12 Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009 Tiết1: TẬP ĐỌC “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi I. Mục tiêu - Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với lòng khâm phục nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy. II. Đồ dùng dạy học : Tranh minh hoạ bài đọc ( SGK ) III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: Gọi 1 số HS đọc thuộc 7 câu tục ngữ của bài tập đọc trước. B. Bài mới 1. Giới thiêu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài a. Luyện đọc - Gọi 1 HS đọc, yêu cầu lớp chia đoạn. - Tổ chức cho HS luyện đọc, GV kết hợp sửa phát âm, giúp HS hiểu nghĩa các từ chú thích cuối bài, giải nghĩa thêm: “ người cùng thời” - Cho HS luyện đọc theo cặp 1 HS đọc, lớp chia đoạn (4 đoạn) HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài ( sửa phát âm, tìm hiểu nghĩa của 1 số từ, nghỉ hơi giữa những câu dài) Luyện đọc theo cặp. * GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, cả bài,trả lời các câu hỏi Ý 1: Bạch Thái Bưởi là người có chí lớn. Nêu câu hỏi 1 SGK + Chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí? Đầu tiên là thư kíbuôn gỗ có lúc mất trắng tay Ý 2: Nhà kinh doanh tên tuổi lừng lẫy Nêu câu hỏi 2 SGK Nêu câu hỏi 3 SGK Nêu câu hỏi 4 SGK khách đi tàu ngày một đông người giành thắng lợi to lớn trong kinh doanh nhờ ý chí vươn lên Cho HS nêu nội dung, ý nghĩa của câu chuyện – GV chốt, ghi bảng. c. Hướng dẫn đọc diễn cảm - Gọi 4 HS đọc 4 đoạn, giúp HS tìm được giọng đọc phù hợp với diễn biến câu chuyện. - Hướng dẫn và tổ chức thi đọc đoạn 1 và 2 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn Luyện đọc và thi đọc đoạn 1 và 2. 3. Củng cố: Nội dung bài – Liên hệ - Nhận xét tiết học. _______________________________________ Tiết 3: TOÁN Nhân một số với một tổng I. Mục tiêu. Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một tổng với một số. - Vân dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng phụ BT 1 SGK. III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: Nêu mối quan hệ giữa m2 với dm2 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Giảng bài a. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức Ghi 2 biểu thức lên bảng: 4 (3 + 5) và 4 3 + 4 5 Yêu cầu HS tính, so sánh giá trị. HS tính, so sánh giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận: 4 (3 + 5) = 4 3 + 4 5 b. Nhân một số với một tổng. - Chỉ vào biểu thức và hỏi: Khi nhân một số với một tổng ta có thể làm như thế nào? - GV kết luận về tính chất nhân một số với một tổng, cho HS đọc SGK. nhân số đó với từng số hạng của tổng, rồi cộng các kết quả lại. HS nghe, đọc kết luận SGK Viết dưới dạng biểu thức: a (b + c) = a b + a c GV lấy một số VD cho HS áp dụng để tính. 3. Thực hành Bài 1: - GV treo bảng phụ, nói cấu tạo của bảng, hướng dẫn HS qua mẫu. - Cho HS nhẩm, nêu kết quả. Bài 2: Cho HS làm vào vở, 2 HS lên bảng làm theo 2 cách. Nhận xét cách làm, kết quả trên bảng Bài 3: Gọi 2 HS lên bảng thực hiện tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức. Tập cho HS diễn đạt chính xác. Bài 4: GV ghi bảng, làm mẫu 1 phần HS nắm được cách làm, tự làm bài vào vở. Kết quả: 27; 36 HS tự làm theo 2 cách. VD: C1: 36 (7 + 3) = 36 10 = 360 C2: 36 7 + 36 3 = 252 + 108=360 Nhận xét cách làm thuận tiện hơn HS tính ra bảng con: Kết quả: (3 + 5) 4 = 3 4 + 5 4 Từ kết quả nêu cách nhân một tổng với một số. Lớp tự làm các phần còn lại. 26 11 = 26 (10 + 1) = 26 10 + 26 1 = 260 + 26 = 286 4. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. _____________________________________ Tiết 4: CHÍNH TẢ Nghe viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực I. Mục tiêu - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn văn: “ Người chiến sĩ giàu nghị lực”. - Luyện viết đúng những tiếng có âm dễ lẫn: tr/ch II. Đồ dùng dạy học Bảng phụ ghi nội dung BT2a (2 bảng) III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: 1 HS lên bảng viết lại 4 câu thơ BT3 tiết trước. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn HS nghe viết - GV đọc bài chính tả. -Yêu cầu HS đọc thầm, nêu các hiện tượng chính tả trong bài. - GV chọn các từ ngữ cho HS viết vào bảng con: tháng 4 năm 1975, 30 triển lãm, 5 giải thưởng. - Đọc cho HS viết bài. - Chấm, nhận xét 1 số bài. HS theo dõi SGK. Đọc thầm, nêu các từ ngữ dễ viết sai, nêu cách trình bày. HS viết bảng con, phân biệt 1 số từ dễ lẫn. Viết bài vào vở Đổi vở, soát lỗi. 3. Hướng dẫn HS làm BT 2a - Cho HS nêu yêu cầu. - Treo bảng phụ, mời 2 nhóm thi tiếp sức (mỗi nhóm 6 em). HS điền chữ cuối cùng thay mặt nhóm đọc toàn bài. - GV nhận xét, chốt lời giải đúng HS đọc thầm, suy nghĩ, làm bài vào vở. Kết quả đúng: Trung Quốc, 90 tuổi, hai trái núi, chắn ngang, chê cười, chết cháu, 4. Nhận xét tiết học, nhắc HS ghi nhớ các hiên tượng chính tả. _____________________________________ Thứ ba ngày 17 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Mở rộng vốn từ: ý chí – Nghị lực I. Mục tiêu - HS nắm được một số từ, một số câu tục ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người. - Biết cách sử dụng các từ ngữ nói trên. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết nội dung BT3 III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: 2 HS làm miệng BT1 và BT2 tiết LTVC trước B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Hướng dẫn HS làm BT Bài tập 1: - Cho HS xác định yêu cầu, làm việc theo cặp.. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, nhận xét, chốt lời giải đúng trên bảng Bài tập 2: - Yêu cầu HS làm việc cá nhân. Cho HS phát biểu ý kiến. - GV cùng lớp nhận xét, kết luận ý đúng. - Cho HS khá giỏi nêu nghĩa các dòng còn lại Bài tập 3: - Cho HS nêu yêu cầu của BT tự làm bài vào vở BT. - GV giao bảng phụ cho 1 số HS làm rồi trình bày kết quả trên bảng phụ - GV cùng lớp nhận xét, chốt lời giải Bài tập 4: - Giúp HS hiểu nghĩa đen của từng câu tục ngữ. - Cho HS phát biểu về lời khuyên nhủ, gửi gắm ở mỗi câu. - GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng Đọc yêu cầu, suy nghĩ, trao đổi theo cặp. Kết quả: Nhóm 1: chí phải, chí lí, chí thân, chí thân, chí tình. Nhóm 2: các từ còn lại. Đọc yêu cầu, làm bài cá nhân. Nêu được: dòng b nêu đúng nghĩa của từ nghị lực Đọc thầm đoạn văn, làm bài cá nhân. Kết quả: Thứ tự các từ cần điền là: nghị lực, nản chí, quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng. Đọc nội dung BT Đọc thầm, suy nghĩ, nêu ý kiến. VD: “ Lửa thửsức”: Đừng sợ vất vả, gian nan, gian nan vất vả giúp con người vững vàng, cứng cỏi hơn. 3. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. ______________________________________ Tiết 2: KHOA HỌC Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên I. Mục tiêu. Sau bài học, HS biết: - Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. - Vẽ và trình bày được sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. II. Đồ dùng dạy học Hình 48,49 SGK. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to. Bảng con, phấn, vở BT. III. Các hoạt động dạy – học. A. KTBC: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung * Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Yêu cầu HS quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên T 48, liệt kê các cảnh được vẽ ở sơ đồ. - GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên giúp HS hiểu, yêu cầu HS chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. HS quan sát, liệt kê từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. HS quan sát, vừa chỉ vào sơ đồ vừa nói: Nước đọng ở hồ, ao, không ngừng bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh , gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ tạo thành các đám mâymưa *Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu ở mục “ vẽ” T49 SGK. GV theo dõi, giúp đỡ HS. Cho HS trao đổi theo cặp. Gọi 1 số HS trình bày trước lớp. HS vẽ thử ra bảng con. Hoàn thành vào vở BT. 2 HS trình bày kết quả với nhau 1 số em trình bày sản phẩm trước lớp 3. Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. ______________________________________ Tiết 3: TOÁN Nhân một số với một hiệu I. Mục tiêu. Giúp HS: - Biết thực hiện phép nhân một số với môt hiệu, nhân một hiệu với một số. - Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. II. Đồ dùng dạy học: Kẻ bảng phụ BT 1 III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: Muốn nhân một số với một tổng ta làm thế nào? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Giảng bài a. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức Ghi 2 biểu thức lên bảng: 3 (7 – 5) và 3 7 – 3 5 Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức rồi so sánh kết quả HS tính, so sánh giá trị của 2 biểu thức để rút ra kết luận. 3 (7 – 5) = 3 7 – 3 5 b. Nhân một số với một hiệu Cho HS dựa vào phần 1 để rút ra cách nhân một số với một hiệu HS đọc kết luận SGK, nắm được kết luận viết dưới dạng biểu thức: a ( b – c) = a b – a c 3. Thực hành Bài 1: GV treo bảng phụ cho HS xem cách làm mẫu, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng a b c a (b – c) a b – a c 3 7 3 3 (7 – 3) = 12 3 7 – 3 3 = 12 6 9 5 6 (9 – 5) = 24 6 9 – 6 5 = 24 8 5 2 8 (5 – 2) = 24 8 5 – 8 2 = 24 Bài 2 GV ghi phép tính: 26 9, gọi 2 HS lên bảng làm theo 2 cách, nêu cách làm mẫu (SGK) Cho HS làm các BT còn lại Bài 3: Cho HS suy nghĩ, tự làm vào vở, khuyến khích HS làm theo cách làm thuận tiện nhất Bài 4: Yêu cầu HS tính so sánh và nhận xét cách nhân một hiệu với một số. HS nêu yêu cầu, làm bài, chữa bài Kết quả: a. 423; b. 1242 Đáp số: 5250 quả HS tính, so sánh, rút ra: (7 – 5) 3 = 7 3 – 5 3 4. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. ______________________________________ Tiết 4: KỂ CHUYỆN . Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng nói: + HS kể được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc có cốt truyện, nhân vật, nói về người có nghị lực, có ý chí vươn lên một cách tự nhiên, bằng lời của mình. + Hiểu và trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện(đoạn truyện). - Rèn kĩ năng nghe: Nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học Một số truyện viết về người có nghị lực. Bảng phụ viết gợi ý 3 SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: Kể lại câu chuyện: Bàn chân kì diệu Em học được điều gì ở anh Kí? B. Bài mới 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS kể chuyện ... theo lối mở rộng. HS suy nghĩ, viết vào vở, 1 số em đọc bài viết của mình. 5. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. _______________________________________ Tiết 5: ĐỊA LÍ Đồng bằng Bắc Bộ I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết: - Chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí Việt Nam. -Trình bày một số đặc điểm của đồng bằng Bắc Bộ (hình dạng, sự hình thành, sông ngòi), vai trò của hệ thống đê ven sông. - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của con người. II. Đồ dùng dạy học Bản đồ địa lí tự nhỉên Việt Nam Tranh ảnh về đồng bằng Bắc bộ, sông Hồng, đê ven sông. III. Các hoạt động dạy học . A. Kiểm tra bài cũ.: ND ôn tập ở bài 10. B. Dạy bài mới. 1. Giới thiệu bài. 2. Nội dung * Hoạt động1: Đồng bằng lớn ở miền Bắc. -Yêu cầu HS chỉ vị trí đồng bằngBắc Bộ trên bản đồ. - Dựa vào kí hiệu tìm và chỉ vị trí đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ địa lí VN. - GV chỉ và giới thiệu hình dang của đồng Bắc Bộ. -Yêu cầu HS xem hình ảnh + kênh chữ tìm hiểu về sự hình thành, diện tích, địa hình của đồng bằng Bắc Bộ. - Cho HS trình bày kết quả. - Cho HS nêu đặc điểm của ĐBBB GV chốt. - HS tìm hiểu được: Đồng bằng Bắc Bộ do phù sa Sông Hồng, sông Thái Bình bồi đắpcó diện tích lớn thứ 2địa hình thấp, bằng phẳng - Chỉ + nêu đặc điểm trên bản đồ. * Hoạt động 2: Sông ngòi và hệ thống ngăn lũ. - Yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục 2. - GV mô tả sơ lược sông Hồng. - Yêu cầu HS tìm hiểu: nước sông về mùa mưa. GV bổ sung. - Yêu cầu tìm hiểu tác dụng, đặc điểm của hệ thống đê ĐBBB. - Cho HS nêu. GV bổ sung, chốt. - HS trả lời + chỉ một số sông của ĐBBB ở bản đồ. - Giải thích tên gọi sông Hồng. -nước sông lên rất nhanh, cuồn cuộncó thể gây hiện tượng lũ lụt. -HS dựa và kênh chữ, vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận - Nêu kết quả, thảo luận tìm ra KT đúng. 3. Củng cố. - Yêu cầu HS chỉ bản đồ và mô tả về đồng bằng Bắc Bộ. - Nhận xét giờ học ________________________________________ Thứ năm ngày 19 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tính từ (tiếp) I. Mục đích,yêu cầu - Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. -Biết dùng các từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất. II. Đồ dùng dạy học -Bút dạ đỏ và một vài tờ phiếu khổ to viết ND bài1 (phần luyện tập) III. Các hoạt động dạy- học. A. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra 2 học sinh làm lại bài tập 3+4 tiết LTVC trước B. Bài mới. 1. Giới thiệu bài - Nêu yêu cầu tiết học. 2. Nhận xét. Bài 1.Yêu cầu HS đọc yêu cầu,nêu ý kiến - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng, chốt cách thể hiện mức độ đặc điểm. Bài 2. - ChoHS làm bài cá nhân, nêu kết quả. Nhận xét, chốt lời giải. - Đọc yêu cầu,suy nghĩ, phát biểu. a. Mức độ TB: tính từ trắng. b. Mức độ thấp: từ láy trăng trắng. c. Mức độ cao: từ ghép trắng tinh HS nêu được: ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách: + Thêm từ rất vào trước tính từ trắng. + Tạo ra phép so sánh với các từ: hơn, nhất. 3. Ghi nhớ: Đọc SGK.(giáo viên liên hệ, mở rộng) 4. Luyện tập Bài tập1:Cho HS yêu cầu -Yêu cầu làm vào vở bài tập, vài em làm bài trên phiếu. - Cho học sinh trình bày kết quả. GV nhận xét,chốt Bài tập2:.GV giúp HS nắm yêu cầu -Cho HS làm vào vở bài tập. Sau đó tổ chức cho HS nêu kết quả duới hình thức tiếp sức. - GVcùng lớp nhận xét, bổ sung, KL. Bài tập 3: - Gọi HS đặt câu, GV nhận xét nhanh. - Cho học sinh nêu yêu cầu, tự làm.VD: “Hoathơm đậm và ngọt rất xa. thơm lắm,...trong ngà trắng ngọcđẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn. -HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở bài tập.VD: Đỏ: C1(tạo từ láy,từ ghép):đo đỏ,đỏ rực, đỏ ối C2(thêm từ rất ,quá): rất đỏ, đỏ lắm, quá đỏ C3(tạo ra phép so sánh): đỏ hơn, đỏ như son - Đọc yêu cầu, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.VD : Quả ớt đỏ chót. 5 Củng cố: Nội dung bài - Nhận xét tiết học. ___________________________________ Tiết 4: TOÁN Nhân với số có hai chữ số I. Mục tiêu. Giúp HS : - Biết thực hiện nhân với số có hai chữ số. - Nhận biết tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai trong phép nhân với số có hai chữ số. - Vận dụng phép nhân với số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan. II. Các hoạt động dạy học A. KTBC: 2 HS lên bảng làm bài: Tính nhanh: 78 14 + 78 86 98 112 – 12 98 B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học 2. Giảng bài - GV đưa ra phép nhân: 36 23, yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính. Vậy 36 23 bằng bao nhiêu? - Hướng dẫn đặt tính và tính: + GV nêu cách đặt tính. + Hướng dẫn tính( như SGK) Giới thiệu: Tích riêng thứ nhất và tích riêng thứ hai. - Yêu cầu HS nêu lại từng bước nhân. 3. Luyện tập Bài 1: Gọi HS nêu yêu cầu. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. Tổ chức chữa bài, chốt kết quả đúng. Chốt cách nhân với số có hai chữ số Bài 2: Gọi HS xác định yêu cầu, nêu cách tính giá trị của biểu thức có chứa 1 chữ, làm bài vào nháp. 3 HS chữa bài Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài, tự làm bài, chữa bài HS tính: 36 23 = 36 (20 + 3) = 36 20 + 36 3 = 720 + 108 = 828 36 23 = 828 1 HS lên bảng đặt tính, cả lớp tính vào giấy nháp. Cả lớp làm lại vào vở nháp HS nêu các bước nhân. HS xác định yêu cầu rồi làm bài vào vở, 4 HS lên bảng chữa bài. 4558; 1452; 3768; 21318 Tính giá trị của biểu thức Với a = 13: 45 a = 45 13 = 585 Với a = 26: 45 26 = 1170. HS làm bài Đáp số: 1200 trang 3. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. _______________________________________________ Tiết 2: KHOA HỌC Nước cần cho sự sống I. Mục tiêu. Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu một số VD chứng tỏ nước cần cho sự sống của con người, động vật và thực vật. - Nêu được dẫn chứng về vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. II. Đồ dùng dạy học Hình T50,51 SGK. Tranh ảnh, tư liệu về vai trò của nước. III. Các hoạt động dạy – học. A. KTBC: Vẽ và trình bày sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. B. Bài mới 1. Giới thiệu bài – Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Nội dung * Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật. Mục tiêu: ý 1 mục I Chia lớp làm 3 nhóm, giao cho mỗi nhóm một nhiệm vụ, yêu cầu các nhóm nghiên cứu mục Bạn cần biết rồi đại diện nhóm trình bày Thảo luận theo nhiệm vụ của nhóm mình. Nhóm 1: Trình bày vai trò của nước đối với cơ thể người. Nhóm 2: đối với động vật. Nhóm 3: đối với thực vật. Cả lớp cùng thảo luận về vai trò của nước đối với sự sống của sinh vật nói chung. Kết luận: như mục Bạn cần biết T50 SGK. * Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. Mục tiêu: ý 2 mục I GV nêu câu hỏi cho HS đưa ra ý kiến Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác? GV ghi các ý kiến của HS lên bảng HS trình bày các ý kiến của mình rồi cùng nhau phân loại theo các nhóm. + sử dụng trong vui chơi giải trí. + trong sản xuất nông nghiệp. Cho HS đọc mục Bạn cần biết T51SGK. 3. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. _______________________________________________ Thứ sáu ngày 20 tháng 11 năm 2009 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN Kể chuyện (kiểm tra viết) I. Mục tiêu - HS thực hành viết một bài văn kể chuyện,sau khi học về văn kể chuyện. - Bài viết đáp ứng với yêu cầu của đề bài ,có nhận xét, sự việc, cốt truyện (mở bài,diễn biến kết thúc) diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên, chân thật. II. Đồ dùng dạy- học - Giấy, bút làm bài kiểm tra. - Bảng lớp viết đề bài ,dàn ý vắn tắt của một bài văn KC. III. Các hoạt động dạy học A. KT sự chuẩn bị của HS B. Bài mới 1. Giới thiệu bài -Nêu yêu cầu của tiết học. 2. Ghi đề bài lên bảng Đề bài: Chọn 1 trong 3 đề sau: * Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một người có tấm lòng nhân hậu. * Kể lại truyện: “Ông Trạng thả diều” theo lời kể của Nguyễn Hiền.(Chú ý kết bài theo lối mở rộng). * Kể lại truyện “ Vẽ trứng” theo lời kể của Lê-ô-nac-đô đaVin-xi.Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. 3. HS làm bài – GV bao quát lớp. 4. Thu bài, nhận xét tiết học. _______________________________________ Tiết 2: TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: Rèn kĩ năng nhân với số có hai chữ số. Giải bài toán có phép nhân với số có hai chữ số. II. Các hoạt động day – học A. KTBC: Nêu cách nhân với số có hai chữ số. HS làm vào bảng con: 18 25 26 24 B. Luyên tập Bài 1: Cho HS tự đặt tính rồi tính ở bảng con và chữn bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính ở 1; 2 phép tính. Bài 2: GV nêu yêu cầu, kẻ bảng. Cho 1 HS nêu cách làm. Yêu cầu HS tính và nêu kết quả. Bài 3: Cho HS suy nghĩ, tự giải bài toán và chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 4 + 5: Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập kế hoạch giải. Cho HS tự giải 1 trong 2 bài. GV chấm, nhận xét , chốt cách làm. Nêu yêu cầu của BT HS làm ở bảng con. Kết quả: 1462; 16692; 47311 HS tính ra giấy nháp, nêu kết quả: 234; 2340; 1794; 17940 HS tự giải , 1 HS chữa bài. Đáp số: 10800 lần. Đáp số: 570 học sinh. HS khá giỏi làm cả 2 bài C. Củng cố: Nội dung luyện tập – Nhận xét tiết học. __________________________________ Tiết 4 : LỊCH SỬ Chùa thời Lý I. Mục tiêu. Học xong bài này, HS biết: - Đến thời Lý, đạo phật phát triển thịnh đạt nhất. - Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp. II. Đồ dùng dạy học: ảnh chụp phóng to: Chùa một cột, chùa Keo. III. Các hoạt động dạy – học A. KTBC: Tại sao nhà Lý dời đô ra Thăng Long? B. Bài mới 1. Giới thiệu về đạo Phật. 2. Nội dung * Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. - GV đặt câu hỏi: Vì sao nói “Đến thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất?”. - GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. HS thảo luận, đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành và các làng xã có rất nhiều chùa. * Hoạt động 2: Làm việc cá nhân Yêu cầu HS đọc BT 2 VBT điền dấu nhân vào ô trống sau những ý đúng rồi nêu kết quả. GV chốt ý đúng Đọc SGK, vận dụng những hiểu biết của bản thân để điền và nêu: Chùa là nơi tu hành của các nhà sư. Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật. * Hoạt động 3: Làm việc cả lớp Treo tranh chùa một cột, chùa Keo, cho HS mô tả- GV mô tả lại. Mô tả một ngôi chùa mà các em biết. HS quan sát, mô tả theo tranh. Mô tả chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã tới tham quan. Gọi 1 số HS đọc phần bài học SGK. 3. Củng cố: Nội dung bài – Nhận xét tiết học. _________________________________________________________________
Tài liệu đính kèm: