Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí

TẬP ĐỌC

“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.

- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng .

- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.

- Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó.

II. CHUẨN BỊ:

- Tranh minh họa nội dung bài đọc.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Khởi động: Hát.

2. Bài cũ: Có chí thì nên.

3. Bài mới: “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi.

 

doc 28 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 19/01/2022 Lượt xem 317Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2010-2011 - Trần Trung Trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
12
LỚP 4/1
Từ ngày 08-11-2010 đến ngày 12-11-2010
Thứ
Buổi
Tiết
Môn
Tiết PP
Tên bài dạy
Hai
Sáng
2
Tập đọc 
23
Vua tàu thuỷ Bạch Thái Buởi
3
Toán 
56
Nhân một số với 1 tổng
4
Lịch sử
12
Chùa thời Lý
Chiều
1
Chính tả
12
Nghe-viết: Người chiến sĩ giàu nghị lực
2
LT Toán
19
Luyện tập 1 số nhân với 1 tổng; giải toán có lời văn
3
Phụ đạo
19
Luyện viết chính tả 
Ba
Sáng
1
Khoa học
23
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên
2
LT&C
23
Mở rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực
3
Toán 
57
Nhân một số với một hiệu
4
Tiếng Anh
23
Chiều
1
Kỹ thuật
12
Khâu thường (tiếp theo)
2
LT Tiếng Việt
19
Củng cố MRVT: Ý chí -Nghị lực
3
Bồi dưỡng
10
Tính giá trị biểu thức 
Tư
Sáng
1
Kể chuyện
12
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
2
Tập đọc 
24
Vẽ trứng
3
Toán 
58
Luyện tập
4
Địa lý
12
Đồng bằng Bắc bộ
Chiều
1
Tiếng Anh
24
2
Âm nhạc
12
3
Thể dục
23
Động tác thăng bằng -Trò chơi: Mèo đuổi chuột
Năm
Sáng
1
Đạo đức
12
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
2
Tập làm văn
23
Kết bài trong bài văn kể chuyện
3
Toán 
59
Nhân với số có 2 chữ số
4
Khoa học
24
Nước cần cho sự sống
Chiều
1
Mỹ thuật
12
Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt
2
LT Toán 
20
Luyện tập 1 số nhân với 1 hiệu; nhân với số có 2 chữ số
3
GDNG
12
Kính yêu thầy giáo, cô giáo
Sáu
Sáng
1
Thể dục
24
Động tác nhảy- Trò chơi: Mèo đuổi chuột
2
LT&C
24
Tính từ (tiếp theo)
3
Toán 
60
Luyện tập
4
Tập làm văn
24
Kể chuyện (kiểm tra viết)
Chiều
1
LT Tiếng Việt
20
Luyện tập mở bài trong bài văn kể chuyện
2
Phụ đạo
20
Luyện đọc và trả lời câu hỏi các bài tập đọc tuần 12
3
Sinh hoạt lớp
12
Sinh hoạt lớp tuần 12
Thứ hai
Ngày dạy 08/11/2010
TẬP ĐỌC
“VUA TÀU THỦY” BẠCH THÁI BƯỞI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng .
- Trả lời được các câu hỏi trong SGK.
- Giáo dục HS có ý chí, nghị lực vượt khó.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa nội dung bài đọc.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Có chí thì nên..
3. Bài mới: “ Vua tàu thủy ” Bạch Thái Bưởi.
Hoạt động của GV
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Mục tiêu: Giúp HS đọc đúng bài văn.
- GV cho học sinh đọc:
- Đọc diễn cảm cả bài.
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của truyện. Đọc 2 – 3 lượt.
- Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc, giải nghĩa các từ đó. 
- Luyện đọc theo cặp.
- Vài em đọc cả bài.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Mục tiêu: Giúp HS cảm thụ bài văn.
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
Đọc đoạn 1: Từ đầu  nản chí trả lời câu hỏi:
- Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào ?
- Trước khi mở công ti vận tải đường thủy, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì ?
- Những chi tiết nào chứng tỏ anh là một người rất có chí ?
Đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
- Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thủy vào thời điểm nào ?
- Bạch Thái Bưởi đã thắng trong cuộc cạnh tranh không ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài như thế nào ?
- Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế ?
- Theo em, nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công ?
Gv nhận xét, kết luận 
- Đọc thầm, đọc lướt, trao đổi, thảo luận các câu hỏi cuối bài.
HS TB trả lời 
Hs yếu trả lời 
HS K-G
HS TB-K-G
HS K-G
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm.
Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm bài văn.
- Hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn: Bưởi mồ côi cha  không nản chí. 
+ Đọc mẫu đoạn văn.
+ Sửa chữa, uốn nắn.
- Tiếp nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp.
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp.
 4. Củng cố: 
- Nêu ý chính của bài 
 5. Nhận xét-Dặn do: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà kể lại truyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ trứng 
TOÁN
NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết thực hiện nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Kẻ bảng phụ BT1 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
 1. Khởi động: Hát.
 2. Bài cu: Mét vuông.
 3. Bài mới: Nhân một số với một tổng.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức.
Mục tiêu: Giúp HS nắm cách nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
- Ghi bảng 2 biểu thức:
4 x (3 + 5 ) và 4 x 3 + 4 x 5 
Yêu cầu HS tính giá trị 2 biểu thức rồi so sánh.
- Chỉ cho HS thấy biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng, biểu thức bên phải dấu bằng là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng.
- Rút ra kết luận: Khi nhân một số với một tổng, ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Viết dưới dạng biểu thức:
a x (b + c ) = a x b + a x c 
- Tính giá trị 2 biểu thức rồi rút ra kết luận:
4 x (3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 
4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 
- Vậy: 4 x (3 + 5 ) = 4 x 3 + 4 x 5 
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
- Bài 1: 
+ Đưa bảng phụ vào, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính nhẩm giá trị của các biểu thức với mỗi bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trong bảng.
- Bài 2: SGK
- Từ kết quả, hướng dẫn Hs nêu cách nhân một tổng với một số: Khi nhân một tổng với một số, ta có thể nhân từng số hạng của tổng với số đó rồi cộng các kết quả với nhau.
- Bài 3: SGK
- Bài 4: SGK
+ Ghi bảng: 36 x 11 
+ Nêu cách làm theo mẫu:
36 x 11 = 36 x (10 + 1 )
 = 36 x 10 + 36 x 1 
 = 360 + 36
 = 396
HS TB-Y
- Tự làm vào vở.
a) Làm vào vở, 2 em lên bảng tính theo 2 cách.
- Nhận xét cách làm, kết quả ở bảng.
- Nêu cách làm nào thuận tiện hơn.
b) Làm theo 2 cách.
- 2 em tính ở bảng:
(3 + 5 ) x 4 và 3 x 4 + 5 x 4 
- Cả lớp làm, 1 em nêu cách làm và kết quả.
- 1 em nêu cách làm khác.
- Tự làm các BT còn lại vào vở, một số em lên bảng làm bài.
- Nhận xét cách làm và kết quả rồi ghi bài làm vào vở.
 4. Củng cố: 
	- Nêu lại cách nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
 5. Nhận xét- Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học.
	- Chuẩn bị bài sau: Nhân 1 số với 1 hiệu 
LỊCH SỬ
CHÙA THỜI LÝ
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Sau bài học HS: 
- Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo Phật thời Lý
+ Nhiều vua nhà Lý theo đạo Phật.
+ Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi.
+ Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình.
- Tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc ta.
- GDBVMục tiêu: Giao dục HS về vẻ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hóa của cha ông, có thái độ, hành vi giữ gìn sạch sẽ cảnh quan môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
- Ảnh phóng to chùa Một Cột, chùa Keo, tượng Phật A-di-đà.
- Phiếu học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cu: Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
3. Bài mới: Chùa thời Lý.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Hoạt động nhóm
Mục tiêu: HS biết đạo phật thới Lí rất thịnh đạt (Y,Tb) 
Yêu cầu HS đọc từ đầu đến “triều đình” và thảo luận nhóm đôi câu hỏi:
- Vì sao đến thời Lý, đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất
Gv nhận xét, kết luận 
Hoạt động 2 
Mục tiêu: Giúp HS nắm vai trò, tác dụng của chùa dưới thời Lý.
Yêu cầu HS đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, điền dấu O vào ô trống sau những ý đúng
+ Chùa là nơi tu hành của các nhà sư.
+ Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo Phật.
+ Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã 
+ Chùa là nơi tổ chức văn nghệ.
- Gv đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý.
- Cả lớp đọc từ đầu đến “triều đình”
- HS trao đổi nhóm đôi 
-Vài HS phát biểu ý kiến 
HS đọc SGK hoàn thành bài tập
HS phát biểu ý kiến 
Lớp nhận xét
Hoạt động 3: 
Mục tiêu: Giúp HS mô tả được một số đặc điểm các ngôi chùa lớn thời Lý.
GV cho HS xem một số tranh ảnh về các chùa nổi tiếng, mô tả về các chùa này.
- Gv khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp.
- Vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà các em biết.
 4. Củng cố: 
- Nêu ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc ta.
 5.Nhận xét- Dặn do: 
- Nhận xét tiết học 
- Xem lại các câu hỏi SGK
- Chuẩn bị bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai (1075-1077)
CHÍNH TẢ
NGƯỜI CHIẾN SĨ GIÀU NGHỊ LỰC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Nghe- viết đúng chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
- Làm đúng bài tập chính tả phương ngữ 2a/2b, hoặc bài tập do GV soạn.
- Có ý thức viết đúng, viết đẹp Tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- Bút dạ 3, 4 tờ phiếu phóng to nội dung BT2a hoặc 2b.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cũ: Nếu chúng mình có phép lạ.
-Viết lại những câu sai chính tả ở tiết trước ở bảng.
3. Bài mới: Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn viết từ khó
 Mục tiêu: HS viết đúng đẹp (K,G),viết sai 4-6 lỗi (Y,TB)
a. Hướng dẫn chính tả: 
Giáo viên đọc đoạn viết chính tả.
Học sinh đọc thầm đoạn chính tả và trả lời nội dung:
Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: quệt, xúc động, hỏng, chân dung. 
 b. Hướng dẫn HS nghe viết chính tả:
Giáo viên đọc cho HS viết 
Giáo viên đọc lại một lần cho học sinh soát lỗi.
 c. Chấm và chữa bài.
Chấm tại lớp 10 bài. 
Giáo viên nhận xét chung 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Mục tiêu: Giúp HS làm đúng các bài tập.
- Bài 2: (lựa chọn )
+ Nêu yêu cầu BT.
+ Dán bảng 3, 4 tờ phiếu đã viết sẵn, phát bút dạ, mời các nhóm lên bảng làm bài theo cách thi tiếp sức.
+ Chốt lại lời giải đúng.
HS theo dõi trong SGK 
HS đọc thầm và trả lời. 
HS viết bảng con 
HS viết chính tả. 
HS dò bài. 
HS tự soát lỗi và ghi lỗi ra ngoài lề trang tập
1 HS đọc yêu cầu.Cả lớp đọc thầm
HS làm bài 
HS trình bày kết quả bài làm.
 4. Củng cố: 
	- Chấm bài, nhận xét.
	- Giáo dục HS có ý thức viết đúng, viết đẹp tiếng Việt.
 5. Nhận xét- Dặn dò: 
	- Nhận xét tiết học. 
	- Dặn HS về nhà đọc lại BT2 để viết đúng chính tả những từ khó
- Chuẩn bị bài sau: Người tìm đường lên các vì sao.
Thứ ba
Ngày dạy 09/11/2010
KHOA HỌC
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC
TRONG TỰ NHIÊN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự ba ... uất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi, giải trí.
- Nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi em đưa ra một ý kiến về: 
Con người còn sử dụng nước vào những việc gì khác ?
- Ghi các ý kiến của HS ở bảng.
- Lần lượt hỏi về từng vấn đề và yêu cầu HS đưa ra ví dụ minh họa về: vui chơi, giải trí, trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp 
- HS phát biểu ý kiến
- Thảo luận, phân loại các nhóm ý kiến.
- Lần lượt các nhóm lên trình bài
 4. Củng cố: 
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS yêu thích tìm hiểu khoa học.
5.Nhận xét- Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài Nước bị ô nhiễm.
MĨ THUẬT
Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt
I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
- Hiểu đề tài sinh hoạt qua những hoạt động diễn ra hằng ngày.
- HS biết cách vẽ đề tài sinh hoạt.
- Vẽ được tranh đề tài sinh hoạt.
II- CHUẨN BỊ: : 
Giáo viên: SGK ; SGV ; 1 số tranh của họa sĩ và của học sinh về đề tài sinh hoạt gia đình.
Học sinh: SGK ; Vở thực hành ; Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động:Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1:Tìm, chọn nội dung 
- Chia nhóm, yêu cầu hs thảo luận nội dung đề tài.
- Yêu cầu hs xem tranh Trang 30SGK:
+ Các bức tranh vẽ về đề tài gì?
+ Em thích tranh nào? Vì sao?
+ Em hãy kể những hoạt động sinh hoạt hằng ngày ở nhà, ở trường.
- Yêu cầu hs chọn nội dung đề tài để vẽ.
Hoạt động 2: Cách vẽ tranh 
- Gợi ý các bước:
+ Vẽ hình chính trước (hoạt động con người), vẽ hình ảnh phụ sau để làm rõ nội dung và phong phú.
+ Vẽ các dáng hoạt động cho sinh động.
+ Vẽ màu tươi sáng, có đậm có nhạt.
Hoạt động 3: Thực hành 
- Yêu câù hs thực hành vẽ và theo dõi, hướng dẫn những thiếu sót.
- Chú ý cách bố cục các hình chính phụ vào tranh.
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá 
Chọn tranh đã hoàn thành, đẹp để nhận xét và tuyên dương.
- Động viên những bài chưa đẹp.
4. Dặn dò:
Quan sát chuẩn bị cho bài sau.
- Thảo luận về đề tài.
- Kể những hoạt động hằng ngày ở trường.
- Nêu hoạt động sẽ vẽ.
- Thực hành vẽ tranh tho hướng dẫn.
Thứ sáu
Ngày dạy 12/11/2010
THỂ DỤC
ĐỘNG TÁC NHẢY
TRÒ CHƠI “MÈO ĐUỔI CHUỘT”
I-MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thực hiện được các động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng, toàn thân và bước đầu biết cách thực hiện 2 động tác thăng bằng, nhảy của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi.
II-CHUẨN BỊ:
-Địa điểm: sân trường sạch sẽ.
-Phương tiện: còi.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HĐ CỦA HỌC SINH
1. Phần mở đầu: 6 – 10 phút. 
Giáo viên phổ biến nội dung, yêu cầu bài học, chấn chỉnh trang phục tập luyện. 
Khởi động các khớp. 
Trò chơi: GV tự chọn
2. Phần cơ bản: 18 – 22 phút. 
a. Bài thể dục phát triển chung. 
Ôn 6 động tác đã học. 
Lần đầu GV điều khiển, các lần sau GV chia tổ tập luyện do tổ trưởng điều khiển. GV quan sát, nhận xét, sửa chữa sai sót cho HS. 
Học động tác nhảy: Sau khi nêu tên động tác, GV vừa làm mẫu vừa giải thích cho HS bắt chước tập theo. Dần dần GV không làm mẫu mà chỉ hô cho HS tập. 
Cho một vài HS lên thực hiện 1 lần cho cả lớp xem. 
GV điều khiển cho HS tập hoàn chỉnh động tác vùa học: 1-2 lần. 
b. Trò chơi: GV cho HS tập hợp theo hình thoi, nêu trò chơi, giải thích luật chơi, rồi cho HS làm mẫu cách chơi. Tiếp theo cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 
3. Phần kết thúc: 4 – 6 phút. 
Chạy nhẹ nhàng một vòng quanh 5 sân tập. 
GV củng cố, hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá tiết học. 
HS tập hợp thành 4 hàng.
HS chơi trò chơi. 
HS thực hành 
Nhóm trưởng điều khiển.
HS chơi.
HS thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TÍNH TỪ (Tiếp theo)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND ghi nhớ)
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1,mục III)
- Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2,BT3, mục III)
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
-Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cu: Mở rộng vốn từ: Ý chí – Nghị lực.
3. Bài mới: Tính từ (tt).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Nhận xét. 
Mục tiêu: Giúp HS nắm được một số cách thể hiện đặc điểm, tính chất sự vật.
- Bài 1: Yêu cầu đọc SGK
+ Kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ đã cho.
- Bài 2: Tương tự như bài 1
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
- Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Hoạt động 2: Ghi nhớ.
Mục tiêu: Giúp HS rút ra được ghi nhớ.
Hướng dẫn để HS nắm ghi nhớ
- 3, 4 em đọc ghi nhớ SGK.
- Cả lớp theo dõi, đọc thầm lại.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Mục tiêu: Giúp HS làm được các bài tập.
- Bài 1: 
+ Phát phiếu học tập cho HS
+ Chốt lại lời giải đúng.
- Bài 2: 
+ Phát phiếu + từ điển cho các nhóm làm bài.
+ Khen tìm được đúng, nhiều từ.
- Bài 3: Yêu cầu đặt câu
- 1 em đọc nội dung BT.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở..
- Trọng tài nhận xét, tính điểm.
- Đọc yêu cầu BT.
- Các nhóm thảo luận, làm bài.
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung thêm những từ ngữ mới 
- Đọc yêu cầu BT, suy nghĩ, tiếp nối nhau đọc câu mình đặt.
-Nhận xét bài làm cuả bạn
 4. Củng cố: 
- Đọc lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS có ý thức dùng đúng từ tiếng Việt.
5.Nhận xét- Dặn do: 
- Nhận xét tiết học
 -Viết lại vào vở những từ ngữ vừa tìm được ở BT3 
- Chuẩn bị bài sau: MRVT: Ý chí- Nghị lực 
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Thực hiện được nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Cẩn thận, chính xác khi thực hiện các bài tập.
II. CHUẨN BỊ:
- Phấn màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: Hát.
2. Bài cu: Nhân với số có hai chữ số.
- Sửa các bài tập về nhà.
3. Bài mới: Luyện tập. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Củng cố cách đặt tính, thực hiện phép tính.
Mục tiêu: Giúp HS nắm vững cách đặt tính, thực hiện phép tính.
- Bài 1 Yêu cầu HS đặt tính rồi tính: 
- Bài 2: Thay chữ bằng số rồi tính
- Tự đặt tính, làm tính rồi chữa bài.
-HS TB, Y làm bài a
 Tính ở nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống.
Hoạt động 2: Củng cố giải toán.
Mục tiêu: Giúp HS giải được các bài toán liên quan đến phép nhân có 2 chữ số.
- Bài 3: 
+ Chữa bài và kết luận chung.
- Bài 4, 5: Yêu cầu HS đọc đề bài tóm tắt rồi giải
 Tự giải bài toán.
GIẢI
Trong 1 giờ tim người đó đập được:
 75 x 60 = 4500 (lần)
Trong 24 giờ, tim người đó đập được:
 4500 x 24 = 108 000 (lần)
 Đáp số: 108 000 lần
Số học sinh của 12 lớp là:
 30 x 12 = 360 (học sinh)
Số học sinh của 6 lớp là:
 35 x 6 = 210 (học sinh)
Tổng số học sinh của trường là:
 360 + 210 = 570 (học sinh)
 Đáp số: 570 học sinh
 4. Củng cố: 
	- Nêu lại cách nhân với số có hai chữ số.
 5. Dặn do: 
	- Nhận xét tiết học.
	-Xem lại các bài tập đả làm
	- Chuẩn bị bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN: KIỂM TRA VIẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện (mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12 câu).
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
II. CHUẨN BỊ:
- Giấy, bút làm bài KT.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt của một bài văn KC.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1. Khởi động: Hát. 
2. Bài cu: Kết bài trong bài văn kể chuyện.
- 1 em nêu lại ghi nhớ bài học trước.
3. Bài mới: Kể chuyện: Kiểm tra viết.
a) Giới thiệu bài:
Nêu mục đích, yêu cầu cần đạt của tiết học.
 b) Các hoạt động: 
Làm một trong 3 đề bài sau:
+ Hãy tưởng tượng và kể một câu chuyện có 3 nhân vật: bà mẹ ốm, người con hiếu thảo và một bà tiên.
+ Kể lại truyện Ong Trạng thả diều theo lời kể của Nguyễn Hiền. Chú ý kết bài theo lối mở rộng.
+ Kể lại truyện Vẽ trứng theo lời kể của Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi. Chú ý mở bài theo cách gián tiếp. 
4. Củng cố: 
- Thu bài cả lớp.
- Giáo dục HS yêu thích việc viết văn.
5. Dặn do: 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà ôn lại văn kể chuyện.
SINH HOẠT LỚP TUẦN 12:
I / MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU : 
- HS nêu ưu khuyết điểm về 4 mặt giáo dục trong tuần qua 
- GV đề ra kế hoạch tuần 13
II / CHUẨN BỊ : 
- HS : các báo cáo của lớp trương , tổ trưởng 
- GV: kế hoạch tuần 
III / HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : 
*Hoạt động 1: Kiểm điểm hoạt động tuần qua:
- Tổ trưởng báo cáo tình hình hoạt động của tổ 
- Lớp trưởng tổng kết chung các mặt hoạt động của lớp 
- GV nhận xét đánh giá chung 
+ Tuyên dương : . . 
. .. 
+ Phê bình : 
. . 
. .. .. .. 
*Hoạt động 2 : Triển kế hoạch tuần 12
+ Đạo đức: 
- Thực hiện tốt nội quy của trường, không nói tục, chửi thề, không nhảy trên bàn, không chơi bắn đạn, không đánh nhau, không mua quà bánh ngoài cổng trường ở giờ ra chơi. Không chọc ghẹo bạn và em nhỏ.
- Lễ phép với thầy cô, cha mẹ, ông bà và người lớn tuổi, khi đi học và khi về nhà phải chào hỏi ông bà cha mẹ.
- Đi học đúng giờ, nghỉ phải xin phép
- Biết giúp đỡ bạn bè trong lớp gặn khó khăn.
- Trong giờ học không nói chuyện riêng.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông, giữ gìn bàn ghế sạch sẽ, không vẽ viết lên bàn, ghế.
+ Học tập : 
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Trong giờ học tích cực phát biểu ý kiến, mạnh dạn nêu ý kiến của mình.
- Giữ gìn tập, sách sạch sẽ, không xé sách và tập.
- Thực hiện chép bài vào vở tập chép
- Dựa vào tên bài của vở báo bài đẩ chuẩn bị bài mới.
+ Vệ sinh : 
- Thực hiện vệ sinh thân thể, giữ vệ sinh cá nhân, đầu tóc gọn gàng, tay chân sạch sẽ, thường xuyên cắt ngắn móng tay và chân.
- Giữ gìn áo quần sách sẽ, không làm dơ bản áo quần, dép, nón.
- Thực hiện chải răng và ngậm Flour giữa giờ hàng tuần vào ngày thứ tư.
- Quét lớp sạch sẽ, giữ gìn vệ sinh trong lớp và sân trường, không vứt rát bừa bãi.
- Chăm sóc bồn hoa của trường và chậu kiểng của lớp.
+ Thể dục : 
- Thực hiện đầy đủ, chính xác các động tác bài thể dục giữa giờ. 
- Tham gia tập đầy đủ, không nói chuyện, đừa giỡn, đứng thẳng hàng.
IV / KẾT THÚC :
- GV nhận xét đánh giá tiết sinh hoạt. 
- Nhắc nhở HS thực hiện tốt kế hoạch tuần 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2010_2011_tran_trung_tri.doc