Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn

I/ Mục tiêu:

 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.

 - Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật.

 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.

II/ Đồ dùng dạy- học:

 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )

 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:

 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.

 + Len (hoặc sợi), khác với màu vải.

 + Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.

 

doc 32 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 268Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Năm học 2011-2012 - Đinh Văn Phấn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 12: 
Thứ hai ngày 7/11/2011
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 1B)
------------------------------------------------------------------------
Tiết 2: THỂ DỤC.
(Đ/C TÌNH DẠY)
------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TẬP ĐỌC.
“ VUA TÀU THUỶ” BẠCH THÁI BƯỜI
I- Mục tiêu
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
- Hiểu ND: Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
II- Đồ dùng dạy - học :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III- Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, KTBC(5’)
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Có chí thì nên” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
B, Bài mới 
1. GTB(1’)
* Giới thiệu – Ghi bảng.
2. Luyện đọc (10’)
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 4 đoạn
 - Gọi 4 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 4.
- Hai nhóm đọc
- NX (HS-GV)
 3. Tìm hiểu bài (12’)
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2 + trả lời câu hỏi: 
 + Bạch Thái Bưởi xuất thân như thế nào?
+ Trước khi chạy tàu thuỷ, Bạch Thái Bưởi đã làm những công việc gì?
- Cầm đồ: Hiệu giữ đồ của người cần vay tiền, có lãi theo quy định.
- HSG Những chi tiết nào chứng tỏ ông là một người rất có chí? 
Nản chí: lùi bước trước những khó khăn, không chịu làm
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào?
+ Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh với chủ tàu người nước ngoài?
- Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức, ngang tài với chủ tàu người nước ngoài là gì?
+ Em hiểu thế nào là: “Một bậc anh hùng kinh tế”?
+ Theo em nhờ đâu mà Bạch Thái Bưởi thành công?
Tự hào: vui sướng, hãnh diện với mọi người 
+ Em hiều : “ Người cùng thời” là gì?
GV: Có những bậc anh hùng không phải trên chiến trường mà trên thương trường. Bạch Thái Bưởi đã cố gắng vượt lên những khó khăn để trở thành một con người lừng lẫy trong kinh doanh.
+ Bài “ Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bười cho ta biết điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
4, Luyện đọc diễn cảm (10’)
* GV đọc mẫu toàn bài , nêu cách đọc 
- Gọi HS đoạn nối tiếp đoạn , cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
C, Củng cố dặn dò (3’)
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Vẽ trứng ”
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo nhóm.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh quầy hàng rong. Sau được nhà họ Bạch nhận làm con nuôi và cho ăn học.
- Năm 21 tuổi ông làm thư ký cho một hãng buôn, sau buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ...
- Có lúc mất trắng tay nhưng Bưởi không nản chí.. 
- 1 HS đọc bài, cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi
- Vào lúc những con tàu của người Hoa đã độc chiểm các đường sông miền Bắc.
- Bạch Thái Bưởi đã cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta”. 
- Khách đi tàu của ông càng ngày càng đông, nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, kỹ sư giỏi trông nom.
- Là những người dành được thắng lợi lớn trong kinh doanh.
+ Là những người chiến thắng trên thương trường
- Nhờ ý chí nghị lực, có chí trong kinh doanh.
+ Ông đã biết khơi dậy lòng tự hào của hành khách người Việt Nam, ủng hộ chủ tàu Việt Nam, giúp kinh tế Việt Nam phát triển.
- Người cùng thời: là người cùng sống, cùng thời đại với ông.
Nội dung: * Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng .
- HS ghi vào vở 
- HS ghe 
- 4 HS đọc bài nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- Luyện đọc diễn cảm đoạn 3-4
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LỊCH SỬ.
(Đ/C DƯỠNG DẠY)
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TOÁN.
Bài 56: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG
I. Mục tiêu
Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số.
Bài 1, bài 2 a) 1 ý; b) 1 ý, bài 3
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A,KTBC(4’)
- Gọi học sinh lên bảng chữa bài tập 4
- Nhận xét và cho điểm.
B.Bài mới 
1. GTB(1’)
2. ND(10’)
* Tính và so sánh giá trị hai biểu thức: 
- Viết 4 x (3 + 5) và 4 x 3+4 x 5 
- Yêu cầu học sinh tính giá trị hai biểu thức.
- Nhận xét gì về giá trị của hai biểu thức trên ?
Vậy ta có: 4x (3+5)=4x3+4x5
- Vậy muốn nhân một số với một tổng ta làm ntn?
- Gọi học sinh nêu lại quy tắc và công thức. 
3. Luyện tập 
Bài 1(5’)
* Gọi hs đọc y/c 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì 
- Treo bảng, yêu cầu đọc các cột trong bảng.
? Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ?
- Yêu cầu học sinh tự làm. 
 - Học sinh lên bảng.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào nháp
 4 x (3 + 5) = 4 x 8 = 32
 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32
- Bằng nhau.
- Học sinh đọc quy tắc
 a x (b+c) = a x b+a x c
- Học sinh đọc quy tắc và công thức.
- Hs đọc 
- Đọc các cột.
a x (b+c) và biểu thức a x b +a x c.
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập. 
a
b
c
a x (b+c)
a xb +a xc
4
5
2
4 x (5 + 2) = 28
4 x 5 + 4 x 2 = 28
3
4
5
3 x (4 + 5) = 27
3 x 4 + 3 x 5 = 27
6
2
3
6 x (2 + 3) = 30
6 x 2 + 6 x 3 = 30
- NX chữa bài 
Bài 2 a (1ý) b (1ý)(7’)
* Gọi hs đọc y/c
- Yêu cầu làm bài vào vở nêu miệng 
- NX đánh giá . 
? Cách nào thuận tiện hơn ? Vì sao ?
Bài 3(7’)
*Gọi hs đọc y/c 
- Yêu cầu tính giá trị của hai biểu thức 
So sánh giá trị của hai biểu thức ?
? Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào ?
? Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào ?
? Muốn nhân một tổng với một số ta làm ntn?
Bài 4(Nếu còn thời gian)
*Gọi hs đọc y/ c
- Vận dụng mẫu để làm bài vào vở 
- Chữa bài nx đánh giá 
C, Củng cố dặn dò (2’)
- GV nx đánh giá tiết học 
- Củng cố cách nhân một số với một tổng 
- Dặn vn làm bài tập 
- Đọc yêu cầu.
- Nghe. 
 C1 : 36x(7+3) =36x10 =360 
 207x(2+6) = 207 x 8 =1656 
 C2: 36x(7+3) = 36x7+36x3
 =252 + 108=360 
 207x(2+6) =207x2+207x6
 414+1242 =1656 
- 1 hs đọc 
- 1 học sinh lên bảng, lớp làm vào vở bài tập.
(3+5) x 4= 8x 4 =32
3x4 + 5x4 = 12 +20 =32
- Bằng nhau.
- Tổng (3+5) nhân với một số là (4) 
- Là tổng của hai tích.
- Vài hs nêu 
- 1 hs đọc
- HS làm bài 
a, 26 x 11= 26x(10+1)
 = 26x10 + 26x1
 = 260 + 26=286
 35x101=35x(100+1)
 =35x100+35x1
 =3500+35=3535
b,213x11=213x(10+1)
 =213x10+213+1
 =2130 +213= 2343
 123x101=123x(100+1)
 =123x100+123x1
 =12300 +123=12423
----------------------------------------------------------------------
Tiết 5: KĨ THUẬT.
BÀI 6: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI 
KHÂU ĐỘT THƯA (tiết 3)
I/ Mục tiêu:
 - HS biết cách gấp mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau.
 - Gấp được mép vải và khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa hoặc đột mau đúng quy trình, đúng kỹ thuật. 
 - Yêu thích sản phẩm mình làm được.
II/ Đồ dùng dạy- học:
 - Mẫu đường gấp mép vải được khâu viền bằng các mũi khâu đột có kích thước đủ lớn và một số sản phẩm có đường khâu viền đường gấp mép vải bằng khâu đột hoặc may bằng máy (quần, áo, vỏ gối, túi xách tay bằng vải )
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích 20 x30cm.
 + Len (hoặc sợi), khác với màu vải.
 + Kim khâu len, kéo cắt vải, thước, bút chì.. 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới
* Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập của HS.
- Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Gấp được mép vải. Đường gấp mép vải tương đối thẳng, phẳng, đúng kĩ thuật.
+ Khâu viền được đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa.
+ Mũi khâu tương đối đều, thẳng, không bị dúm.
+ Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định.
- Yêu cầu HS tự đánh giá kết quả học tập.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- Trưng bày sản phẩm.
- Nghe.
- Tự đánh giá sản phẩm.
===============================================
Thứ ba ngày 8/11/2011
BUỔI SÁNG.
Tiết 1: TOÁN.
Tiết 57: NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT HIỆU
I. Mục tiêu
- Biết thực hiện phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
- Biết giải bài toán và tính giá trị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
Bài 1, bài 3, bài 4 
II. Đồ dùng dạy - học
- Bảng viết nội dung bài tập 1 trang 67, SGK.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A, KTBC(4’)
- Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 2b.
- Kiểm tra bài tập ở nhà.
B, Bài mới
1. GTB(1’)
- Giới thiệu và ghi đầu bài 
2. ND(10’)
* Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức: 
- Viết 3 x (7-5) và 3x7- 3x5
- Yêu cầu tính giá trị hai biểu thức.
? So sánh giá trị của hai biểu thức?
Vậy: 3 x(7-5) = 3x7 -3x5
- Vậy muốn nhân một số với một hiệu ta làm ntn?
- Nêu công thức.
3. Luyện tập 
Bài 1(5’)
*Gọi hs đọc y/c
? Bài tập yêu cầu chúng làm gì 
- Treo bảng, yêu cầu đọc các cột.
- Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức nào ?
- Yêu cầu tự làm. 
- 2 học sinh lên bảng.
- HS ghi đầu bài 
- Nghe. 
- Một học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
3x(7-5) = 3x 2=6
3x7 – 3x 5 =21-15 =6
- Bằng nhau.
- Đọc quy tắc.
Công thức: a x (b - c) = a x b - a x c
- Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu.
a x (b - c) và a x b – a x c 
- Một học sinh lên bảng, lớp làm vào vở. 
a
b
c
a x (b - c)
a x b – a x c
3
7
3
3 x ...  Y/c hs đọc kỹ đề và lựa chọn đề.
- Y/c cả lớp viết bài.
- GV quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ những em gặp khó.
*Gọi 1, 2 em nêu các bước khi thực hiện viết bài văn kể chuyện.
* Thu bài, chấm.
- GV nxét chung một số bài có cố gắng, tuyên dương, khen ngợi và động viên hs.
- Gọi 1, 2 em kể vắn tắt câu chuyện của mình và nêu ý nghĩa của truyện.
C, Củng cố dăn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà ôn bài và làm bài vào (VBT). Chuẩn bị bài sau.
- Chuẩn bị sách vở, đồ dùng.
- 2 hs đọc 
- HS đọc đề bài, lựa chọn và tìm đề mình sẽ làm.
- Hs đọc đề bài, gợi ý và lựa chọn đề.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- 1 hs nhắc lại, cả lớp theo dõi.
Hs lắng nghe.
Tiết 2: TOÁN.
Tiết 60: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thực hiện phép nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải các bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Thực hiện bài tập: 1; 2 (cột1,2); Bài 3.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A, KTBC(5’)
- Gọi học sinh chữa bài tập 3.
- Kiểm tra vở bài tập ở nhà của học sinh.
B, Bài mới 
1. GTB(1’)
* Nêu mục tiêu và ghi đầu bài.
2. Luyện tập 
*. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1(10’)
- Yêu cầu tự đặt tính rồi tính. 
- HS làm vào bảng con 
- NX chữa bài
Bài2 (cột 1,2) (10’)
*Gọi hs đọc y/c 
- GV hd làm bài: cách tính giá trị của biểu thức coa chứa một chữ 
- Chữa bài nx đánh giá chung 
Bài 3(6’)
*Gọi hs đọc y/c
- Phân tích đề bài tìm cách giải
- Gọi hs lên bảng, lớp giải vào vở
- Chữa bài nx đánh giá 
Bài 4 (Nếu còn thời gian)(7’)
*Gọi hs đọc y/c
- Phân tích đề 
- Thi giải nhanh vào vở 
- Nêu miệng kết quả 
C, Củng cố dặn dò (3’)
* GV nx đánh giá tiết học 
- Dặn dò bài sau 
- BTVN;bài 5 
 - 1 học sinh lên chữa.
- HS ghi đầu bài 
- 3 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào bảng con 
 a. b. c.
- HS đọc y/c 
- Thi điền nhanh vào vở và nêu miệng kết quả 
- Nx bài của bạn 
m
3
30
23
230
mx78
234
2340
1794
17940
- HS đọc y/c và nêu cách giải 
- 1 hs lên bảng
Tóm tắt : 1phút : 75lần 
 24 giờ ? lần
Bài giải:
24 giờ có số phút là
60x24 =1440 (phút) 
Số lần tim người đó đập trong 24 giờ
75 x1440 =108 000(lần )
 Đ/S : 108 000 phút
- Gọi hs đọc y/c 
- Thi giải nhanh vào vở và nêu miệng – nx bạn 
Tóm tắt : 
1kg:5200đ- 13kg:..đ?
1kg:5500đ- 18kgđ?
 Bài giải:
Số tiền bán 13 kg đường loại 5200 một kg là:
 5200 x 13 = 67600 (đồng)
 Số tiền bán 18 kg đường loại 5500 đồng một kg là:
 5500 x 18 =99000 (đồng)
 Số tiền bán cả hai loại đường là:
 67600 + 99000 = 166600 (đồng)
 ĐS: 166600 (đồng)
----------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TIẾNG ANH.
(Đ/C HƯƠNG DẠY)
---------------------------------------------------------------------
Tiết 4: LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
Tiết 24: TÍNH TỪ (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (ND Ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (BT1, mục III); bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt câu với từ tìm được (BT2, BT3, mục III).
II. Đồ dùng dạy - học:
- Giáo viên: - Bảng lớp viết sẵn 6 câu của bài tập 1,2 phần nhận xét.
- Bảng phụ viết bài tập 1 phần luyện tập.
- Từ điển.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. Các hoạt động dạy - học - chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A, KTBC(4’)
- Yêu cầu đặt 2 câu với 2 từ nói về ý chí, nghị lực của con người.
- Nhận xét và cho điểm.
? Thế nào là tính từ ?
B, Bài mới 
1. Gtb (1’)
* GV giới thiệu và ghi đầu bài 
- Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu và sử dụng các cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.
2. ND(10’)
Bài 1(4’)
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
* Gọi học sinh phát biểu.
? Em có nhậm xét gì về các từ chỉ đặc điểm của tờ giấy ?
Bài 2(4’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi và trả lời câu hỏi.
- Gọi phát biểu.
? Có những cách nào thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất ?
* Ghi nhớ (2’)
- Yêu cầu lấy ví dụ về các cách thể hiện.
3. Luyện tập 
Bài 1(5’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tự làm.
- Nhận xét.
- Gọi đọc lại đoạn văn.
Bài 2(8’)
* Gọi đọc yêu cầu và nội dụng.
- Yêu cầu trao đổi và tìm từ.
- GV nhận xét
Bài 3(7’)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đặt câu và đọc.
C, Củng cố dặn dò (2’)
- Nhận xét tiết học.
- Về viết lại 20 từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau “Mở rộng vốn từ: Y chí – nghị lực”
- 2 học sinh đặt câu.
- Nhận xét 
- Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm tính chất sủa sự vật, hiện tượng trạng thái,
- HS ghi đầu bài 
- Nghe.
- 1 học sinh đọc.
- Nhóm 4 học sinh thảo luận để tìm câu trả lời.
a) Tờ giấy này trắng: mức độ trắng bình thường.
b) Tờ giấy này trăng trắng: mức độ trắng ít.
c) Tờ giấy này trắng tinh: mức độ trắng cao.
* Mức độ đặc điểm của tờ giấy được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép: trắng tinh. Hoặc từ láy trăng trắng, từ tính từ trắng đã cho ban đầu.
- 1 học sinh đọc.
- 2 học sinh cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
 TL: ý nghĩa mức độ được thể hiện bảng cách:
* Thêm từ rất vào trước tính từ trắng bằng rất trắng.
* Tạo phép so sánh bằng cách ghép từ trắng hơn, nhất với tính từ trắng bằng, trắng hơn, trắng nhất.
- Trả lời.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Tim tím, tím biếc, rất tím, đỏ quá, cao nhất, cao hơn, to hơn,
- 1 học sinh đọc.
- Dùng phấn màu gạch chân những từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm tính chất. Lớp làm vào nháp hoặc vở bài tập.
- Nhận xét.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Trao đổi tìm từ, ghi vào phiếu.
- 2 nhóm dán phiếu và đọc từ vừa tìm.
Đỏ: 
 Cách 1: ( Tạo từ ghép, từ láy với tính từ đỏ): đo đỏ, đỏ rực, đỏ hồng, đỏ chót, đỏ chói, đỏ choét, đỏ chon chót, đỏ tím, đỏ sẫm, đỏ hồng,, đỏ.
 Cách 2: ( Thêm từ rất, quá, lắm): rất đỏ, đỏ lắm, đỏ quá, quá đỏ, đỏ rực,
 Cách 3: ( Tạo ra từ ghép so sánh): đỏ hơn, đỏ nhất, đỏ như son, đỏ hơn son,
Cao:
 Cách 1: Cao cao, cao vút, cao chót vót, cao vợi, cao vời vợi,
 Cách 2: rất cao, cao quá, cao lắm, quá cao,
 Cách 3: Cao hơn, cao nhất, cao như núi, cao hơn núi,
Vui:
Cách1: vui vui, vui vẻ,vui sướng, sướng vui, mừng vui, vui mừng,
Cách 2: rất vui, vui lắm, vui quá,
 Cách 3: vui hơn, vui nhất, vui như tết, vui hơn tết,
- HS đọc y/c và làm bài vào vở 
* Mẹ về làm em vui quá.
* Mũi chú hề đỏ chat.
* Bất trời cao vời vợi.
* Em rất vui mừng khi được điểm 10
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
-------------------------------------------------------------------------
Tiết 5: TIẾNG VIỆT TĂNG CƯỜNG.
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU - LuyÖn tËp vÒ ®éng tõ .
I.Mục tiêu:
 	Giúp hs củng cố, khắc sâu thêm 1 số kiến thức đã học về động từ. 
II. Đồ dùng dạy học:
 Sọan đề bài, bảng phụ.
III. Các họat động dạy học:
Họat động của GV
Họat động của HS
Giới thiệu bài ôn – ghi mục.
Bài ôn:
*HĐ1:Ôn lại kiến thức đã học:
- Động từ là những từ như thế nào?
- Cho ví dụ?
- Động từ thường đi kèm với những từ như thế nào?
- Cho ví dụ?
- Hãy đặt câu có sử dụng những từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?
Gv nhận xét, ghi điểm, củng cố.
*HĐ2: Bài tập:
Bài 1: Chọn những từ chỉ thời gian (đã, đang, vẫn) thích hợp điền vào chỗ trống trong những câu thơ sau:
Ô.còn đây của các em
Chồng thư mới mở Bác .. xem
Chắc người thương lắm lòng con trẻ
Nên để bâng khuâng gió động rèm
như xưa vườn dừa quê nội
Sao lòng tôi bỗng thấy lâng lang
Ôi tthân dừa .hai lần máu chảy
Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn.
 - Gv chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
- Gọi hs đọc lại đoạn thơ sau.
Bài 2: Chọn những từ ngữ chỉ thời gian thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
Chị Nga ơi, emđi công tác ở Hà Nội. Lần này, em.ghé thăm chị. Em .nói thì em ..thực hiện.
Gv chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Đặt câu với từng từ chỉ thời gian bổ sung nghĩa cho động từ sau:
đã:
sắp:
đang:
sẽ:
vẫn:
mới:
- Cho nhiều hs đặt câu. Gv nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố- dặn dò: - Gv nhận xét giờ học.
Là những từ chỉ họat động trạng thái của sự vật.
HS nờu
Đã, sẽ, đang, vẫn, sắp, mới.
1 số hs đặt câu.
- Hs đọc yêu cầu.
- Hs làm bài, nối tiếp nhau lên bảng điền kết quả.
Vẫn, đang, vẫn, đã.
Hs đọc yêu cầu.
Hs làm bài, nêu kết quả: đang, sẽ, đã, sẽ.
- HS đọc y/ c.
Hs nối tiếp đặt câu có sử dụng các từ chỉ thời gian bổ sung cho động từ.
Lớp nhận xét, bổ sung.
HS nghe.
--------------------------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 12
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thiệp,Hà
- Một số em còn nghịch trong lớp: Ái, Thiệp, Chìa.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Trang, Hường, Doanh, Huyền Hiếu, Dũng, Thảo Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
 	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
*Phần bổ sung: 
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_nam_hoc_2011_2012_dinh_van_phan.doc