Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Vũ Thị Thanh Hường

Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Vũ Thị Thanh Hường

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

 - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.

 - Làm đúng BTCT phương ngữ 2 a/b.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- VBT Tiếng Việt Tập 1

- Bảng phụ.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

 

doc 18 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 281Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 12 - Vũ Thị Thanh Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUAÀN 12 Thứ hai, ngày 9 thỏng 11 năm 2009
Thể dục: bài 23
(Giáo viên chuyên dạy )
Tập đọc
“Vua tàu thuỷ” bạch thái bưởi
I. Mục đích, yêu cầu:
 - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi ; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn.
Hiểu nội dung : Ca ngợi Bạch Thái Bưởi, từ một cậu bé mồ côi cha, nhờ giàu nghị lực và ý chí vươn lên đã trở thành một nhà kinh doanh nổi tiếng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK)
II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ trong SGK. 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới
1 Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng
a. Luyện đọc 
- GV chia bài thành 4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 2-3 lượt. 
- GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú thích cuối bài. 
- Hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng ở những câu văn dài. 
 - GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b. Tìm hiểu bài 
- HS đọc thầm đoạn từ đầu đến anh vẫn không nản chí và trả lời câu hỏi.
- HS đọc thành tiếng đoạn văn còn lại, trả lời câu hỏi
- GV kết luận.
c, Hướng dẫn đọc diễn cảm 
- Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. GV nhắc nhở các em tìm đúng giọng đọc của câu chuyện và thể hiện diễn cảm. 
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1, 2 đoạn có thể chọn đoạn. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học. 
- Nghe. 
- 1 vài nhóm HS nối nhau đọc từng đoạn cho hết bài. 
- HS cả lớp đọc thầm theo. 
- HS luyện đọc theo cặp. 
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Nhóm đôi thực hiện. 
- 1-2 HS đọc cả bài. HS nhận xét bạn đọc. 
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS luyện đọc diễn cảm câu, đoạn. 
- HS thi đọc diễn cảm và HTL trước lớp. 
 Toán
Nhân một số với một tổng
I. Mục tiêu:
- Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. 
- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
a) Ví dụ GV ghi lên bảng hai biểu thức:
4 x (3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5
- Cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
b) Nhân một số với một tổng 
- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một tổng còn bên phải là tổng giữa các tích của số đó với từng số hạng của tổng. Từ đó rút ra kết luận. 
- GV viết dưới dạng biểu thức:
 	a x ( b + c) = a x b + a x c
c) Thực hành:
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
- GV cho nhẩm kết quả với bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống. 
Bài 2: 
- Bài này nhằm áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu để tính nhanh. 
- Có thể nhẩm để tìm ra kết quả. 
Bài 3: 
- GV khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Nghe. 
- Gọi HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở.
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
- HS làm bài rồi chữa bài. 
- Nhận xét, bổ sung.
- GV hướng dẫn HS làm mẫu một phép tính bằng hai cách để HS nhận ra cách làm nhanh nhất. 
- Cho HS tự làm vào vở các phép tính còn lại. 
- Cho HS tự làm vào vở. 
- HS nêu cách làm và kết quả. 
Thể dục: bài 24
(Giáo viên chuyên dạy )
Thứ ba, ngày 10 tháng 11 năm 2009
Chính tả nghe - viết
Người chiến sĩ giàu nghị lực
I. Mục đích, yêu cầu
 - Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng đoạn văn.
 - Làm đúng BTCT phương ngữ 2 a/b.
II. Đồ dùng dạy học 
- VBT Tiếng Việt Tập 1 
- Bảng phụ. 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu
A. Kiểm tra bài cũ: 	
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS nghe viết 
- GV đọc bài chính tả Người chiến sĩ giàu nghị lực. 
- HS đọc thầm lại bài. 
- GV nhắc các em chú ý các từ dễ viết sai, các tên riêng cần viết hoa, cách viết các chữ số, cách trình bày. 
- GV đọc cho HS viết. 
- GV đọc toàn bài cho HS soát lỗi chính tả
- GV chấm 7-10 bài. Nhận xét chung. 
3. Hướng dẫn HS làm các bài tập chính tả. 
Bài tập:
- GV nêu yêu cầu của bài tập, chọn bài tập cho HS trước lớp. 
- GV dán bảng nhóm lên bảng
- GV cho HS chơi thi tiếp sức. 
- GV cử một tổ trọng tài lên chấm điểm. 
- GV cùng cả lớp nhận xét. Tuyên dương nhóm thắng cuộc. 
- GV chốt lại lời giải đúng làm mẫu cho cả lớp. 
4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Yêu cầu HS về nhà xem lại bài tập ghi nhớ các hiện tượng chính tả để không mắc lỗi khi viết. 
- HS lắng nghe. 
- HS đọc bài
- HS tìm, đọc và viết. 
- HS viết bài
- HS đổi chéo vở
- HS lắng nghe. 
- HS đọc thầm đoạn văn rồi làm vào vở. 
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
 Toán
Nhân một số với một hiệu
I. Mục tiêu: 
- Biết cách nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số. 
- Biết gải bài toán và tính gia strị của biểu thức liên quan đến phép nhân một số với một hiệu, nhân một hiệu với một số.
II. Đồ dùng:
- Kẻ bảng phụ bài tập 1. 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức:
a. Ví dụ
- GV ghi lên bảng hai biểu thức: 3 x (7-5) và 3x7- 3x5
- Cho HS so sánh kết quả hai biểu thức đó
b. Nhân một số với một hiệu:
- GV chỉ cho HS biểu thức bên trái dấu bằng là nhân một số với một hiệu còn bên phải là hiệu giữa các tích của số đó với số bị trừ và số trừ. Từ đó rút ra kết luận. 
 	a x( b-c) = a x b – a x c
c. Thực hành:
Bài 1: 
- GV treo bảng phụ, nói cấu tạo bảng, hướng dẫn HS tính và viết vào bảng
- GV cho nhẩm kết quả với bộ giá trị của a, b, c để viết vào ô trống. 
- Cho HS tự làm vào vở. 
Bài 3: 
- GV khuyến khích HS áp dụng tính chất vừa học để làm nhanh hơn. 
Bài 4: GV ghi lên bảng: (7 –5) x 3 và 7x3 – 5x3
- Cho HS nêu cách nhân một hiệu nhân với một số. 
- Cho HS nêu lại. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Luyện tập. 
- Nghe. 
- HS lên bảng thực hiện phép tính HS dưới lớp làm vở nháp
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên
- HS nêu yêu cầu. 
- HS chữa bài. 
- HS nhận xét
- HS tự làm vào vở. 
- HS nêu cách làm và kết quả. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vở nháp. 
- HS nhận xét kết quả, so sánh hai kết quả 
 Luyện từ và câu 
Mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực
I. Mục tiêu: 
 - Biết thêm một số từ ngữ(kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt(có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa(BT1); hiểu nghĩa của từ “nghị lực” (BT2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực) vào chỗ trống trong đoạn văn(BT3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ theo chủ điểm đã học. (BT4)
II. Đồ dùng dạy học:
- Một số bảng nhóm ghi sẵn bài tập 1, 3. 
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập1:
- HS đọc yêu cầu của bài. 
- HS cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp. 
- GV phát phiếu cho một số nhóm, HS làm bài. 
- GV chốt lại lời giải đúng. 
Bài tập 2: 
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại: Dòng b nêu đúng ý nghĩa của từ nghị lực
- GV giúp HS hiểu thêm các nghĩa khác
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài nhắc HS chú ý cần điền 6 từ ngữ đã cho vào sáu chỗ trống trong đoạn văn sao cho hợp nghĩa. 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
Bài tập 4:
- HS đọc thầm lại ba câu tục ngữ, suy nghĩ về lời khuyên nhủ ở mỗi câu. 
- GV giúp HS hiểu nghĩa đen của mỗi câu tục ngữ. 
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học. 
- Yêu cầu HS nhớ các từ đồng nghĩa với từ ước mơ, HTL các tục ngữ ở bài tập 4
- HS nghe
- 1 HS đọc yêu cầu
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời. 
- Đại diện báo cáo. 
- HS nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ làm bài cá nhân. 
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp. GV phát bảng nhóm và bút dạ cho một vài nhóm. 
- HS trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- HS phát biểu về lời khuyên nhắn nhủ trong mỗi câu tục ngữ. 
Khoa học
Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
I. Mục tiêu:
- HS biết hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. 
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên : chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của hơi nước trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 48, 49 SGK
- Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên phóng to. 
III. Hoạt động dạy học chủ yếu: 
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài, ghi bảng
2. Bài giảng:
Hoạt động 1:Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên:
* Mục tiêu: Biết chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên. 
* Cách tiến hành:
- Gv cho cả lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên và liệt kê các cảnh được vẽ trong sơ đồ. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từ trên xuống dưới và từ trái sang phải giúp HS kể được những gì các em nhìn thấy trong hình. 
- Giáo viên khắc sâu cho HS bằng cách viết sơ đồ bằng chữ lên bảng vừa viết vừa nói. 
Kết luận
GV vừa chỉ vào sơ đồ vừa đưa ra kết luận về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
Hoạt động 2: Vẽ sơ đồ về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Mục tiêu: HS biết vẽ và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. 
* Cách tiến hành:
- GV giao nhiệm cho HS như yêu cầu ở mục Vẽ trang 49 SGK
- GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp. 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị bài sau: Bài 24
. 
- Lắng nghe. 
- HS làm theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
- HS nói về vòng tuần hoàn. 
- HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
Thứ tư, ngày 11 tháng 11 năm 2009
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý SGK, biết chọn và kể lại được câu chuyện( mẫu chuyện, đoạn chuyện) đã nghe, đã đọc nói về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
- Hiểu được câu chuyện và nêu được nội dung chính của câu chuyện.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ ghi gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
- Bảng phụ ghi đề bài.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: 
2. Bài giảng:
a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài: 
- HS đọc đề bài. GV dán tờ giấy đã viết đề bài. 
- GV gạch chân những từ quan trọng. 
- Cả lớp đọc thầm gợi ý 3, GV viết dàn ý kể chuyện và tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện lên bảng. 
b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: 
- Kể chuyện trong nhóm đôi: 
- Cả lớp bình chọn n ... ào ?
- Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật ?
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
* Hoạt động 2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý.
- Chia nhóm
- Nêu những sự việc cho thấy dưới thời Lý, đạo Phật rất thịnh đạt ?
* Hoạt động 3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân
- Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào ?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
* Hoạt động 4: Tìm hiểu về một số ngôi chùa thời Lý
- Chia nhóm ?
- Mỗi tổ chuẩn bị thuyết minh về một ngôi chùa.
- Giáo viên nhận xét, bổ sung, đánh giá. 
3. Củng cố - dặn dò. 
- Nhấn mạnh nội dung bài. 
- Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết sau. 
. 
- Nghe. 
- Học sinh đọc sách giáo khoa và trả lời. 
- Học sinh nhận xét
- Học sinh thảo luận nhóm. 
- Đại diện nhóm trả lời 
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
- Học sinh trả lời 
- Nhận xét, đánh giá. 
- Học sinh tập trong nhóm. 
- Thi hùng biện trước lớp 
- Nhóm khác nhận xét, đánh giá. 
Địa lí ( Dạy ở buổi 2)
đồng bằng bắc bộ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ.
+ ĐBBB do phù sa của sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp nên; đây là đồng bằng lớn thứ hai của nước ta.
	+ĐBBB có hình tam giác với đỉnh là Việt Trì, cạnh là đường bờ biển.
	+ ĐBBB có bề mặt khá bằng phẳng, nhiều sông ngòi, có hệ thống đê ngăn lũ.
- Nhận biết được vị trí của ĐBBB trên bản đồ (lược đồ) đại lí tự nhiên VN.
- Chỉ một số sông chính trên bản đồ(lược đồ) sông Hồng và sông Thái Bình
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh, ảnh về đồng bằng Bắc Bộ, đê ven sông
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài giảng:
a. Đồng bằng lớn ở miền Bắc:
- GV chỉ vào vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ và yêu cầu HS dựa vào kí hiệu để tìm vị trí đó trên lược đồ
- GV chỉ trên bản đồ và cho hS biết hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ. 
- HS dựa vào ảnh đồng bằng Bắc Bộ, kênh chữ trong SGK, trả lời câu hỏi?
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 để nhận biết đồng bằng Bắc Bộ
b. Sông ngòi và hệ thống đê ngăn lũ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi của mục 2, sau đó lên chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam một số sông của đồng bằng Bắc Bộ. 
- Chỉ trên bản đồ sông Hồng và sông Thái Bình, mô tả sơ lược về sông Hồng. HS dựa vào vốn hiểu biết trả lời câu hỏi:
- Các nhóm dựa vào kênh chữ SGK và vốn hiểu biết của HS thảo luận theo các gợi ý sau:
3. Củng cố dặn dò 
- GV hoặc HS trình bày tóm tắt lại những đặc điểm tiêu biểu về đồng bằng Bắc Bộ.
- Gv nhận xét tiết học. 
- Cho HS lên bảng chỉ vị trí của đồng bằng Bắc Bộ trên bản đồ
- HS trả lời
- Nhận xét
- HS lên bảng trình bày kết quả làm việc. 
- HS trả lời
- Nhận xét
- Thảo luận nhóm
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Nhóm khác nhận xét và bổ sung
 Thứ sáu ngày 13 tháng 11 năm 2009
Luyện từ và câu
Tính từ (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất.(nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất(BT1 mục III); bước đầu tìm hiểu được một số từ ngữ biểu thị đặc điểm tính chất và tập đặt câu với từng từ tìm được(BT2, BT3, mục III)
II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ ghi rõ nội dung 
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Bài giảng:
a. Phần nhận xét
Bài tập 1: 
- GV cùng cả lớp nhận xét bài làm và chốt lại lời giải đúng. 
- GV đưa ra kết luận: Mức độ đặc điểm của các tờ giấy có thể được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép hoặc từ láy từ tính từ trắng đã cho. 
Bài tập 2: 
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng 
- GV đưa ra kết luận. 
b. Phần ghi nhớ:
Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK về 3 cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất. Cả lớp theo dõi trong SGK. 
c. Phần luyện tập:
Bài tập 1: 
- Gọi một HS đọc nội dung của bài tập 1. 
- HS nhận xét, rút ra lời giải đúng. 
Bài tập 2:
- Cả lớp và Gv nhận xét bổ sung thêm những từ ngữ mới. 
- GV khen nhóm tìm được từ đúng và nhiều từ nhất. 
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ, đặt câu của mình. 
- Cả lớp và GV nhận xét nhanh. 
3. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học 
- Dặn HS soạn bài của tuần sau: Mở rộng vốn từ: ý chí - Nghị lực
- Nghe. 
- HS nêu yêu cầu của bài. 
- Cả lớp đọc thầm bài, suy nghĩ, phát biểu ý kiến. 
- Hai HS đọc yêu cầu của bài tập 
- Cả lớp đọc thầm lại bài suy nghĩ làm bài cá nhân, phát biểu ý kiến. 
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập. GV phát bảng nhóm cho 3 em. Các em gạch dưới những từ ngữ biểu thị mức độ đặc điểm, tính chất trong đoạn văn
- HS đọc yêu cầu của đề. 
- GV phát phiếu cho 3 nhóm và ba quyển từ điển cho các nhóm làm bài. 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả. 
- HS nối tiếp nhau đọc câu mình đặt. 
Tiếng anh
( Giáo viên chuyên dạy)
Toán
Luyện tập
I. Mục đích, yêu cầu: 
- Thực hiện nhân được với số có hai chữ số. Giải được các bài toán có phép nhân với số có hai chữ số.
- Vận dụng được vào giải toán có phép nhân với số có hai chữ số.
II. Đồ dùng dạy học:
- Vở BT, 
III. Hoạt động dạy - học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
- Vở bài tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2. Bài giảng:
a. Củng cố kiến thức đã học. 
- GV gọi HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số. 
- Cho HS nhắc lại bằng lời. 
b. Thực hành:
Bài 1: 
- GV hướng dẫn HS cách làm. Cho HS tự đặt tính rồi tính. 
- Cho HS tự thực hành làm bài rồi chữa bài. 
Bài 2: 
- Cho HS tự làm bài vào nháp rồi nêu kết quả tính để viết vào ô trống. 
- GV và HS cùng nhận xét và đưa ra kết quả đúng. 
Bài 3:
- GV chấm một số bài của HS, cho HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV chốt lại lời giải đúng và nhận xét việc làm bài của HS
Cách 1: 
 75 x 60 = 4500 (lần)
4500 x 24 = 108 000 (lần)
Cách 2: 
 60 x 24 = 1440 (phút)
75 x 1440 = 108 000 (lần)
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
- HS nhận xét. 
- HS đọc bài và trả lời
- Nhận xét, bổ sung
- HS đưa ra số để viết vào ô trống sau đó và phải giải thích vì sao lại điền được kết quả đó vào ô trống. 
- Cho HS đọc đề bài, gọi HS tóm tắt đề toán. 
- Cho HS tự giải bài vào vở sau khi đã hướng dẫn HS cách làm, gọi 1 HS lên bảng làm bài. 
Tập làm văn:
Kể chuyện ( Kiểm tra viết )
 Đề bài : Kể lại câu chuyện " Nỗi dằn vặt của An- đrây- ca" bằng lời của cậu bé
 An- đrây- ca.
I) Mục tiêu :
- HS thực hànhviết một bài văn kể chuyện sau giai đoạn học về văn kể chuyện. Bài viết đáp ứng yêu cầu của bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện( mở bài, diễn biến, kết thúc), diễn đạt thành câu, lời kể tự nhiên,chân thật,dùng từ hay.
II) Đồ dùng:
- Giấy bút làm bài kiểm tra.
- Bảng lớp viết đề bài, dàn ý vắn tắt một bài kể chuyện.
III) Các HĐ day - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV kiểm tra sự chuẩn của HS. 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS làm bài:
- GV đưa ra ba đề kiểm tra. 
- Nhắc nhở HS cần đọc kĩ và xác định đúng yêu cầu của đề. Làm bài cần đủ ba phần: Mở bài, diễn biến, kết thúc. 
- GV đưa ra dàn ý vắn tắt của bài văn kể chuyện cho HS đọc lại. 
- Không cho các em coi bài nhau cũng như coi trong văn mẫu. 
- Hết giờ GV thu bài, chấm
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- Cho HS đọc kĩ ba đề kiểm tra sau đó chọn một đề mà mình thích để làm bài. 
- Cho HS làm bài kiểm tra:
- GV theo dõi HS làm bài, Gợi ý cho những em còn lúng túng. 
Khoa học
Nước cần cho sự sống
I. Mục tiêu: 
- Nêu được vai trò của nước trong đời sống, sản xuất và sinh hoạt. 
+ Nước giúp cơ thể hấp thu được những chất dinh dưỡng hoà tan lấy từ thức ăn và tạo thành các chất caqàn cho sự sống của sinh vật. Nước giúp thải chất thừa, chất độc hại.
+ Nước được sử dụng trong đời sống hàng ngày, trong ssản xuất nông nghiệp, công nghiệp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 50, 51 SGK, tranh ảnh tư liệu về vai trò của nước. Bốn bảng nhóm
III. Hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Giảng bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của nước đối với sự sống của con người, động thực vật. 
- GV yêu cầu HS nộp các, tranh ảnh đã sưu tầm được
- Chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm
+ Nhóm 1: Trình bày về vai trò của nước đối với cơ thể con người
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với động vật. 
+ Nhóm 3: Tìm hiểu và trình bày về vai trò của nước đối với thực vật
Kết luận: Như mục bạn cần biết SGK trang 50
Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của nước trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và vui chơi giải trí. 
- Gv nêu câu hỏi và lần lượt yêu cầu mỗi HS đưa ra một ý kiến về: Con người còn sử dụng nước vào việc gì khác. 
- GV ghi tất cả những ý kiến trên lên bảng. 
- GV khuyến khích HS tìm dẫn chứng có liên quan đến nhu cầu về nước trong các hoạt động ở địa phương. 
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét tiết học. 
- HS lắng nghe. 
- Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm báo cáo KQ
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung
- HS suy nghĩ và trả lời
- Nhận xét
 Sinh hoạt lớp, đội
I/Mục tiêu:
- Giúp HS nhận ra ưu,khuyết điểm cá nhân,tập thể trong tuần học vừa qua đồng thời có ý thức sửa chữa.
- Nhắc lại nội quy của trường, lớp.Rèn nề nếp ra vào lớp,đi học đầy đủ.
- HS biết xd 1 tiết sinh hoạt lớp sôi nổi,hiệu quả.
II/Nội dung.
1/ổn định tổ chức: HS hát đầu giờ.
2/Kết quả các mặt hoạt động.
- Lớp trưởng điều hành từng tổ lên báo cáo kết quả các mặt hoạt động của tổ mình trong tuần vừa qua:
 + Đồng phục tương đối đầy đủ:Một số bạn còn mặc chưa đúng là Sơn, Hoàng
 + Nền nếp xếp hàng ra,vào lớp chưa nhanh.Một số bạn còn hay nói chuyện trong hàng là: Thái ,Tú....
 + Vệ sinh lớp tốt.
 + Hay mất trật tự trong giờ học:Quân, Thái, Hiếu , Tú 
 + Bài tập về nhà làm tương đối đầy đủ.Một số bạn còn chưa có ý thức tự giác 
3/Lớp trưởng nhận xét chung:
- Trong giờ học vẫn còn hiện tượng mất trật tự.Một số bạn chưa có ý thức tự giác làm bài,còn phải để cô nhắc nhở.
- Bài tập về nhà vẫn còn chưa thực hiện đầy đủ.
- Về đồng phục vẫn còn hiện tượng mặc chưa đúng.
- Đồ dùng học tập chưa đầy đủ
4/Giáo viên nhận xét,đánh giá.
- Như ý kiến lớp trưởng.
- Một số em cần rèn đọc như:Hiếu, Minh, Hoài, Huyền
 5/Phương hướng tuần tới:
- Duy trì sĩ số lớp.
- Thực hiện đầy đủ nội quy của nhà trường và lớp đề ra.
- Mặc đồng phục đúng nội quy của nhà trường.
- Làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_12_vu_thi_thanh_huong.doc