CHÍNH TẢ
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Người tìm đường lên các vì sao”.
- Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l / n, các âm chính i/iê.
II. Đồ dùng dạy - học:
Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Ổn định tổ chức:
B. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 HS lên bảng chữa bài tập.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. HS: Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng (Xi - ôn – cốp – xki) và những từ dễ viết sai: nhảy, rủi ro, non nớt, thuở nhỏ.
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. HS: Viết bài vào vở.
Tuần 13 Buổi sáng Thứ hai ngày 17 tháng 11 năm 2008 Tập đọc Người tìm đường lên các vì sao I. Mục tiêu: - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc trơn tên riêng nước ngoài Xi - ôn - cốp - xki. Biết đọc bài với giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi khâm phục. - Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học Xi - ôn - cốp - xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh về kinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ. III. Các hoạt động dạy và học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em đọc bài “Vẽ trứng”. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lượt. - GV nghe, kết hợp sửa sai và giải nghĩa từ, hướng dẫn đọc câu dài. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Xi - ôn - cốp – xki mơ ước điều gì? - Từ khi còn nhỏ đã ước mơ được bay lên bầu trời. + Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? - Ông sống rất kham khổ để dành dụm tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh về khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng trở thành phương tiện bay tới các vì sao. + Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? - Vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực quyết tâm thực hiện ước mơ. + Em hãy đặt tên khác cho truyện. HS: Tự suy nghĩ và đặt. VD: Từ ước mơ bay lên bầu trời. Từ ước mơ biết bay như chim. Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 4 em nối nhau đọc 4 đoạn. - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm: + Dán giấy ghi đoạn cần đọc. + Đọc mẫu cho HS nghe. HS: Đọc theo cặp. - Thi đọc. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. Toán Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 I.Mục tiêu: - Giúp HS biết cách và có kỹ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11. II. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 em lên bảng chữa bài về nhà. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10: - GV viết bảng: 27 x 11 HS: - Cả lớp đặt tính và tự tính ra nháp. - 1 em lên bảng làm. x 2 7 1 1 2 7 2 7 2 9 7 So sánh 27 và 297 khác nhau ở điểm nào? HS: Ta viết số 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa số 2 và 7. - Cho làm thêm 1 ví dụ: 35 x 11 HS: 35 x 11 = 385 (vì 3 + 5 = 8), viết 8 xen giữa 3 và 5 được 385. 3. Trường hợp tổng 2 chữ số ³ 10: GV cho HS tính: 48 x 11 = ? HS: 1 em lên đặt tính và tính: x 4 8 1 1 4 8 4 8 5 2 8 - Rút ra cách nhân như thế nào? - Lấy 4 + 8 = 12, viết 2 xen giữa hai chữ số của 48 được 428. Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. * Chú ý: Trường hợp tổng 2 chữ số bằng 10 giống hệt như trên. 4. Thực hành: + Bài 1: HS: Làm bài rồi chữa bài. - 3 HS lên bảng làm. 34 x 11 = 374 82 x 11 = 902 11 x 95 = 1045 + Bài 2: Tìm x: HS: 2 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở. a) x : 11 = 25 x = 25 x 11 x = 275 b) x : 11 = 78 x = 78 x 11 x = 858 + Bài 3: Cho HS làm vào vở. HS: Đọc đầu bài và tự làm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - Cả lớp làm vào vở, 1 em lên bảng. Giải: Số học sinh của khối 4 có là: 11 x 17 = 187 (HS) Số học sinh của khối lớp 5 có là: 11 x 15 = 165 (HS) Tổng số cả hai khối là: 187 + 165 = 352 (HS) Đáp số: 352 HS. + Bài 4: HS tự đọc và trao đổi phát biểu câu b là đúng. 5. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. đạo đức hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2) I.Mục tiêu: - Hiểu công lao của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. II. Đồ dùng: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Bài cũ: Không. C. Dạy bài mới: 1. Hoạt động 1: Đóng vai (Bài 3 SGK). - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ. HS: Các nhóm đóng vai theo tình huống tranh 1 và tranh 2. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Lớp nhận xét về cách ứng xử. - GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi. HS: Thảo luận nhóm (Bài 4 SGK). - GV nêu yêu cầu bài tập 4. - GV gọi 1 số HS trình bày. - Khen những em đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, nhắc nhở các em khác học tập các bạn. - HS thảo luận theo nhóm đôi. 3. Hoạt động 3: Trình bày những tư liệu sáng tác sưu tầm được (Bài 5, 6). => Kết luận chung: Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành nuôi dạy chúng ta nên người. Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà thực hiện theo nội dung bài học. Buổi chiều Kỹ thuật Thêu MóC XíCH I. Mục tiêu: - HS biết cách thêu móc xích và ứng dụng của thêu móc xích. - Thêu được các mũi thêu móc xích. - HS hứng thú thêu. II. Đồ dùng dạy - học: Tranh quy trình thêu, mẫu thêu, vải, kim, chỉ, III. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: - 2 em nêu lại các bước thêu. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. HS thực hành thêu móc xích: HS: Nhắc lại phần ghi nhớ và thực hiện các bước thêu móc xích. - GV nhận xét và củng cố kỹ thuật theo các bước: + Bước 1: Vạch dấu đường thêu. + Bước 2: Thêu móc xích theo đường vạch dấu. - GV nhắc lại và hướng dẫn 1 số điểm cần lưu ý như ở tiết 1. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS và yêu cầu thời gian hoàn thành sản phẩm. HS: Nghe để nhớ lại. HS: Thực hành thêu móc xích. - GV quan sát, uốn nắn cho những HS còn lúng túng. 3. GV đánh giá kết quả thực hành của HS: - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. HS: Trưng bày sản phẩm. - GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học - Về nhà tập thêu cho đẹp. Tiếng anh (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Luyện kiến thức Toán Luyện tập Nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 I.Mục tiêu: - Củng cố kỹ năng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11. II. Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập toán 4 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1(Tr 71): Củng cố nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 Học sinh tự làm bài rồi kiểm tra chéo cho nhau Bài tập 2(Tr 71): Vận dụng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 để tìm số bị chia 2 Học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài Bài tập 3(Tr 71): Vận dụng nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 vào giải toán 1 Học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở. Bài tập 4(Tr 71): Củng cố cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11 Học sinh nêu kết quả đúng (Đ), sai(S). D. Củng cố dặn dò: Giáo viên Củng cố nội dung bài. Dặn dò Học sinh. Thứ ba ngày 18 tháng 11 năm 2008 Buổi sáng chính tả người tìm đường lên các vì sao I. Mục tiêu: - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn văn trong bài “Người tìm đường lên các vì sao”. - Làm đúng các bài tập phân biệt các âm đầu l / n, các âm chính i/iê. II. Đồ dùng dạy - học: Bút dạ, giấy khổ to. III. Các hoạt động dạy - học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: 2 HS lên bảng chữa bài tập. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS nghe - viết: - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả. HS: Cả lớp theo dõi SGK. - Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết tên riêng (Xi - ôn – cốp – xki) và những từ dễ viết sai: nhảy, rủi ro, non nớt, thuở nhỏ. - GV đọc từng câu cho HS viết vào vở. HS: Viết bài vào vở. - GV đọc lại toàn bài cho HS soát lỗi chính tả. - Chấm 7 – 10 bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 2a: Làm theo nhóm. - Mỗi bàn 1 nhóm, làm bài giấy khổ to. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và làm bài theo nhóm. - Đại diện nhóm trình bày kết quả. - Cả lớp và GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc. VD: - Lỏng lẻo, long lanh, lóng lánh, lung linh, lơ lửng, lặng lẽ - Nóng nảy, nặng nề, não nùng, năng nổ, non nớt, nõn nà, nông nổi, no nê + Bài 3a: Làm cá nhân vào vở. HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở. - Một số em làm trên phiếu. - Đại diện lên trình bày. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng: 3a) - Nản chí (nản lòng). - Lý tưởng. - Lạc lối (lạc hướng). 3b) - Kim khâu. - Tiết kiệm - Tim. 4. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Về nhà học bài và làm bài tập. Tin học (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: ý chí – nghị lực I. Mục tiêu: - Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm những từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm “Có chí thì nên”. - Luyện tập mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên, hiểu sâu hơn các từ ngữ thuộc chủ điểm. II. Đồ dùng dạy – học: Phiếu khổ to kẻ sẵn nội dung bài 1. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: Đọc nội dung ghi nhớ bài trước. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập. - Cả lớp đọc thầm, trao đổi theo cặp. - Một số HS làm vào phiếu. - GV và HS nhận xét, chốt lại lời giải đúng. - Đại diện nhóm lên trình bày. a) Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì. b) Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai + Bài 2: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu của bài và suy nghĩ để đặt câu. - GV gọi HS đứng tại chỗ nói câu mình vừa đặt. - 2 HS lên bảng viết câu mình vừa đặt. VD: + Gian khổ không làm anh nhụt chí. + Công việc ấy rất khó khăn. + Bài 3: - Gọi 1 số HS nhắc lại các thành ngữ, tục ngữ đã học, đã biết. HS: Đọc yêu cầu của bài. - Cả lớp suy nghĩ làm vào vở bài tập. - Nối tiếp nhau đọc đoạn văn trước lớp. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại những đoạn văn hay. VD: Bạch Thái Bưởi là nhà kinh doanh rất có chí. Ông đã từng thất bại trên thương trường, có lúc mất trắng tay nhưng ông không nản chí. “Thua keo này, bày keo khác” ông lại quyết chí làm lại từ đầu. 3. Củng cố – dặn dò: - GV biểu dương những HS và nhóm HS làm việc tốt. - Yêu cầu HS ghi lại vào sổ tay từ ngữ những từ ở bài tập 2. Khoa học Nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: - HS phân biệt được nước trong và nước ... lại cách tính diện tích hình chữ nhật. a) Với a = 12 cm; b = 5 cm thì: S = a x b = 12 x 5 = 60 (cm2). Với a = 15 m; b = 10 m thì: S = a x b = 15 x 10 = 150 (m2). b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là: a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x(a x b) = 2 x S. => Vậy khi chiều dài gấp lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần. - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài và làm bài vào vở bài tập. Buổi chiều Luyện từ và câu Câu hỏi và dấu chấm hỏi I. Mục tiêu: - Hiểu tác dụng của câu hỏi, nhận biết 2 dấu hiệu chính tả của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi. - Xác định được câu hỏi trong 1 văn bản, đặt được câu hỏi thông thường. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, bút dạ. III. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên bảng chữa bài tập 1. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Phần nhận xét: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, từng em đọc thầm bài “Người tìm đường đến các vì sao” và phát biểu. - GV treo bảng phụ kẻ 4 cột. Câu hỏi / của ai / hỏi ai / dấu hiệu. Ghi các câu hỏi vào cột câu hỏi. + Bài 2, 3: HS: 1 em đọc to yêu cầu. HS suy nghĩ trả lời, GV ghi kết quả trả lời vào bảng, sau đó 1 em đọc lại bảng. Câu hỏi Của ai Hỏi ai Dấu hiệu 1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Xi - ôn – cốp – xki Tự hỏi mình - Từ vì sao - Dấu chấm hỏi. 2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế? Một người bạn Xi - ôn – cốp – xki - Từ thế nào - Dấu chấm hỏi. 3. Phần ghi nhớ: HS: 3 – 4 HS đọc. 4. Phần luyện tập: + Bài 1: HS: Đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm và làm vào vở bài tập. - GV và cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng (SGV). + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu, đọc cả mẫu. - GV viết lên bảng 1 câu văn. VD: Về nhà, bà kể lại câu chuyện khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. - 1 cặp HS làm mẫu sau đó thực hành hỏi đáp trước lớp. HS1: Về nhà bà cụ làm gì? HS2: Về nhà bà cụ kể lại chuyện xảy ra cho Cao Bá Quát nghe. - Một số HS thi hỏi đáp các câu khác. - GV và cả lớp nhận xét, bình chọn. + Bài 3: HS: Đọc yêu cầu, mỗi em đặt 1 câu hỏi để tự hỏi mình. VD: Vì sao mình không tự giải được bài tập này nhỉ? - Mẹ dặn mình hôm nay phải làm gì đây? - Không biết mình quên bút ở đâu? - GV nhận xét, cho điểm. 5. Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại nội dung ghi nhớ - Về nhà viết lại vào vở 4 câu hỏi tự đặt. Luyện kiến thức toán Luyện tập nhân với số có ba chữ số I. Mục tiêu: - Ôn tập cách nhân với số có 2 chữ số, có 3 chữ số. - Ôn lại các tính chất nhân 1 số với 1 tổng, nhân 1 số với 1 hiệu, tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân. - Tính giá trị của biểu thức số và giải toán trong đó có phép nhân với số có 2, 3 chữ số. II. Đồ dùng dạy học: Vở Bài tập toán 4 II. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: Kỹ thuật tính nhân. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn luyện tập: Bài tập 1(Tr 74): Củng cố đặt tính và tính nhân với số có 2, 3 chữ số. HS: tự đặt tính rồi tính vào vở, kiểm tra chéo cho nhau. Bài tập 2(Tr 74): Củng cố tính giá trị biểu thức, nhân nhẩm với 11 Học sinh tự làm bài rồi nêu kết quả. Bài tập 3(Tr 74): Củng cố nhân một số với một tổng Học sinh tự làm bài rồi chữa bài. Bài tập 4(Tr 74): Vận dụng phép nhân vào giải toán 1 Học sinh làm trên bảng, cả lớp làm vào vở rồi chữa bài 3.Củng cố dặn dò: Giáo viên Củng cố nội dung bài. Dặn dò Học sinh. Thứ ngày . tháng 11 năm 2008 âm nhạc (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Thể dục (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Tập làm văn ôn tập văn kể chuyện I. Mục tiêu: - Thông qua luyện tập, HS củng cố thêm những hiểu biết về 1 số đặc điểm của văn kể chuyện. - Kể được 1 câu chuyện theo đề tài cho trước. Trao đổi được với các bạn về nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở bài và kết thúc câu chuyện. II. Đồ dùng: Bảng phụ. III. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra: Không. C. Bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn ôn tập: + Bài 1: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng: a) Đề 2: Thuộc văn kể chuyện. Đề 1: Văn viết thư. Đề 3: Văn miêu tả. Bài 2, 3: HS: Đọc yêu cầu của đề. - Một số HS nói đề tài câu chuyện mình chọn kể. - HS viết nhanh dàn ý câu chuyện. - Từng cặp HS thực hành kể, trao đổi về câu chuyện vừa kể theo yêu cầu bài. - Thi kể trước lớp. Trao đổi cùng bạn về nhân vật trong truyện / tính cách nhân vật / ý nghĩa câu chuyện, cách mở đầu, kết thúc - GV treo bảng phụ viết sẵn tóm tắt sau và yêu cầu HS đọc: * Văn kể chuyện: - Kể lại 1 chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến 1 hay 1 số nhân vật. - Mỗi câu chuyện cần nói lên 1 điều có ý nghĩa. * Nhân vật: - Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối được nhân hoá. - Hành động lời nói của nhân vật nói lên tính cách của nhân vật. - Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. * Cốt truyện: - Thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. - Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có 2 kiểu kết bài (mở rộng và không mở rộng). 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. - Yêu cầu HS về nhà viết lại tóm tắt những kiến thức về văn kể chuyện để ghi nhớ. Toán Luyện tập chung I. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, củng cố về: + Một số đơn vị đo khối lượng, diện tích, thời gian thường gặp và học ở lớp 4. + Phép nhân với số có 2 hoặc 3 chữ số và 1 số tính chất của phép nhân. + Lập công thức tính diện tích hình vuông. II. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: Lên chữa bài tập. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện tập: + Bài 1: Làm cá nhân. HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ và tự làm vào vở. - 1 em lên bảng làm. - GV và cả lớp nhận xét. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở. - 3 em lên bảng giải. - GV và cả lớp nhận xét, cho điểm. + Bài 3: Tính nhanh. HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài. - 2 em lên bảng làm. a) 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390. b) 302 x 16 + 302 x 4 = 302 x (16 + 4) = 302 x 20 = 302 x 2 x 10 = 604 x 10 = 6040. - GV cùng HS nhận xét, cho điểm. + Bài 4: HS: 1 em đọc đầu bài, cả lớp đọc thầm. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? - GV gọi HS lên bảng chữa bài. - HS khác nhận xét. - Một HS lên bảng giải. - Cả lớp làm vào vở. Bài giải: Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút Mỗi phút 2 vòi nước cùng chảy vào bể là: 25 + 15 = 40 (lít) Sau 75 phút cả 2 vòi chảy được là: 40 x 75 = 3000 (lít) Đáp số: 3000 lít nước. + Bài 5: HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm. - 1 em lên bảng giải. a) S = a x a (nêu lại bằng lời). b) Với a = 25 (m) thì: S = 25 x 25 = 625 (m2) - GV chấm bài cho HS. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm bài tập. Buổi chiều Khoa học Nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm I. Mục tiêu: - HS tìm ra nguyên nhân làm nước ở sông, hồ, kênh, rạch, biển bị ô nhiễm. - Sưu tầm thông tin về nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. - Nêu tác hại của việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khoẻ con người. II. Đồ dùng dạy - học: Hình trang 54, 55 SGK. III. Các hoạt động dạy – học: A. ổn định tổ chức: B. Kiểm tra bài cũ: HS: Đọc bài học. C. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu 1 số nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. * Mục tiêu: (SGV). * Cách tiến hành: HS: Quan sát hình 1 đến hình 8 trang 54, 55 SGK. Tập đặt câu hỏi và trả lời cho từng hình. + Hình nào cho biết nước sông, hồ, kênh, rạch bị nhiễm bẩn? - Hình 1, hình 4. + Nguyên nhân gây nhiễm bẩn trong các hình đó là gì? - Xả rác, phân, nước thải bừa bãi. + Hình nào cho biết nước máy bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân gây nhiễm được mô tả trong hình đó là gì? - Hình 2, nguyên nhân do vỡ ống nước. + Hình nào cho biết nước biển bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? - Hình 3, do vỡ đường ống dẫn dầu làm tràn dầu ra nước + Hình nào cho biết nước mưa bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? + Hình nào cho biết nước ngầm bị nhiễm bẩn? Nguyên nhân? - Hình 7, 8, nguyên nhân do khói bụi, khí thải từ nhà máy, xe cộ - Hình 5, 6, 8 do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, nước thải của nhà máy không qua xử lý + Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước để ở địa phương? HS: Tự nêu. - GV kết luận: mục “Bạn cần biết”. 3. Hoạt động 2: Thảo luận về tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước. - GV chia nhóm và nêu câu hỏi: HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày: + Điều gì sẽ xảy ra khi nguồn nước bị ô nhiễm? - Gây ra nhiều bệnh tật có hại cho sức khoẻ như: tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột - GV kết luận mục “Bạn cần biết”. HS: 2 – 3 em đọc. 4. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. âm nhạc (Giáo viên bộ môn soạn giảng) Hoạt động tập thể giáo dục môi trường I- Mục tiêu: - Giúp HS có những hiểu biết về môi trường, cách bảo vệ môi trường. - Giáo dục ý thức cho HS về bảo vệ môi trường II- Các hoạt động dạy học: 1- Tìm hiểu về môi trường xung quanh em - Nơi em đang ở nguồn nước như thế nào? - Trường em, làng em có trồng cây xanh không? - Không khí nơi em ở có bị khói , bụi không? - Mời đại diện trình bày - GV nhận xét chung 2- Biện pháp bảo vệ môi trường: - Để bảo vệ môi trường con người phải làm gì? - Để trường em , làng xóm em luôn sạch đẹp em phải làm gì? - GV nhận xét bổ xung 3- Củng cố dặn dò. - Nhận xét giờ học - HS thảo luận theo nhóm - Đại diện các nhóm trình bày - Lớp nhận xét - HS thảo luận nhóm đôi - Đại diện nêu ý kiến hoạt động tập thể sơ kết tuần I. Mục tiêu: - HS thấy được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần. - Phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Phát động phong trào thi đua ngày 22/12. II. Nội dung: 1. GV nhận xét những ưu, khuyết điểm: a. Ưu điểm: - Thực hiện đầy đủ quy định của trường, của lớp. - Đi học đều. - Đồ dùng học tập đầy đủ. - Chữ viết có tiến bộ. b. Nhược điểm: - ý thức học tập chưa tốt, trong lớp chưa chú ý nghe giảng, lười làm bài tập ở lớp và ở nhà. Cụ thể là: .. - Một số em viết chữ xấu và sai nhiều lỗi chính tả như: . 2. Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày 22/12: - Phát huy tất cả những ưu điểm đạt được. - Khắc phục những nhược điểm còn tồn tại. - Nâng cao ý thức học tập giành nhiều điểm tốt để chào mừng ngày 22 – 12.
Tài liệu đính kèm: