Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

I- MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng.

* Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

PN: Xi-ôn-cốp-xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, .

* Đọc trôi chảy được toàn bài, nhắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.

* Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.

2. Đọc -hiểu.

* Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ.

* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại ngiười Nga, nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

- Chân dung nhà bác học.

- Tranh, ảnh vẽ khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.

 

doc 14 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 983Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ Hai, ngày 17 tháng 11 năm 2008
tập đọc
người tìm đường lên các vì sao
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng.
* Đọc đúng các từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. 
PN: Xi-ôn-cốp-xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, ...
* Đọc trôi chảy được toàn bài, nhắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ nói về ý chí, nghị lực, khát khao hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki.
* Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Đọc -hiểu.
* Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàng, tâm niệm, tôn thờ.
* Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại ngiười Nga, nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Chân dung nhà bác học.
- Tranh, ảnh vẽ khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc phần chú giải.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
+Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
+ Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ôn-cốp-xki ?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì ?
+ Ông kiên trì thực hiện ước mơ cảu mình như thế nào?
+ Nguyên nhân chính giúp Xi-ôn-cốp-xki thành công là gì ?
+ Đó cũng chính là nội dung đoạn cũn lại
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện.
- Câu chuyện nói gì?
c) Đọc diễn cảm.
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố dặn dò.
- Hỏi : + Câu chuyện giúp em điều gì ?
- Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki ?
- Dặn HS về nhà học bài.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 HS khá đọc cả bài.
- 4 HS tiếp nối nhua đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1 : Từ nhỏ .... đến vẫn bay được
+ Đoạn 2: Để tìm điều .... đến tiết kiệm thôi.
+ Đoạn 3: Đúng là .... đến các vì sao.
+ Đoạn 4: Hơn bốn mươi năm ... đến chinh phục.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Xi-ôn-cốp-xki ước mơ được bay lên bầu trời.
+ Hình ảnh quả bóng không có cánh vẫn bay được đã gợi cho Xi-ôn-cốp-xki tìm cách bay vào không trung.
+ ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+ Xi-ôn-cốp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
+ Để thục hiện ước mơ của mình ông sống rất kham khổ. Ông chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông đã kiên trì nghien cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
+ Xi-ôn-cốp-xki thành công 
+ Tiếp nối nhau phát biểu:
* Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
* Người chinh phục các vì sao.
* Ông tổ của ngành du hành vũ trụ.
* Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- Truyện ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc.
- 3 -5 HS đọc diễn cảm.
- Câu chuyện nói lên từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã ước mơ được bay lên bầu trời.
+ Nhờ kiên trì, nhẫn nại Xi-ôn-cốp-xki đã thành công trong việc nghiên cứu thực hiện ước mơ của mình?
+ Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại.
+ Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý, quyết tâm.
a & b 
 toán
 luyện tập
I- Mục tiêu
Giúp HS:
- Thực hiện phép nhân với số có 2 chữ số.
- A'p dụng nhân với số có 2 chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các BT hướng dãn luyện tập thêm ở tiết trước. Kiểm tra vở BT của 1 số HS.
- GV chữa bài, nhận xét, ghi điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài
2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng lần lượt nêu rõ cách tính của mình.
- GV ghi điểm.
Bài 2.
- GV kẻ bảng số như BT lên bảng. Yêu cầu HS nêu nội dung của từng dòng trong bảng.
- Hỏi: làm thế nào để tìm được số điền vào ô trống trong bảng.
- Điền số nào vào ô trống thứ nhất ?
Bài 3.
- GV 1 HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 4.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV chữa bài, ghi điểm.
Bài 5.
- GV tiến hành tương tự nbư bài 4.
3. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm BT hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
Bài tập:
Tính giá trị của các biểu thức sau:
45 x 32 + 1245 75 x 18 + 75 x 21 12 x ( 27+46) - 1567
- 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
- HS nêu cách tính.
- Thay giá trị của m vào biểu thức mx78 để tính giá trị của biểu thức này, được bao nhiêu viết vào ô trống tương ứng.
- HS: Với m=3 thì a x 78 = 3 x78 = 234, vậy điền số 234 vào ô trống thứ nhất.
- HS làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
a & b 
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ: ý chí - nghị lực
I- Mục tiêu
- Củng cố và hệ thống hóa các từ ngữ đã học trong các bài thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ thuộc chủ điểm Có chí thì nên.
- Ôn luyện về danh từ, động từ, tính từ.
- Luyện viết đoạn văn theo chủ đề Có chí thì nên. Câu văn đúng ngữ pháp, giàu hình ảnh, dùng từ hay.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng tìm những từ ngữ miêu tả mức độ khác nhau của đặc điểm sau: xanh, thấp, sướng.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Chia nhóm 4 HS . Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và tìm từ. GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- Gọi các nhóm khác bổ sung.
a) Các từ nói ý chí, nghị lực của con người.
b) Các từ nói lên những thử thách đối với ý chí, nghị lực của con người.
Quyết chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, kiên nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên quyết, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng.
Khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao, gian truân, thử thách, thách thức, chông gai. ...
Bài 2.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi 1 HS đọc câu- đặt câu với từ.
+ HS tự chọn trong số từ đã tìm được thuộc nhóm a.
- HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó yêu cầu HS khác đọc câu có cùng với từ của bạn để giới thiệu được nhiều câu khác nhau với 1 từ.
Bài 3.
- Hỏi:+ Đoạn văn yêu cầu viết về nội dung gì ?
+ Bằng cách nào em biết được người đó?
- Hãy đọc lại các câu tục ngữ, thành ngữ đã học hoặc đã viết có nội dung Có chí thì nên.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS tự làm bài. 
- Gọi HS trình bày đoạn văn. GV nhận xét, sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho từng HS.
3. Củng cố , dặn dò.
- Dặn HS viết lại các từ ngữ ở BT1 và viết lại đoạn văn và chuẩn bị bài sau : Câu hỏi và dấu chấm hỏi
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Hoạt động nhóm.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
- HS tự làm bài tập vào vở nháp hoặc vở BTTV4.
- HS có thể đặt:
+ Người thành đạt đều là người rất biết bền chí trong sự nghiệp của mình.
+ Mỗi lần vượt qua gian khó là mỗi lần con người được trưởng thành.
+ Viết về 1 người do có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử thách, đạt được thành công.
a & b 
 Thứ Tư, ngày19 tháng 11 năm 2008
tập đọc
văn hay chữ tốt
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng.
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những chỗ nói về cái hại của chữ xấu và khổ công trèn chữ của Cao Bá Quát.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung và nhân vật.
2. Đọc-hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ :khẩn khoản, huyện đường, ân hận, ..
- Hiểu nội dung bài : ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu của Cao Bá Quát. sau khi hiểu chữ xấu rất có hại, Cao Bá Quát đã dốc sức rèn kuyện, trở thành người nổi danh văn hay chữ tốt.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa bài tập đọc trang 129, SGK.
- Một số vở sạch chữ đẹp của HS trong trường.
- Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài Người tìm đường lên các vì sao và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Yêu cầu 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng đoạn.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao thuở đi học, Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
+ Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì ?
+ Thái độ của ông ra sao khi nhận lời giúp bà cụ?
+ Sự việc gì xảy ra đã làm ông phải ân hận ?
+ Theo em, khi bà cụ bị quan thét lính đuổi về, ông có cảm giác như thế nào?
- Đoạn 2 có nội dung chính là gì ?
- yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cao Bá Quát quyết chí luyện chữ viết như thế nào?
+ Qua việc luyện chữ em thấy ông là người thế nào?
+ Theo em, nguyên nhân nào khiến ông nổi danh khắp nước ?
- Gọi HS đọc toàn bài. Cả lớp theo dõi và trả lời câu hỏi 4.
- Hỏi: Câu chuyện nói lên điều gì?
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Yêu cầu HS đọc phân vai.
- Tổ chức cho HS thi đọc.
- Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- Cho HS xem những vở sạch chữ đẹp của HS trong trường để các em có ý thức viết chữ đẹp.
- Dặn HS về nhà học bài Chú đất nung.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- 1 HS khá đọc.
- HS tiếp nối nhau đọc theo trình tự.
+ Đoạn 1: Thuở đi học ... đến xin sẵn lòng.
+ Đoạn 2 : Lá đơn viết ... đến sa ... 
+ Chính tả, hình thức trình bày văn bản.
+ GV nêu các lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình bày bài văn, chính tả, ...
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến. Yêu cầu HS thảo luận, páh hiện lỗi, tìm cách sửa lỗi.
2. Hướng dẫn chữa bài.
3. học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt.
4. Hướng dẫn viết lại 1 đoạn văn.
- Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi :
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+ Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+ Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt.
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+ Kết bài không mở rộng viết lại thành kết bài mở rộng.
- Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn cảu HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng có thể viết được văn hay.
Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau Ôn tập văn kể chuyện.
- Xem lại bài cảu mình.
- 3 đến 5 HS đọc.
- Tự viết lại đoạn văn.
- 5 đến 7 HS đọc lại đoạn văn của mình.
a & b 
 Thứ Sỏu, ngày 21tháng 11 năm 2008
toán
luyện tập
I- Mục tiêu
Giúp HS:
- Nhân với số có 2, 3 chữ số.
- A'p dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép nhân, tính chất nhân 1 số với 1 tổng.
- Tính giá trị của biểu thức số, giải bài toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng làm các BT luyện tập thêm.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- Chữa bài và yêu cầu HS :
+ Nêu cách nhẩm 345 x 200.
+ Nêu cách thực hiện tính 327 x 24.
 Bài 2.
- Yêu cầu nêu đề bài, sau đó tự làm bài.
a) 95 + 11 x 206 b) 95 x 11 + 206 c) 95 x 11 x 206
= 95 + 2266 = 1045 + 206 = 1045 x 206
= 2361 = 1251 = 215270
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
Bài 3.
- Hỏi: BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV chữa bài. Hỏi :
+ Em đã áp dụng tính chất gì để biến đổi 142 x 12 + 142 x 18 = 142 x ( 12 + 18 ) hãy phát biểu tính chất đó?
- GV hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
- Gv có thể hỏi thêm về cách nhân nhẩm 142 x 30.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Bàu 4.
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, chú ý nhắc HS cả 2 cách giải.
Bài 5.
- Gọi Hs đọc đề bài.
- Hỏi: Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích của hình được tính như thế nào?
- Yêu cầu làm phần a.
- Hướng dẫn làm phần b:
+ Gọi chiều dài ban đầu là a, khi tăng lên 2 lần thì chiều dài mới là ?
+ Khi đó diện tích của hình chữ nhật mới là bao nhiêu ?
- Vậy khi tăng chiều dài lên 2 lần, chiều rộng giữ nguyên thì diện tích tăng 2 lần.
3. Củng cố, dặn dò.
- Về nhà học bài, làm bài rèn luyện thêm.
- Bài 1.
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
245 x 11 + 11 x 365
78 x 75 + 75 x 89 + 75 x 123.
2 x 250 x 50 x 8
- Bài 2. 
Một thửa ruộng hình chữ nhật có nửa chu vi là 260m, chiều rộng kém chiều dài 40m. Trên thửa ruộng đó người ta trồng rau, biết 10 mét vuông thu được 25kg rau. Hỏi cả thửa ruộng thu được bao nhiêu kg rau?
- 3 HS lên bảng làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Nhẩm : 345 x 2 = 690; vậy 345 x 200 = 69000.
- 2 Hs lần lựơt nêu trước lớp.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- Yêu cầu ta tính giá trị biểu thức bằng cách thuận lợi nhất.
- 3 HS lên bảng làm bài.
+ A'p dụng tính chất 1 số nhân với 1 tổng.
b) A'p dụng tính chất 1 số nhân với 1 hiệu.
c) A'p dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- 1HS lên bảng làm bài.
- 1 HS đọc đề bài.
- Diện tích của hình chữ nhật là :
S = a x b
- Nếu a = 12cm và b = 5 cm thì :
S = 15 x 10 = 150 (cm2 )
+ Chiều dài mới là a x 2.
+ Là ( a x 2 ) x b = 2 x ( a x b ) = 2 x S
luyện từ và câu.
câu hỏi và dấu chấm HỎI.
I- Mục tiêu
- Hiểu tác dụng của câu hỏi.
- Biết dấu hiệu chính của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
- Xác định được câu hỏi trong đoạn văn.
- Biết đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng phụ ghi sẵn đáp án phần nhận xét.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực nên đã đạt được thành công.
- Gọi 3 HS lên bảng đạt câu với 2 từ ở BT1.
- Nhận xét câu, đoạn văn của từng HS và cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS phát biểu. GV có thể ghi nhanh câu hỏi lên bảng.
Bài 2,3.
- Hỏi:+ Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
+ Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi ?
+ Câu hỏi dùng để làm gì ?
+ Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu.
+ Câu hỏi hay còn gọi câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết.
+ Phần lớn câu hỏi là để hỏi người khác, nhưng cũng có khi là để tự hỏi mình.
+ Câu hỏi thường có các nghi vấn ai, gì, nào , sao không . Khi viết cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
2.3. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc câu hỏi để hỏi người khác và tự hỏi mình.
- Nhận xét câu HS đặt, khen những em đặt hay, đúng.
2.4. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Viết bảng câu văn : Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận.
- Gọi 2 HS giỏi lên thực hành hỏi-đáp mẫu hoặc GV hỏi- 1 HS trả lời.
- Yêu cầu Hs thực hành hỏi-đáp theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét về cách đặt câu hỏi, ngữ điệu trình bày và cho điểm HS.
Ví dụ:
1) Từ đó, ông dóc sức luyện viết chữ sao cho đẹp .
1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì ?
2. Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ ?
3. Từ khi nào, Cao Bá Quát dốc sức luyện viết chữ?
2) Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
1. Cao Bá Quát luyện chữ vào thời gian nào?
2. Ông cầm que vạch lên cột nhà để làm gì ?
3. Để luyện chữ cho cứng cáp Cao Bá Quát đã làm gì ?
3) Ông nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt.
1. Ai nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt ?
2. Cao Bá Quát nổi danh là người như thế nào ?
3. Vì sao Cao bá Quát nổi danh là người văn hay chữ tốt ?
Bài 3.
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS tự đặt câu.
- Gọi HS phát biểu.
- Nhận xét, tuyên dương HS đặt câu hay, hỏi đúng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi : Nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết câu hỏi?
- Dặn HS về nhà học bài và viết 1 đoạn văn ngắn trong đó có sử dụng câu hỏi.
- 3 HS đọc đoạn văn.
- 3 HS lên bảng viết.
- Lắng nghe.
- Các câu hỏi:
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được ?
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghiệm như thế ?
+ câu hỏi 1 là của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
+ Câu hỏi 2 là của 1 người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
+ Các câu hỏi này đều có dấu chấm hỏi và từ để hỏi Vì sao? Như thế nào?
+ Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
+ Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
- Đọc và lắng nghe.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
* Mẹ ơi, sắp ăn cơm chưa ?
* tại sao mình lại quên nhỉ ?
* Minh này, cậu có mang hai bút không?
* Tại sao tự nhiên lại mất điện nhỉ ?
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm 4.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Đọc thầm câu văn.
- 2 HS thực hành hoặc 1 HS thực hành cùng GV.
- 2 HS ngồi cùng bàn thực hành trao đổi.
- 2 đến 5 cặp HS trình bày.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Lần lượt nói câu của mình 
+ Mình để bút ở đâu?
+ cái kính của mình đâu rồi ?
a & b 
tập làm văn
ôn tập văn kể chuyện
I- Mục tiêu
- Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện.
- Kể được câu chuyện theo đề bài cho trước.
- Trao đổi với bạn để hiểu được nội dung, ý nghĩa, nhân vật, kiểu mở bài và kết bài trong bài văn kể chuyện của mình.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn ôn luyện.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu.
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì ? Vì sao?
+ Kết luận : Trong 3 đề bài trên, chỉ có đề 2 là văn kể chuyện. Vì khi làm bài đề văn này, các em phải chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa,...của truyện. Nhân vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo.
Bài 2,3
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS phát biểu về đề tài của mình chọn.
a) Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp.
- GV treo bảng phụ.
 Văn kể chuyện
 Nhân vật
 Cốt truyện
b) Kể trước lớp.
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- dặn HS về nhà ghi lại các kiến thức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau Thế nào là miêu tả.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài yêu cầu viết thư thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- 2 HS cùng kể chuện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có cuối, liên qua đến một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, ... được nhân hóa.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ ... của nhana vật nói lên tính cách nhana vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật.
- Cốt truyện thường có 3 phần: mở đầu-diến biến - kết thúc.
- Có hai kiểu mở bài. Có hai kiểu kết bài.
a & b 
sinh hoạt lớp
I/ Sơ kết công tác tuần qua:
	- Đánh giá những công tác đã làm được.
	- Tuyên dương những em đã có thành tích tốt trong học tập cũng như rèn luyện hạnh kiểm.
II/ Công tác tuần đến:
	1/ Về nền nếp học tập : 
	Cần chú ý việc học và soạn bài ở nhà.
	2/ Công tác khác :
	-Củng cố nền nếp quy định
	- Đôi bạn giúp nhau tiến bộ.
	- Thi vở sạch chữ đẹp.
	- Phát động phong trào thi đua học tập giữa các tổ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan13-sang.doc