1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV nhận xét.
3.Bài mới:
a).Giới thiệu bài:
- “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
b).Giảng bài
* Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3 - SGK/19
- GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
+ Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1.
+ Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2.
- GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4 - SGK/20)
- GV nêu yêu cầu bài tập 4.
+ Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
- GV gọi vài HS trình bày.
- GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn.
* Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20)
- GV mời HS trình bày trước lớp.
GV kết luận chung : + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
+Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong khung.
- Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau.
TUẦN 13 Thứ Hai ngày 01 tháng 12 năm 2008 ĐẠO ĐỨC : HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ ( t 2 ) I.MỤC TIÊU: - Hiểu công lao sinh thành, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ và bổn phận của con cháu đối với ôngg bà, cha mẹ. - Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống. - Kính yêu ông bà, cha mẹ. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - SGK Đạo đức lớp 4 - Giấy bút vẽ cho mỗi nhóm. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động day Hoạt động học 1.Ổn định: 2.Kiểm tra bài cũ : - GV nhận xét. 3.Bài mới: a).Giới thiệu bài: - “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” b).Giảng bài * Hoạt động 1: Đóng vai bài tập 3 - SGK/19 - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm + Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. + Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. * Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4 - SGK/20) - GV nêu yêu cầu bài tập 4. + Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - GV gọi vài HS trình bày. - GV khen những HS đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các HS khác học tập các bạn. * Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được (Bài tập 5 và 6- SGK/20) - GV mời HS trình bày trước lớp. GV kết luận chung : + Ông bà, cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người. +Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. 4/ Củng cố - Dặn dò: - Gọi HS đọc ghi nhớ trong khung. - Thực hiện những việc cụ thể hằng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - Về xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau. - 2 HS trả lời. - HS nhận xét. - Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận và nhận xét về cách ứng xử (Cả lớp). - HS thảo luận theo nhóm đôi. - HS trình bày cả lớp trao đổi. - HS trình bày. - 3 HS đọc. - HS cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện. TẬP ĐỌC: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. MỤC TIÊU: Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng phương ngữ. -PB: Xi-ôn-côp-xki, dại dột, rủi ro, lại làm nảy ra, non nớt,. -PN: Xi-ô-côp-xki, cửa sổ, ngã gãy chân, rủi ro, hàng trăm lần, Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ nói về nghị lực, khao khát hiểu biết của Xi-ôn-côp-xki . Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với với nội dung bài. Hiểu: Hiểu nội dung bài: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại người Nga đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. Hiểu nghĩa các từ ngữ: thiết kế, khí cầu, sa hoàn tâm niệm, tôn thờ, II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Chân dung nhà bác học Xi-ôn-côp-xki. Tranh ảnh, vẽ khinh khí cầu, con tàu vũ trụ. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. KTBC: 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - HS đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng (nếu có) -Gọi HS đọc phần chú giải. -GV giới thiệu thêm hoặc gọi HS giới thiệu tranh (ảnh) về khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ. -Gọi HS đọc cả bài. -GV đọc mẫu, chú ý cách đọc: +Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. +Nhấn giọng những từ ngữ: gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục * Tìm hiểu bài: - HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Đoạn 1 cho em biết điều gì? -Ghi ý chính đoạn 1. - HS đọc đoạn 2,3 trao đổi và trả lời câu hỏi. -Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? +Đó cũng chính là nội dung đoạn 2,3. Ghi bảng ý chính đoạn 2,3. - HS đọc đoạn 4, trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. -Ý chính của đoạn 4 là gì? -Ghi ý chính đoạn 4. +En hãy đặt tên khác cho truyện. -Câu truyện nói lên điều gì? -Ghi nội dung chính của bài. * Đọc diễn cảm: - HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc. -Tổ chức có HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS. -Tổ chức cho HS thi đọc toàn bài. -Nhận xét và cho điểm học sinh. 3. Củng cố – dặn dò: -Câu truyện giúp em hiểu điều gì? -Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ô-côp-xki. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài. - HS lên bảng đọc bài. -Quan sát và lắng nghe. -4 HS đọc theo trình tự. +Đoạn 1: Từ nhỏ bay được. + Đoạn 2: Để tìm tiết kiệm thôi. +Đoạn 3: Đúng là vì sao +Đoạn 4: Hơn đến chinh phục. -1 HS đọc thành tiếng. -Giới thiệu và lắng nghe. -2 HS đọc toàn bài. -1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi. +Đoạn 1 nói lên mơ ước của Xi-ôn-côp-xki. -2 HS nhắc lại. -2 HS đọc. Cả lớp đọc thầm. HS thảo luận cặp đôi và trả lời. + Xi-ôn-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó. -2 HS nhắc lại. -1 HS đọc, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. +Đoạn 4 nói lên sự thành công của Xi-ôn-côp-xki. -1 HS nhắc lại. *Ước mơ của Xi-ôn-côp-xki. *Người chinh phục các vì sao. *Ông tổ của ngành du hành vũ trụ. *Quyết tâm chinh phục bầu trời. -Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ôn-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bĩ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. -4 HS đọc như đã hướng dẫn. -HS luyện đọc theo cặp. -3 đến 5 HS thi đọc diễn cảm. -3 HS thi đọc toàn bài. -Từ nhỏ Xi-ôn-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời. -Nhờ kiên trì, nhẫn nại ông đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình. + Xi-ôn-côp-xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. +Làm việc gì cũng phải kiên trì nhẫn nại. +Làm việc gì cũng phải toàn tâm, toàn ý quyết tâm. TOÁN: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I.MỤC TIÊU : - Giúp HS: Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 -Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Phép nhân 27 x 11 ( Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 ) -Viết phép tính 27 x 11. -Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. -Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên. -Khi nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. -Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 - HS nhân nhẩm 41 với 11. -GV nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27 ,41 đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48 ,57 , thì ta thực hiện thế nào ? c.Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số nhỏ hơn hoặc bằng 10) -Viết lên bảng phép tính 48 x 11. -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẫm x 11. -Vậy kết quả phép nhân 48 x 11 = 528. -Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. -Yêu cầu HS thực hiện nhân nhẫm 75 x 11. d) Luyện tập , thực hành Bài 1 - HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở. -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 - HS đọc đề bài -Yêu cầu HS làm bài vào vở. Nhận xét cho điểm học sinh Bài 4 - HS đọc đề bài: Để biết được câu nào đúng, câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có ùtrong mỗi phòng họp, sau đó so sánh và rút ra kết quả. 4.Củng cố, dặn dò : -Nhạân xét tiết học. -Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. -HS nghe. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp -Đều bằng 297. -HS nêu. -Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. -HS nhẩm -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình -HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp -Bằng 48. -HS nêu. -2 HS lần lượt nêu. -HS nhân nhẩm và nêu cách nhân trước lớp. Làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra -HS đọc đề bài -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở -HS nghe GV hướng dẫn và làm bài ra nháp Phòng A có 11 x 12 = 132 người Phòng B có 9 x 14 = 126 người Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. -HS cả lớp. BÀI 13 : VẼ TRANG TRÍ : TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM I/ MỤC TIÊU : HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống. HS biết cách vẽ và trang trí được đường diềm theo ý thích HS có ý thức làm đẹp trong cuộc sống. II/ CHUẨN BỊ : GV : -Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm Một số bài trang trí đường diềm của HS lớp trước Một số hoạ tiết để ... nhóm. - HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. -GV treo bảng phụ. Văn kể chuyện Nhân vật Cốt truyện Kể trước lớp: -Tổ chức cho HS thi kể. -Học sinh lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3. -Nhận xét, cho điểm từng HS. 3. Củng cố - dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà ghi những kiến tức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau. -1 HS đọc yêu cầu trong SGK. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. -Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. +Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. +Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. -Lắng nghe. -2 HS đọc từng bài. -2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. -Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật, nói lên một điều có ý nghĩa. -Hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật nói lên tính cách nhân vật. -Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu của nhân vật. -Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. -3 đến 5 HS tham gia thi kể. -Hỏi và trả lời về nội dung truyện. TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU : Giúp học sinh -Củng cố về đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích đã học. -Kĩ năng thực hiện tính nhân với số có hai, ba chữ số. -Các tính chất của phép nhân đã học. -Lập công thức tính diện tích hình vuông. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : -Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1.Ổn định : 2.KTBC : 3.Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - HS tự làm bài -GV sửa bài yêu cầu 3 HS vừa lên bảng trả lời về cách đổi đơn vị của mình : -GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 2 - HS làm các bài: a) 268 x 235 b) 475 x 205 c) 45 x 12 + 8 ; 45 x (12 + 8) -GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 3 -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? -GV nhận xét và cho điểm HS. a) 2 x 39 x 5 b ) 302 x 16 + 302 x 4 c) 769 x 85 – 769 x 75 = ( 2 x 5 ) x39 = 302 x ( 16 + 4 ) = 769 x ( 85 – 75 ) = 10 x39 = 302 x 20 = 769 x 10 = 390 = 6 040 = 7 690 Bài 4 - HS đọc đề bài, tóm tắt bài toán +Để biết sau 1 giờ 15 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít chúng ta phải biết gì ? -Cho HS làm bài vào vở -Cách làm trên có thuận tiện không ? Bài 5 -Các em hãy nêu cách tính diện tích hình vuông ? * Vậy ta có công thức tính diện tích hình vuông là : S = a x a -Yêu cầøu HS tự làm phần b. -Nhận xét bài làm của một số HS 4.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. -HS lên bảng làm bài, lớp theo nhận xét bài làm của bạn. - 3 HS lên bảng làm 1 phần, mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở. - HS lên bảng trả lời -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở. -1 HS nêu. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần, cả lớp làm bài vào vở . - HS đọc đề toán. +Phải biết sau 1 giờ 15 phút mỗi vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó tính tổng số lít nước của mỗi vòi . +Phải biết 1 phút cả 2 vòi chảy được bao nhiêu lít nước, sau đó nhân lên với tổng số phút -1 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 cách, cả lớp làm bài vào vở -Cách này thuận tiện hơn, chúng ta chỉ cần thực hiện 1 phép tính cộng và 1 phép tính nhân. -Muốn tính diện tích hình vuông chúng ta lấy cạnh nhân cạnh. -Là a x a -HS ghi nhớ công thức. -HS làm bài vào vở. -HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau. KHOA HỌC NGUYÊN NHÂN LÀM NƯỚC BỊ Ô NHIỄM I/ MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu những nguyên nhân làm nước bị ô nhiễm. -Biết những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nước ở địa phương. -Nêu được tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm đối với sức khỏe của con người. -Có ý thức hạn chế những việc làm gây ô nhiễm nguồn nước. II/ ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 54, 55 (phóng to nếu có điều kiện). III/ HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Những nguyên nhân làm ô nhiễm nước. Cách tiến hành: -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -HS các nhóm quan sát các hình minh hoạ 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 trang 54 / SGK, Trả lời 2 câu hỏi sau: 1) Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 2) Theo em, việc làm đó sẽ gây ra điều gì ? -GV theo dõi câu trả lời của các nhóm để nhận xét, tổng hợp ý kiến. * Kết luận: Có rất nhiều việc làm của con người gây ô nhiễm nguồn nước. Nước rất qua trọng đối với đời sống con người, thực vật và động vật, do đó chúng ta cần hạn chế những việc làm có thể gây ô nhiễm nguồn nước. * Hoạt động 2: Tìm hiểu thực tế. Cách tiến hành: -Các em về nhà đã tìm hiểu hiện trạng nước ở địa phương mình. Theo em những nguyên nhân nào dẫn đến nước ở nơi em ở bị ô mhiễm ? -Trước tình trạng nước ở địa phương như vậy. Theo em, mỗi người dân ở địa phương ta cần làm gì ? * Hoạt động 3: Tác hại của nguồn nước bị ô nhiễm. Cách tiến hành: -GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -Yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi: Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật ? -GV nhận xét câu trả lời của từng nhóm. Nguồn nước bị ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người, thực vật, động vật. Đó là môi trường để các vi sinh vật có hại sinh sống. Chúng là nguyên nhân gây bệnh và lây bệnh chủ yếu. Vì vậy chúng ta phải hạn chế những việc làm có thể làm cho nước bị ô nhiễm. 3.Củng cố - dặn dò: -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết, tìm hiểu xem gia đình hoặc địa phương mình đã làm sạch nước bằng cách nào ? -2 HS trả lời. -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -HS quan sát, trả lời: - HS Trả lời 2 câu hỏi. -HS lắng nghe. -HS suy nghĩ, tự do phát biểu: +Do nước thải từ các chuồng, trại, đổ trực tiếp xuống sông, từ nhà máy chưa được xử lí, do khói, khí thải từ nhà máy chưa được xử lí thải lên trời, nước mưa có màu đen, nước thải đổ xuống cống, đổ rác xuống sông. +Do gần nghĩa trang. +Do sông có nhiều rong, rêu, nhiều đất bùn không được khai thông. -HS phát biểu. -HS tiến hành thảo luận -Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. * Nguồn nước bị ô nhiễm là môi trường tốt để các loại vi sinh vật sống như: rong, rêu, tảo, bọ gậy, ruồi, muỗi, Chúng phát triển và là nguyên nhân gây bệnh và lây lan các bệnh: Tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, đau mắt hột, -HS quan sát, lắng nghe. -HS cả lớp. LỊCH SỬ : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077) I.MỤC TIÊU : -HS biết trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý. -Tường thuật sinh động trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Cầu. -Ta thắng được quân Tống bởi tinh thần dũng cảm và trí thông minh của quân dân. Người anh hùng tiêu biểu của cuộc kháng chiến này là Lý Thường Kiệt. II.CHUẨN BỊ : -PHT của HS. -Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai. III.HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn định: 2.KTBC : 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : *Hoạt động nhóm đôi : GV phát PHT cho HS. -GV giới thiệu về Lý Thường Kiệt: Sinh năm 1019, mất năm 1105. Ôâng là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, là người giàu mưu lược, có biệt tài làm tướng, làm quan 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Có công lớn trong KC chống giặc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta. -GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau: +Để xâm lược nước Tống. +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao? -GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất. *Hoạt động cá nhân : -GV treo lược đồ và trình bày diễn biến. -GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống. -GV nhận xét, kết luận *Hoạt động nhóm : -HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng . được giữ vững. -Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến? - HS thảo luận. -GV kết luận. *Hoạt động cá nhân : -Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến. -GV nhận xét, kết luận. 4.Củng cố : -Cho 3 HS đọc phần bài học. -GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” ù cho HS đọc diễn cảm bài thơ này. 5.Tổng kết - Dặn dò: *Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ 2 thắng lợi đánh dấu trình độ quân sự cao của quân và dân ta. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống đã góp phần giữ trọn nền độc lập của dân tộc. -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”. - HS đọc và trả lời câu hỏi -HS lắng nghe. -2 HS đọc -HS thảo luận. -Ý kiến thứ hai đúng. -2 HS lên bảng chỉ lược đồ và trình bày. HS theo dõi HS thảo luận và trả lời. HS trình bày -HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -HS trình bày. -HS khác nhận xét. -HS đọc -HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: