Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Trường Đông A

Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Trường Đông A

I.MỤC TIÊU

 -Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

 -Đọc diễn cảm bài thơ giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.

-Hiểu nội dung bài: bài thơ thể hiện bức tranh chợ tết miền trung du màu sắc và vô cùng sinh động dã nói lên cuộc sống sinh động vui vẻ,êm đềm hạnh phúc của một phiên chợ tết.thuộc vài câu thơ yêu thích.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 -Tranh SGK, bảng phụ.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1.Hoạt động 1: KTBC

Gv gọi học sinh đọc bài Rầu riêng và trả lời câu hỏi.

Nhận xét – ghi điểm

 

doc 28 trang Người đăng hungtcl Lượt xem 773Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch giảng dạy lớp 4 - Tuần 22 - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
THỨ HAI, NGÀY 13 THÁNG 2 NĂM 2012
TẬP ĐỌC
TIẾT 44: CHỢ TẾT
I.MỤC TIÊU
 -Đọc trôi chảy, rành mạch toàn bài. Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
 -Đọc diễn cảm bài thơ giọng chậm rãi, nhẹ nhàng.
-Hiểu nội dung bài: bài thơ thể hiện bức tranh chợ tết miền trung du màu sắc và vô cùng sinh động dã nói lên cuộc sống sinh động vui vẻ,êm đềm hạnh phúc của một phiên chợ tết.thuộc vài câu thơ yêu thích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh SGK, bảng phụ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: KTBC
Gv gọi học sinh đọc bài Rầu riêng và trả lời câu hỏi.
Nhận xét – ghi điểm 
Tuyên dương – nhận xét chung.
2. Hoạt động 2: Luyện đọc
 -1 Hs giỏi đọc toàn bài.
- Gọi HS đọc từ ngữ dưới bài.
 -Gv chia bài làm 4 đoạn.
	+Đoạn 1 : Từ đầuchợ tết.
	+Đoạn 2: ..Tiếp theo .cười lặng.
	+Đoạn 3: Tiếp theo.giọt sữa.
	+Đoạn 4: Còn lại.
 -Hs tiếp nối nhau đọc lần 1.
 -Gv viết bảng 1 số từ Hs phát âm sai, hướng dẫn phát âm lại.
 -HS đọc tiếp nối lần 2.
 -GV kết hợp giải nghĩa từ ngữ mới có trong mỗi đoạn.
 -Hs luyện đọc theo nhóm đôi.
 -2 Hs đọc lại cả bài.
 -Gv hướng dẫn giọng đọc và đọc mẫu toàn bài.
 	3.Hoạt động 3: Tìm hiểu bài.
 -Yêu cầu Hs đọc thầm toàn bài thơ và trả lời câu hỏi.
	+Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh như thế nào ?
	+Mỗi người đi chợ tết ở những dáng vẻ ra sao ?
	+Bên cạnh dáng vẻ riêng những người đi chợ tết có điểm gì chung?
	+Bài thơ là một bức tranh giàu màu sắc về chợ tết, em hãy tìm những từ ngữ đã tạo nên bức tranh giàu màu sắc ấy ?
	+Các màu hồng , đỏ, tía, thắm son, có cùng gam màu gì ? Dùng những từ như vậy có mục đích gì ?
 	4.Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ
 -Gọi 4 em đọc tiếp nối 4 đoạn của bài.
 -GV treo bảng phụ đọcn đọc diễn cảm “ Họ vui vẻ.giọt sữa”
 -Trong đạon này đọc như thế nào ? nhấn giọng những từ ngữ nào ?
 -Hs đọc nhóm đôi. 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn thơ.
 -Hs đọc thuộc lòng bài thơ.
 -1 số Hs thi đua đọc thupộc lòng theo từng khổ thơ và cả bài.
5.Hoạt động nối tiếp:
 - Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
 -GV liên hệ và giáo dục HS qua nội dung bài học.
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. CB: Hoa học trò
*****************************
KHOA HỌC
TIẾT 44 : ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG (Tiết 2)
I.MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
Sau bài học, HS có thể nêu được ví dụ về:
Tác hại của tiếng ồn: tiếng ồn ảnh hưởng đeến sức khỏe (đau đầu, mất ngủ); gây mất tập trung trong công việc, học tập
Một số biệt pháp chống tiếng ồn.
Thực hiện các quy định không gây ôn nơi công cộng.
Biết cách phòng chống tiếng ồn trong cuộc sống: bịt tai khi nghe an thanh quá to , Đóng cửa để ngăn tiếng ồn 
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Chuẩn bị theo nhóm: tranh ảnh về các loại tiếng ồn và việc phòng chống.
Phiếu học tập: Những việc nên làm và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nguồn gây tiếng ồn
Mục tiêu: HS nhận biết được một số loại tiếng ồn
 GV đặt vấn đề: có những âm hanh chúng ta ưa thích và muốn ghi lại để thưởng thức. Tuy nhiên có những âm thanh chúng ta không ưa thích (chẳng hạn tiếng ồn) và cần phải tìm cách phòng tránh
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát các hình trang 88 để nêu lên các loại tiếng ồn 
GV nhận xét
GV yêu cầu HS nêu thêm những loại tiếng ồn ở trường và nơi HS sinh sống
GV giúp HS phân loại những tiếng ồn chính và hỏi: Tiếng ồn do đâu mà có? 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống
Mục tiêu: HS nêu được một số tác hại của tiếng ồn và biện pháp phòng chống 
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4, quan sát các hình trang 88 và tranh ảnh do các em sưu tầm để thảo luận về các tác hại và cách phòng chống tiếng ồn
+ Tiếng ồn gây ra tác hại gì?
+ Làm thế nào để giảm bớt tiếnh ồn?
GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng, nhận xét
Hoạt động 3: Nói về các việc nên/không nên làm để góp phần chống tiếng ồ cho bản thân và những người xung quanh
GV phát phiếu học tập cho các nhóm yêu cầu HS thảo luận trong nhóm về những việc nên và không nên làm để góp phần chống ô nhiễm tiếng ồn ở lớp, ở nhà và ở nơi công cộng
GV nhận xét 
Củng cố Dặn dò: Tiếng ồn gây ra tác hại gì?
+ Làm thế nào để giảm bớt tiếnh ồn?
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Về nhà học bài và chuẩn bị bài: Ánh sáng
*****************************
TỐN
Tiết 110: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : 
- Biết so sánh hai phân số.
- GD HS tính tích cực, tự giác trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Giáo viên : Tranh minh hoạ tiết học trước. Phiếu bài tập.
III. Hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra bài cũ :
- Muốn so sánh hai phân số cùng mẫu số ta làm sao?
- Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm sao?
- Nhận xét
2. Bài mới: 
 a) Giới thiệu bài:
b) Luyện tập :
Bài 1 : (bỏ bài 1d)
+ HS nêu ví dụ a và b.
+ Hướng dẫn HS cả lớp làm mẫu một bài về cách thực hiện ở mỗi phép tính.
 So sánh : và 
- Ta cĩ : ; nên < 
- Câu c yêu cầu HS tự làm bài vào vở. 
- Gọi hai em lên bảng sửa bài.
+ HS nêu giải thích cách so sánh.
- HS khác nhận xét bài bạn.
Bài 2 : (bỏ bài 2c)
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Ghi bảng so sánh : và 
- HS thảo luận theo nhĩm để tìm ra các cách so sánh.
- HS đọc kết quả và giải thích cách so sánh.
+ Các phép tính cịn lại yêu cầu HS suy nghĩ và tự tực hiện vào vở.
+ Gọi HS chữa bài trên bảng.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận ghi điểm từng học sinh.
Bài 3 :
+ HS đọc ví dụ trong SGK.
- Hướng dẫn HS cách so sánh hai phân số cĩ tử số bằng nhau.
- Gọi ý để HS rút nhận xét về so sánh hai tử số bằng nhau.
- GV ghi bảng nhận xét, gọi HS nhắc lại. 
 - Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở các phép tính cịn lại. 
- Gọi HS đọc bài làm.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét bài làm học sinh.
Bài 4 : (Dành cho HS khá, giỏi)
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Muốn sắp xếp đúng các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- Yêu cầu lớp tự suy nghĩ làm vào vở. 
+ Hướng dẫn HS cần trình bày và giải thích rõ ràng trước khi xếp.
- HS lên bảng xếp các phân số theo thứ tự đề bài yêu cầu.
- Gọi em khác nhận xét bài bạn
- Giáo viên nhận xét ghi điểm học sinh 
3. Củng cố - Dặn dị:
- Muốn so sánh 2 phân số cĩ tử số bằng nhau ta làm như thế nào ?
- Nhận xét đánh giá tiết học.
Dặn về nhà học bài và làm bài.
*****************************
KỂ CHUYỆN
TIẾT 22: CON VỊT XẤU XÍ
I.MỤC TIÊU
 -Dựa vào lời kể của Gv, sắp xếp đúng thứ tự các tranh minh họa cho trước.
 -Bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện con vịt xấu xí rõ ý đúng diễn biến.
-Hiểu nội dung truyện: Câu chuyện khuyên ta phải nhận ra cái đẹp của người khác, biết yêu thương người khác không nên lấy mình làm mẫu khi đánh giá người khác.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Gv kể chuyện.
 -Cho cả lớp quan sát tranh minh họa truyện đọc và đọc thầm các yêu cầu trong SGK.
 -Gv kể chuyện lần 1, lớp lắng nghe.
 -Gv kể lần 2. nêu 1 số câu hỏi Hs trả lời cá nhân
 	+Hỏi : Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh nào ?
	+Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại cùng đàn vịt? Vì sao nó lại có cảm giác như vậy ?
	+Thái độ của thiên nga như thế nào khi được bố mẹ đến đón?
	+Câu chuyện kết thúc thế nào ?
 	2.Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs sắp xếp lại thứ tự tranh minh họa và kể chuyện
 +HS trao đổi nhóm đôi, nhìn tranh SGK và sắp xếp tranh theo đúng thứ trự câu chuyện.
 -1 số Hs lên bảng viết số đã sắp xêp.
 -Gv nhận xét và chốt lại.
 -Thứ tự đúng là: 3 – 1 – 2 –4.
 -Yêu cầu Hs nói nội dung của từng tranh sau khi đã sắp xếp.
* Hướng dẫn Hs kể chuyện.
 -Hs kể chuyện theo nhóm 4.
 -Đại diện 2 nhóm lên bảng kể tiếp nối nhau theo 4 tranh của truyện.
 -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -Hs thi đua kể lại toàn bộ câu chuyện.
 3.Hoạt động nối tiếp: 
 -Hỏi : Câu chuyện muốn khuyên ta điều gì ?
 -về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 CB: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
**************************************************************
THỨ BA, NGÀY 14 THÁNG 2 NĂM 2012
TỐN
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG
I.MỤC TIÊU
-Biết so sánh hai phân số.
-Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 trong một số trường hợp đơn giản.
*Học sinh làm các bài tập: Bài 1,2 đầu tr/123, Bài 1a, c ở cuối trang123(a chỉ cần tìm một chữ số)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ.
 - Bảng nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 *Hướng dẫn Hs làm bài tập.
 	1.Hoạt động 1: Làm việc cá nhân (BT1)
 -1 Hs đọc yêu cầu của BT.
 -Gv đính lần lượt các phân số lên bảng, Hs làm vở nháp, 1 số Hs làm trên bảng nhóm-Gv nhận xét kết quả. Và gọi Hs giải thích.
 -bài tập 1 củng cố kiến thức gì ?
2.Hoạt động 2; Thảo luận nhóm đôi.
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Từng cặp Hs trao đổi làm bài vào nháp.
 -4 Hs lên bảng viết , lớp nhận xét.
 	a.Phân số bé hơn 1: 
	b.Phân số lớn hơn 1: 
-Bài 2 ôn lại kiến thức gì ?
.Hoạt động 3: làm việc cá nhân
 -1 Hs đọc yêu cầu BT.
 -GV đính bảng phụ ghi phân số lên bảng.
 -Hs làm vào vở.
 -2 em làm bảng lớp.
 -Gv nhận xét kết quả.
4.Hoạt động 4: thảo luận nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu Bt.
 -Gv phát bảng nhóm ghi sẵn BT cho các nhóm làm bài.
 -Đại diện 4 nhóm đính bảng trình bày kết quả, lớp nhận xét.
 -Gv chốt lại kết quả đúng
-Bài 4 ôn lại kiến thức gì ?
 	5.Hoạt động ... ăn miêu tả cây cối.(ND Ghi nhớ)
 -Nhận biết và bước đầu biết cách xây dựng một đoạn nói về lợi ích của cây cối.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ viết ghi nhớ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Nhận xét.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT1,2,3.
 -HS đọc thầm bài Cây gạo và trao đổi nhóm đôi yêu cầu 2,3 phần nhận xét.
 -1 số Hs phát biểu.
 -Gv chốt lại.
 +bài cây gạo có ba đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào 1 chữ đầu và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
 	+Mỗi đoạn tả một thời kì phát triển của cây gạo.
	+Đoạn 1: Thời kì ra hoa.
	+Đoạn 2: Lúc hết møua hoa.
	+Đoạn 3; Thời kì ra quả.
 -GV đính ghi nhớ lên bảng, HS tiếp nối nhau đọc.
 	2.Hoạt động 2: Luyện tập.
 Bài tập 1: Thảo luận nhóm 4.
 -1 Hs đọc yêu cầu và nội dung BT, lớp đọc thầm SGK.
 -Các nhóm đọc thầm và thảo luận xác định nội dung chính của từng đoạn.
 -Đại diện của mỗi nhóm phát biểu, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
 -GV chốt lại lời giải đúng:
	+Bài Cây trám đen có 4 đoạn, mỗi đoạn mở đầu ở chỗ lùi vào một chữ đầu dòng và kết thúc ở chỗ chấm xuống dòng.
	+Đoạn 1: tả bao quát thân cây, cành cây, lá cây trám đen.
	+Đoạn 2: Hai loại trám đen: trám đen tẻ và trám đen nếp.
	+Đoạn 3: Ích lợi của quả trám đen.
	+Đoạn 4: Tình cảm của người tả với cây trám đen.
 Bài tập 2: làm việc cá nhân.
 -1 Hs đọc yêu cầu bt.
 -GV gợi ý cho Hs nắm yêu cầu BT.
 +Em xác địêtsex viết về cây gì . Sau đó, suy nghĩ về những lợi ích mà cây đó mang đến chom con người.
 -GV đọc hai đoạn kết cho HS tham khảo.
 -HS viết bài vào vở.
 -Gọi vài Hs đọc bài viết cảu mình.
 -GV nhận xét chấm điểm.
 	3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
 -Nhận xét tiết học.
 -về nàh học thuộc ghi nhớ SGK.
 -Viết hoàn chỉnh bài vào vở.
 CB: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối.
**********************************
ĐỊA LÍ
Tiết 23: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
I.MỤC TIÊU:
-Học xong bài này học sinh biết:
+Chỉ vị trí thành phố Hồ Chí minh trên bản đồ Việt nam.
+Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thành phố hồ Chí minh.
+ Dựa vào bản đồ, tranh, ảnh, bảng số liệu tìm kiến thức.
GD:
-Vai trị, ảnh hưởng to lớn của sơng ngịi đối với đời sống của con người (đem lại phù sa nhưng cũng mang lại lũ lụt đe dọa sản xuất và đời sống). Qua đĩ thấy được tầm quan trọng của hệ thống đê và giáo dục ý thức trách nhiệm trong việc gĩp phần bảo đê điều - những cơng trình nhân tạo phục vụ đời sống
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
GV: các bản đồ:hành chính , giao thông VN.
HS: tranh ảnh về thành phố Hồ Chí Minh – bảng ép.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1.Thành phố lớn nhất cả nước 
Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi.TLCH.
Hỏi:Thành phố HCM đã bao nhiêu tuổi ?
+Trước đây thành phố có tên gọi là gì?
	+Thành phố mang tên bác từ khi nào?
-Với lịch sử hơn 300 năm,TPHCM được coi là thành phố trẻ, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về thành phố.
2.Hoạt động 2 :Sông nào chảy qua thành phố?
+ làm việc cá nhân
+Thành phố giáp với tỉnh nào?
+Phía đông thành phố giáp với tỉnh gì?
-Yêu cầu học sinh chỉ thành phố HCM trên lược đồ.
-Yêu cầu học sinh làm việc cặp đôi , quan sát số liệu SGK trả lời câu hỏi: tại sao TP HCM là thành phố lớn nhất cả nước?
-Yêu cầu học sinh lên bảng sắp xếp theo thứ tự lớn nhất đến nhỏ nhất về thứ tự số dân.
-Hỏi: Thành phố nào có diện tích lớn nhất? Thành phố nào có dân đông ?.
*Kết luận:
TPHCM là thành phố lớn nhất cả nước.TP nằm bên sông Sài Gòn là 1 thành phố trẻ.
3.Hoạt động 3: trung tâm kinh tế -văn hóa –khoa học lớn.
GV: TPHCM là trung tâm kinh tế-Văn hóa – khoa học lớn củ cả nước – với nhịp sống hối hả bận rộn.
-GV treo hình 4 SGK ( chợ Bến Thành).Hình 5 ( nhà hoa ôn đới trong công viên đầm sen), hình a,b dây truyền lắp ráp ti vi,phân sưởng dệt, sau đó giới thiệu để học sinh lắng nghe.
-GV treo bản đồ TPHCM lên bảng yêu cầu HS làm việc theo nhóm:
-Nhóm 1, 3, 5 ; dựa vào vốn hiểu biết của mình ,SGK và quan sát bản đồ tìm các dẫn chứng thể hiện TPHCM là trung tâm kinh tế lớn của cả nước .
-Kể tên các ngành công nghiệp lớn của TP.
-Kể tên các chợ siêu thị lớn.
-Kể tên cảng biển sân baylà các đầu mối giao thông.
+Nhóm 2 , 4: Kể tên các trường đại học lớn.
+Kể tên các viện trung tâm lớn.
 Kể tên các trung tâm viện nghiên cứu .
+Nhóm 6,8:
-Tìm dẫn chứng, chứng tỏ TPHCM là trung tâm văn hóa lớn .
-Kể tên các nhà hát lớn ,khu vui chơi giải trí?
*Kết luận:
TPHCM là thành phố và trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước .của cả nước.
4.Hoạt động 4. Củng cố- Dặn dò
-Gọi HS đọc lại ghi nhớ
-Giáo dục qua bài học
Về học thuộc ghi nhớ,
-Chuẩn bị: Thành phố Cần Thơ (HS về nhà sưu tầm tranh ảnh)
*******************************
TỐN
Tiết 113: PHÉP CỘNG PHÂN SỐ (TT)
I.MỤC TIÊU
 -Nhận biết phép cộng hai phân số khác mẫu số.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Các tấm bìa, bút dạ.
 -bảng con.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Hoạt động với đồ dùng trưc quan.
 -Gv nêu: có một băng giấy màu . Bạn Hà lấy băng giấy , bạn An lấy băng giấy. Hỏi cả hai bạn lấy bao nhiêu băng giấy màu ?
 -Muốn biết hai bạn lấy bao nhiêu phàn của băng giấy màu, chúng ta cùng hoạt động với băng giấy.
 -Hỏi; 3 băng giấy đã chuẩn bị như thế nào vơí nhau?
 	+Hãy gấp đôi băng giấy theo chiều dài, sau đó dùng thước chia vạch phần thành 3 phần bằng nhau.
 -Yêu cầu Hs làm tương tự với 2 băng giấy còn lại.
 -Gv cắt lấy băng giấy thứ nhất. Cắt lấy băng giấy thứ hai.
 -Hãy đặt băng giấy và băng giấy.
 -Hỏi: Hai băng giấy đã lấy đi mấy phần bằng nhau?
	+Vậy hai bạn đã lấy đi mấy phần bằng nhau ?
 	2.Hoạt động 2: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng các phân số khác mẫu số.
 -Hỏi; Muốn biết cả hai bạn lấy đi bao nhiêu băng giấy màu chúng ta làm phép tính gì ?
 	-GV viết bảng. + 
-GỌi Hs đọc lại hai phân số trên bảng.
 -Em có nhận xét gì về 2 mẫu số của hai phân số này ?
 	+Muốn thực hiện được phép cộng hai phân số này , chúng ta làm gì trước?
 -yêu cầu cả lớp làm bảng con, 1 em làm bảng lớp.
 -Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm gì ?
 	3.Hoạt động 3:Thực hành.
 Bài tập 1: làm việc cá nhân.
 -Gv đính lần lượt các phép cộng lên bảng, Hs làm bảng con.
 -1 số Hs làm trên tấm bìa, đính bảng trình bày.
 Bài tập 2: Tính theo mẫu.
 -GV hướng dẫn mẫu , lớp theo dõi.
 -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4 làm bài.
 -đại diện mỗi nhóm đính kết quả lên bảng.
 Bài tập 3; Giải toán.
 -Gv đính bài toán lên bảng, 2 Hs đọc đề bài.
 	+Hỏi: Bài toán cho biết gì ? 
 	+Bài toán hoỉ gì ?
 	+Muốn biết sau hai giờ ô tô chạy bao nhiêu quãng đường ta làm gì ?
 -1 Hs làm bảng lớp. -cả lớp làm vào vở.
 -Gv chấm điểm 1 số bài. Nhận xét.
 4.Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 -Muốn cộng hai phân số khác mẫu số ta làm thế nào ?
 -Nhận xét tiết học
 -về nhà học thuộc ghi nhớ.
 	- CB: Luyện tập
*******************************
ĐẠO ĐỨC
Tiết 23: GIỮ GÌN CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG
I.MỤC TIÊU
-Biết vì sao phải bảo vệ các công trình công cộng.
-Nêu được một số việc cần làm để bảo vệ các công trình công cộng
-Có ý thức giữ gìn, bảo vệ các công trình công cộng ở địa phương.
-Biết nhắc các bạn cần bảo vệ, giữ gìn các công trình công cộng
KN:
-Xác định giá trị văn hĩa tinh thần của những nơi cơng cộng
-Thu thập và xử lí thơng tin về các hoạt động giữ gìn các cơng trình cơng cộng ở địa phương 
GD:
-Các em biết và thực hiện giữ gìn các cơng trình cơng cộng cĩ liên quan trực tiếp đến MT và chất lượng cuộc sống
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -các bông hoa xanh, đỏ.
 -Phiếu ghi các tình huống.
 -Bnảg phụ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 4 
 +Xử lí tình huống.
 -1 Hs đọc to tình huống /34.
 -các nhóm thảo luận , đóng vai xử lí tình huống.
 -Đại diện 2 nhóm lên trình bày, các nhóm khác nhận xét.
 -GV chốt lại: Công trình công cộng là tài sản của xã hội. Mọi người dân đều có trách nhiệm bảo vệ,giữ gìn.
 -Gọi HS đọc ghi nhớ.
 	2.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT1/35.
 -Gv hỏi nội dung của từng tranh.
 -Từng cặp Hs trao đổi với nhau. 
 -Đaị diện 1 số HS phát biểu, mỗi em phát biểu 1 tranh và nêu vì sao sai, đúng.
 -Lớp nhận xét.
 -Gv chốt lại: tranh 1,3 là sai ; tranh 2,4 đúng.
 -GV liên hệ và giáo dục HS.
 	3.Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
 -1 Hs đọc yêu cầu và nội dung Bt2.
 -Thảo luận nhóm tổ.
 -Gv chia tổ 2,4 thảo luận tình huống a. Tổ 1,3 thảo luận tình huống b.
 -Các tổ tiến hành thảo luận.
 -Đại diện của mỗi tổ lên trình bày.
 -Lớp nhận xét.
 -GV kết luận từng tình huống.
cần báo cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên,)
Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ.
 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
 -Trò chơi “chuyền hộp thư”
 -Hs tham gia chơi chuyền hộp thư đi và trả lời câu hỏi.
	+Hãy kể tên các công trình công cộng mà em biết?
	+Để giữ gìn các công trình công cộng em cần phải làm gì ?
 -Nhận xét tiết học
 -về nhà tìm hiểu, ghi chép tình trạng hiện tại của các công trình công cộng của đại phương mình vào bảng (Gv phát bảng kẻ sẵn cho mỗi tổ).
********************************************************** 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 MOT COT TUAN 23.doc