Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)

Địa lí (tiết 13)

NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh.

 - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:

 + Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,

 + Trang phục truyền thống của người nam quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạt.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:

- Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của

 người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 57 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 15/01/2022 Lượt xem 416Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Năm học 2011-2012 (Bản 3 cột hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 14/11/2011 
Đạo đức (tiết 13)
HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 2)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết được: Con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
	- Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình.
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ơng bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ.
- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ơng bà, cha mẹ
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Sách giáo khoa
- Tranh ảnh, sưu tầm tư liệu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
1’
4’
1’
9’
8’
8’
3’
1’
1) Ổn định: Yêu cầu học sinh hát bài hát Cho con, Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
2) Kiểm tra bài cũ: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 1)
- Tại sao con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
- Nhận xét, tuyên dương
3) Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiết 2)
Hoạt động1: Đóng vai (bài tập 3)
- Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho nhóm thảo luận và đóng vai tranh 1 và tranh 2
- Mời đại diện các nhóm trình bày đóng vai trước lớp 
- Phỏng vấn học sinh đóng vai cháu về cách ứng xử, học sinh đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Giáo viên kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi (bài tập 4)
- Giáo viên nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm đôi nêu những việc và sẽ làm để thể hiện làng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
- Mời đại diện trình bày trước lớp
- Giáo viên khen những học sinh đã biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ và nhắc nhở các học sinh khác học tập các bạn.
Hoạt động 3: Trình bày, giới thiệu các sáng tác, tư liệu sưu tầm được
- Yêu cầu học sinh trình bày sản phẩm theo nhóm sau đó trính bày trước lớp
- Giáo viên khen ngợi những nhóm trình bày khá giỏi.
Giáo viên kết luận chung:
- Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dưỡng chúng ta nên người.
- Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
4) Củng cố:
- Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ơng bà, cha mẹ dành cho con cháu.
- Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ơng bà, cha mẹ.
- Kĩ năng thể hiện tình cảm yêu thương của mình với ơng bà, cha mẹ
- Hằng ngày, em sẽ làm gì để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
5) Nhận xét, dặn dò: 
- Em hãy làm những việc cụ thể hàng ngày để bày tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- Chuẩn bị bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Học sinh hát bài Cho con, Nhạc và lời: Phạm Trọng Cầu
- Học sinh trả lời câu hỏi
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh hình thành nhóm và nhận yêu cầu thảo luận 
đóng vai
- Đại diện các nhóm trình bày đóng vai trước lớp
- Cả lớp thảo luận để nhận xét về cách ứng xử của từng vai trong mỗi nhóm.
- Học sinh theo dõi
- Học sinh chú ý theo dõi 
- Học sinh thảo luận nhóm đôi ghi nhanh ra giấy nháp những việc đã làm và những việc sắp làm và trình bày
- Đại diện trình bày trước lớp
- Học sinh trình bày sản phẩm theo nhóm sau đó trính bày trước lớp
Ví dụ:
 + Áo mẹ cơm cha.
 + Ơn cha nặng lắm cha ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.
 + Cha sinh mẹ dưỡng.
- Học sinh lắng nghe 
- Học sinh nêu trước lớp 
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 18/11/2011 
Địa lí (tiết 13)
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh.
	- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
	+ Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,
	+ Trang phục truyền thống của người nam quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạt. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và hiện nay, làng quê, trang phục, lễ hội của 
 người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
10’
14’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Đồng bằng Bắc Bộ
- Chỉ trên bản đồ và nêu vị trí, hình dạng của đồng bằng Bắc Bộ?
- Trình bày đặc điểm của địa hình và sông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ?
- Đê ven sông có tác dụng gì?
- Giáo viên nhận xét ghi điểm 
3) Dạy bài mới: 
 Giới thiệu bài: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ 
Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thuộc dân tộc nào? Nhà ở, trang phục của người dân nơi đây có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. 
Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi:
 + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người thuộc dân tộc nào?
 + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân?
 + Làng người Kinh có nhiều nhà hay ít nhà?
 + Nhà ở của họ xây dựng như thế nào? Có đặc điểm gì?
 + Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân thay đổi như thế nào?
Giáo viên kết luận: Trong một năm, đồng bằng Bắc Bộ có hai mùa nóng, lạnh khác nhau. Mùa đông thường có gió mùa Đông Bắc mang theo khí lạnh từ phương Bắc thổi về, trời ít nắng; mùa hạ nóng, có gió mát từ biển thổi vào Vì vậy, người ta thường làm nhà cửa có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét vào mùa đông & đón ánh nắng vào mùa đông; đón gió biển thổi vào mùa hạ. Đây là nơi hay có bão (gió rất mạnh & mưa rất lớn) hay làm đổ nhà cửa, cây cối nên người dân phải làm nhà kiên cố, có sức chịu đựng được bão
Hoạt động 2: Thi thuyết trình theo nhóm
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi thuyết trình theo nhóm dựa theo sự gợi ý sau:
 + Hãy nói về trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ?
 + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì?
 + Trong lễ hội, người dân thường tổ chức những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết?
 + Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Giáo viên kể thêm một số lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
4) Củng cố:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung ghi nhớ cuối bài
- Đồng bằng Bắc Bộ dân cư tập trung nhu thế nào? 
5) Nhận xét, dặn dò: 
 Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Hát tập thể
- Học sinh trả lời trước lớp 
- Học sinh khác nhận xét
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh đọc thông tin SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi:
 + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
 + Nơi đây là nơi đông dân nhất của cả nước. 
 + Làng người Kinh có nhiều nhà quây quần bên nhau.
 + Nhà ở được xây dựng chắc chắn, xung quanh có luỹ tre bao bọc. Để chống lại sức mạnh của bão.
 + Ngày nay nhà ở và làng xóm của người dân có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà cao tầng. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn. 
- Cả lớp chú ý theo dõi
- Học sinh trong nhóm lựa chọn tranh ảnh sưu tầm được, kênh chữ trong SGK để thuyết trình về trang phục và lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ.
 + Trang phục truyền thống của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ áo dài, quần trắng, váy đen, áo dài tứ thân..
 + Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường tổ chức lễ hội vàomùa xuân và mùa thu để cầu cho năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu.
 + Trong lễ hội, người dân thường mặc trang phục truyền thống, họ tổ chức tế lễ, vui chơi, giải trí.
 + Một số lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ: hội Lim, hội chùa Hương, hội Đền Hùng, hội Gióng.
- Học sinh cả lớp lắng nghe
- Học sinh đọc nội dung ghi nhớ cuối bài
- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người kinh.
- Cả lớp chú ý theo dõi 
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 15/11/2011 
Khoa học (tiết 25)
NƯỚC BỊ Ô NHIỄM 
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
Nêu được đặt điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm:
- Nước sạch: trong suốt, không màu, không mùi, không vị, không chứa các vi sinh vật hoặc các chất hoà tan co hại cho sức khoẻ của con người.
- Nước bị ô nhiễm: có màu, có chất bẩn, có mùi hôi, chứa vi sinh vật nhiều quá mức cho phép, chứa các chất hoà tan có hại cho sức khoẻ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Hình trang 52, 53 SGK
- Dặn chuẩn bị theo nhóm:
 + Một chai nước sông hay hồ, ao (hoặc nước đả dùng như rửa tay, giặt khăn lau bảng), một chai nước giếng hoặc nước máy
 + Hai chai không
 + Hai phễu lọc nước, bông để lọc nước
 + Một kính lúp (nếu có)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
1’
12’
12’
4’
1’
1) Ổn định:	
2) Kiểm tra bài cũ: Nước cần cho sự sống
- Vai trò của nước đối với sự sống của con người, động vật và thực vật như thế nào?
- Giáo viên nhận xét, chấm điểm 
3) Dạy bài ... ûng con.
- Yêu cầu học sinh trình bày kết quả trước lớp, nhận xét về các tích riêng và rút ra kết luận
- Hướng dẫn học sinh chép vào vở, 
 Lưu ý: viết 516 lùi vào 2 cột so với tích riêng thứ nhất.
4) Thực hành:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên cần lưu ý: đây là bài tập cơ bản, cần kiểm tra kĩ, đảm bảo tất cả học sinh đều biết cách làm.
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài nêu lại cách tính
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
- Mục đích của bài này là củng cố để học sinh nắm chắc vị trí viết tích riêng thứ hai. Sau khi học sinh chỉ ra phép nhân đúng (c), giáo viên hỏi thêm vì sao các phép nhân còn lại sai.
- Yêu cầu học sinh điền Đ hay S, sau đó lên bảng thực hiện phép tính, đối chiếu so sánh, giải thích tại sao
Bài tập 3: (dành cho HS giỏi)
- Cho học sinh đọc đề bài toán, yêu cầu cả lớp giải vào vở
5) Củng cố:
- Nêu cách nhân với số có 3 chữ số?
- Nếu thừa số có số 0 ở giữa tích riêng thứ 3 viết thế nào?
6) Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Hát tập thể
- Học sinh làm bài vào vở nháp, sửa bài
- Cả lớp theo dõi
 Học sinh tính trên bảng con (nháp) 
 hoặc 
 000 516
 516 52374
 52374 
Học sinh trình bày kết quả trước lớp, nhận xét về các tích riêng và rút ra kết luận
 + Tích riêng thứ hai gồm toàn chữ số 0
 + Có thể bỏ bớt, không cần viết tích riêng này, mà vẫn dễ dàng thực hiện phép tính cộng.
- Học sinh đọc: Đặt tính và tính 
- Cả lớp làm bài vào vở 
 1569 1689 2618
 159515 173404 264418
- học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Học sinh sửa bài nêu lại cách tính
- Học sinh đọc: Đúng ghi Đ, sai ghi S
- Học sinh điền Đ hay S, sau đó lên bảng thực hiện phép tính, đối chiếu so sánh, giải thích tại sao
 a) Sai (tích riêng thứ 2 chưa lùi sang trái 2 cột à kết quả sai)
 b) Sai (tích riêng thứ 2 chưa lùi sang trái2 cột -> kết quả sai)
 c) Đúng 
- Học sinh đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắt và giải vào vở
Bài giải 
 Số thức ăn 375 con gà ăn trong 1ngày là :
 104 x 375 = 39000 (g) = 39 (kg)
 Đáp số: 39 kg
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 17/11/2011 
Toán (tiết 64)
 LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
	- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
	- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính.
	- Biết công thức tính (bằng chữ) và tính diện tích hình chữ nhật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ chép sẵn bài tập 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:	
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
28’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Nhân với số có ba chữ số (tiếp theo)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính: 235 x 502; 307 x 653 ; 
- Nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập 
 3.2/ Thực hành
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài nêu lại cách tính
Bài tập 2: (dành cho HS giỏi)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài nêu lại cách tính
 + 3 số trong mỗi dãy tính a, b, c là như nhau.
 + Phép tính khác nhau và kết quả khác nhau.
 + Khi tính có thể áp dụng nhân nhẩm với 11.
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
 - Cần áp dụng tính chất nào?
- Yêu cầu học sinh áp dụng tính chất giao hoán và kết của phép nhân để làm bài tập
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi)
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài toán 
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu cả lớp giải vào vở
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ những học sinh còn lúng túng.
- Mời học sinh trình bày bài giải trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài
Bài tập 5: (câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng
b) Nếu chiều dài a gấp lên 2 lần thì chiều dài mới là a x 2 và diện tích hình chữ nhật mới là a x 2 x b = 2 x a x b = 2 x (a x b) 
 = 2 x S
 Vậy khi chiều dài gấp lên 2 lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật gấp lên 2 lần
 3.3/ Củng cố:
- Nêu tính chất giao hoán và kết của phép nhân
- Nêu tính chất nhân một số với 1 tổng, 1 hiệu?
 3.4/ Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung
- Hát tập thể 
- Học sinh làm bài vào vở nháp, sửa bài
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Tính 
- Cả lớp làm bài vào vở 
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Học sinh sửa bài nêu lại cách tính
 474 1384 
 5688 139438
 HS đọc yêu cầu bài + làm bài vào vở nháp
a) 95 + 11 x 206 b) 95 x 11 + 206
 = 95 + 2266 = 1045 + 206
 = 2361 = 1251
c) 95 x 11 x 206 
 = 1045 x 206
 = 215270
- Học sinh đọc: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Áp dụng tính chất giao hoán và kết của phép nhân
- Học sinh áp dụng tính chất giao hoán và kết của phép nhân để làm bài tập
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh sửa bài:
a) 142 x 12 + 142 x18 c) 4 x 18 x 25
 = 142 x ( 12+ 18) = 4 x 25 x 18
 = 142 x 30 = 100 x 18
 = 4260 = 1800
 b) 49 x 365 – 39 x 365
 = (49 – 39) x 365 
 = 10 x 365 = 3650 
- Học sinh đọc yêu cầu bài, ghi tóm tắt và giải vào vở
Bài giải 
Số bóng điện lắp đủ 32 phòng học là:
 8 x 32 = 256(bóng điện ) 
Số tiền mua bóng điện để lắp đủ 32 phòng học là:
 3500 x 256 = 896 000 (đồng)
 Đáp số: 896 000 đồng
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài làm
- Nhận xét, bổ sung, chốt lại kết quả đúng
a) Với a = 12cm, b = 5cm
 thì S = 12 x 5 = 60 (cm2)
 Với a = 15cm, b = 10cm
 thì S = 15 x 10 = 150 (cm2)
- Học sinh nêu trước lớp
- Cả lớp chú ý theo dõi
Ngày soạn: 12/11/2011
Ngày dạy: 18/11/2011 
Toán (tiết 65)
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 	- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2 , dm2 , m2).
	- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số .
	- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 Bảng phụ chép sẵn nội dung bài tập 1,3, sách giáo khoa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
5’
1’
28’
4’
1’
1) Ổn định:
2) Kiểm tra bài cũ: Luyện tập 
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện các phép tính: 435 x 300; 436 x 304 ; 
- Nhận xét, cho điểm
3) Dạy bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài: Luyện tập chung
 3.2/ Thực hành:
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở (SGK)
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, sửa bài vào vở 
b) 1000kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn
 8000kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn
 15000kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn
c) 100 cm2 = 1 dm2 100 dm2 = 1 m2
 800 cm2 = 8 dm2 900 dm2 = 9 m2
 1700 cm2 = 17 dm2 1000 dm2 = 10 m2
Bài tập 2: (dòng 1)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Nhận xét, sửa bài nêu lại cách tính
45 x 12 + 8 45 x (12 + 8)
= 540 + 8 = 45 x 20
= 548 = 900
Bài tập 3:
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- Mời học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Nhận xét, sửa bài nêu lại cách tính
c) 769 x 85 – 769 x 75
 = 769 x ( 85 – 75)
 = 769 x 10 = 7690
Bài tập 4: (dành cho HS giỏi) 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, tự tóm tắt và giải vào vở.
Tóm tắt:
 Vòi thứ nhất: 25 lít : 1 phút
 Vòi thứ hai: 15 lít : 1 phút
 1 giờ 15 phút: lít?
Bài tập 5: (dành cho HS giỏi) 
- Giáo viên cho học sinh đọc yêu cầu bài tự giải vào vở.
 3.3/ Củng cố:
- Nêu tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân 
- Nêu cách nhân 1 số với 1 tổng ( hiệu)
 3.4/ Nhận xét, dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài cho tiết học sau: Chia một tổng cho một số 
- Hát tập thể 
- Học sinh làm bài vào vở nháp, sửa bài
- Cả lớp theo dõi
- Học sinh đọc: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 
- Cả lớp làm bài vào vở (SGK)
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Cả lớp nhận xét, sửa bài vào vở
a) 10kg = 1 yến 100kg = 1 tạ
 50kg = 5 yến 300kg = 3 tạ
 80kg = 8 yến 1200kg = 12 tạ
- Học sinh đọc: Tính 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Cả lớp sửa bài nêu lại cách tính
 6480 950 
 81000 97375 
- Học sinh đọc: Tính bằng cách thuận tiện nhất 
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Học sinh trình bày bài làm trước lớp
- Cả lớp sửa bài nêu lại cách tính
a)2 x 39 x5 b) 302 x 16 + 302 x 4 = (2 x 5) x 39 = 302 x (16 + 4)
= 10 x 39 = 390 = 302 x 20 = 6040
- Học sinh đọc yêu cầu bài, tự tóm tắt và giải vào vở
Bài giải
 Đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút
Trong 1 phút hai vòi nước chảy được là:
25 + 15 = 40 (lít)
Trong 1 giờ 15 phút 2 vòi chảy được là:
40 x 75 = 3000 (lít)
Đáp số: 3000 lít
- Học sinh đọc yêu cầu bài tự giải và sửa bài vào vở
a) S = a x a
b) Với a = 25m 
 thì S = 25 x 25 = 625 (m2)
- Học sinh thực hiện

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 4 tuan 13 CKTKNKNS 3 cot.doc