1.Ổn định tổ chức.
- Kiểm tra sĩ số, HS hát.
2. Kiểm tra:
- Yêu cầu 2 HS lên làm bài tập, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
65 x 23 = 1495 145 x 12= 1745
- GV nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới :
HĐ 1. Giới thiệu bài:
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
HĐ 2. HDHS nhân nhẩm: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10.
- Phép nhân 27 x 11
- Viết lên bảng phép tính 27 x 11.
- Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ?
- Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11.
-Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27.
- Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ?
-Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau:
* 2 cộng 7 = 9
*Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297.
* Vậy 27 x 11 = 297
-Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11.
HĐ 3. HDHS nhân nhẩm: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10.
Phép nhân 48 x11
- Viết lên bảng phép tính 48 x 11.
- Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẩm.
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
- Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ?
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x11.
- Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân:
48 x 11 = 528.
Thứ hai ngày 14 tháng 11 năm 2011 TOÁN Tiết 61 Bài: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 I.Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. - Bài tập cần làm: Bài 1; 3. - KNS: Tư duy sáng tạo; quản lý thời gian; hợp tác. II.Đồ dùng dạy học : - Viết sẵn mẫu đặt tính và tính như SGK trên bìa. III.Hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức. - Kiểm tra sĩ số, HS hát. 2. Kiểm tra: - Yêu cầu 2 HS lên làm bài tập, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. 65 x 23 = 1495 145 x 12= 1745 - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới : HĐ 1. Giới thiệu bài: - Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11. HĐ 2. HDHS nhân nhẩm: Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10. - Phép nhân 27 x 11 - Viết lên bảng phép tính 27 x 11. - Cho HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? - Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11. -Như vậy, khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. - Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân 27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: * 2 cộng 7 = 9 *Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. * Vậy 27 x 11 = 297 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. HĐ 3. HDHS nhân nhẩm: Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10. Phép nhân 48 x11 - Viết lên bảng phép tính 48 x 11. - Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần b để nhân nhẩm. -Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên. - Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? - Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x11. - Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân: 48 x 11 = 528. + 8 là hàng đơn vị của 48. + 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12 ). + 5 là tổng của 4 và 1 với 1 là hàng chục của 12 nhớ sang. -Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau: + 4 công 8 bằng 12. + Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. + Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. + Vậy 48 x 11 = 528. - Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. - Cho HS nhân nhẩm: 75 x 11. HĐ 4. Luyện tập , thực hành Bài 1 -Yêu cầu HS nhân nhẩm và ghi kết quả vào vở, khi chữa bài gọi 3 HS lần lượt nêu cách nhẩm của 3 phần. Bài 3 - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS làm bài vào vở. Bài giải Số hàng cả hai khối lớp xếp được là: 17 + 15 = 32 (hàng) Số học sinh của cả hai khối lớp: 11 x 32 = 352 ( học sinh) Đáp số: 352 học sinh - Nhận xét, đánh giá. 4.Củng cố, dặn dò: -Dặn HS về nhà có thể làm thêm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - HS đọc phép tính. -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con. × 27 11 27 27 297 - Đều bằng 27. -HS nêu. -Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa. - Lắng nghe và thực hiện theo mẫu. - HS nhẩm: 41 x 11 =151 - HS đọc phép tính. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp × 48 11 48 48 528 - Đều bằng 48. -HS nêu. - HS nghe giảng. - HS nêu: 75 x11 = 825 - HS nhân nhẩm và nêu cách nhân: a. 34 x11 =374, b. 11 x95 = 1045. c. 82 x11 =802 - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. Bài giải Số học sinh của khối lớp 4 là: 11 x 17 = 187 (học sinh) Số học sinh của khối lớp 5 có là: 11 x 15 = 165 (học sinh) Số học sinh của cả hai khối lớp: 187 + 165 = 352 (học sinh) Đáp số 352 học sinh - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TẬP ĐỌC Tiết 25 Bài: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Đọc rành mạch, trôi chảy đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn- côp- xki); biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện. + Hiểu nội dung: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn- côp - xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bèn bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao. -HS chăm học, kiên trì, có ước mơ đẹp. - KNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức bản thân; Đặt mục tiêu; Quản lí thời gian. II. Đồ dùng dạy - học: -Bảng phụ viết đoạn văn cần luyện đọc; tranh SGK. III. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài Vẽ trứng và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ô-côp-xki và giới thiệu đây là nhà bác học Xi-ô-côp-xki người Nga (1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ, Xi-ô-côp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì saao, các em cùng học bài để biết trước điều đó. HĐ 2. Hướng dẫn luyện đọc - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - HD HS chia đoạn. sau đó gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. - Luyện đọc đúng cho HS, yêu cầu HS phát hiện từ các bạn đọc sai, GV hệ thống ghi bảng. - HD luyện đọc câu văn dài: Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được? Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm thế? - Cho HS đọc chú giải SGK. - Luyện đọc cặp. - Đọc toàn bài. HĐ 3. Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Xi-ô-côp-xki mơ ước điều gì? +Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để có thể bay được? +Theo em hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách bay trong không trung của Xi-ô-côp-xki? - Đoạn 1 cho biết điều gì? +Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã làm gì? +Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào? -Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? -+En hãy đặt tên khác cho truyện. -Câu truyện nói lên điều gì? -Ghi nội dung chính của bài. HĐ 4. HD đọc theo nội dung bài: - Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. -Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. HD HS đọc. -Yêu cầu HS luyện đọc cá nhân, nhóm. -Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. -Nhận xét, đánh giá. 4. Củng cố, dặn dò: -Câu truyện giúp em hiểu điều gì? -Dặn HS về nhà đọc bài. Chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - 1 HS khá đọc, lớp đọc thầm theo. - HS chia 4 đoạn; 4 HS nối tiếp nhau đọc theo trình tự. + Đoạn 1: Từ nhỏ đến vẫn bay được. + Đoạn 2: Để tìm điều đến tiết kiệm thôi. +Đoạn 3: Đúng là đến các vì sao. +Đoạn 4: Hơn bốn mươi năm đến chinh phục. - Đọc từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, dại dột, rủi ro, hì hục, thăng thiên - HS luyện đọc cá nhân. - HS đọc chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc, lớp đọc thầm theo. - HS đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Xi-ô-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời. +Khi còn nhỏ, ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim +Hình ảnh quả bóng không có cánh mà vẫn bay được đã gợi cho Ông tìm cách bay vào không trung. - Ước mơ của Xi-ôn-cốp - xki. + Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ô-côp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần. +Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dũng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng khinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên. + Xi-ô-côp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó. -Ước mơ của Xi-ô-côp-xki; Người chinh phục các vì sao; Ông tổ của ngành du hành vũ trụ; Quyết tâm chinh phục bầu trời. -Truyện ca ngợi nhà du hành vũ trụ vĩ đại Xi-ô-côp-xki. nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ lên các vì sao. -4 HS tiếp nối nhau đọc và tìm cách đọc: +Toàn bài đọc viết giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục. +Nhấn giọng những từ ngữ: nhảy qua, gãy chân, vì sao, không biết bao nhiêu, hì hục, hàng trăm lần, chinh phục - Quan sát, lắng nghe đọc mẫu. -HS luyện đọc cá nhân, nhóm. -HS thi đọc theo nhóm -Từ nhỏ Xi-ô-côp-xki đã mơ ước được bay lên bầu trời; Nhờ kiên trì, nhẫn nại Ông đã thành công trong việc nghiên cứu ước mơ của mình; Ông là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐẠO ĐỨC Tiết 13 Bài: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 2) I.Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông bà, cha me để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Hiểu được con cháu có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. - KNS: Xác định giá trị tình cảm; lắng nghe; thực hiện tình cảm yêu thương của mình đối với ông bà, cha mẹ. II.Chuẩn bị: - Sưu tầm các thông tin liên quan tiết học. III.Hoạt động dạy-học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới. HĐ 1.Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. Đóng vai bài tập 3. - GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ: + Nhóm 1: Thảo luận, đóng vai theo tình huống tranh 1. + Nhóm 2: Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2. - GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu. - Kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau. HĐ 3. Thảo luận nhóm đôi (Bài tập 4. - GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 4. + Hãy trao đổi với các bạn trong nhóm về những việc đã làm và sẽ làm để thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ. - GV mời 1 ... e và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3. -Nhận xét, cho điểm từng HS . 4. Củng cố, dặn dò: -Dặn HS về nhà ghi những kiến tức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hợp tác cùng GV. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. -1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. -2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận. -Đề 2: Em hãy kể về một câu chuyện về một tấm gương rèn luyện thân thể thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một chuỗi các câu chuyện có liên quan đến tấm gương rèn luyện thân thể và câu chuyện có ý nghĩa khuyên mọi người hãy học tập và làm theo tấm gương đó. +Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài viết thư thăm bạn. +Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại chiếc áo hoặc chiếc váy. -Lắng nghe. -2 HS tiếp nối nhau đọc từng bài. -2 HS cùng kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ. -Kể lại một chuỗi sự việc có đầu, có đuôi, liên quan đến một hay một số nhân vật. -Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa. -Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, được nhân hoá. -Hành động, lời nói, suy nghĩcủa nhân vật nói lên tính cách nhân vật. -Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên tính cách, thân phận của nhân vật. -Cốt chuyện thường có 3 phần: mở đầu, diễn biến, kết thúc. -Có 2 kiểu mở bài (trực tiếp hay gián tiếp). Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng) -3 đến 5 HS tham gia thi kể. -Hỏi và trả lời về nội dung truyện. - Lắng nghe và thực hiện. Môn: TOÁN Tiết 65 Bài: LUYỆN TẬP CHUNG I.Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Chuyển đổi được các đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm, dm, m ) - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. - Bài tập cần làm: Bài 1; 2 (dòng 1); 3. - KNS: Tư duy sáng tạo ; hợp tác; quản lý thời gian. II.Đồ dùng dạy học : -Đề bài tập 1 viết sẵn lên bảng phụ III.Hoạt động dạy- học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - GV gọi HS lên bảng làm bài tập, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác: 456 x203 = 92568 - Nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. Hướng dẫn luyện tập Bài 1 - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập. - GV yêu cầu HS tự làm bài Bài 2 - Gọi HS nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV nhận xét, đánh giá. Bài 3 (dòng 1). -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Ta áp dụng các tính chất nào của phép nhân có thể tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện? - GV nhận xét và cho điểm HS. 4.Củng cố, dặn dò : - Dặn dò HS có thể làm thêm bài tập còn lại và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài. - Viết số thích hợp vào chỗ chấm. - 3 HS lên bảng, mỗi em làm 1 phần, HS cả lớp làm bài vào vở. a. 10 kg = 10 yến 100 kg = 1 tạ 50 kg = 5 yến 300 kg = 3 tạ 80 kg = 8 yến 1200 kg = 12 tạ b. 1000 kg = 1 tấn 10 tạ = 1 tấn 8000 kg = 8 tấn 30 tạ = 3 tấn 15000 kg = 15 tấn 200 tạ = 20 tấn c. 100 cm = 1 dm 100 dm = 1 m 800 cm = 8 dm 900 dm = 9 m 1700 cm = 17 dm 1000 dm = 10 m - HS nêu: Tính. -3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm 1 phần (phần a, b, phải đặt tính ), cả lớp làm bài vào vở. a. 268 x 235 = 62980, b. 475 x 205 = 97375 c. 45 x12 + 8 = 540 + 8 = 548 - Tính bằng cách thuận tiện nhất. - HS nêu: Áp dụng tính chất giao hoán, một số nhân với một tổng, một số nhân với một hiệu. - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. a. 2 x 39 x 5= 2 x 5 x 39 = 10 x 39 = 390 - Lắng nghe và thực hiện. Môn: KĨ THUẬT Tiết 13 Bài: THÊU MÓC XÍCH (Tiết 1) I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết cách thêu móc xích. - Thêu được các mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm vòng móc xích. Đường thêu có thể bị dúm. - Không bắt buộc HS nam thực hành thêu để tạo ra sản phẩm thêu. HS nam có thể thực hành khâu. - Với HS khéo tay: + Thêu được mũi thêu móc xích. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất tám vòng móc xích. Đường thêu ít bị bị dúm. + Có thể ứng dụng thêu móc xích để tạo thành sản phẩm đơn giản. - Học sinh hứng thú khi học thêu. II. Đồ dùng dạy – học - Mẫu thêu móc xích, vải, khung thêu, kim khâu len, len, kéo, phấn, thước - Vải, khung thêu, phấn, thước, kim, chỉ, kéo III. Các hoạt động dạy - học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2. Kiểm tra: - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho giờ học. - Nhận xét, đánh giá. - Hợp tác cùng GV. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới. HĐ 1. Giới thiệu bài. - Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng. HĐ 2. Hướng dẫn quan sát, nhận xét mẫu. - Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài. - Giới thiệu mẫu thêu móc xích, yêu cầu HS quan sát mẫu. - Quan sát mẫu. - Nêu nhận xét về đặc điểm mũi thêu móc xích? - Mặt phải của đường thêu là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi mắt xích. Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột. - Thế nào là thêu móc xích? - Thêu móc xích là cách thêu tạo thành những vòng chỉ móc nối tiếp vào nhau giống như chuỗi mắt xích. - Giới thiệu ứng dụng của mũi thêu móc xích: thêu trang trí hoa lá, cảnh vật, - HS chú ý lắng nghe HĐ 3. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. -Yêu cầu HS đọc sách, quan sát hình 2, 3 nêu qui trình thêu móc xích 1. Vạch dấu đường thêu 2. Thêu các mũi móc xích theo đường dấu -Yêu cầu HS quan sát hình 2, nhắc lại cách vạch dấu đường thêu. -Yêu cầu HS quan sát hình 3a, nêu cách bắt đầu thêu. - Lưu ý: Lên kim ở mũi số 1. - Cho HS đọc mục 2b, quan sát hình 3b nêu các bước thêu mũi móc xích thứ 1. - Cho HS thực hiện thao tác mẫu trên vải. - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện mũi thêu thứ hai, - Lưu ý : Các mũi sau thực hiện tương tự như mũi thứ nhất. Khi lên kim cần chú ý để mũi kim ở trên vòng chỉ. - Yêu cầu HS nhắc lại cách kết thúc đường thêu. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. - HS nêu. - Nêu cách thêu. - Nghe giảng, theo dõi. 1. Vòng sợi chỉ qua đường dấu để tạo vòng chỉ. 2. Xuống kim ở mũi số 1 và lên kim ở mũi số 2. 3. Rút nhẹ sợi chỉ lên được mũi thêu thứ nhất. - Thực hiện. - Lắng nghe, thực hiện. - Nêu cách kết thúc. - Đọc ghi nhớ trong SGK. HĐ 4. Thực hành. - Yêu cầu Thêu mũi móc xích trên giấy. - Hỗ trợ HS có khó khăn. - Kiểm tra và đánh giá, hỗ trợ. 4. Củng cố, dặn dò - Dặn chuẩn bị đồ dùng phục vụ môn học để chuẩn bị tiết sau. - Nhận xét tiết học. - Thực hành trên giấy - Lắng nghe và thực hiện. Môn: ĐỊA LÝ Tiết 13 Bài: NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I. Mục tiêu: Ở tiết học này, HS: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: + Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,... + Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ. - HS khá, giỏi: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc. - HS biết yêu quý, tôn trọng các đặc trưng truyền thống văn hóa của dân tộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. II. Chuẩn bị: - Tranh ảnh về nhà ở truyền thống và ở hiện nay, cảnh làng quê, trang phục lễ hội của người dân ĐBBB (GV, hHS sưu tầm). III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức. - Chuyển tiết. 2.Kiểm tra: - Nêu hình dạng, diện tích, sự hình thành, đặc điểm địa hình của đồng bằng Bắc Bộ ? - GV nhận xét, đánh giá. 3. Bài mới: HĐ 1. Giới thiệu bài HĐ 2. Người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ và cách sinh sống. - Đọc thầm SGK, quan sát tranh ảnh trả lời: - Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? - Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? - Làng của người Kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? - Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh? - Làng Việt cổ có đặc điểm gì? - Ngày nay, nhà ở và làng xóm của người Kinh có thay đổi như thế nào? + Kết luận: Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. Đây là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất nước ta. Làng ở đồng bằng Bắc Bộ có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. HĐ 3. Tìm hiểu trang phục và lễ hội. - Lễ hội là một trong những hoạt động văn hóa đặc sắc của người dân đồng bằng Bắc Bộ. - Dựa vào tranh, ảnh sưu tầm, SGK, kênh chữ và vốn hiểu biết, thảo luận: - Người dân thường tổ chức lễ hội vào mùa nào? Nhằm mục đích gì? - Trong lễ hội có những hoạt động gì? Kể tên một số hoạt động mà em biết? - Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ ? - Trang phục trong lễ hội như thế nào? + Kết luận: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ thường mặc các trang phục truyền thống trong lễ hội. Hội Chùa Hương, Hội Lim, Hội Gióng ,... là những lễ hội nổi tiếng ở đồng bằng Bắc Bộ. - Gọi HS đọc mục ghi nhớ. 4. Củng cố, dặn dò: - Ngày nay cùng với sự phát triển người dân đồng bằng Bắc Bộ cần làm gì để bảo vệ truyền thống một số lễ hội? Bảo vệ môi trường sống? - Nhận xét tiết học. - Thực hiện theo yêu cầu của GV. - Cùng GV nhận xét, đánh giá. - Cả lớp thực hiện. - Là vùng có dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước. - Dân tộc Kinh. - Làng của người Kinh có nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau. - Nhà có cửa chính quay về hướng Nam được xây dựng kiên cố, chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao... -...thường có luỹ tre xanh bao bọc. Mỗi làng có 1 ngôi đình thờ Thành Hoàng - Có nhiều thay đổi, làng có nhiều nhà hơn trước, nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao tầng, nền lát gạch hoa. Các đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn: có tủ lạnh, ti vi, quạt điện,... - Lắng nghe, ghi nhớ. -Thảo luận nhóm đôi - Mùa xuân và mùa thu để cầu cho một năm mới mạnh khoẻ, mùa màng bội thu,... - Tổ chức tế lễ và các hoạt động vui chơi, giải trí : chọi gà, cờ người, thi thổi cơm, rước kiệu. - Hội Lim 11-tháng giêng (Bắc Ninh), hội chùa Hương, Hội Gióng ở Sóc Sơn (Hà Nội),.. - Trang phục truyền thống -Thực hiện. - Lắng nghe, tham gia phát biểu ý kiến.
Tài liệu đính kèm: