Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Thu Hiền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Thu Hiền

I. MỤC TIÊU

 - Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vậy và lời dẫn chuyện.

 - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. (Trả lời được các CH SGK )

 - Giáo dục HS tính kiên trì khâm phục đức tính của Xi -ôn -cốp -xki.

II. CHUẨN BỊ :

 - GV: Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ

 - HS: Bút dạ

 

doc 33 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 257Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Nguyễn Thị Thu Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ hai ngày 23 tháng 11 năm 2009
Chào cờ
I. Mục tiêu:
	- Học sinh thấy được ý nghĩa giờ chào cờ và cụng việc tuần mới.
	- Giỏo dục tỡnh yờu quờ hương, đất nước cho học sinh.
II. CHUẩn bị:
	- GV : Loa đài, lọ hoa, khăn phủ bàn.
	- HS : Ghế ngồi, cõu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh.
III. TIếN HàNH
Tập trung học sinh.
Chào cờ hỏt quốc ca, đội ca.
í kiến nhận xột của giỏo viờn trực ban.
Ban giỏm hiệu tổng kết, nhắc nhở tồn tại và phổ biến cụng tỏc tuần mới.
Nghe kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chớ Minh. Thảo luận cõu hỏi và rỳt ra bài học.
Phổ biến cụng tỏc Đoàn đội
______________________________________
Tập đọc
 Người tìm đường lên các vì sao
I. MụC tiêu
	- Đọc đúng tên riêng nước ngoài Xi-ôn-cốp-xki. Biết đọc phân biệt lời nhân vậy và lời dẫn chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu kiên trì bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. (Trả lời được các CH SGK )
 	- Giáo dục HS tính kiên trì khâm phục đức tính của Xi -ôn -cốp -xki.
II. chuẩn bị :
	- GV: Tranh ảnh về khinh khí cầu, tên lửa, con tàu vũ trụ
	- HS: Bút dạ
III. tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a:ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
- Gọi HS đọc bài Vẽ trứng và TLCH
C. Bài mới:
* GT bài: Một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki người Nga. Ông đã gian khổ, vất vả như thế nào để tìm được đường lên các vì sao, bài học hôm nay giúp các em hiểu điều đó.
HĐ1: HD Luyện đọc
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn. Kết hợp sửa sai phát âm và ngắt hơi
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho xem tranh khinh khí cầu, tên lửa nhiều tầng, tàu vũ trụ
- Cho nhóm luyện đọc
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm : giọng trang trọng, cảm hứng ca ngợi, khâm phục.
HĐ2: HD tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc đoạn 1,2 và TLCH: 
+ Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ?
+Khi còn nhỏ, ông đã làm gì để bay được? 
+Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi- ôn-cốp -xki đã làm gì?
+ Ông kiên trì thực hiện mơ ước của mình như thế nào ?
- Yêu cầu HS đọc thầm 2 đoạn còn lại và TLCH
+ Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì ?
- GT thêm về Xi-ôn-cốp-xki
+ Em hãy đặt tên khác cho truyện ?
+ Câu chuyện nói lên điều gì ?
- GV ghi bảng, gọi HS nhắc lại.
HĐ3: HD đọc diễn cảm
- Gọi 4 HS nối tiếp đọc 4 đoạn
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc "Từ đầu ... hàng trăm lần"
- Yêu cầu luyện đọc
- Tổ chức thi đọc diễn cảm đoạn văn
- Nhận xét, cho điểm
D.Củng cố:
- Em học được điều gì ở Xi- ôn- cốp - xki?
- Nhận xét tiết học 
E. Dặn dò:
- CB : Văn hay chữ tốt
- 2 em lên bảng.
- Lắng nghe
- Xem tranh minh họa chân dung Xi-ôn-cốp-xki
- Đọc 2 lượt :
HS1: Từ đầu ... bay được
HS2: TT ... tiết kiệm thôi
HS3: TT ... các vì sao
HS 4: Còn lại
- 1 em đọc.
- Quan sát
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 1 em đọc
- Lắng nghe
- 1HS đọc to, lớp đọc thầm
– mơ ước được bay lên bầu trời
. ông dại dột nhảy qua cửa sổ để bay theo những cánh chim...
. đã học không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm, có khi đến hàng trăm lần.
– sống kham khổ để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Ông kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao.
- Lớp đọc thầm
– có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực và quyết tâm thực hiện ước mơ.
- HS lắng nghe
– Người chinh phục các vì sao, Từ mơ ước bay lên bầu trời ...
– Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ khổ công nghiên cứu, kiên trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công ước mơ bay lên các vì sao.
- 2 HS nhắc lại nội dung
- 4 em đọc, lớp theo dõi tìm giọng đọc đúng.
- 1 em đọc diễn cảm, lớp nhận xét.
- Nhóm 2 em luyện đọc.
- 3 em thi đọc.
- HS nhận xét
- HS tự trả lời
- Lắng nghe
__________________________________________
đạo đức
Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (tiếp theo)
 I. MụC tiêu : 
 Học xong bài này, HS :
	- Biết được con cháu phải hiếu thảo với ông, bà, cha mẹ. Để đền đáp công lao của ông bà, cha mẹ đẫ sinh thành, nuôi dạy mình.
	- Biết thực hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình.
	 - Giáo dục HS ý thức biết kính yêu ông bà, cha mẹ.
II. chuẩn bị :
 	 GV- HS : Đồ hóa trang để đóng vai
 	- Sưu tầm các câu chuyện, thơ, bài hát, ca dao, tranh vẽ nói về lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ
iii. tiến trình dạy học :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A:ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
- Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
- Em đã thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ như thế nào ?
C. Bài mới:
HĐ1: Đóng vai (Bài 3)
- Chia nhóm 4 em, nhóm 1- 3 đóng vai theo tình huống 1 và nhóm 4 - 7 đóng vai theo tình huống 2.
- Gọi các nhóm lên đóng vai
- Gợi ý để lớp phỏng vấn HS đóng vai cháu, ông (bà)
GVKL: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà, cha mẹ ốm đau, già yếu.
HĐ2: Thảo luận nhóm 
Bài 4- Gọi 1 em đọc yêu cầu
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi
- Gọi 1 số em trình bày
HĐ3: Thảo luận cả lớp
Bài 5 - 6:Yêu cầu HS trình bày, giới thiệu các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được
D.Củng cố: Gọi HS đọc Ghi nhớ
- Nhận xét 
E. Dặn dò: Học bài học 
- 1 em trả lời.
- 1 số em trả lời.
- Nhóm 4 em thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- 2 nhóm lên đóng vai.
- Lớp phỏng vấn vai cháu về cách cư xử và vai ông (bà) về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- Lắng nghe
- 1 em đọc, cả lớp đọc thầm.
- 2 em cùng bàn trao đổi nhau.
- 3 - 5 em trình bày.
- 2 em đọc
- Lắng nghe
CB bài sau: Bài 7
____________________________________________
âm nhạc
Ôn bài :Cò lả. Tđn số 4
Giáo viên bộ môn soạn giảng
_________________________________________________
Toán 
Giới thiệu nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
I. MụC tiêu :
 	- HS biết cách nhân nhẩm số có 2 chữ số với 11.
 	 - Giáo dục HS biết nhân nhẩm, có tính cận thận, kiên trì, yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị:
 	GV:bảng phụ 	HS :bút dạ, bảng con
 III. tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 A:ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
- Gọi 3 em làm lại bài 1 SGK, đồng thời GV kiểm tra bài làm ở nhà của HS khác
-Nhận xét chữa bài cho điểm HS
C. Bài mới :
*Giới thiệu và ghi đầu bài
HĐ1: HD cách nhân nhẩm trường hợp tổng 2 chữ số bé hơn 10
- GT phép nhân : 27 x 11 và yêu cầu HS đặt tính để tính
- Cho HS nhận xét kết quả 297 với 27 để rút ra KL: "Để có 297 ta đã viết 9 (là tổng của 2 và 7) xen giữa 2 chữ số của 27"
- Cho HS làm 1 số VD
HĐ2: HD Nhân nhẩm trong trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10
- Cho HS thử nhân nhẩm 48 x 11 theo cách trên 
 - Yêu cầu HS đặt tính và tính : 
- HDHS rút ra cách nhân nhẩm
- Cho HS làm miệng 1 số ví dụ
 HĐ3: Luyện tập 
Bài 1 :
- Cho HS làm VT rồi trình bày miệng.
- Gọi HS khác nhận xét.
Bài 3:
- Gọi 1 em đọc đề 
- Gợi ý HS nêu các cách giải 
- Cho HS tự tóm tắt đề và làm bài.
- Gọi 2 em lên bảng giải 2 cách.
Bài 4 : ( HS khá giỏi) Nếu còn thời gian cho HS bày tỏ bằng thẻ Đ/S
- Gọi HS đọc BT 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn 3 phút Bày tỏ ý kiến bằng thẻ Đ/S
- GV kết luận đáp án đúng,sai
D.Củng cố Hệ thống kiến thức
 - Nhận xét 
E: Dặn dò
- CB : Bài 62
- 3 em lên bảng.
- 1 em lên bảng tính 
 27
 x
 11
 27
 27 
 297
- HS theo dõi lắng nghe, thực hiện VD
– 35 x 11 = 385
 43 x 11 = 473 ...
 48
 X 
 11
 48 
 48 
 528
- Có thể HS viết 12 xen giữa 4 và 8 để có tích 4128 hoặc có cách khác.
– 4 + 8 = 12
– viết 2 xen giữa 4 và 8 
 thêm 1 vào 4, được 528
– 92 x 11 = 1012 ; 46 x 11 = 506 ...
– 34 x 11 = 374 95 x 11 = 1045
 82 x 11 = 902
- 1 em đọc.
- Có 2 cách giải
C1 : 11 x 17 = 187 (HS)
 11 x 15 = 165 (HS)
 187 + 165 = 352 (HS)
C2 : 11 x (17 + 15) = 352 (HS)
-1 HS đọc đề
-HS thảo luận nhóm bàn. Bày tỏ ý kiến bằng thẻ 
– b: đúng; a, c, d : sai 
- Lắng nghe
________________________________________
kĩ thuật
Thêu móc xích ( Tiết 1)
I. MỤC TIấU:
	- HS biết cỏch thờu múc xớch 
	- Thờu được cỏc mũi thờu múc xớch. Các mũi thêu tạo thành những vòng chỉ 	móc nối tiếp tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm vòng thêu. Đường 	thêu có thể bị dúm.
 	- GD HS hứng thỳ học thờu, yêu thích sản phẩm của mỡnh
II: CHUẨN BỊ
 	GV: Tranh quy trỡnh thờu múc xớch, mẫu thờu múc xớch được thờu bằng len
 	- bộ đồ dựng cắt, khâu, thêu,...của GV- HS
III. TIếN trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A:ổn định tổ chức
B. Kiểmtra bài cũ:
 -Nờu cỏc bước khõu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột thưa?
GV nhận xột, tuyên dương
C. Bài mới: HĐ1: GV hướng dẫn HS quan sỏt và nhận xột mẫu
 - GV giới thiệu mẫu: 
 -HDHS quan sát hai mặt của đường thêu móc xích mẫu và quan sát H1 
- Nêu mặt phải và mặt trái của đường
thêu móc xích?
- GV nêu khái niệm của thêu móc xích 
HĐ2: GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Treo tranh quy trình thêu móc xích, hướng dẫn HS quan sát hình 2 (SGK) đểso sánh cách vạch dấu đường thêu móc xích với cách vạch dấu đường thêu lướt vặn và cách vạch dấu các đường khâu đã học.
- GV nhận xét, bổ sung
 - HD HS cách vạch dấu để thêu móc xích 
.- Hướng dẫn HS thao tác thêu mũi thứ nhất, thêu mũi thứ hai theo SGK.
- Hướng dẫn HS quan sát hình 4 (SGK) để trả lời câu hỏi về cách kết thúc đường thêu móc xích và so sánh cách kết thúc đường thêu móc xích với cách kết thúc đường thêu lướt vặn.
- Hướng dẫn HS các thao tác cách kết thúc đường thêu móc xích theo SGK.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ ở cuối bài.
- Thời gian còn lại của tiết 1, GV tổ chức cho HS tập thêu móc xích. 
D. Củng cố:
 - Nờu quy trỡnh thờu múc xớch ?
 Nhận xột tiết học 
 E. Dặn dũ: -Chuẩn bị bài Thờu múc xớch
- 2 HS nêu 
- HS nghe
-HS quan sát TL
+ Mặt phải của đường là những vòng chỉ nhỏ móc nối tiếp nhau giống như chuỗi móc xích( của sợi dây chuyền)
+ Mặt trái đường thêu là những mũi chỉ bằng nhau, nối tiếp nhau gần giống các mũi khâu đột mau.
- HS nghe
- HS quan sỏt so sỏnh 
- HS theo dừi.
- HS quan sát, trả lời và nêu cách so sánh
- HS quan sỏt.
- 2 - 3 HS đọc.
- HS thực hành thờu múc xớch.
- 2HS nêu
- Lắng nghe.
thể dục
Bài 25
I.MụC TIÊU :
	- Thực hiện cơ bản đúng các động tác: vươn thở, tay, chân, lưng- bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy. Khi thực hiện chưa yêu cầu nhớ thứ tự. 
	- Học động tác điều hoà : Bước đầu thực hiện ...  
Luyện tập chung
I. MụC tiêu : Giúp HS ôn tập, củng cố nhằm :
 - Chuyển đổi các đơn vị đo khối lượng, diện tích (cm2, dm2, m2)	
 - Thực hiện được với nhân với số có hai hoặc ba chữ số 
	Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
 - Chủ động, tích cực học tập, hoàn thành bài tập theo khả năng.
II.chuẩn bị:
 	GV: Bảng phụ 
 	 HS: Bút dạ, bảng con
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B Bài cũ :
- Gọi 3 em giải bài 2/ 74 SGK
- KT bài làm ở nhà của HS
- GV nhận xét
C.Bài mới
*Giới thiệu bài:
* Luyện tập :
Bài 1 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS trả lời mối quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng, diện tích rồi sau đó nêu cách đổi
VD : 1 yến = 10kg
 7 yến = 7 x 10kg = 70kg
 và 70kg = 70 : 10 = 7 yến
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Kết luận, ghi điểm
Bài 2:( dòng 1)
- Yêu cầu HS tự làm bài
 2a) 268 x 253
- GV nhận xét
Bài 3:
- Yêu cầu nhóm 2 em thảo luận 
- Gọi đại diện nhóm trình bày, GV ghi bảng.
- Gọi HS nhận xét, GV kết luận.
.
Bài 4: Dành cho HS khá, giỏi 
- Gọi 1 em đọc đề
- Gợi ý HS nêu các cách giải
- Gọi HS nhận xét
Bài 5: Dành cho HS khá, giỏi 
- Gọi HS đọc bài tập
- Yêu cầu tự làm bài
- Nhận xét, chữa bài
D.Củng cố: 
Hệ thống kiến thức
- Nhận xét 
E Dặn dò:
- CB : Bài 66
- 3 em lên bảng.
- HS nhận xét.
- 1 em đọc.
- HS trả lời
 . 1 yến = 10kg
 . 1 tạ = 100kg
 . 1 tấn = 1000kg
 . 1 dm2 = 100cm2
 .1 m2 = 100dm2
- HS tự làm VT, 3 em lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng,
 268 	 
 x 235 
 1340 
 804 
 536_ 
 62980
- HS nhận xét.
- 2 em cùng bàn thảo luận làm VT.
– 2 x 39 x 5 = 2 x 5 x 39
 = 10 x 39 = 390
 – 302 x 16 + 302 x 4 
 = 302 x (16 + 4)
 = 302 x 20 = 6040
 – 769 x 85 - 769 x 75 
 = 769 x (85 - 75)
 = 769 x 10 = 7690
- 1 em đọc.
- Nhóm 4 em thảo luận, làm bài.
– C1: (25 + 15) x 75 = 3000 (l)
– C2: 25 x 75 + 15 x 75 = 3000 (l)
- 1 em đọc.
- HS làm VT, 1 em lên bảng.
a) S = a x a 
b) S = 25 x 25 = 625 (m2)
- Lắng nghe 
__________________________________________
Địa lí
 Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ
I. MụC tiêu: Học xong bài này, HS biết :
 	- Đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
	- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
	 + Nhà thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao...
	 +Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc áo yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và vấn khăn mỏ quạ.
	* HSKG: Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió , nhà được dựng vững chắc.
	- Có ý thức tôn trọng các thành quả lao động của người dân và truyền thống văn hóa dân tộc.
ii. chuẩn bị
 	 GV: Tranh, ảnh nhà ở, trang phục, lễ hội của người dân ĐB Bắc Bộ, BP
 	HS:Bút dạ
IiI. tiến trình dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B.Bài cũ :
- ĐB Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp nên ?
- Trình bày đặc điểm địa hình và sông ngòi của ĐB Bắc Bộ ?
C. Bài mới:
a. Chủ nhân của ĐB :
HĐ1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS dựa vào SGK trả lời các câu hỏi :
+ ĐB Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa 
dân ?
+ Người dân sống ở ĐB Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào ?
HĐ2: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu các nhóm dựa vào SGK, tranh, ảnh TL các câu hỏi sau :
+ Làng của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
+ Nêu các đặc điểm về nhà ở của người Kinh ? Vì sao có đặc điểm đó ?
+ Làng Việt cổ có đặc điểm gì ?
+ Ngày nay, nhà ở và làng xóm người Kinh ĐB Bắc Bộ có thay đổi như thế 
nào ?
b. Trang phục và lễ hội :
HĐ3: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu các nhóm dựa vào tranh, ảnh và SGK, vốn hiểu biết để thảo luận :
+ Mô tả trang phục truyền thống của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ ?
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào ? 
+ Trong lễ hội có những HĐ gì ? Kể tên một số HĐ trong lễ hội mà em biết.
+ Kể tên một số lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ ?
- GV chốt ý và tổng kết bài
D Củng cố:
- Gọi HS đọc Ghi nhớ
- Nhận xét tiết học
E. dặn dò
 Chuẩn bị bài 13
- 2 HS trả lời
- HS đọc thầm và trả lời :
– dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước
– chủ yếu là người Kinh 
- HS trả lời
– nhiều ngôi nhà quây quần bên nhau
– Nhà được XD chắc chắn vì hay có bão. Nhà có cửa chính quay về hướng Nam để tránh gió rét và đón ánh nắng vào mùa đông, đón gió biển vào mùa hạ.
– thường có lũy tre xanh bao bọc, mỗi làng có đình thờ Thành hoàng...
– Làng có nhiều nhà hơn. Nhiều nhà xây có mái bằng hoặc cao 2 - 3 tầng, nền lát gạch hoa. Đồ dùng trong nhà tiện nghi hơn.
- Nhóm 4 em thảo luận và trình bày.
– Nam: quần trắng, áo the dài, khăn xếp đen.
– Nữ : váy đen, áo dài tứ thân, yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc chít khăn mỏ quạ.
– tổ chức vào mùa xuân và mùa thu 
– có tổ chức tế lễ và các HĐ vui chơi, giải trí như thi nấu cơm, đấu cờ người, vật, chọi trâu...
– Hội Lim, hội Chùa Hương, Hội Gióng...
- 2 em đọc.
- Lắng nghe
 _______________________________________
tập làm văn
Ôn tập văn kể chuyện
I. MụC tiêu	 	- HS nắm được về một số đặc điểm đã học về văn KC ( nội dung, nhân vật, cốt truyện).
	- Kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước. 
	- Nắm được nhân vật, tính cách nhân vật, ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
 	 - Yêu thích môn học
.II. Chuẩn bị
	- GV: Bảng phụ ghi tóm tắt một số kiến thức về văn KC
 	- HS: Bút dạ
III. Tiến trình dạy- học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A.ổn định tổ chức
B. Bài cũ :
- Em hiểu thế nào là KC ?
- Có mấy cách mở bài KC ? Kể ra
- Có mấy cách kết bài KC ? Kể ra
C Bài mới:
* GT bài: 
* HD ôn tập :
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để TLCH
- Gọi HS phát biểu
+ Đề 1 và đề 3 thuộc loại văn gì ? Vì sao em biết ?
Bài 2-3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS phát biểu về đề tài mình chọn
a. Kể trong nhóm :
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp
- GV treo bảng phụ :
* Văn KC :
+ Kể lại chuỗi sự việc có đầu có cuối, có liên quan đến 1 số nhân vật.
+Mỗi câu chuyện nói điều có ý nghĩa.
– Nhân vật :
+ Là người hay các con vật, cây cối, đồ vật... được nhân hóa
+ Hành động, lời nói, suy nghĩ... của nhân vật nói lên tính cách nhân vật.
+ Đặc điểm ngoại hình tiêu ...
– Cốt truyện :
+ có 3 phần : MĐ - TB - KT...
+ có 2 kiểu mở bài ...
b. Kể trước lớp :
- Tổ chức cho HS thi kể 
- Nhận xét, cho điểm 
D.Củng cố: Hệ thống kiến thức
- Nhận xét tiết học
E. Dặn dò: Ghi nhớ KT về văn KC
- 3 em lên bảng.
- HS nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- 1 em đọc.
- 2 em cùng bàn trao đổi, thảo luận.
– Đề 2 là thuộc loại văn Kể chuyện vì nó yêu cầu kể câu chuyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa...
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả.
- 2 em tiếp nối đọc.
- 5 - 7 em phát biểu.
- 2 em cùng bàn kể chuyện, trao đổi, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ.
- HS đọc thầm.
- 3 - 5 em thi kể.
Trả lời về ND truyện
- Lắng nghe
	 Thể dục
Bài 26
I. MụC TIÊU :
	-Ôn 8động tác động tác của bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác nhớ đúng thứ tự.
 	-Trò chơi : “Chim về tổ ” Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa ĐIểM – PHƯƠNG TIệN :
	Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
	Phương tiện : Chuẩn bị còi.
III. NộI DUNG Và PHƯƠNG PHáP LÊN LớP:
Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định, phổ biến nội dung. 
 -Khởi động: Chạy nhẹ nhàng trên địa hình quanh sân tập về đội hình 4 hàng ngang. 
 +Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 2. Phần cơ bản:
 a) Bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn từ động tác 4 đến động tác 8 
 + GV chia tổ để HS tập luyện theo nhóm ở các vị trí đã được phân công do tổ 
trưởng điều khiển.
+Tập theo tổ, cho các tổ thi đua trình diễn. GV quan sát, uốn nắn,sửa sai, cho HS, biểu dương các tổ thi đua tập tốt
 +GV cho cán sự lớp điều khiển hô nhịp để cả lớp ôn lại toàn bài. 
b) Trò chơi : “Chim về tổ ”
 - GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
 -Cho HS chơi thử và nhắc nhở HS thực hiện đúng quy định của trò chơi để đảm bảo an toàn
 -Tổ chức cho HS chơi chính thức, có hình phạt vui với những HS phạm luật.
 - GV quan sát, nhận xét, biểu dương những HS chơi chủ động, nhiệt tình
3. Phần kết thúc: 
 -GV cho HS đứng tại chỗ làm một số động tác thả lỏng. 
 -GV hệ thống bài học: HS nhắc lại thứ tự động tác của bài. 
 -GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài về nhà 
 -GV hô giải tán. 
6 – 10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút 
18 – 22 phút
2 – 3 lần mỗi động tác 2 x 8 nhịp 
4-6 phút
4-6 phút
1-2phút
1-2 phút
-Lớp trưởng tập hợp lớp báo cáo. 
 €€€€€€€	 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
5GV
T1
T2
T3
T4
-Học sinh 4 tổ chia thành 4 nhóm ở vị trí khác nhau để luyện tập.
 5G
 €€€€€€€	 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€	 €€€€€€€
 €€€€€€€
 €€€€€€€
	 GV
 -HS hô “khỏe”.
__________________________________	
sinh hoạt lớp
Kiểm điểm tuần 13
I.Mục tiêu:
- Học sinh nhận được ưu, khuyết điểm trong tuần và biết phương hướng tuần mới.
- Rèn học sinh có tinh thần phê, tự phê.
- Giáo dục học sinh có tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập.
 II.Nội dung:
1.Kiểm điểm trong tuần:
 - Các tổ kiểm điểm các thành viên trong tổ.
 - Lớp trưởng nhận xét chung các hoạt động của lớp trong tuần.
 - Giáo viên đánh giá chung theo các mặt hoạt động: .
 + Về ý thức tổ chức kỷ luật: Đa số các em đều chấp hành tốt nội quy lớp.
+ Học tập: Nhìn chung có ý thức học tốt, các em có tiến bộ như:.......... 
Bên cạnh đó còn một số em chưa tiến bộ :
 + Lao động: Các em có ý thức lao động 
 +Thể dục vệ sinh: Có ý thức vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
 +Các hoạt động khác: Đa số các em đều thực hiện đầy đủ nhiệm vụ 
 - Bình chọn xếp lọai tổ, thành viên:
2.Phương hướng tuần sau
 - Khắc phục nhươc điểm trong tuần. Phát huy ưu điểm đã đạt được.
 - Phổ biến công tác tuần 14:Tiếp tục thi đua học tốt, lao động chăm, giành nhiều điểm tốt chào mừng ngày 20-11 để tổng kết phát thưởng ở tuần 14
 *******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_nguyen_thi_thu_hien.doc