Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022

Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022

TẬP ĐỌC

 HOA HỌC TRÒ

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng

- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.

3. Phẩm chất

- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.

4. Góp phần phát triển năng lực

- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

1. Đồ dùng

 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện).

 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật

- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

 

doc 48 trang Người đăng Đào Lam Sơn Ngày đăng 17/06/2023 Lượt xem 101Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án điện tử Lớp 4 (Công văn 2345) - Tuần 23 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23 Thứ hai ngày 3 tháng 2 năm 2022
TẬP ĐỌC
 HOA HỌC TRÒ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
2. Kĩ năng
- Đọc trôi trảy bài tập đọc. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm.
3. Phẩm chất
- Giáo dục HS biết giữ gìn và bảo vệ hoa phượng - một loài hoa gắn bó với tuổi học trò.
4. Góp phần phát triển năng lực
- Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: + Tranh minh hoạ bài tập đọc (phóng to nếu có điều kiện). 
 + Bảng phụ viết sẵn đoạn luyện đọc
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp: Hỏi đáp, quan sát, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (5p)
+ Người các ấp đi chợ tết trong khung cảnh đẹp như thế nào?
+ Bên cạnh dáng vẻ riêng, những người đi chợ tết có điểm gì chung?
- GV nhận xét chung, dẫn vào bài học
- TBHT điều hành lớp trả lời, nhận xét
+ Khung cảnh đẹp là: Dải mây trắng đỏ dần; sương hồng lam; sương trắng rỏ đầu cành; núi uốn mình; đồi thoa son 
+ Điểm chung là: Tất cả mọi người đều rất vui vẻ: họ tưng bừng ra chợ tết. Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc..
2. Luyện đọc: (8-10p)
* Mục tiêu: Đọc trôi trảy bài tập đọc, bước đầu biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: 
- Gọi 1 HS đọc bài (M3)
- GV lưu ý giọng đọc cho HS: Cần đọc với giọng nhẹ nhàng, suy tư. Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ: cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời, muôn ngàn con bướm thắm, xanh um, mát rượi, e ấp, xoè ra 
- GV chốt vị trí các đoạn:
- Lưu ý sửa lỗi đọc và ngắt nghỉ cho các HS (M1) 
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- Lắng nghe
- Lớp trưởng điều hành cách chia đoạn
- Bài được chia làm 3 đoạn
(Mỗi chỗ xuống dòng là 1 đoạn)
- Nhóm trưởng điều hành nhóm đọc nối tiếp đoạn trong nhóm lần 1 và phát hiện các từ ngữ khó (đoá, phần tử, xoè ra, nỗi niềm, mát rượi ,...)
 - Luyện đọc từ khó: Đọc mẫu (M4)-> Cá nhân (M1)-> Lớp
- Giải nghĩa từ khó (đọc chú giải)
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 theo điều khiển của nhóm trưởng
- Các nhóm báo cáo kết quả đọc
- 1 HS đọc cả bài (M4)
3. Tìm hiểu bài: (8-10p)
* Mục tiêu: Hiểu ND: Tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng, loài hoa gắn với những kỉ niệm và niềm vui của tuổi học trò (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
* Cách tiến hành: Làm việc nhóm 4 – Chia sẻ trước lớp
- GV yêu cầu HS đọc các câu hỏi cuối bài 
+ Tại sao tác giả gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
(Kết hợp cho HS quan sát tranh).
+ Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?
+ Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?
+ Bài văn giúp em hiểu về điều gì?
- Hãy nêu nội dung chính của bài.
* Lưu ý giúp đỡ hs M1+M2 trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài.Hs M3+M4 trả lời các câu hỏi nêu nội dung đoạn, bài.
- 1 HS đọc các câu hỏi cuối bài
- HS làm việc theo nhóm 4 – Chia sẻ kết quả dưới sự điều hành của TBHT
* Vì phượng là loại cây rất gần gũi với học trò. Phượng được trồng trên các sân trường và nở hoa vào mùa thi của học trò 
 Hoa phương gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về mài trường.
* Vì phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đoá mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời; màu sắc như cả ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
- Hoa phượng gợi cảm giác vừa buồn lại vừa vui: buồn vì sắp hết năm học, sắp xa mái trường, vui vì được nghỉ he.ø
- Hoa phượng nở nhanh bất ngờ, màu phượng mạnh mẽ làm khắp thành phố rực lên như tết nhà nhà dán câu đối đỏ.
+ HS đọc đoạn 3.
* Lúc đầu màu hoa phượng là màu đỏ còn non. Có mưa, hoa càng tươi dịu. Dần dần, số hoa tăng, màu cũng đậm dần rồi hoà với mặt trời chói lọi, màu phượng rực lên.
- HS có thể trả lời: 
* Giúp em hiểu hoa phượng là loài hoa rất gần gũi, thân thiết với học trò.
* Giúp em hiểu được vẻ đẹp lộng lẫy của hoa phượng.
Nội dung: Bài văn miêu tả vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng và nêu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những HS đang ngồi trên ghế nhà trường.
- HS ghi lại nội dung bài
4. Luyện đọc diễn cảm(8-10p)
* Mục tiêu: HS đọc diễn cảm được đoạn 1 của bài, nhấn giọng được các từ ngữ gọi tả vẻ đẹp của hoa phượng
* Cách tiến hành: Hoạt động cá nhân – nhóm - cả lớp
- Yêu cầu HS nêu giọng đọc toàn bài.
- Yêu cầu đọc diễn cảm đoạn 1 của bài
- GV nhận xét, đánh giá chung
5. Hoạt động ứng dụng (1 phút)
+ Em học được điều gì cách miêu tả hoa phượng của tác giả?
- Lưu ý HS học hỏi các hình ảnh hay trong miêu tả của tác giả. Giáo dục tình yêu cây cối và ý thức bảo vệ cây.
6. Hoạt động sáng tạo (1 phút)
- HS nêu lại giọng đọc cả bài
- 1 HS M4 đọc mẫu toàn bài
 - Nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm
+ Luyện đọc diễn cảm trong nhóm
+ Cử đại diện đọc trước lớp
- Bình chọn nhóm đọc hay.
+ Tác giả quan sát rất tỉ mỉ, sử dụng nhiều giác quan, dùng từ ngữ miêu tả và các biện pháp NT rất đặc sắc
- Tìm hiểu các bài tập đọc, bài thơ khác nói về hoa phượng
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 111: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức
- Củng cố cách so sánh 2 phân số
- Các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5 và 9
2. Kĩ năng
- HS thực hiện so sánh được 2 PS và vận dụng các bài toán liên quan
- Vận dụng các dấu hiệu chia hết vào làm các bài tập
3. Phẩm chất
- HS có phẩm chất học tập tích cực.
4. Góp phần phát triển năng lực: 
- Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic.
* Lưu ý: Kết hợp ba bài LTC trang 123, 124 thành hai bài LTC)
* Bài tập cần làm: Bài 1 (ở đầu tr123), bài 2 (ở đầu tr123), bài 1a, c (ở cuối tr123) (a chỉ cần tìm một chữ số).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Đồ dùng
 - GV: Bảng phụ
 - HS: Sách, bút
2. Phương pháp, kĩ thuật
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm, trò chơi học tập 
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC;
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Khởi động: (2p)
- GV giới thiệu bài – Ghi tên bài 
- TBVN điều hành lớp hát, vận động tại chỗ
2. Hoạt động thực hành (35p)
* Mục tiêu: - HS thực hiện so sánh được 2 PS và vận dụng các bài toán liên quan
 - Vận dụng các dấu hiệu chia hết vào làm các bài tập
* Cách tiến hành: Cá nhân – Nhóm – Lớp
 Bài 1: (ở đầu tr 123).
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- GV yêu cầu HS tự làm bài, nhắc các em làm các bước trung gian ra giấy nháp, chỉ ghi kết quả vào vở.
+ GV có thể yêu cầu HS giải thích tại lại điền dấu như vậy.
- GV củng cố cách so sánh 2 phân số cùng MS và khác MS
Bài 2: (ở đầu tr123).
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Chia sẻ, nhận xét, chốt đáp án đúng.
Bài 1a, c (ở cuối tr123): HSNK làm cả bài
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. 
a) Điền số nào vào 75£ để 75£ chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5? 
+ Vì sao điền như thế lại được số không chia hết cho 5?
c) Điền số nào vào 75£ để 75£ chia hết cho 9?
Bài 3+ Bài 4 (trang 123) Bài tập chờ dành cho HS hoàn thành sớm
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp
Đáp án:
< ; < ; < 1
 = ; > ; 1 < 
 - HS giải thích tại sao mình lại điền dấu như vậy
- HS M3+M4 lấy thêm ví dụ và thực hiện so sánh.
- HS nhắc lại thế nào là phân số lớn hơn 1, thế nào là phân số bé hơn 1.
- Thực hiện cá nhân – Chia sẻ lớp
Đáp án:a) b) 
- HS làm cá nhân – Chia sẻ nhóm 2 – Chia sẻ lớp.
Đáp án: 
+ Điền các số 2, 4, 6, 8 vào £ thì đều được số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5. 
+ Vì chỉ những số có tận cùng là 0 hoặc 5 mới chia hết cho 5.
+ Để 75£ chia hết cho 9 thì 7 + 5 + £ phải chia hết cho 9. 7 + 5 = 12, 12 + 6 = 18, 18 chia hết cho 9. Vậy điền 6 vào £ thì được số 756 chia hết cho 9.
- HS làm vào vở Tự học – Chia sẻ lớp
Bài 3: Đáp án:
a) 
b) Thực hiện rút gọn các phân số:
; ; 
Vì: nên 
- Chữa lại các phần bài tập làm sai
 Bài tập PTNL HS:M3+M4
Không quy đồng mẫu số, hãy so sánh các phân số dưới đây:
; 
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (VNEN)
ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI (T1)
ĐIỀU CHỈNH- BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
KHOA HỌC (CT HIỆN HÀNH)
ÁNH SÁNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức 
- Nêu được ví dụ về các vật tự phát sáng và các vật được chiếu sáng.
 + Vật tự phát sáng : Mặt trời, ngọn lửa,
 + Vật được chiếu sáng : Mặt trăng, bàn ghế , 
- Nêu được một số vật cho ánh sáng truyền qua và một số vật không cho ánh sáng truyền qua.
- Nhận biết được ta chỉ nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. 
2. Kĩ năng
- Thực hành làm được các thí nghiệm để phát hiện kiến thức
3. Phẩm chất
- Có ý thức học tập nghiêm túc, sán ... cho cuộc thi kể chuyện về chợ nổi trên sông ở ĐB Nam Bộ theo gợi ý: 
+ Mô tả về chợ nổi trên sông (chợ họp ở đâu? Người dân đến chợ bằng phương tiện gì? Hàng hóa bán ở chợ gồm những gì? Loại hàng nào có nhiều hơn?
+ Kể tên các chợ nổi tiếng ở ĐB Nam Bộ. 
- GV nhận xét phần thi kể chuyện của HS các nhóm.
- GV chốt KT: Chợ nổi là nét độc đáp của đồng bằng NB
3. Hoạt động ứng dụng (1p)
- GD BVMT: Sông ngòi là điều kiện để các chợ nổi có thể hoạt động tấp nập. Tuy nhiên cần có các biện pháp để bảo vệ và giữ gìn môi trường ở các chợ nổi
4. Hoạt động sáng tạo (1p)
Nhóm 4 – Lớp
+ Nhờ có nguồn nguyên liệu và lao động, lại được đầu tư xây dựng nhiều nhà máy.
 + Hằng năm, đồng bằng Nam Bộ tạo ra được hơn một nửa giá trị  cả nước. 
+ Khai thác dầu khí, SX điện, hóa chất, phân bón, cao su, chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may mặc.
+ Linh kiện máy tính, bột ngọt, hạt điều, đạm, lân,...
- HS lắng nghe
Nhóm 4 – Lớp
- Các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi và cử đại diện mô tả 
+ Chợ nổi trên sông họp ở trên sông, phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là thuyền, ghe,..
+ Chợ Cái Phong Điền (Cần Thơ), Phụng Hiệp (Hậu Giang)
- HS nhận xét, bình chọn nhóm kể hay và sinh động nhất
- Lắng nghe
- HS lắng nghe, nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nước.
- Trưng bày tranh ảnh về về các hoạt động sản xuất ở đồng bằng NB
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
SHTT - KNS
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TUẦN 23
TRÁNH SUY NGHĨ TIÊU CỰC
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được ưu - khuyết điểm trong tuần 23
- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm. 
- Biết được phương hướng tuần 24
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Nắm được ưu – khuyết điểm của HS trong tuần
- HS: Chủ tịch Hội đồng tự quản và các Trưởng ban ĐỒ DÙNG DẠY HỌC ND báo cáo.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH:
1. Khởi động
- Lớp tham gia trò chơi: Truyền tín hiệu
2. Lớp báo cáo hoạt động trong tuần:
- 4 Trưởng ban lên nhận xét các thành viên trong tổ và xếp loai từng thành viên.
- Tổ viên các tổ đóng góp ý kiến.
- Chủ tịch HĐTQ lên nhận xét chung các ban.
- GV nhận xét chung:
 + Nề nếp:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 + Học tập: 	
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
3. Phương hướng tuần sau: 
- Tiếp tục thi đua: Học tập tốt, thực hiện tốt nề nếp, vâng lời thầy cô, nói lời hay làm việc tốt.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
4. Lớp văn nghệ - múa hát tập thể mừng Đảng - mừng Xuân
THỂ DỤC
Tiết 45: BẬT XA. TRÒ CHƠI "CON SÂU ĐO"
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức
- Bước đầu biết cách thực hiện động tác bật xa tại chổ (tư thế ĐỒ DÙNG DẠY HỌC, động tác tạo đà, động tác bật nhảy).
 -Trò chơi "Con sâu đo".YC biết cách chơi và tham gia chơi được. 
2. Kĩ năng
- Rèn KN vận động và tham gia trò chơi đúng luật
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Sân tập sạch sẽ, an toàn. GV ĐỒ DÙNG DẠY HỌC còi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I.PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Tập bài thể dục phát triển chung.
- Trò chơi"Đứng ngồi theo lệnh"
* Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
1-2p
2l x 8n
1p
100m
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II.PHẦN CƠ BẢN
a. Học kĩ thuật bật xa.
+ GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà (tại chỗ), cách bật xa, rồi cho HS bật thử và tập chính thức.
+ Trước khi tập nên cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng trước, YC HS khi chân tiếp đất cần làm động tác chùng chân.Thực hiện động tác thành thạo mới cho HS bật hết sức rơi xuống hố cát hoặc đệm.
+ GV hướng dẫn HS phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý bảo đảm an toàn.
b. Trò chơi "Con sâu đo".
 - GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, cho một nhóm ra làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi, cho HS chơi thử 1 lần, rồi chơi chính thức.
 18-20p
 5-6p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
 X X ................X
 X X ................X
 X X ................X
 r
III.PHẦN KẾT THÚC
- Chạy chậm thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn bật xa.
2p
2p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
THỂ DỤC
Tiết 46: BẬT XA VÀ TẬP PHỐI HỢP CHẠY, NHẢY
TRÒ CHƠI: "CON SÂU ĐO".
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức	
- Ôn bật xa và bước đầu biết cách thực hiện động tác phối hợp chay, nhảy.
- Trò chơi "Con sâu đo".YC biết được cách chơi và tham gia chơi được.
2. Kĩ năng
- Rèn sức bền, sự dẻo dai, khéo léo trong tập luyện
3. Phẩm chất
- Giáo dục tình thần tập luyện tích cực và tham gia trò chơi trung thực.
4. Góp phần phát triền các năng lực
- Năng lực tự học, NL tự giải quyết vấn đề, NL tự chăm sóc và phát triển sức khỏe.
II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN
 	- Địa điểm: Sân trường bằng phẳng, an toàn khi tập luyện, vệ sinh sạch sẽ.
 	- Phương tiện: Còi, kẻ sân chơi trò chơi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
NỘI DUNG
Định
lượng
Phương pháp và hình thức tổ chức
I. PHẦN MỞ ĐẦU
- GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu bài học.
- Chạy chậm trên địa hình tự nhiên.
- Trò chơi"Kéo cưa lừa xẻ".
- Tập bài thể dục phát triển chung.
1-2p
 100 m
 2p 
2l x 8n
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
II. PHẦN CƠ BẢN
a. Ôn bật xa.
+ Trước khi tập nên cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng một số lần, sau đó nhắc lại yêu cầu và cách thực hiện bài tập.
+ Khi tổ chức tập luyện, GV có thể chia số HS trong lớp thành từng nhóm tập tại những nơi qui định.
+ GV cho thi đua giữa các tổ một lần xem tổ nào có người bật xa nhất.
- Học phối hợp chạy, nhảy.
+ GV hướng dẫn cách tập luyện phối hợp, giải thích ngắn gọn các động tác và làm mẫu, cho HS tập thử.
+ Cho HS tập theo đội hình hàng dọc.
b. Trò chơi"Con sâu đo".
GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi thứ hai.Cho HS chơi thử rồi chơi chính thức.
15- 20p
 5-7p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r	
 X X----------- x ¨
 XP GH
 X X ................X
 X X ................X
 X X ................X
 r
III. PHẦN KẾT THÚC
- Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp.
- GV cùng HS hệ thống bài.
- GV nhận xét đánh giá kết quả giờ học, về nhà ôn bật xa.
1-2p
 1p
 X X X X X X X X
 X X X X X X X X 
 r
ĐIỀU CHỈNH-BỔ SUNG
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
____________________________________________________________________________
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN VÀ BAN GIÁM HIỆU
Ngày..... tháng.....năm 2019
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_dien_tu_lop_4_cong_van_2345_tuan_23_nam_hoc_2021_202.doc