Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)

I.Mục tiêu :

Giúp HS:

 -Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.

II. Đồ dùng dạy học:

Bảng phụ ghi bài tập 3.

III. Hoạt động dạy học chủ yếu.

 

doc 28 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 397Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 13 - Phạm Thị Minh Huyền (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13: Thứ 2 ngày 16 tháng 11 năm 2009.
Tiết 1: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN.
.
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO.
I. Mục tiêu:
-Đọc đúng tên riêng nước ngoài (Xi-ôn-cốp-xki);biết đọc phân biệt lời nhân vật và lời dẫn câu chuyện.
-Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu kiên trì, bền bỉ suốt 40 năm, đã thực hiện thành công mơ ước tìm đường lên các vì sao.(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh vẽ trong SGK để tìm hiểu câu 1.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu đọc và trả lời câu hỏi bài :Vẽ trứng.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ chân dung Xi-ô-côp-xki và giới thiệu:Xi-ôn-cốp-xki đã vất vả, gian khổ như thế nào để tìm được đường lên các vì sao. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài để biết điều đó.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
-Yêu cầu cá nhân đọc toàn bài.
-Chia đoạn: Bài này chia làm 4 đoạn như sau.
Đoạn 1: Bốn dòng đầu. Từ đầu đến mà vẵn bay được.
Đoạn 2: Bảy dòng tiếp theo. Tiếp đó đến mình chỉ tiết kiệm thôi.
Đoạn 3: Sáu dòng tiếp theo. Tiếp đó đếnphương tiện bay tới các vì sao.
Đao 4: Phần còn lại.
-Yêu cầu đọc nối đoạn, kết hợp giải nghĩa từ.
Đoạn 3: 
H.Ông đã chế ra vật khí cầu.Khí cầu là vật như thế nào?
H.Sa hoàng không tin nêu không ủng hộ ông. Vậy sa hoàng là ai?
H.Ông thiết kế thành công tên lửa. Vậy thiết kế là gì?
Đoạn 4:
H.Ông đã thực hiện điều ông hằng tâm niệm, tâm niệm là gì?
H.Thế nào là tôn thờ?
-Hướng dẫn cách đọc:
Đọc với giọng trân trọng, nhấn giọng các từ ngữ nói về nghị lực , khao khát hiểu biết của Xi-ôn-cốp-xki Ngắt hơi ở từ: nhảy qua cửa sổ/ để bay theo
-Đọc mẫu toàn bài.
c. Hướng dẫn đọc hiểu bài:
H. Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
-Yêu cầu đọc đoạn 1 để trả lời.
H.Để tìm hiểu điều bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?
-Yêu cầu đọc đoạn 2, trả lời.
H. Ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình như thế nào?
-Yêu cầu đọc đoạn 3 và trả lời.
H.Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì?
Qua đoạn 1, 2, 3 em thấy Xi- ôn- cốp- xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.Đó là nội dung của bài học
H. Em hãy đặt tên khác cho truyện.
-Yêu cầu đọc thầm toàn bài và trao đổi hai em ngồi gần nhau nêu.
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Yêu cầu đọc nối đoạn., theo dõi nhận xét và sửa sai
-Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm
-Treo bảng yêu cầu đọc và theo dõi để nhận xét nhấn giọng ở các từ, vì sao cần nhấn giọng.
-Gạch chân các từ nhấn giọng.
Từ nhỏ, Xi-ôn-cốp-xki đã mơ ước bay vào bầu trời. Có lần ông dại dột nhảy qua cửa sổ/ để bay theo những cánh chim. Kết quả, ông bị ngã gãy chân. Nhưng/ rủi ro lại làm nảy ra trong đầu óc non nớt của ông lúc bấy giờ một câu hỏi: “ Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?”
Để tìm bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đọc không biết bao nhiêu là sách. Nghĩ ra điều gì, ông lại hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
-Yêu cầu thi đọc đoạn hay.
- Theo dõi nhận xét và tuyên dương cá nhân đọc hay.
H.Qua bài học em thấy có ý nghĩa gì?
Nhận xét bổ sung và ghi ý nghĩa.
* Xi-ô-côp-xki là nhà khoa học vĩ đại đã tìm ra cách chế tạo khí cầu bay bằng kim loại, thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành một phương tiện bay tới các vì sao.
-Yêu cầu cá nhân đọc lại ý nghĩa.
4. củng cố -dặn dò:
H. Em đã học hỏi ở ông Xi-ôn-cốp-xki điều gì?
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: Văn hay chữ tốt.
Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc.
-Theo dõi bạn đọc.
-Theo dõi cô chia đoạn.
-Cá nhân đọc nối đoạn.
-Nêu sgk.
-Nêu sgk.
-Nêu sgk.
-Cá nhân giải thích trong sgk.
-Theo dõi.
-Đoc thầm và trả lời.
Xi-ô-côp-xki mơ ước được bay lên bầu trời.
-Cá nhân đọc đoạn 1 và trả lời.
Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã đọc không biết bao nhiêu là sách, ông hì hục làm thí nghiệm có khi đến hàng trăm lần.
-Cá nhân đọc đoạn 2 và trả lời.
Để thực hiện ước mơ của mình ông đã sống kham khổ, ông đã chỉ ăn bánh mì suông để dành tiền mua sách vở và dụng cụ thí nghiệm. Sa Hoàng không ủng hộ phát minh bằng kinh khí cầu bay bằng kim loại của ông nhưng ông không nản chí. Ông đã kiên trì nghiên cứu và thiết kế thành công tên lửa nhiều tầng, trở thành phương tiện bay tới các vì sao từ chiếc pháo thăng thiên.
Xi-ôn-cốp-xki thành công vì ông có ước mơ đẹp: chinh phục các vì sao và ông đã quyết tâm thực hiện ước mơ đó.
-Theo dõi.
- HS nhắc lại nội dung.
-Thảo luận nhóm và nêu.
+,Ước mơ của Xi-ôn-cốp-xki.
+,Người chinh phục các vì sao.
+,Quyết tâm chinh phục bầu trời.
- HS đọc thầm toàn bài.
- HS đọc nối đoạn.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc đoạn hay.
- HS trả lời .
- HS đọc .
- HS trả lời .
- HS nghe .
 . 
Tiết 3: TOÁN 
GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11.
I.Mục tiêu :
Giúp HS: 
 -Biết cách nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi bài tập 3.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Yêu cầu tính giá trị của biểu thức sau.
45 x 32 + 1245, 75 x18 +75 x 21.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài:
 Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
b. Tìm hiểu bài:
*Phép nhân 27 x 11 (Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10 )
-Viết lên bảng phép tính 27 x 11.
-Yêu cầu đặt tính và thực hiện phép tính trên.
H.Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên? 
H.Hãy nêu rõ bước cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11?
-Như vậy , khi cộng hai tích riêng của phép nhân 27 x 11 với nhau chúng ta chỉ cần cộng hai chữ số ( 2 + 7 = 9 ) rồi viết 9 vào giữa hai chữ số của số 27. 
H.Em có nhận xét gì về kết quả của phép nhân :27 x 11 = 297 so với số 27. Các chữ số giống và khác nhau ở điểm nào ? 
 -Vậy ta có cách nhân nhẩm 27 với 11 như sau: 
 * 2 cộng 7 = 9 
 * Viết 9 vào giữa 2 chữ số của số 27 được 297. 
 * Vậy 27 x 11 = 297 
 -Yêu cầu HS nhân nhẩm 41 với 11. 
- Nhận xét và nêu vấn đề: Các số 27 ,41  đều có tổng hai chữ số nhỏ hơn 10 , vậy với trường hợp hai chữ số lớn hơn 10 như các số 48 ,57 ,  thì ta thực hiện thế nào. Chúng ta cùng thực hiện phép nhân48 x 11. 
*. Phép nhân 48 x11 (Trường hợp hai chữ số lớn hơn hoặc bằng 10)
 -Viết lên bảng phép tính 48 x 11.
 -Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm đã học trong phần trên để nhân nhẩm 11. 
-Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện phép tính trên.
H.Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên ? 
H.Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân 48 x 11?
H.Vậy em hãy dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x11 để nhận xét về các chữ số trong kết quả phép nhân 48 x 11 = 528?
-Vậy ta có cách nhân nhẩm 48 x 11 như sau:
 +, 4 công 8 bằng 12 .
 +, Viết 2 vào giữa hai chữ số của 48 được 428. 
 +, Thêm 1 vào 4 của 428 được 528. 
 +,Vậy 48 x 11 = 528. 
- Cho HS nêu lại cách nhân nhẩm 48 x 11. 
-Yêu cầu HS thực hiện nhân nhẩm 75 x 11. 
c. Luyện tập , thực hành
Bài 1: H. Bài tập yêu cầu gì? 
- Yêu cầu HS nêu miệng.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 2:(HSK-G) 
- Yêu cầu làm bảng con.
-Nhận xét và ghi điểm.
Bài 3: 
H. Bài toán cho biết gì ?
H. Bài toán yêu cầu gì ?
- Yêu cầu làm vở.
-Thu chấm và nhận xét.
Bài 4:(HSK-G) Nêu kết quả .
-Cho HS đọc đề bài sau đó hướng dẫn : Để biết được câu nào đúng , câu nào sai trước hết chúng ta phải tính số người có trong mỗi phòng họp ,sau đó so sánh và rút ra kết quả 
4. Củng cố - dặn dò:
H.Nêu lại cách tính nhẩm nhân nhẩm số có hai chữ số với 11?
-Nắm cách nhân để thực hiện phép nhân nhẩm nhanh và chính xác.
-Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài: Nhân với số có ba chữ số.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân làm vào bảng.
-Nhận xét bài bạn.
-Nhắc tựa.
-1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm bài vào bảng.
 27
 x 
 11
 27 
 27
 297
-Đều bằng 27. 
-Cá nhân nêu. 
Số 297 chính là số 27 sau khi được viết thêm tổng hai chữ số của nó ( 2 + 7 = 9 ) vào giữa.
-Cá nhân nhẩm.
-Nhân nhẩm và nêu cách nhân nhẩm của mình
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp 
 48
 x 11
 48 
 48
 528
-Đều bằng 48.
-Cá nhân nêu. 
+, 8 là hàng đơn vị của 48. 
 +, 2 là hàng đơn vị của tổng hai chữ số của 48 ( 4 + 8 = 12 ). 
 +, 5 là 4 + 1 với 1 là hang chục của 12 nhớ sang 
-Theo dõi.
-Cá nhân nêu. 
-Cá nhân nêu. 
- HS nêu
Đ A:a. 374, b. 945, c. 902.
a. x : 11 = 25	b. x : 11 =78
	x = 25 x 11	 	x = 78 x 11
	x = 275	x = 858
- HS nêu
- HS nêu
 Bài giải:
 Số học sinh khối lớp 4 là:
 17 x 11 = 187( học sinh)
 Số học sinh khối lớp 5 là:
 15 x 11 = 165( học sinh)
HS nghe GV hướng dẫn và làm bài ra nháp 
 Phòng A có 11 x 12 = 132 người 
 Phòng B có 9 x 14 = 126 người 
Vậy câu b đúng , các câu a , c, d sai. 
-Cá nhân nêu.
TiÕt4:©m nh¹c:
gi¸o viªn ©m nh¹c d¹y
CHIỀU:
Tiết 1+ 2:LUYỆN TIẾNG VIỆT 
ÔN TẬP
I Mục tiêu: 
-HS biết hệ thống lại kiến thức tính từ đã học.
- Rèn cách viết câu, đoạn văn miêu tả có sử dụng tính từ chỉ mức độ.
II. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Bài cũ:
H. Thế nào là tính từ? Nó gồm những đặc điểm gì?
- Nhận xét, bổ sung.
2 Dạy bài mới:
Bài 1:
Xác định tính từ và nêu rõ mức độ thể hiện của tính từ trong các câu sau:
Tờ giấy này trắng.
Tờ giấy này trăng trắng.
Tờ giấy này rất trắng.
Giấy trắng như tuyết.
trắng như bông.
Trắng như trứng gà bóc.
GV: +, Tạo từ ghép thường ở mức độ cao.
 +, Tạo từ láy thường ở mức độ thấp.
Bài 2: Chọn tính từ chỉ màu trắng dưới đây điền vào từng chỗ trống trong bài thơ cho thích hợp:
trắng phau; trắng hồng; trắng bạc; trắng ngần; trắng đục; trắng trẻo; trắng xoá; trắng bệch;trắng tinh; trắng muốt; trắng bóng.
 Tuyết rơi.. một màu
Vườn chim chiều xế..cánh cò
 Da..người ốm o
Bé khoẻ đôi má non tơ..
 Sợi lennhư bông
Làn mây.bồng bềnh trời xanh
 .đồng muối nắng hanh
Ngó sen ở dưới bùn tanh.
 Lay ơn.tuyệt trần
Sương mù.không gian nhạt nhoà
 Gạch men..nền nhà
Trẻ em.. hiền hoà dễ thương.
Bài 3: Xếp các tính từ sau theo nhóm thích hợp:
 trắng nõn; dài; xanh ngắt; vuông vức; cao vút; cong cong; to tướng; tim tím; nhỏ xíu; vuông; tròn xoe; đẹp; ngắn cũn.
Tính từ không có mức độ?
Tính từ có mức độ?
Tính từ có mức độ cao nhất?
Bài 4: Điền vào chỗ trống các danh từ có thể ghép được với các t ... từ:
Đoạn 1: 
H.Bà cụ hàng xóm nói với tâm trạng như thế nào?
H.Thế nào là khẩn khoản?
Đọan 2: 
H.Huyện đường là nơi nào?
H.Khi nghe bà cụ chưa được giải oan, ông Cao Bá Quát có suy nghĩ thế nào?
H.Thế nào là ân hận?
-Hướng dẫn cách đọc.
 Nhấn giọng ở những chỗ nói về tác hại của chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát. Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với với nội dung bài và nhân vật.
-Đọc mẫu toàn bài.
c. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
H. Vì sao Cao Bá Quát thường bị điểm kém?
-Yêu cầu đọc thầm đoạn 1 để trả lời
H.Bà cụ hàng xóm nhờ ông làm gì?
H.Sự việc gì xảy ra đã làm Cao Bá Quát phải ân hận?
H.Cao Bá Quát quyết chí luyện viết chữ như thế nào?
-Yêu cầu đọc thầm trong nhóm trao đổi câu:
H.Tìm đoạn mở bài thân bài và kết bài của truyện?
d. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Yêu cầu cá nhân đọc nối đọc.
-Theo dõi nhận xét và sửa sai.
-Yêu cầu đọc đoạn trong nhóm.
-Theo dõi và nhận xét.
-Treo bảng yêu cầu đọc và theo dõi cô đọc ngắt nghỉ câu và nhấn giọng ở từ nào? 
-Gạch chân các từ nhấn giọng và sau các cụm từ ngát nghỉ.
 Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay/ vẫn bị thầy cho điểm kém.
 Một hôm, có bà cụ hàng xóm sang khẩn khoản :
-Gia đình già có một việc oan uổng muốn kêu oan, nhờ cậu viết giúp cho lá đơn, có được không?
Cao Bá Quát vui vẻ trả lời:
-Tưởng việc gì khó chứ việc đó cháu xin sẵn lòng.
H.Nhấn giọng để thể hiện điều gì?
-Yêu cầu thi đọc đoạn hay.
-Theo dõi nhận xét và tuyên dương cá nhân đọc hay.
H.Qua việc luyện viết chữ em thấy Cao Bá Quát là người như thế nào?
H.Theo em nguyên nhân nào khiến Cáo Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt?
H.Câu chuyện nói lên điều gì?
-Đó chính là ý nghĩa của câu chuyện.
-Yêu cầu nêu lại ý nghĩa.
4. Củng cố - dặn dò.
H.Qua bài em học hỏi gì ở ông Cao Bá Quát?
-Nét chữ là nết người.Cho học sinh xem một số vở chữ viết đẹp để các em còn lại noi theo.
-Về hà đọc lại bài và chuẩn bị bài:Chú đất nung.
-Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân đọc và trả lời câu hỏi.
-Nhắc tựa.

-Cá nhân đọc toàn bài.
-Theo dõi.
-Ba em đọc nối ba đoạn lần 1.
-Theo dõi bạn đọc nhận xét và phát âm lại.
-Cá nhân đọc nối đoạn lần 2.
.....Tâm trạng khẩn khoản.
-Nêu sgk.
-Cá nhân nêu sgk.
-Ông ân hận.
-Nêu sgk.
-Theo dõi.
-Cá nhân trả lời.
...Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì ông viết chữ rất xấu dù bài văn của ông viết rất hay.
....Bà cụ nhờ ông viết cho lá đơn kêu oan vì bà thấy mình bị oan uổng.
.....Lá đơn của Cao Bá Quát vì chữ viết quá xấu, quan không đọc được nên quan thét lính đuổi bà cụ về, khiến bà cụ không giải được nỗi oan.
.....Ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp. Mỗi tối, ông viết xong 10 trang vở mới đi ngủ, mượn những quyển sách chữ viết đẹp để làm mẫu, luyện viết liên tục trong mấy năm trời.
-Nhóm bàn cùng đọc thầm và thảoluận.
-Đại diện nhóm trả lời.
.......Mở bài: Thuở đi học Cao Bá Quát viết chữ rất xấu nên nhiều bài văn dù hay vẫn bị thầy cho điểm kém.
.........Thân bài:Một hôm, có bà cụ hàng xóm sangkiếu chữ khác nhau.
..........Kết bài:Kiên trì luyện tậplà người văn hay chữ tốt.
-Đoc nối đoạn cá nhân.
-Trong bàn ba em thay nhau đọc cho nhau nghe.
-Cá nhân đọc các em còn lại theo dõi nhận xét và nêu.
.....Nhấn giọng để thể hiện tác hại của chữ xấu và khổ công rèn luyện của Cao Bá Quát.
-Cá nhân thi nhau đọc.
.....Ông là người rất kiên trì nhẫn nại khi làm việc.
....Nguyên nhân khiến Cao Bá Quát nổi danh khắp nước là người văn hay chữ tốt là nhờ ông kiên trì luyện tập suốt mười mấy năm và năng khiếu viết văn từ nhỏ.
....... Ca ngợi tính kiên trì, quyết tâm sửa chữa chữ viết xấu để trở thành người viết chữ đẹp của Cao Bá Quát. 
-Cá nhân nêu lại.
-Cá nhân nêu.
Tiết 4: HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP.
 Thứ 5 ngày 19 tháng 11 năm 2009 
Tiết 1:TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN KỂ CHUYỆN.
I. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài TLV kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả ) ; tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV.
-HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ ghi sẵn nột số lỗi về : Chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp cần chữa chung cho cả lớp.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Nhận xét chung về bài viết tiết trước.
-Nêu tên những bài văn hay, khá hay và một số bài văn chưa đạt.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
 Tiết trước các em đã viết bài văn. Tiết học hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em tập sửa lỗi và biết kinh nghiệm trong viết văn.
b. Tìm hiểu bài:
*Nhận xét chung bài làm của HS :
-Gọi HS đọc lại đề bài.
H.Đề bài yêu cầu điều gì?
-Nhận xét chung.
+,Hiểu và bám sát yêu cầu đề ra.
+,Kể chuyện mà nhân vật là người kể.
-Yêu cầu đọc lần lượt các bài thuộc các dạng bài.
H.Em hiểu đề, viết đúng yêu cầu của đề như thế nào?
H.Dùng đại từ nhân xưng trong bài có nhất quán không? (với các đề kể lại theo lời 1 nhân vật trong truyện, HS có thể mắc lỗi: phần đầu câu chuyện kể theo lời nhân vật-xưng tôi, phần sau quên lại kể theo lời người dẫn chuyện,)
-Diễn đạt câu, ý.
+,Sự việc, cốt truyện liên kết giữa các phần.
+,Thể hiện sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+,Chính tả, hình thức trình bày bài văn.
+,Ưu điểm: Nêu tên những HS viết đúng yêu cầu của đề bài, lời kể hấp dẫn, sinh động, có sự liên kết giữa các phần; mở bài, thân bài, kết bài hay.
+,Khuyết điểm: Nêu chung chung các bài mắc lỗi không nên bị mắc trong bài viết để học sinh rút kinh nghiệm.
*Hướng dẫn chữa bài:
-Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
-Hướng dẫn học tập bài văn hay của bạn.
-Đọc bài văn hay, yêu cầu theo dõi và nhận xét.
*Yêu cầu viết lại lỗi về câu, từ và cụm từ.
-Gợi ý HS viết lại đoạn văn khi:
+,Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+,Đoạn văn lủng củng, diễn đạt chưa rõ ý.
+,Đoạn văn dùng từ chưa hay.
+,Đoạn văn viết đơn giản, câu văn cụt.
+,Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+,Kết bài không mở rộng viết thành kết bài mở rộng.
-Gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
-Nhận xét từng đoạn văn của HS để giúp HS hiểu các em cần viết cẩn thận vì khả năng của em nào cũng viết được văn hay.
4. Củng cố -dặn dò:
-Yêu cầu nêu lại cách làm bài văn kể chuyện.
-Qua bài viết các em cần lưu ý khi viết hạn chế sử dụng từ sai, sai lỗi và câu chưa trọng tâm nội dung.
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài ôn tập về kể chuyện.
-Nhận xét chung tiết học.
-Theo dõi, lắng nghe.
-Nhắc tựa.
-Cá nhân đọc lại đề.
-Theo dõi và nhận xét bài bạn hay , chưa hay và dùng từ đúng, chưa đúng ở phần nào?
-Lắng nghe.
-Cá nhân làm việc trao đổi với bạn.

-Theo dõi và nhận biết bài văn hay ở điểm nào.
-Cá nhân tự sửa lỗi.
-Cá nhân nêu.
Tiết 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI.
I. Mục tiêu:
-Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (ND Ghi nhớ).
-Xác định được câu hỏi trong một văn bản (BT1, mục III) ; bước đầu biết đặt câu hỏi để trao đổi theo nội dung yêu cầu cho trước (BT2, BT3).
-HS khá, giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2,3 nội dung khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ và phiếu ghi sẵn bài tập 1 và 2.
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
-Gọi HS đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí nghị lực nên đã đạt được thành công.
-Nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới :
a. Giới thiệu bài :
 Khi nói và viết chúng ta thường dùng 4 loại câu:câu kể, câu cảm, câu cầu khiến, câu hỏi. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn về câu hỏi.
b. Tìm hiểu bài:
Bài nhận xét 1:
-Yêu cầu đọc bài: Người tìm đường lên các vì sao( sgk trang 125)
-Yêu cầu nêu các câu hỏi có trong bài.
Bài nhận xét 2:
H.Các câu hỏi ấy là của ai và để hỏi ai?
H.Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
H.Câu hỏi dùng để làm gì?
H.Câu hỏi dùng để hỏi ai?
-Treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu.
Câu hỏi
Của ai
1. Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được
Xi-ôn-cốp-xki
2. Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách và dụng cụ thí nghiệm như thế?
Một người bạn.
+Câu hỏi hay còn gọi là câu nghi vấn dùng để hỏi những điều mà mình cần biết.
+Phần lớn câu hỏi là dùng để hỏi người khác, nhưng cũng có khi là để tự hỏi mình.
+Câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao không,Khi viết, cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Yêu cầu đọc lại ghi nhớ.	
c Hướng dẫn bài tập
Bài 1:
Treo bảng phụ ghi bài tập 1.
Yêu cầu đọc đề, đọc lại lần lượt hai bài tập đọc Thưa chuyện với mẹ và Hai bàn tay.
Yêu cầu nêu bài mẫu.
Thảo luận hai em ngồi gần nhau.
Yêu cầu nêu miệng, ghi nhanh vào bảng.( GV treo bảng phụ như ở SGK )
Bài 2: làm vở.
Yêu cầu đọc đề và nêu yêu cầu.
Yêu cầu nêu bài mẫu.
Thu chấm và nhận xét.
Bài 3:hai nhóm thi nhau đặt.
Yêu cầu đọc đề và nêu bài mẫu.
Nhận xét và tuyên dương nhóm làm hay và nhanh.
3. Củng cố dặn dò.
Yêu cầu nêu lại ghi nhớ bài.
Qua bài học các em cần nắm thế nào là câu hỏi, khi viết hết câu hỏi em cần ghi dấu chấm hỏi.
Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài Luyện tập về câu hỏi.
Nhận xét chung tiết học.
-Cá nhân đọc lại bài tập 3.
-Theo dõi và nhận xét bài bạn.
-Nhắc tựa.
-Đọc đề và nêu yêu cầu.
-Cá nhân đọc.
-Các câu hỏi là:
1.Vì sao quả bóng không có cánh mà vẫn bay được?
2.Cậu làm thế nào mà mua được nhiều sách vở và dụng cụ thí nghịêm như thế?
-Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
......Câu hỏi 1 của Xi-ôn-cốp-xki tự hỏi mình.
......Câu hỏi 2 là của người bạn hỏi Xi-ôn-cốp-xki.
....Các câu này đều có dấu chấm hỏi và có từ để hỏi: Vì sao? Như thế nào?
.....Câu hỏi dùng để hỏi những điều mà mình chưa biết.
.....Câu hỏi dùng để hỏi người khác hay hỏi chính mình.
-Đọc và lắng nghe.
Hỏi ai
Dấu hiệu
Tự hỏi mình
-Từ vì sao.
-Dấu chấm hỏi.
Xi-ôn-cốp-xki
-Từ thế nào.
-Dấu chấm hỏi.
Lắng nghe.
Cá nhân đọc lại ghi nhớ nhiều lần.
Đọc đề và nêu yêu cầu.
Cá nhân 2 em đọc hai bài tập đọc.
Cá nhân nêu bài mẫu.
Thảo luận nhóm đôi.
Đại diện nhóm nêu.
Cá nhân đọc đề và nêu yêu cầu.
Cá nhân nêu bài mẫu.
Tự làm.
1.Từ đó, ông dốc sức luyện chữ viết sao cho đẹp.
1. Cao Bá Quát dốc sức làm gì?
2. Vì sao Cao Bá Quát dốc sức luyện chữ.
2. Từ khi nào, Cáo Bá Quát dốc sức luyện chữ?
3.Sáng sáng, ông cầm que vạch lên cột nhà luyện chữ cho cứng cáp.
3. Cao Bá Quát luyện chữ vào thời gian nào?
Đại diện nhóm nêu câu hỏi tự hỏi mình.
Cá nhân nêu lại.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_13_pham_thi_minh_huyen_ban_2_cot.doc