A. Mục tiêu:
- Đọc đúng tên riêng nước ngoài;biết đọc phân biệt lời nhân vật & lời dẫn chuyện.
- Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu bền bỉ suốt 40 năm,đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao.
- Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, kính trọng các danh nhân.
B. Đồ dùng dạy học:
+ Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm.
C. Các hoạt động dạy học:
TẬPĐỌC NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO SGK : 125 . Thời gian dự kiến : 40 phút . A. Mục tiêu: - Đọc đúng tên riêng nước ngoài;biết đọc phân biệt lời nhân vật & lời dẫn chuyện. - Hiểu ND: Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi- ôn-cốp-xki nhờ nghiên cứu bền bỉ suốt 40 năm,đã thực hiện thành công ước mơ tìm đường lên các vì sao. - Giáo dục Hs chăm chỉ trong học tập, kính trọng các danh nhân. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Chuẩn bị đoạn văn đọc diễn cảm. C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Vẽ trứng) * Hs đọc bài, trả lời câu hỏi * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Người tìm đường lên các vì sao). 1. Hướng dẫn học sinh luyện đọc. * Giáo viên phân tích, hướng dẫn học sinh chia bài văn thành 4 đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu vẫn bay được + Đoạn 2: Tiếp theochỉ tiết kiệm thôi + Đoãn 3: Tiếp theo tới các vi sao + Đoạn 4: Còn lại * Giáo viên gọi học sinh đọc nối tiếp 3 lượt. * Lần 1: Hs đọc - rút từ khó - luyện đọc từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, thí nghiệm * Lần 2: Hs đọc-rút từ mới- giải nghĩa một số từ sách giáo khoa. * Lần 3: Hs đọc-Giáo viên nhận xét. * Hs đọc theo cặp. * Gọi 1 Hs đọc toàn bài. * Giáo viên đọc lại toàn bài. 2. Tìm hiểu bài * Gv nêu câu hỏi, Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi Sgk. + Câu 1: (Từ nhỏ đã mơ ước bay lên bầu trời) + Câu 2: (Sống kham khổ để dành tiền mua sách vở, đồ dùng thí nghiệm) + Câu 3: (Thành công vì ông có ước mơ chinh phục các vì sao, có nghị lực) + Nêu nội dung bài tập đọc.HS thảo luận nhóm đôi-Đại diện nhóm trình bày-N.xét-bổ sung. c. Kết luận: Gv nhận xét và yêu cầu Hs nhắc lại. 3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. * Giáo viên gọi 4 Hs đọc nối tiếp toàn bài. * Giáo viên đọc mẫu đoạn: “Từ nhỏhàng trăm lần” * Giáo viên yêu cầu học sinh đọc theo cặp đoạn trên. * Thi đọc diễn cảm trước lớp. c. Kết luận: Giáo viên và học sinh cùng nhận xét. III. Củng cố - Dặn dò: * HS đọc lại bài. Nêu nội dung bài học.Em học được điều gì ở nhà khoa học Xi-ôn-cốp-xki? * GD HS: Phải học theo tấm gương các nhà khoa học & kính trọng các danh nhân. * Về nhà học bài và xem bài mới. Nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: TOÁN Tiết bài: 61 NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 SGK/ 70 - Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Hs biết nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 - Hs rèn luyện kỷ năng thực hiện phép nhân - Giáo dục học sinh tính cận thận, chính xác khi làm bài. B. Đồ dùng dạy học: + 4 Phiếu thảo luận phép tính 48 x 11- Bảng phụ ghi bài 3/sgk C.Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Luyện tập) * Hs làm bài tập: 428 x 39 2057 x 23 * Gv nhận xét, chấm điểm II. Bài mới: GTB (Nhân nẩhm số có hai chữ số với 11) 1. Giới thiệu * Gv giới thiệu: 27 x 11 = 297 - Trường hợp tổng hai chữ số bé hơn 10: Ta tính tổng của hai chữ số rồi viết tổng đó vào giữa hai chữ số đó * Gv giới thiệu: 48 x 11 = 528 + Trường hợp tổng hai chữ số lớn hơn 10: Ta tính tổng hai chữ số đó, viết chữ số hàng đơn vị của tổng vừa tìm được vào giữa hai chữ số ban đầu, cộng thêm vào chữ số hàng chục 1 đơn vị c. Kết luận: Gv chốt ý: Sgk/ 70 2. Thực hành Bài 1: Tính nhẩm 43 x 11 = 473 ; 86 x 11 = 946 ; 73 x 11 = 803 - Cả lớp làm bài- 3 HS nêu kết quả bài làm- nêu cách tính nhẩm. * Cả lớp nhận xét, sửa sai. GV nhận xét-chốt ý đúng. Bài 2: Tìm X: - HS nêu các thành phần chưa biết (X) của phép tính ? Nêu quy tắc tìm x : Muốn tìm SBC ta thực hiện như thế nào ? - HS thảo luận nhóm đôi – 2 HS lên bảng làm bài - HS- GV nhận xét-bổ sung. * Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 3: Giải toán- Hướng dẫn HS giải tìm hiểu đề toán : - Bài toán cho biết gì? Bài toán yêu cầu tìm gì? - HS nêu cách giải bài toán. CL làm bài tập- Một HS lên bảng giải bài tập. - HS – Gv nhận xét - bổ sung. c. Kết luận: Gv nhận xét và chấm điểm cho Hs. Gv III. Củng cố - Dặn dò: * HS nhắc lại nội dung bài học * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Về nhà làm bài tập 4/sgk - 70 và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: .. ĐẠO ĐỨC Tiết bài: 13 HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (TT) Sgk / 18 -Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ bằn một số việc làm cụ thể trong cuộc Sống hằng ngày ở gia đình. - Giáo dục học sinh: Phải thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng những hành động cụ thể, thiết thực. B. Đồ dùng dạy học: - Phiếu thảo luận hoạt động 2 C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ) * Hs đọc ghi nhớ * Gv nhận xét. II. Bài mới: 1. GTB (Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ - TT) 2. Các hoạt động a. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm. * Mục tiêu: Hs tham gia đóng vai * Cách tiến hành: - Học sinh thảo luận nhóm 4, đóng vai: + Về cách ứng xử khi cảm nhận tình cảm của người thân - Đại diện các nhóm trình bày - Các nhóm nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Gv nhận xét và chốt lại ý b. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Hs thảo luận tình huống * Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi gợi ý, các nhóm thảo luận đưa ra các ví dụ ghi vào giấy * Các nhóm nhận xét, bổ sung * Kết luận: Gv nhận xét chung, giáo dục Hs c. Hoạt động 3: Thảo luận nhóm * Mục tiêu: Hs trình bày tranh ảnh sưu tầm của nhóm * Cách tiến hành: * Các nhóm thảo luận trình bày tranh ảnh sưu tầm của nhóm mình * Các nhóm nhận xét, bổ sung * Kết luận: Gv nhận xét chung, tuyên dương Hs III. Củng cố-dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại ghi nhớ. * Về nhà học bài và xem bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: ĐỊA LÍ Tiết bài: 13 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Sgk/ 100 - Thời gian dự kiến: 40 phút. A.Mục tiêu: - Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất trong cả nước,người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh. - Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở,trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ: +Nhà thường được XD chắc chắn,xung quanh có vườn,ao, + Trang phục của nam: quần trắng,áo dài the,đầu đội khăn xếp đen;nữ: váy đen,áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ,lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc&chít khăn mỏ quạ. - Giáo dục Hs có ý học tập, tinh thần đoàn kết các dân tộc. B. Đồ dùng dạy học: - Gv: Bản đồ Việt Nam, phiếu thảo luận nhóm hoạt động 2 C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Đồng bằng Bắc Bộ) * Hs nêu nội dung một số bài học - GV nhận xét – ghi điểm II. Bài mới: GTB (Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ) 1. Hoạt động 1: Làm việc cá nhân a. Mục tiêu: Giúp Hs biết được chủ nhân của đồng bằng b. Cách tiến hành: * Gv đặt câu hỏi gợi ý: + Đồng bằng Bắc Bộ là nơi đông dân hay thưa dân? + Người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là dân tộc nào? + Làng của người kinh ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì? + Làng Việt cổ có đặc điểm gì? * Hs trình bày * Cả lớp nhận xét. c. Kết luận: Gv nhận xét và chốt ý 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Hs biết được trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ b. Cách tiến hành: * Các nhóm thảo luận, TLCH: + Hãy mô tả trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ + Trong lễ hội có những hoạt động nào? Kể tên một số hoạt động trong lễ hội mà em biết. * Đại diện các nhóm báo cáo. * Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Giáo viên chốt lại ý . III. Củng cố-dặn dò * Hs nêu nội dung của một số bài học * Giáo viên nhận xét tiết học. * Về nhà học bài và xem bài mới. D. Phần bổ sung: .................................................................................................................................................... THỂ DỤC Tiết bài: 25 ĐỘNG TÁC ĐIỀU HOÀ CỦA BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “CHIM VỀ TỔ” Sgv/ 82 - Thời gian dự kiến: 35 phút Mục tiêu: - Thực hiện cơ bản đúng các động tác vươn thở, tay, chân, lưng-bụng, toàn thân, thăng bằng, nhảy và bước đầu biết thực hiện động tác điều hòa của bài TD phát triển chung. - Biết cách chơi và tham gia chơi được - Giáo dục học sinh ý thức chấp hành nội quy. B. Địa điểm – phương tiện: - Sân trường vệ sinh,an toàn. Còi C. Các hoạt động dạy học: NỘI DUNG ĐLVĐ B. PHÁP I. Phần mở đầu * Tập hợp lớp, giáo viên phổ biến nội dung yêu cầu dạy học. * Học sinh khởi động, xoay các khớp. * Hs chạy nhẹ nhàng trên sân. * Hs ôn lại các động tác đã học 5 phút 4 hàng ngang. II. Phần cơ bản 1.Động tác điều hoà * Giáo viên làm mẫu, phân tích động tác * Gv hướng dẫn Hs tập động tác. + Lớp trưởng điều khiển theo sự hướng dẫn của giáo viên. * Chia tổ luyện tập. Gv theo dõi sửa sai cho Hs. * Các tổ trình diễn. * Giáo viên nhận xét, đánh giá và hướng dẫn học sinh sửa sai. 2. Trò chơi. * Giáo viên nêu tên trò chơi. * Giáo viên phổ biến luật chơi. * Giáo viên cho học sinh tập chơi thử. * Giáo viên điều khiển học sinh chơi chính thức. 25 phút Gv điều khiển. Gv điều khiển Hs chơi. III. Phần kết thúc: * Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát. * Động tác hồi tỉnh. * Học sinh thả lỏng, hít thở sâu. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. 5 phút Hs dồn hàng D. Phần bổ sung: CHÍNH TẢ (Nghe - viết) Tiết bài: 13 NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO SGK/ 126 -Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Hs nghe và viết đúng bài chính tả; trình bày đúng - Hs luyện viết đúng chính tả, làm đúng các bài tập. - GD Hs ngồi đúng tư thế khi viết bài, rèn luyện chữ viết đẹp. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Người chiến sĩ giàu nghị lực) * Hs viết bảng con: 2 từ có vần ươn, 2 từ có vần ương * Gv nhận xét, chấm điểm II. Bài mới: GTB (Người tòm đường lên các vì sao) 1. Hướng dẫn học sinh nghe - viết. a. Mục tiêu: Hs nghe và viết đúng chính tả bài: “Người tìm đường lên các vì sao” b. Cách tiến hành: * Giáo viên đọc bài viết. * Gọi 1 Hs đọc lại bài viết. * Giáo viên cho học sinh trả lời một số câu hỏi gợi ý: - Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì ? * Gv phân tích từ khó, yêu cầu Hs đọc các từ khó: Xi-ôn-cốp-xki, non nớt, dại dột * Giáo viên cho học sinh viết vào bảng con. * Gv đọc bài, Hs viết bài vào vở. * Giáo viên cho Hs đổi vở sửa lỗi. * Giáo viên thu vở một số học sinh chấm điểm và nhận xét. 2. Hướng dẫn học sinh làm bài tập. a. Mục tiêu: Học sinh làm đúng bài tập. b. Cách tiến hành: Bài 2a: Học sinh đọc yêu cầu của bài tập: Tìm các tính từ * Cả lớp làm bài tập. * Gọi một em học sinh nêu kết quả: + Có 2 tiếng bắt đầu bằng l: lỏng lẻo, long lanh, lung linh, lơ lửng + Có 2 tiếng bắt đầu bằng n: nặng n ... bổ sung: MĨ THUẬT Tiết bài: 13 VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM SgK/ 32 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - Học sinh hiểuvẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm được trang trí. - Học sinh biết cách vẽ trang trí đường diềm . - Trang trí được đường diềm đơn giản. - Học sinh biết yêu cái đẹp thông qua môn học. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Tranh mẫu + Hs: Bút chì, màu C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Vẽ tranh: Đề tài sinh hoạt) * Giáo viên yêu cầu học sinh nộp bài vẽ ở nhà. * Giáo viên nhận xét. II. Bài mới: GTB (Vẽ trang trí: Trang trí đường diềm) 1. Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. a. Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh mẫu. b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu một số đường diềm có trang trí, Hs quan sát mẫu. * Học sinh tìm thêm một số đồ vật có trang trí đường diềm * Giáo viên giới thiệu một số tranh cũ đã được trang trí. + Bố cục (Cách sắp xếp hoạ tiết) + Vị trí các mảng chính, phụ, hoạ tiết trang trí như thế nào? + Cách vẽ màu như thế nào? c.Kết luận: Gv chốt lại ý: mảng chính ở giữa, mảng phụ xung quanh, trang trí đối xứng qua các trục, màu sắc rõ ràng. 2. Hoạt động 2: Làm việc cả lớp a. Mục tiêu: Học sinh hiểu cách trang trí đường diềm b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn học sinh cách trang trí: + Gv vẽ đường diềm, kẻ các trục và phát các hình mảng khác nhau + Các thao tác Sgk c.Kết luận: Gv chốt lại, hướng dẫn Hs kỷ cách trang trí. 3. Hoạt động 3: Thực hành a. Mục tiêu: Hs hiểu bài, trang trí đúng theo yêu cầu b. Cách tiến hành: * Cả lớp thực hành. * Gv theo dõi, hướng dẫn thêm cho học sinh. c. Kết luận: Gv nhận xét và sửa sai cho Hs. III. Củng cố - dặn dò * Gv nhận xét và đánh giá chung tiết học, khen ngợi Hs * Dặn dò: Về nhà chuẩn bị nội dung bài mới. D. Phần bổ sung: ...................................................................................................................................................... .. TẬP LÀM VĂN Tiết bài: 26 ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN SGK / 132 - Thời gian dự kiến: 40 phút A.Mục tiêu: - Hs nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn. - Giáo dục học sinh luôn chịu khó, tỷ mỷ và trình bày sạch sẽ. B. Đồ dùng dạy học: + Gv: C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Trả bài viết) * Giáo viên nhận xét chung bài làm của Hs. II. Bài mới: GTB (Ôn tập văn kể chuyện) 1. Hướng dẫn ôn tập a. Mục tiêu: Hs nắm vững văn kể chuyện b. Cách tiến hành: Bài 1: Hs đọc yêu cầu của đề bài * Hs đọc thầm, suy nghĩ và phát biểu: + Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện, vì khác với 2 đề còn lại, khi kể câu chuyện phải có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa Bài 2: Hs đọc yêu cầu của đề bài * Hs nối tiếp nói về đề tài mình chọn * Hs viết nhanh dàn ý kể chuyện Bài 3: Hs đọc yêu cầu đề bài * Hs thực hành trao đổi về câu chuyện mình chọn * Hs thi kể chuyện trước lớp c. Kết luận: Gv hướng dẫn Hs nhận xét, tuyên dương III. Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh chuẩn bị nội dung bài mới. * Giáo viên nhận xét tiết học. D. Phần bổ sung: . TOÁN Tiết bài: 65 LUYỆN TẬP CHUNG Sgk/ 74 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2,m2). - Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số. - Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh. - Giáo dục Hs tính cẩn thận, chính xác khi làm bài và ý thức học tập. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ ghi bài 3/ SGK-75 C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Luyện tập) * Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng làm bài tập: 327 x 24 ; 346 x 403 * Giáo viên nhận xét và chấm điểm II. Bài mới: GTB (Luyện tập chung) 1. Thực hành : HS làm bài tập/75- SGK Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm: * HS đọc yêu cầu bài tập. * HS đọc bảng đơn vị đo khối lượng,diện tích. * Hai đơn vị đo khối lượng, diện tích liền kề nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần? * Cả lớp làm bài tập, gọi 3 em Hs đọc kết quả bài làm * Cả lớp nhận xét, bổ sung. Bài 2: Tính : HS nêu yêu cầu bài tập a/ 2678 x 235 ; b/ 475 x 205 ; c/45 x 12 + 8 * Gọi 3 Hs lên bảng làm bài tập * Cả lớp nhận xét, sửa sai Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất: * HS đọc yêu cầu bài tập- Nêu cách thực hiện các biểu thức. * CL làm bài- 1 HS lên bảng làm- HS- GV nhận xét, bổ sung. c. Kết luận: Gv nhận xét, chấm điểm III. Củng cố - Dặn dò. * Giáo viên nhận xét, đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. * HS làm bài tập về nhà 4,5/75- SGK. D. Phần bổ sung: ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... LỊCH SỬ Tiết bài: 13 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077) Sgk/ 34 - Thời gian dự kiến: 40 phút A. Mục tiêu: - Giúp Hs biết được diễn biến cuộc kháng chiến chống quan Tống lần thứ hai - Hs hiểu bài, trình bày được nội dung bài - Giáo dục Hs tinh thần yêu nước B. Đồ dùng dạy học: + Gv: Bảng phụ, bút dạ. + Hs: C. Các hoạt động dạy học: I. Hoạt động đầu tiên: KTBC (Chùa thời Lý) * Hs nêu bài học, trả lời câu hỏi: + Vì sao nói đến thời Lý, đạo phật thịnh đạt? * Gv nhận xét, chấm điểm II. Hoạt động dạy học bài mới: GTB (Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai 1075 - 1077) 1. Hoạt động 1: Thảo luận nhóm đôi a. Mục tiêu: Âm mưu xâm lược, đánh sang đất Tống b. Cách tiến hành: * Gv giới thiệu và gợi ý một số câu hỏi, Hs trả lời: + Quân Tống có âm mưu gì đối với nước ta? + Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống để làm gì? Vì sao? c. Kết luận: Gv nhận xét, chốt lại ý: Lợi dụng vua Lý lên ngôi lúc còn nhỏ, quân Tống chuẩn bị xâm lược, Lý Tường Kiệt cho quân sang đánh đất Tống 2. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm. a. Mục tiêu: Diễn biến cuộc chiến sông Như Nguyệt b. Cách tiến hành: * Hs thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi: + Dựa vào sơ đồ, nêu tóm tắt diễn biến cuộc chiến trên sông Như Nguyệt * Các nhóm nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt lại ý 3. Hoạt động 3: Làm việc cá nhân. a. Mục tiêu: Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến chống quân Tống b. Cách tiến hành: * Hs làm việc cá nhân, TLCH: + Nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc chiến? * Cả lớp nhận xét, bổ sung. c.Kết luận: Gv chốt lại ý: Quân ta dũng cảm, vị tướng có tài chủ động tấn công III. Hoạt động cuối cùng: Củng cố - Dặn dò * Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại nội dung bài học. * Giáo viên nhận xét và đánh giá tiết học. * Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà học bài, chuẩn bị bài mới. D. Phần bổ sung:.. ...... . ÂM NHẠC Tiết bài: 13 ÔN TẬP BÀI HÁT CÒ LẢ - TẬP ĐỌC NHẠC, TĐN SỐ 4 Sgk / 22 - Thời gian dự kiến: 35 phút A. Mục tiêu: - HS biết hát theo giai điệu và lời ca. - Biết hát kết hợp vận động phụ họa - Biết đọc bài TĐN số 4 - Hs thuộc bài hát, hát đúng giọng, đúng lời - Giáo dục học sinh yêu thích âm nhạc.Yêu quê hương đất nước và bảo vệ các loài chim. B. Đồ dùng dạy học: + Bảng phụ ghi bài hát, TĐN số 4 C. Các hoạt động dạy học: I. KTBC (Học hát bài: Cò lả - Dân ca đồng bằng Bắc Bộ) * Hs hát lại bài hát. * Gv nhận xét, đánh giá. II. Bài mới: GTB (Ôn tập bài hát Cò lả - Tập đọc nhạc số 4) 1. Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Cò lả. a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn bài hát b. Cách tiến hành: * Cả lớp hát lại toàn bộ bài hát * Gv hướng dẫn Hs sửa sai (nếu có) * Hs trình bày bài hát theo tổ, theo dãy * Gv hướng dẫn Hs hát xướng, hát xô * Giáo viên hướng dẫn HS sửa sai (nếu có) * Tổ chức cho Hs trình diễn, thi đua c. Kết luận: Gv nhận xét, sửa sai cho Hs. 2. Hoạt động 2: Tập đọc nhạc “Con chim ri” a. Mục tiêu: Hs tập đọc nhạc b. Cách tiến hành: * Gv hướng dẫn Hs tập đọc bài cao độ * HD Hs tập đọc theo tiết tấu * Hs ghép độ cao với trường độ, đọc tốc độ chậm c. Kết luận: Hs cảm nhận nội dung bài hát III . Củng cố - Dặn dò: * HS trình diễn bài hát. * Giáo dục HS tình yêu quê hương và biết góp phần bảo vệ các loài chim. * Giáo viên nhận xét chung tiết học. * Về nhà tập hát thêm và xem trước bài mới. D. Phần bổ sung: . .... SHTT: SINH HOẠT CHỦ NHIỆM TUẦN 13 Tiết: 13 A. Mục tiêu: - Nhận xét, đánh giá xét tình hình hoạt động trong tuần vừa qua. - Đề ra phương hướng hoạt động của lớp trong tuần tới. - Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt và tham gia đầy đủ các hoạt động. B. Nhận xét, đánh giá tình hình hoạt động: 1. Ưu điểm: Tất cả các em Hs luôn luôn chú ý nghe giảng, phát biểu xây dựng bài tốt, luôn ghi chép đầy đủ, sạch sẽ, về nhà có học bài và làm bài đầy đủ, tham gia tốt công tác trực nhật lớp. Có đạo đức, tác phong tốt, ăn mặc sạch sẽ, trang phục gọn gàng trước khi đến lớp. Các em Hs đều chịu khó, chăm chỉ, trong học tập. 2. Khuyết điểm: Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số Hs tham gia công tác trực nhật lớp chưa nhiệt tình. Chưa thật sự vâng lời thầy, cô giáo, hay nói chuyện riêng, còn làm việc riêng trong giờ học. Chưa tập trung nghe giảng, chưa thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, tham gia công tác lao động chưa tốt. C. Phương hướng tuần tới: 1. Hạnh kiểm: Giáo viên thường xuyên nhắc nhở cho Hs biết chào hỏi cha mẹ, thầy cô. Hoà nhã với bạn bè, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, luôn chấp hành tốt nội quy trường, lớp, phải có thái độ lễ phép với người lớn và thầy cô giáo.Tác phong luôn luôn gọn gàng, đúng quy định, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 2. Học tập: Trong tuần tới, GVCN thường xuyên GD, nhắc nhở Hs trong giờ học, phải chú ý nghe giảng và hăng say phát biểu xây dựng bài sôi nổi. Chịu khó, chăm chỉ trong học tập, phải học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp, đi học đều. Nhắc nhở các em chịu khó trong học tập, luyện chữ viết. Luôn đi học chuyên cần và đúng giờ, không tự ý nghỉ học không có lý do. 3. Các hoạt động khác: Ngoài ra, các em còn phải tham gia đầy đủ và nhiệt tình các hoạt động ngoài giờ lên lớp do nhà trường tổ chức, nhất là thể dục giữa giờ. Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh trực nhật tốt trong và ngoài lớp học. Tham gia tích cực công tác lao động vệ sinh.
Tài liệu đính kèm: