Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (Bản 3 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (Bản 3 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu

- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi.

- Bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật

( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm , chú bé Đất ).

- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.

- Giáo dục HS tính gan dạ dũng cảm để trở thành người tốt.

II. Chuẩn bị

- GV : Tranh minh học bài đọc trong SGK,bảng phụ ghi ND

- HS : SGK

- Dự kiến PP: quan sát, thảo luận, hỏi đáp

 III. Các hoạt động lên lớp

 

doc 32 trang Người đăng huybui42 Lượt xem 247Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 (Bản 3 cột đẹp chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 LỊCH BÁO GIẢNG Tuần: 14
 16/11 – 20/11
Thứ/ngày
Môn
Tiết 
Tên bài dạy
Hai
16.11
ĐĐ
TĐ
TD
T
CC
14
27
27
66
27
Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T1)
Chú Đất Nung
Ôn bài TDPTC . Trò chơi: Đua ngựa
Chia một tổng cho một số
Chào cờ
Ba
17.11
T
CT
LT&C
KT
LS
67
27
27
14
14
Chia cho số có một chữ số
Nghe – viết : Chiếc áo búp bê
Luyện tập về câu hỏi 
Thêu móc xích ( T2 )
Nhà Trần thành lập
Tư
18.11
TĐ
T
MT
TLV
KH
28
68
14
27
27
Chú Đất Nung (tt )
Luyện tập
Thế nào là miêu tả ?
Một số cách làm sạch nước
Năm
19.11
T
LT&C
ĐL
TD
KC
69
28
14
28
14
Chia một số cho một tích
Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB
Ôn bài TDPTC . Trò chơi: Đua ngựa
Búp bê của ai ?
Sáu 
20.11
T
KH
TLV
ÂN
SHL
70
28
28
14
14
Chia một tích cho một số
Bảo vệ nguồn nước
Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Ôn 3 bài : Trên ngựa ta phi nhanh, Khăn quàng thắm mãi vai em,...
SHL
Thứ hai ngày 16 tháng 11 năm 2009
Tiết 1 Môn: đạo đức (Tiết 14)
 BÀI: BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( T1)
 NGÀY : 16/11
I.Mục tiêu 
- Biết được công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.HS khá giỏi: Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng , biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II. Chuẩn bị
- GV : SGK,bảng phụ viết ghi nhớ
- HS: SGK, thẻ màu: xanh, đỏ
- Dự kiến PP: quan sát, thảo luận, hỏi đáp
III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. KTBC
3. Bài mới
a. GTB
b. H động 1
Tình huống
c. H động 2
Bài tập
4. Củng cố
5. Dặn dò
- Cho HS hát
- Em hiểu thế nào là hiếu thảo với ông bà cha me ? Điều gì sẽ xảy ra nếu con cháu không hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ?
- Gv nhận xét
- Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Gọi hs đọc tình huống
- Yêu cầu HS xem tranh trong SGK và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi : Các bạn nhỏ sẽ làm gì khi nghe Vân nói? Nếu em là HS lớp đó em sẽ làm gì? Vì sao?
 Kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt . Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Gọi hs đọc ghi nhớ ( viết bảng phụ)
Bài tập 1: Gọi hs đọc YC
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời .
- Nhận xét.Liên hệ GD
Bài tập 2 : Gọi hs đọc YC
- Cho hs bày tỏ qua thẻ 
- Kết luận .liên hệ GD
- HS đọc ghi nhớ trong SGK .
 - Chuẩn bị bài Biết ơn thầy giáo, cô giáo tiết 2
- Nhận xét tiết học.
- Hát.
- HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- Đọc
- Xem tranh thảo luận trả lời và trình bày
Các bạn nhỏ sẽ đến thăm cô. Nếu em là HS lớp đó em sẽ đến thăm cô vì cô đã dạy dỗ em nên người,..
- Nhận xét 
- Đọc
- Đọc YC
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời
+ Các tranh 1 , 2 , 4 : Thể hiện thái độ kính trong , biết ơn thầy giáo , cô giáo .
+ Tranh 3 : Không chao cô giáo khi cô giáo không dạy lớp mình là biểu hiện sự không tôn trọng thầy giáo , cô giáo
- Nhận xét
- Đọc YC
- Lắng nghe GV đọc câu hỏi và kết hợp với SGK bày tỏ thẻ.
Các việc làm (a) , (b) , (d), (đ) , (e) , (g) là những việc làm thể kiện lòng bi ết ơn thầy giáo , cô giáo
- Nhận xét
- HS đọc ghi nhớ
- Lắng nghe
Tiết 2 Môn: tập đọc (Tiết 27 )
BÀI: CHÚ ĐẤT NUNG
 NGÀY : 16/11
I.Mục tiêu
- Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài văn với giọng chậm rãi.
- Bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật 
( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm , chú bé Đất ).
- Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
- Giáo dục HS tính gan dạ dũng cảm để trở thành người tốt.
II. Chuẩn bị
- GV : Tranh minh học bài đọc trong SGK,bảng phụ ghi ND
- HS : SGK
- Dự kiến PP: quan sát, thảo luận, hỏi đáp
 III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hs
1. KTBC
2. Bài mới
a. GTB
b.Hđộng 1
Luyện đọc:
c.H động2
Tìm hiểu bài:
d.H động3
Đọc diễn cảm
3.Củng cố
4. Dặn dò 
- Đọc bài Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi
Trong SGK
- GV nhận xét, cho điểm
Chú Đất Nung
- GV gọi hs đọc 
- Cho HS phân đoạn
- Cho 3 HS đọc nối tiếp kết hợp giải nghĩa từ: đống rấm, hòn rấm và luyện đọc từ khó
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 3
- Nhận xét
- YC hs đọc thầm thảo luận và trả lời câu hỏi:
- Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung? 
- Chi tiết nung trong lửa tượng trưng cho điều gì ?
- ND:
- GV kết luận và liên hệ giáo dục
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phân vai.
+ GV hướng dẫn đọc diễn cảm một đoạn cuối bài: Ông Hòn..chú thành đất nung.
- Gv đọc mẫu
- Cho HS luyện đọc theo nhóm 
- Gv nhận xét
- Gọi HS đọc nội dung bài. 
- Chuẩn bị bài: Chú Đất Nung ( TT)
- Nhận xét tiết học
- HS đọc và trả lời
- Cao Bá Quát thường bị điểm kém vì chữ – - Nhận xét
- 1hs đọc
+ Đoạn 1: Bốn dòng đầu.
+ Đoạn 2: Sáu dòng tiếp theo.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS nối tiếp nhau đọc
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- HS đọc bài trước lớp
- Đọc và trả lời
- Cu chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son (được tặng trong dịp Tết Trung thu), một chú bé bằng đất (một hòn đất có hình người.)
- Các đồ chơi được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp
- Chú bé Đất là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét. Chú chỉ là hòn đất mộc mạc có hình người 
- Chú bé Đất nhớ quê, ra cách đồng gặp đổ trời mưa. Chú bị ngấm nước, rét run 
 - Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát hoặc vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
- Vượt qua đựơc thử thách , khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
- Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. 
- Lắng nghe
- HS đọc theo cách phân vai
- 4 học sinh đọc theo cách phân vai.
( người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm ).
- Lắng nghe
- Luyện đọc và đọc trước lớp
- Nhận xét
- Nêu nội dung bài.
- HS lắng nghe
Tiết 3 Môn : thể dục ( tiết 27)
 Bài : Ôn bài TD phát triển chung.TC: Đua ngựa.
 Ngày dạy :16 /11
I. Mục tiêu : 
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác của bài thể dục phát triển chung.
- Biết được cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi .
- Rèn luyện sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- GV : sân trường,1 còi
- HS : phấn vẽ sân
- Dự kiến PP : quan sát , trực quan , thực hành, trò chơi
III. Các bước lên lớp :
Trình tự
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. KTBC
3.Bài mới:
a. GTB:
b. HĐ1:
Ôn tập
c. HĐ2:
Trò chơi
4. Củng cố:
5. Dặn dò :
- GV cho hs điểm số 
- Gọi hs lên thực hiện động tác điều hòa
- Nhận xét
- Ôn 8 động tác của bài TDPTC..
- Cho hs khởi động 
- Cho hs chia 3 tổ ôn 8 động tác của bài TDPTC
dưới sự điều khiển của tổ trưởng . 
- Nhận xét 
- Gv chia lớp thành 2 tổ 
- Gv giới thiệu trò chơi Đua ngựa
- Cho hs nhắc lại cách chơi
- Cho 2 tổ thực hành chơi
- Nhận xét tuyên dương
- Gv cho hs thực hành 8 động tác theo YC của GV 
- Về nhà xem bài 28: Ôn bài TDPTC (TT)
- Nhận xét tiết học
- Báo cáo
- Thực hiện 
- Nhắc lại
- Khởi động 
- 3 tổ thực hành động tác dưới sự điều khiển của tổ trưởng 
- Trình bày 
- Lớp chia 2 tổ
- Lắng nghe
- Nhắc lại
- Thực hành chơi 
- Thực hành 
- Lắng nghe
 TIẾT 4 MÔN: TOÁN (TIẾT 66)
BÀI: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
 NGÀY: 16.11
I. Mục tiêu:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất một tổng chia cho một số trong thực hành tính.
- GD học sinh tính toán cẩn thận.
II. Chuẩn bị
- GV: Bảng phụ ghi bài tập
- HS : SGK, bảng con.
- Dự kiến PP: quan sát, thực hành, hỏi đáp	
III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. KTBC
2. Bài mới
a. GTB
b.H động 1
HD HS tìm hiểu tính chất một tổng chia cho một số
c. H động 2
Bài tập
3. Củng cố
4. Dặn dò
- Cho HS Tính : 46 x 12 + 6
- GV nhận xét, cho điểm
- Chia một tổng cho một số
- GV viết bảng: (35 + 21) : 7, 35 : 7 + 21 : 7 và yêu cầu HS tính.
- Yêu cầu HS so sánh hai kết quả
- GV viết bảng :
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
- Cho cả lớp so sánh thêm một số ví dụ: (24 + 12) : 6 với 24 : 6 + 12 : 6
- GV gợi ý để HS nêu: 
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
 1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
- Gọi hs nêu tính chất.
GV lưu ý thêm: Để tính được như ở vế bên phải thì cả hai số hạng đều phải chia hết cho số chia.
Bài tập 1:- Cho Hs nêu yêu cầu 
- Gv hướng dẫn mẫu
- Gv nhận xét
Bài tập 2 :- Cho Hs nêu yêu cầu, GV HD mẫu và YC HS làm bài
- GV nhận xét, cho điểm 
- Cho HS nhắc TC 
- Chuẩn bị bài : Chia cho số có một chữ số.
- Nhận xét tiết học.
- HS làm bài
- HS tính trong vở nháp 
- HS so sánh & nêu: kết quả hai phép tính bằng nhau.
- Quan sát
- HS tính & nêu kết quả
35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
1 tổng : 1 số = SH : SC + SH : SC
- Khi chia một tổng cho một số ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được.
- Lắng nghe
- ... ït động của học sinh
1. KTBC
2. Bài mới
a. GTB
b.H động 1
Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
3. Củng cố
4. Dặn dò
- Có những cách làm sạch nước nào? –
 -Tại sao ta phải đun sôi nước trước khi uống?
 - GV nhận xét, cho điểm
- Bảo vệ nguồn nước
-Yêu cầu hs quan sát hình thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi SGK trang 58.
- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
- Nhận xét
- Để bảo vệ nguồn nước cần chúng ta cần làm gì:
- Nhận xét liên hệ GD
- Yêu cầu hs thực hiện bảo vệ nguồn nước ở nơi em ở.
- Cho Hs nêu các cách để bảo vệ nguồn nước 
- Chuẩn bị bài sau Tiết kiệm nước
- Nhận xét tiết học
- HS trả lời.
- Nhận xét
- Quan sát và trả lời:
- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 1:Đục ống nước, sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào nguồn nước.
+ Hình 2:Đổ rác xuống ao, sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và các sinh vật khác bị chết.
- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 3:Vút rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa bảo vệ được môi trường vừa tiết kiệm vì những chai lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian 
truyền bệnh.
+ Hình 4:Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Hình 5:Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không có nơi sinh sản.
+ Hình 6:Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ chứa nước và đường ống dẫn nước
- Không đục phá ống nước làm cho cht61 bẩn thấm vào nguồn nước.
- Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất và làm ô nhiễm nguồn nước.
- Lắng nghe và thực hiện
_ HS nêu
- Hs lắng nghe
Tiết 3 Môn: tập làm văn( tiết 28)
BÀI : CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
 NGÀY: 20.11
I . Mục tiêu
- Nắm được cấu tạo của bài văn miêu tảđồ vật , các kiểu mở bài , kết bài ,trình tự miêu tả trong phần thân bài.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường. 
- HS có ý thức viết ý văn mạch lạc.
II. Chuẩn bị
- GV : Giấy A4, bảng phụ
- HS : SGK, vở
- Dự kiến PP: quan sát, thảo luận, thực hành
III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. KTBC
2. Bài mới
a. GTB
b. H động 1
Nhận xét
c.Hđộng 2
Bài tập
3. Củng cố
4. Dặn dò
-Thế nào là miêu tả?
- Gv nhận xét, cho điểm
- Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
- Cho HS nêu yêu cầu 
- 1 hs đọc chú giải
- Bài văn tả cái gì?
- Tìm các phần MB, KB, các phần ấy nói lên cái gì?
- Các phần MB, KB giống những cách MB, KB nào đã học?
- MB trực tiếp là như thế nào?
- Thế nào là KB mở rộng?
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào?
- Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
- Gv kết luận : Khi tả đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
- Gọi hs đọc ghi nhớ
Bài tập : Cho HS nêu yêu cầu 
- Câu văn nào tả cái trống
- Những bộ phận nào của cái trống được miêu trả?
- Những từ ngữ tả hình dáng âm thanh của cái trống?
- Nhận xét
- Yêu cầu HS viết phần MB, KB
- Gv nhận xét, cho điểm
- Khi tả một đồ vật ta cần tả những gì?
- Chuẩn bị bài Luyện tập miêu tả đồ vật
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu.
- 1 HS đọc yêu cầu 
- 1 hs đọc
- Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre. 
- MB :Cái cối xinh xinhnhà trống. Giới thiệu cái cối tân.
- KB: Cái cối xay..hết. Tình cảm của bạn nhỏ đối với các đồ dùng trong nhà.
- MB trực tiếp, KB mở rộng
- Giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả 
- Bình luận thêm về đồ vật
- Tả hình dáng: từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ , từ ngoài vào trong , từ chính đến phụ
- Khi tả đồ vật ta cần tả từ bên ngoài vào trong, tả những điểm nổi bật và thể hiện được tình cảm của mình đối với đồ vật đó.
- Lắng nghe
- HS đọc ghi nhớ
- HS đọc yêu cầu bài tập 
- Anh chàng trống.bảo vệ
- Mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống
-Hình dáng: tròn như cái chum , .rất phẳng
- Âm thanh: Tiếng trống ồn giục giã
- HS viết vào vở, 2 hs viết bảng phụ
MB: Những ngày đầu cắp sách tới trường , có một đồ vật gây cho tôi ấn tượng thích thú nhất là chiếc trống trường.
KB: Rồi đây, chúng tôi sẽ xa mái trường tiểu học nhưng âm thanh thôi thúc, rộn ràn của tiếng trống thuở ấu thơ vẫn vang vọng mãi trong tâm trí tôi.
- Nhận xét
- HS nêu
- HS lắng nghe
Tiết 4 Môn: âm nhạc ( tiết 14)
 Bài: Ôn tập 3 bài hát: trên ngựa ta phi nhanh,
 Khăn quàng thắm mãi vai em. Nghe nhạc.
 Ngày: 20.11
I Mục tiêu
- Biết háy đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp với vận động phụ họa
- Yêu thích học hát
II . Chuẩn bị
- GV : SGJ, 1 số động tác phụ họa.
- HS : SGK
- Dự kiến PP: hát, hỏi đáp, thực hành
 III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của gv
Hoạt động của hs
1. KTBC
2. Bài mới
a. GTB
b. H động 1
Ôn tập
c. H động 2
Nghe nhạc
3. Củng cố
4. Dặn dò
- Cho HS hát lại bài hát Cò lả
- GV nhận xét
- Ôn bài Khăn quàng thắm mã.Trên ngựa ta phi nhanh. Nghe nhạc
- GV cho hs hát bài Trên ngựa ta phi nhanh và Khăn quàng thắm mãi vai em
- Cho hs hát trước lớp
- Nhận xét tuyên dương
- Cho hs hát kết hợp với một số động tác phụ họa
- Cho hs hát theo nhiều hình thức khác nhau
- Nhận xét
- Cho hs nghe nhạc
- Cho HS hát lại bài: Trên ngựa ta phi nhanh
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Học bài hát tự chọn
- Nhận xét tiết học
- HS hát
- Hát theo nhóm
- Trình bày 
- Nhận xét
- Hs vừa hát vừa biểu diễn 
- Hs nhận xét
- Nghe nhạc
- Hs hát
- Hs lắng nghe
TIẾT 5 :
MÔN : SINH HOẠT TẬP THỂ ( TIẾT 14)
 NGÀY DẠY: 20.11
Báo cáo :
 - Lớp trưởng triển khai buổi sinh hoạt
- Tổ trưởng báo cáo tình hình của tổ trong tuần 
- Lớp phó báo cáo tình hình học tập của lớp
- Lớp trưởng tổng hợp các mặt hoạt động của lớp
- Ý kiến của Hs 
- Ý kiến của Gv chủ nhiệm
II. Phương hướng Tuần 15:
- Giáo dục HS hiểu ngày 20. 11
- HS yếu được GV dạy kèm trái buổi 
 - Nhắc Hs học còn yếu phải cố gắng nhiều hơn
- HS khá giỏi giúp đỡ các bạn học còn yếu
- Nhắc nhở Hs vệ sinh trường , lớp sạch đẹp
- Giữ vệ sinh thân thể phòng tránh cúm A
- Nhắc nhở hs đi học cẩn thận đi học trong mùa lũ
- Tiếp tục phong trào nuôi heo đất
- Nhận xét chung.
 Giáo án Thao giảng ( tiết 1)
 Người dạy : Lê Thị Hồng Chi
Tiết 2 Môn: chính tả (Tiết 14)
 BÀI: (NGHE – VIẾT) : CHIẾC ÁO BÚP BÊ 
 NGÀY: 17.11
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài văn Chiếc áo búp bê. HS viết không quá 5 lỗi CT.
- Làm các bài tập 2b, 3b
- Giáo dục HS yêu quý đồ chơi và bảo vệ đồ chơi.
II. Chuẩn bị
- GV :SGK, Bảng phụ ghi bài tập 
-HS : SGK, bảng con, vở.
- Dự kiến PP: thực hành, hỏi đáp, thảo luận
 III. Các hoạt động lên lớp
Trình tự
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. KTBC
3. Bài mới
a. GTB
b. H động 1
Hướng dẫn HS nghe viết.
c. H động 2
Hướng dẫn học sinh làm bài tập
4. Củng cố
5. Dặn dò
- Cho HS hát. 
- Gọi 2 HS lên bảng viết : non nớt, thí nghiệm, kiên trì, tiết kiệm, HS còn lại viết bảng con.
- GV nhận xét, cho điểm 
- Chiếc áo búp bê.
- Gọi hs đọc bài văn 
- Xa tanh nghĩa là gì ?
- Bạn nhỏ khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào?
- Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào?
- GV liên hệ giáo dục.
- Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: tấc xa tanh, phong phanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu.
- Gọi hs đọc từ khó
- Nhắc cách trình bày bài
- GV đọc bài
- GV đọc cho HS viết.
- Giáo viên đọc lại cho học sinh dò bài.
- YC HS bắt lỗi chéo
- Chấm tại lớp 4 bài. 
- Giáo viên nhận xét 
Bài 2b: Gọi hs đọc yêu cầu
- Cho hs thảo luận nhóm đôi điền vào SGK, 1,2 hs điền vào bảng phụ.
- Gọi hs trình bày
-Nhận xét và kết luận lời giải đúng 
Bài 3b: Gọi hs đọc yêu cầu 
- GV hướng dẫn bài mẫu
- Chia 3 tổ tìm từ 
- Gọi các tổ trình bày
- Nhận xét tuyên dương
- Cho HS viết một số từ viết sai trong bài. Liên hệ GD
- Chuẩn bị bài Cánh diều tuổi thơ
- Nhận xét tiết học 
- HS hát.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết bảng con.
- 1hs đọc, cả lớp theo dõi
- Loại vải có mặt phải bóng và mịn.
- Cổ cao, tà loe, mép áo viền bằng vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
- Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
-Lắng nghe
- HS viết bảng con : tấc xa tanh, phong phanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu.
- Đọc từ khó
- HS nhắc cách trình bày
- Lắng nghe
- HS viết chính tả. 
- HS dò bài. 
- HS đổi tập để soát lỗi 
- Lắng nghe
- 1 hs đọc, lớp lắng nghe
- HS làm bài nhóm đôi, 1,2 hs làm bảng phụ.
- HS trình bày kết quả bài : lất phất, đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm. 
- Nhận xét
- Đọc YC, cả lớp theo dõi
- Quan sát
- 3 tổ tìm từ
- Chân thật, vất vả, thật thà, tất cả, chật chội, bất tài, bất nhân , thất vọng, lấc cấc, lấc láo, xấc láo, xấc xược.
- Nhận xét
- HS viết vào bảng con
- HS lắng nghe
 Phú Cường, ngày 17 tháng 11 năm 2009
 Người dạy
 Lê Thị Hồng Chi

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_ban_3_cot_dep_chuan_kien_thuc_ki_nang.doc