TIẾT 1
TẬP ĐỌC : CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU
Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông hòn rấm, chú bé đất).
2.Đọc hiểu:
-Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. KTBC:
-Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài
" Văn hay chữ tốt " và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
-GV nhận xét và cho điểm HS .
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- 1 HS khá đọc cả bài.
- GV chia đoạn ( 3 đoạn : +Đoạn 1: Tết trung thu đến đi chăn trâu.
+ Đoạn 2: Cu Chắt . lọ thuỷ tinh
+Đoạn 3: Còn một mình . đến hết .
TUẦN 14 THỨ 2 Ngày soạn: 24/11/2009 Ngày dạy: Thứ sáu , 27/11/2009 TIẾT 1 TẬP ĐỌC : CHÚ ĐẤT NUNG I. MỤC TIÊU Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu. Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và biết phân biệt lời người kể với lời nhân vật( chàng kị sĩ, ông hòn rấm, chú bé đất). 2.Đọc hiểu: -Hiểu nội dung câu chuyện: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: -Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Văn hay chữ tốt " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. -GV nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - 1 HS khá đọc cả bài. - GV chia đoạn ( 3 đoạn : +Đoạn 1: Tết trung thu đến đi chăn trâu. + Đoạn 2: Cu Chắt ... lọ thuỷ tinh +Đoạn 3: Còn một mình ... đến hết . -3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (2 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS và kết hợp giải nghĩa một số từ khó. -GV đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: -Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi. + Cu Chắt có những đồ chơi nào ? + Những đồ chơi của Cu Chắt có gì khác nhau? - Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì ? ( GV ghi ý chính đoạn 1.) -Yêu cầu HS đọc đoạn 2 trao đổi và trả lời câu hỏi. +Các đồ chơi của Cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? - Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? ( Ghi bảng ý chính đoạn 2 .) -Yêu cầu HS đọc đoạn 3 , trao đổi nội dung và trả lời câu hỏi. - Vì sao chú Đất lại ra đi ? - Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? - Ông Hòn Rấm nói gì khi chú lùi lại ? + Vì sao chú Đất quyết định trở thành Đất Nung ? - Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng ? Vì sao ? - Chi tiết " nung trong lửa " tượng trưng cho điều gì ? -Ý chính của đoạn cuối bài là gì? ( Ghi ý chính đoạn 3.) * Đọc diễn cảm: - 4 HS đọc câu chuyện theo vai ( người dẫn chuyện , chú bé Đất , chàng kị sĩ , ông Hòn Rấm ) - GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. Đọc mẫu. -Yêu cầu HS luyện đọc. - HS thi đọc theo vai từng đoạn văn và cả bài văn . -GV nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS . 3. Củng cố – dặn dò: - Nội dung chính của bài muốn nói lên điều gì? ( GV ghi nội dung chính ) -Em học được điều gì qua cậu bé Đất nung ? -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài. --------------------------------------------------------------------- TIẾT 2 TOÁN : CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ I.MỤC TIÊU : Giúp HS: - Biết chia một tổng cho một số . - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1)KTBC: -Nêu công thức tính diện tích hình vuông? -Gọi hs lên làm BT 2 của tiết trước -GV NX-cho điểm 2)Bài mới a. Giới thiệu bài b. GV hướng dẫn hs nhận biết tính chất một tổng chia cho một số -Tính (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 ? Ta thấy 2 b. thức như thế nào với nhau ?( bằng nhau) -Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng ntn ?( Dạng 1 tổng chia cho 1 số) -Biểu thức 35 : 7 + 21 : 7 có dạng ntn ? ( Dạng 1 tổng chia cho 1 số) - HS nêu từng thương trong biểu thức - ? 35, 21 gọi là gì trong biểu thức ? 7 gọi là gì trong biểu thức ? -Vậy khi chia một tổng cho một số ta có thể làm như thế nào? -NX và ghi quy tắc. HS NX và đọc lại quy tắc chia 1 tổng cho 1 số c.Thực hành Bài 1-Gọi hs đọc y/c -Hướng dẫn mẫu a/ (15 + 35) : 5 15 : 5 + 35 : 5 HS làm các bài còn lại vào vở. 2 HS lên bảng chữa bài. GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Bài 2 -Gọi hs đọc y/c - GV hướng dẫn mẫu (64 – 32) : 8 64 : 8 – 32 : 8 HS làm vào vở. GV chấm 5 bài, nhận xét. Chữa bài Bài 3 ( Hs khá, giỏi) Gọi hs đọc y/c - HS làm bài vào vở -Gọi hs lên bảng sửa bài -GV NX,cho điểm 3)Củng cố,dặn dò -Khi chia một tổng cho một số ta làm như thế nào? - Gv nhận xét tiết học. Dặn dò hs ---------------------------------------------------------------------------- TIẾT 3 CHÍNH TẢ: ( Nghe viết ) CHIẾC ÁO BÚP BÊ I. MỤC TIÊU: -Nghe – viết chính xác, trình bày đúng, đẹp đoạn văn chiếc áo búp bê. -Làm đúng bài tập chính tả phân biệt s/x hoặc ât / âc. -Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu s / x hoặc vần ât / âc. II. CHUẨN BỊ: Bài tập 2a trên bảng lớp .Giấy khổ to và bút dạ, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. KTBC: -Gọi HS lên bảng đọc cho 3 HS viết bảng lớp. Cả lớp viết vào vở nháp. + Tiềm năng , phim truyện , hiểm nghèo , huyền ảo , chơi chuyền , cái liềm .... -Nhận xét về chữ viết trên bảng và vở. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn viết chính tả: * Trao đổi về nội dung đoạn văn: -Gọi HS đọc đoạn văn. -Hỏi: +Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê chiếc áo đẹp như thế nào ? + Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào ? -Yêu cầu các HS tìm các từ khó, đễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết vào nháp. - GV nhắc lại cách trình bày bài văn. - GV đọc cho HS viết bài vào vở, sau đó đọc cho HS dò lỗi chính tả. c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: Bài 2a. Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. -Yêu cầu HS hai dãy chọn mỗi dãy 3 bạn lên bảng thi tiếp sức . Mỗi học sinh chỉ điền một từ rồi quay lại vòng tròn - Các HS còn lại theo dõi, nhận xét, chốt kết quả đúng. - GV nhận xét và kết luận lời giải đúng. - HS đọc các câu văn vừa hoàn chỉnh . Bài 3a. –Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. Phát giấy và bút dạ cho các nhóm Yêu cầu học sinh làm việc trong nhóm . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng . - Học sinh nhận xét bổ sung - HS đọc lại các từ vừa tìm được . -GV cùng HS nhận xét và kết luận từ đúng. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà viết lại các từ vừa tìm được và chuẩn bị bài sau. TIẾT 4 KHOA HỌC: MỘT SỐ CÁCH LÀM SẠCH NƯỚC I. MỤC TIÊU: Giúp HS: -Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi, ... -Biết đun sôi nước trước khi uống. - Phải biết diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. -Luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II. CHUẨN BỊ: - Chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột. Phiếu học tập cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: 1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ? 2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ? -GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: * Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường. - HS hoạt động cả lớp. ? Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? ? Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ? -HS tự do phát biểu. Các HS khác nhận xét, bổ sung. * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: § Lọc nước bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc § Lọc nước bằng cách khử trùng nước: § Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn. * Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. -GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm (nếu có) hoặc GV làm thí nghiệm yêu cầu HS qua sát hiện tượng, thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ? 2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ? - HS thực hiện, thảo luận và trả lời. -GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của các nhóm. 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ? 2) Than bột có tác dụng gì ? 3) Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ? HS thực hiện, thảo luận và trả lời. Gv nhận xét, kết luận. * Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? -GV nhận xét, cho điểm HS có hiểu biết và trình bày lưu loát. 3.Củng cố- dặn dò: -Nhận xét giờ học. -Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. TIẾT 5 ĐẠO ĐỨC : BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO (tiết 1) I.MỤC TIÊU: -Học xong bài này, HS có khả năng: - Biết được công lao của thầy giáo cô giáo. - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo cô giáo. - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - Có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. II. CHUẨN BỊ: -Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” +Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. -GV ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21) -GV nêu tình huống: ( SGK ĐĐ4/ 20 – 21) -HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. -HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. Cả lớp thảo luận về cách ứng xử. -GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầ ... ái cối xay. ? - Bài văn tả cái gì ? - Tìm các phần mở bài , kết bài . Mỗi phần ấy nói lên điều gì ? - HS đọc bài, phát biểu. GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng. - Các phần mở bài , kết bài đó giống với những cách mở bài , kết bài nào đã học ? + Phần thân bài tả cái cối theo trình tự như thế nào ? GV kết luận chung. Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Khi tả một đồ vật ta cần chú ý điều gì ? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt nội dung c. Ghi nhớ : - Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ . d. Luyện tập : - Học sinh đọc nội dung bài . - Yêu cầu HS trao đổi trong nhóm và trả lời các câu hỏi . - HS thảo luận làm bài vào phiếu. Đại diện các nhóm ttrình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - Câu văn nào tả bao quát cái trống ? - Những bộ phận nào của cái trống được miêu tả ? - Yêu cầu HS viết thêm mở bài , kết bài cho toàn thân bài trên vào nháp. GV nhắc HS có thể mở bài theo kiểu gián tiếp hoặc trực tiếp , kết bài theo kiểu mở rộng . Khi viết cần chú ý để các đoạn văn có ý liên kết với nhau . - HS viết vào vở - HS trình bày bài làm . - GV nhận xét , sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học sinh và cho điểm các em viết hay . 3. Củng cố – dặn dò: - Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì ? -GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tập ghi lại đoạn mở bài và kết bài . ---------------------------------------------------------------- TIẾT 2 TOÁN: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ I.MỤC TIÊU :Giúp HS: - Thực hiện được phép chia một tích cho một số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1.KTBC: -GV gọi HS lên bảng làm bài tập 1, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác -GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS . 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài b ) Giới thiệu tính chất một tích chia cho một số * So sánh giá trị các biểu thức +Ví dụ 1 : GV viết lên bảng ba biểu thức sau: ( 9 x 15 ) : 3 ; 9 x ( 15 : 3 ) ; ( 9 : 3 ) x 15 -3 HS lên bảng tính giá trị của các biểu thức trên, cả lớp làm vào nháp -GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức. -Kết luận: Vậy ta có ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15 * Ví dụ 2 : GV viết lên bảng hai biểu thức sau: ( 7 x 15 ) : 3 ; 7 x ( 15 : 3 ) - 2 HS lên bảng tính giá trị của các biểu thức trên, cả lớp làm vào nháp. - HS so sánh giá trị của các biểu thức trên. -Kết luận: Vậy ta có ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 ) * Tính chất một tích chia cho một số - GV gợi ý giúp HS hiểu tính chất chia một tích cho một số -GV nhắc HS khi áp dụng tính chất chia một tích cho một số nhớ chọn thừa số chia hết cho số chia c) Luyện tập , thực hành Bài 1: HS đọc đề bài - HS tự làm bài vào vở. - HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng và hỏi 2 HS vừa làm bài trên bảng : Em đã áp dụng tính chất gì để thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng hai cách . Hãy phát biểu tính chất đó Bài 2 – HS nêu yêu cầu -Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? -GV ghi biểu thức lên bảng ( 25 x 36 ) : 9 - HS suy nghĩ tìm cách thuận tiện. 2 HS lên bảng : HS 1 tính theo cách thông thường (trong ngoặc trước ngoài ngoặc sau), HS 2 tính theo cách em cho là thuận tiện nhất. -GV hỏi : Vì sao cách 2 làm thuận tiện hơn cách làm thứ nhất. -GV nhắc HS khi thực hiện tính giá trị của các biểu thức, các em nên quan sát kỹ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện nhất. HS làm bài vào vở. 2 HS chữa bài. Gv nhận xét, chốt kết quả đúng 3.Củng cố, dặn dò : -Nhận xét tiết học. -Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêmvà chuẩn bị bài sau . ----------------------------------------------------------------- TIẾT 3 ĐỊA LÍ: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ . I.MỤC TIÊU : -Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ + Trồng lúa, là dựa lúa lớn thứ hai của cả nước. + Trồng nhiều ngô,khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm. - Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội :tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200c, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh. * HS khá, giỏi: + giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng BB(vựa lúa lớn thứ hai của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa. + Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. II.CHUẨN BỊ : -BĐ nông nghiệp VN . -Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở ĐB Bắc Bộ (GV và HS sưu tầm ) . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 .KTBC : -Hãy kể về nhà ở và làng xóm của người Kinh ở ĐB Bắc Bộ . -Lễ hội ở ĐB Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào ?Để làm gì ? -Kể tên những lễ hội nổi tiếng ở ĐB Bắc Bộ mà em biết . GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới : a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài : 1/.Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước : *Hoạt động cá nhân : -HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết của mình trả lời các câu hỏi sau : +Đồng bằng Bắc bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước? +Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. Từ đó, em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? Đại diện các nhóm trình bày kết quả phần làm việc của nhóm mình . Các nhóm khác nhận xét, bổ sung -GV giải thích thêm về đặc điểm của cây lúa nước; về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo. *Hoạt động cả lớp : -GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng , vật nuôi khác của ĐB Bắc Bộ . -GV giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. (do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo là ngô, khoai) . 2/.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh: *Họat động theo nhóm: -GV cho HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý sau : +Mùa đông của ĐB Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ như thế nào ? +Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi :Hà Nội có mấy tháng nhiệt độ dưới 200c ?Đó là những tháng nào ? +Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ? +Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở ĐB Bắc Bộ . - HS trả lời các câu hỏi. GV gợi ý thêm cho HS. -GV nhận xét và giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của ĐB Bắc Bộ . 4.Củng cố – dặn dò:: -GV cho 3 HS đọc bài trong khung . -Kể tên một số cây trồng vật nuôi chính ở ĐB Bắc Bộ . -Kể tên một số loại rau được trồng ở xứ lạnh. -Gv nhận xét giờ học. Dặn: Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiếp theo . --------------------------------------------------------------------- TIẾT 4 THỂ DỤC: BÀI 28 ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG TRÒ CHƠI “ĐUA NGỰA” I. MỤC TIÊU : -Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác và thuộc thứ tự động tác. -Trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia trò chơi một cách chủ động. II. ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN : Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập . đảm bảo an toàn tập luyện. Phương tiện: Chuẩn bị còi, phấn để kẻ sân phục vụ trò chơi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1 . Phần mở đầu: -Tập hợp lớp , ổn định: Điểm danh sĩ số -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu giờ học. - HS khởi động : HS đứng tại chỗ hát, vỗ tay. Khởi động xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. +Trò chơi: “ Trò chơi chim về tổ”. 2. Phần cơ bản: a) Trò chơi : “Đua ngựa” -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. Nêu tên trò chơi, giải thích lại cách chơi và phổ biến lại luật chơi . -GV điều khiển tổ chức cho HS chơi chính thức và có hình thức thưởng phạt với đội thua cuộc. b) Bài thể dục phát triển chung: * Ôn toàn bài thể dục phát triển chung +Lần 1: GV điều khiển hô nhịp cho HS tập +Lần 2 : Cán sự vừa hô nhịp, vừa tập cùng với cả lớp. +Lần 3: Cán sự hô nhịp, không làm mẫu cho HS tập. - HS chia tổ luyện tập do các sự tổ điều khiển, GV quan sát, theo dõi -GV điều khiển hô nhịp cho cả lớp tập lại bài thể dục phát triển chung để củng cố . 3. Phần kết thúc: -GV cùng học sinh hệ thống bài học. GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. -Giao bài tập về nhà: Ôn bài thể dục phát triển chung. --------------------------------------------------------------------- TIẾT 5 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI 1.Tập hợp lớp ở sân trường-điểm số- báo cáo. 2.Chi đội trưởng đánh giá tình hình mọi mặt trong tuần. + Nề nếp. + Học tập. + Vệ sinh + Chuyên cần. + Các phong trào của liên đội. 3.Giáo viên đánh giá chung - Nhìn chung nề nếp lớp học được duy trì và thực hiện tốt. -Học tập: Có nhiều em rất tiến bộ,chăm chú trong giờ học làm bài tập và làm bài đầy đủ( Thim. Đen, Sáp Ta, Ê Rô,...). Vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, tỉ lệ chuyên cần cao - Tuy nhiên còn một số bạn còn quên khăn quàng: Thương, La Hai. Nói chuyện riêng: Linh, chân, Sáp ta, Thương 4.Kế hoạch tới -Đi học đều, duy trì tốt nề nếp lớp học. -Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẻ. -Học bài và làm bài tập đầy đủ ở nhà.Ngồi học phải chú ý lắng nghe giảng, hăng say phát biểu và học tập tích cực. 5.Sinh hoạt Đội * Tổ chức ca múa hát tập thể.* Trò chơi: Người thừa thứ 3.
Tài liệu đính kèm: