Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện

Môn: TẬP ĐỌC

Tiết: 27

I- Mục tiêu:

1. Đọc thành tiếng

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lần son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại . . .Kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi . . .

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm .

- Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật .

2. Đọc – Hiểu

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp,đống rấm, hòn rấm. . . .

- Hiểu nội dung câu chuyện : Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài tập/135,sgk

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

 

doc 41 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 455Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - GV: Nguyễn Thị Minh Tâm - Trường tiểu học Đa Thiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2007
Bài: CHÚ ĐẤT NUNG 
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết: 27
I- MỤC TIÊU: 
Đọc thành tiếng 
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ : lần son, chăn trâu, khoan khoái, lùi lại . . .Kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi . . . 
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm . 
- Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của các nhân vật . 
Đọc – Hiểu 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : Kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp,đống rấm, hòn rấm. . . .
- Hiểu nội dung câu chuyện : Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ bài tập/135,sgk 
Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG 1: Kiểm tra bài cũ : 
Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài tập Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi về nội dung . 
Nhận xét và cho điểm học sinh . 
Học sinh thực hiện yêu cầu . 
1 học sinh trả lời câu hỏi 
Lắng nghe . 
II. HOẠT ĐỘNG 2: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài : 
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm và mô tả những gì em thấy trong tranh . 
Q. Sát tranh, cá nhân lần lượt trả lời . 
Giới thiệu đề bài 
- Lắng nghe . 
2/ Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài :
a. Luyện đọc 
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài . Giáo viên chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng học sinh . 
- Giải nghĩa mhột số từ: đống rơm, Hòn Rấm
- 3 học sinh tiếp nối đọc theo trình tự : 
Đoạn 1: Tết Trung thu đi chăn trâu.
Đoạn 2 : Cu Chắt . . . đến lọ thuỷ tinh 
Đoạn 3 : Còn một mình . . . đến hết 
- Cả lớp theo dõi . 
Gọi 1 học sinh đọc phần chú giải
1 học sinh đọc . 
Luyện đọc trong nhóm 
Nhóm 3 học sinh luyện đọc 
Gọi học sinh đọc toàn bài . 
Giáo viên đọc mẫu . Chú ý cách đọc
2 học sinh đọc toàn bài . 
- Toàn bài đọc với giọng vui, hồn nhiên.Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất : chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu 
- Nhấn giọng ở những từ ngữ : Trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xông pha, nung thì nung . . . 
b. Tìm hiểu bài : 
- YC học sinh đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi : 
- 1 học sinh đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
Cu Chắt có những đồ chơi nào ? 
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa, nàng công . . . . . . một chú bé bằng đất sét.
Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau ? 
- Mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy .
Đoạn 1 trong bài cho em biết điều gì ? 
Nêu ý chính đoạn 1 : 
Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt . 
1 học sinh nhắc lại . 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi theo các ý 
1 hs đọc thành tiếng . Cả lớp thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi theo cặp. 
Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu ? 
Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào ? 
Cho học sinh trình bày nội dung thảo luận . 
Chốt ý : Tóm tắt ý chính phần thảo luận 
Vài cặp trình bày trước lớp .
Các lớp nhận xét, bổ sung .
Nội dung chính của đoạn 2 là gì ? 
Vài học sinh trả lời . 
Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột .
1 học sinh nhắc lại 
Chuyển ý : Chuyện gì sẽ xảy ra với cu Đất khi chú chơi một mình ? Các em cùng tìm hiểu đoạn còn lại 
Vì sao chú bé Đất lại ra đi ? 
Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ? 
Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung ? 
1 học sinh đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm trao đổi và trả lời câu hỏi .
Chốt ý: Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa . Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ tự nguyện xin được nung . Điều đó khẳng định rằng : Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích . Gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích . 
Đoạn cuối bài nói lên điều gì ? 
Vài học sinh trả lời .
Ghi ý chính đoạn 3 : Đoạn cuối bài kể lại việc chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung .
Học sinh lần lượt trả lời .
Câu chuyện nói lên điều gì ? 
Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ . 
2 học sinh nhắc lại ý chính của bài. 
c. Đọc diễn cảm 
Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, chú bé Đất, chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm)
4 HS đọc tryện theo vai . Cả lớp theo dõi để tìm giọng đọc phù hợp 
Gọi 4 học sinh đọc lại truyện theo vai . 
4 học sinh đọc 
Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc
Luyện đọc theo nhóm 3 học sinh 
Tổ chức cho học sinh thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện 
3 lượt học sinh đọc theo vai 
Nhận xét và cho điểm học sinh 
III. HOẠT ĐỘNG 3: 
Hỏi : Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ? 
Nhận xét tiết học . 
Dặn học sinh về nhà học bài và đọc trước bài : Chú Đất Nung (tt)
Bài: CHIẾC ÁO BÚP BÊ 
Môn: CHÍNH TẢ
Tiết: 14
I- MỤC TIÊU: 
Nghe – Viết chính xác, đẹp đoạn văn : Chiếc áo búp bê . 
Làm đúng bài tập chính tả phân biệt ât/âc
Tìm đúng, nhiều tính từ có âm đầu vần ât/âc
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp . 
Giấy khổ to và bút dạ . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ 
Gọi học sinh lên bảng đọc cho 3 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết vào vở nháp . 
Tiềm năng, phim truyện, hiểm nghèo, huyền ảo, chơi chuyền, cái liềm . . . 
Nhận xét về chữ viết của học sinh
- Học sinh thực hiện yêu cầu : 
Vài học sinh hay viết sai lần lượt lên bảng viết . 
Cả lớp viết vào bảng con nháp . 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy dài mới
1. Giới thiệu bài : 
- Tiết học hôm nay các em sẽ nghe – viết đoạn văn Chiếc áo búp bê và làm các bài tập chính tả .
Lắng nghe .
2. Hướng dẫn nghe – viết chính tả 
a. tìm hiểu nội dung đoạn văn 
Gọi học sinh đọc đoạn văn trang 135 sách giáo khoa 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Hỏi : Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào ? 
Học sinh lần lượt trả lời . 
Bạn nhỏ đối với búp bê như thế nào ? 
b. Hướng dẫn viết từ khó 
Yêu cầu học sinh tìm từ khó, dễ lẫn khi viết và luyện viết . 
Tự tìm ghi vào vở nháp đọc trước lớp, phân tích, luyện viết 
c. Viết chính tả : Giáo viên đọc cho học sinh viết
d. Soát lỗi và chấm bài 
Nghe, nhớ, viết bài . 
Tự đối chiếu SGK chấm sửa lỗi .
Bài 2b 
Gọi học sinh đọc yêu cầu 
Tổ chức cho học sinh làm bài . 
Nhận xét, đánh giá . 
Chốt ý đúng (như SGV)
1 học sinh đọc thành tiếng 
Thi tiếp sức làm bài . 
Nhận xét, bổ sung 
Chữa bài 
Gọi học sinh đọc văn hoàn chỉnh 
 1 học sinh đọc thành tiếng 
- Lời giải : lất phất, Đất, nhấc, bật lên, rất nhiều, bậc tam cấp, lật, nhấc bổng, bậc thềm .
Bài 3 : 
b) Gọi học sinh đọc yêu cầu 
Phát giấy, bảng phụ và bút dạ cho các nhóm . YC học sinh làm việc trong nhóm . Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng . 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Hoạt động trong nhóm . 
Gọi học sinh nhận xét, bổ sung 
Bổ sung từ nhóm bạn chưa tìm được . 
Gọi học sinh đọc lại các từ vừa tìm được . 
Đọc các từ trên phiếu . 
Chốt các từ tìm đúng rồi cho học sinh đọc lại . 
Vài học sinh đọc .
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Nhận xét tiết học . 
Dặn học sinh về nhà viết lại 10 tính từ trong sổ các tính từ tìm được . 
Bài: CHIA MỘT TỔNG CHO 1 SỐ 
Môn: TOÁN
Tiết: 66
I- MỤC TIÊU: Giúp học sinh 
Nhận biết tính chất một tổng chia cho 1 số và 1 hiệu chia cho 1 số . 
Áp dụng tính chất chia một tổng (1 hiệu) chia cho 1 số để giải các bài toán có liên quan . 
 - Phát triển tư duy suy luận lôgic cho học sinh .	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA 
HOẠT ĐỘNG
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ : 
* Gọi 3 HS lên bảng, cho cả lớp làm vào vở nháp 
a) 45 x (315 + 9) b) 135 x 12 + 135 x 8
Gọi HS nhận xét, nêu cách làm, tính chất . 
Nhận xét cho điểm 
-2 HS lên bảng, lớp làm vở nháp (bảng con) 
-1, 2 học sinh nhận xét lớp, bổ sung .
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới 
1/ Giới thiệu bài : Các em đã biết tính nhân 1 tổng (1 hiệu) với 1 số . Vậy trong phép chia tính chất ấy được thực hiện như thế nào ? – Nêu tên bài, ghi bảng. 
2/ So sánh giá trị 2 biểu thức : 
Nêu 2 biểu thức, yêu cầu học sinh tính rồi so sánh : (42 +28) : 7 và 42 : 7 + 28 : 7
Cho học sinh trình bày kết quả 
Nhắc lại kết luận : 
(42 +28) : 7 và 42 : 7 +28 : 7
Rút ra kết luận về 1 tổng chia cho 1 số 
Cho nêu tên gọi biểu thức a (1 tổng chia cho 1 số ) . 
Khi chia 1 tổng cho 1 số ta có thể làm như thế nào ? 
Nhắc lại tính chất (SGK/76), cho học sinh nhắc lại . 
Cho HS mở SGK/76 đọc ví dụ và tính chất ở khung xanh . 
Nghe, suy nghĩ 
1 HS lên bảng, cả lớp làm vào vở nháp . 
1 học sinh trình bày, lớp nhận xét bổ sung . 
1, 2 học sinh nêu . 
2 học sinh trả lời, lopứ nhận xét . 
Vài học sinh nhắc lại 
1, 2 học sinh đọc to, lớp đọc thầm . 
3/ Luyện Tập – Thực Hành 
Bài 1a : 
 Bài tập yêu ... óm . Nhóm nào làm xong trước dán băng giấy dưới mỗi tranh . 
Viết lời thuyết minh ngắn gọn, đúng nội dung, đủ ý vào băng giấy . 
Gọi các nhóm có ý kiến khác bổ sung . 
Bổ sung 
Nhận xét, sửa lời thuyết minh, cho mỗi tranh (SGK)
Đọc lại lời thuyết minh 
Yêu cầu học sinh kể lại truyện trong nhóm . Giáo viên đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn . 
4 HS kể chuyện trong nhóm. HS khác bổ sung, nhắc nhở, sửa cho nhau . 
Gọi học sinh kể toàn truyện trước lớp . 
3HS tham gia kể (mỗi HS kể nội dung 2 bức tranh) 
Nhận xét học sinh kể chuyện 
c. Kể chuyện bằng lời của búp bê 
Hỏi:Kể chuyện bằng lời của búp bê là ntn ? 
Khi kể phải xưng hô thế nào ? 
Gọi 1 học sinh giỏi kể mẫu trước lớp 
1 học sinh kể, lớp lắng nghe
Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm . Giáo viên có thể giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn . 
2 học sinh ngồi cùng bàn kể chuyện cho nhau nghe . 
Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp 
3 học sinh kể từng đoạn truyện 
3 học sinh thi kể toàn truyện 
Gọi học sinh nhận xét bạn kể 
N/xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu 
Nhận xét chung, bình chọn bạn nhập vai giỏi nhất, kể hay nhất . 
d. Kể phần kết truyện theo tình huống 
Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3 
1 học sinh đọc thành tiếng 
Gợi ý theo sách giáo khoa 
Lắng nghe . 
Yêu cầu học sinh tự làm bài 
Viết phần kết truyện ra nháp . 
Gọi học sinh trình bày . Sau mỗi học sinh trình bày. Nhận xét, cho điểm học sinh . 
5 – 7 học sinh trình bày . 
II. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ? 
- Tóm tắt nội dung, ý nghĩa câu chuyện 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn học sinh về nhà luôn biết yêu quý mọi vật quanh mình, kể lại truyện cho người thân nghe 
- Cá nhân lần lượt trả lời
- Vài học sinh nhắc lại 
Bài: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA 
 NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Môn: ĐỊA LÝ
Tiết: 14
I- MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh biết : 
Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng trọt và chăn nuôi của người dân đồng bằng Bắc bộ. 
Các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . 
Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất . 
 - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Bản đồ nông nghiệp Việt Nam 
Tranh, ảnh về trồng trọt, chăn nuôi ở đồng bằng Bắc Bộ (do GV và HS sưu tầm ). 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ
- Trình bày những hiểu biết của em về nhà ở và làng xóm của người dân ở ĐBBB.
- GV nhận xét đánh giá
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu:
2/ Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 
Bước 1: 
Yêu cầu HS dựa vào SGK, tranh, ảnh và vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi sau : 
Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? 
Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo . Em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ? 
- 2 HS trả lời
- Lớp nhận xét.
 Quan sát tranh, ảnh , dựa sách giáo khoa thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu . 
Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét . 
Giải thích về đặc điểm của cây lúa nước : cây cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nớc, nhiệt độ cao . . . về một số công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo để học sinh hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo ; sự vất vả của người nông dân trong việc sản xuất lúa gạo . 
Làm việc cả lớp 
Học sinh lần lượt trả lời 
Dựa vào SGK, tranh, ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ 
Cả lớp nhận xét, bổ sung . 
Giải thích vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn gà, vịt ? 
(do có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo và các sản phẩm phụ của lúa gạo như cám, ngô, khoai)
3/ Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
Yêu cầu dựa vào sgk, thảo luận câu hỏi .
Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào ? 
Quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa . 
Thảo luận nhóm theo yêu cầu . 4 – 6 HS 
Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ? 
Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ . 
Gợi ý : Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào ? Các loại rau đó có được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ không ? 
Liên hệ bài Thành phố Đà Lạt trả lời câu hỏi . (thảo luận nhóm 2)
Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
HS các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung để tìm ra kiến thức đúng . 
Giáo viên giải thích thêm về ảnh hưởng của gió mùa đông bắc đối với thời tiết và khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ . 
Tổng kết : Cho học sinh đọc phần khung xanh sách giáo khoa . 
1,2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi . 
III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Tổng kết tiết học, dặn chuẩn bị tiết sau (sưu tầm tranh ảnh)
Bài: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
Môn: TẬP LÀM VĂN
Tiết: 28
I- MỤC TIÊU: 
- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài . 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả đồ vật . 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Tranh minh hoạ cái cối xay trong sách giáo khoa 
Một số tờ phiếu khổ to kẻ bảng để HS làm bài I.1 câu d . Một tờ giấy viết lời giải BTI.1 câu b, d. 
Một tờ giấy khổ to viết đoạn thân bài tả cái trống 
Ba, bốn tờ giấy trắng để 3 – 4 học sinh viết thêm mở bài, kết bài cho thân bài cái trống . 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. HOẠT ĐỘNG: Kiểm tra bài cũ 
- Một học sinh nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước . (Thế nào là miêu tả ? )
Hai học sinh làm lại bài tập III.2 – nói một vài câu tả một hình ảnh mà em thích trong đoạn thơ Mưa . 
Nhận xét, cho điểm 
3 học sinh thực hiện yêu cầu . 
Cả lớp theo dõi nhận xét . 
II. HOẠT ĐỘNG: Dạy bài mới
1/ Giới thiệu bài : Tìm hiểu cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật ?
2/ Phần nhận xét :
Bài tập 1 : 
Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân. 
GV giải nghĩa thêm: Áo cối (vòng bọc ngoài của thân cối)
Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ cái cối
2 học sinh đọc to, cả lớp theo dõi .
Thực hiện YC, trao đổi, trả lời miệng câu hỏi a,b,c, viết trên phiếu câu hỏi d theo nhóm 2.
Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng .
Lắng nghe
1.a. Bài văn tả cái gì ? (Cái Cối xay gạo bằng tre)
- Bổ sung : Ngày xưa, cách đây 3,4 chục năm, ở nông thôn chưa có máy xay xát gạo như hiện nay nên người ta vẫn dùng cối xay bằng tre để xay lúa. Hiện nay, ở một số gia đình nông thôn miền Bắc và miền Trung vẫn còn chiếc cối xay bằng tre . 
1.b. Các phần mở bài và kết bài trong bài : “Cái cối tân” . Mỗi phần ấy nói điêu gì ? 
- Mở bài:Giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả)
- Kết bài:Nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ ) . 
1.c. Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện 
1.d. Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ? 
Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ. 
Tiếp theo, tả công dụng của cái cối . 
Cái vành ® cái áo ; hai cái tai ® lỗ tai ; hàm răng cối ® dăm cối ; cân cối® đầu cần ; cần ® cái chốt ® dây thừng buộc cần ; xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm . 
Giảng về biện pháp tu từ : so sánh, nhân hóa trong bài: Các hình ảnh so sánh. Các hình ảnh nhân hóa . 
Bài tập 2 : 
- Cả lớp đọc thầm YC của bài . Dựa vào kết quả của BT1, HS suy nghĩ trả lời câu hỏi của bài tập 
- Nhận xét 
Làm việc nhóm nhỏ . 
Vài nhóm trình bày . 
3/ Phần ghi nhớ 
Gọi học sinh đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK 
2, 3 học sinh đọc, lớp đọc thầm . 
Giải thích thêm (về ý 3 của nội dung ghi nhớ) : Khi tả các bộ phận của đồ vật ta nên chọn tả chỉ những bộ phận có đặc điểm nổi bật, không nên tả đầy đủ, chi tiết mọi bộ phận . 
4. Phần luyện tập 
Đọc yêu cầu bài tập 
Hai HS nối nhau đọc nội dung bài tập : 
Cả lớp đọc thầm đoạn thân bài tả cái trống, suy nghĩ .
Câu a,b,c giáo viên dán tờ phiếu viết đoạn thân bài tả cái trống . 
Học sinh phát biểu ý kiến, trả lời các câu hỏi a,b,c 
Treo bảng phụ có đáp án : (theo SGV)
 Câu d : 
Yêu cầu học sinh làm bài tập câu d 
HS làm bài vào vở hoặc vở bài tập . 
- Giáo viên phát riêng bút dạ và giấy trắng cho một vài học sinh . 
Có thể mở bài theo cách trực tiếp hoặc gián tiếp, kết luận theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng . 
Khi viết, cần chú ý tạo sự liền mạch giữa đoạn mở bài với thân bài, giữa đoạn thân bài với đoạn kết bài 
Tổ chức trình bày kết quả thảo luận 
HS tiếp nối nhau đọc phần mở bài . 
Kết bài : Thực hiện tương tự như phần mở bài 
GV chọn trình bày trên bảng phần kết của 1,2 HS 
Học sinh nối nhau đọc phần kết bài .
 III. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Giáo viên nhận xét chung giờ học 
YC những HS viết chưa đạt đoạn mở bài, kết bài (cho thân bài tả cái trống trường) về nhà hoàn chỉnh lại, viết vào tở . 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAlop 4 tuan 14 chuan.doc