Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)

I. MỤC TIU

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm ri, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ,ông hịn Rấm, ch b Đất).

-Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã nung mình trong lửa đỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)

II.CHUẨN BỊ

*GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC

1. Kiểm tra bài cũ.

-Gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi bài Văn hay chữ tốt.

- Nhận xét và cho điểm HS từng HS.

2.Bi mới

*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc

* Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.

+Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:kị sỹ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ,

- HS kh đọc

- Bài văn được chia làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Tết Trung thu đến đi chăn trâu.

+ Đoạn 2: Cu Chắt đến lọ thủy tinh.

+ Đoạn 3: Còn một mình đến hết.

- Chú ý đọc đúng các câu :

+ Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu.

 

doc 34 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 444Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2010-2011 (Bản hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀY SOẠN : 21 - 11 - 2010
NGÀY DẠY : 22 - 11 - 2010
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
KĨ THUẬT
Giáo viên chuyên dạy.
..
TẬP ĐỌC
TIẾT 27: CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ,ơng hịn Rấm, chú bé Đất).
-Hiểu nội dung : Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã nung mình trong lửa đỏ.( trả lời được các câu hỏi trong SGK)
II.CHUẨN BỊ 
*GV:Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
-Gọi 2 HS lên bảng đọc bài và trả lời các câu hỏi bài Văn hay chữ tốt.
- Nhận xét và cho điểm HS từng HS.
2.Bài mới 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện đọc 
* Mục tiêu: Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
+Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ:kị sỹ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ, 
- HS khá đọc 
- Bài văn được chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Tết Trung thu  đến đi chăn trâu.
+ Đoạn 2: Cu Chắt  đến lọ thủy tinh.
+ Đoạn 3: Còn một mình  đến hết.
- Chú ý đọc đúng các câu :
+ Chắt còn một đồ chơi nữa là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu.
+ Chú bé Đất ngạc nhiên / hỏi lại:
-Toàn bài đọc với giọng vui – hồn nhiên. Lời anh chàng kị sĩ: kênh kiệu, lời ông Hòn Rấm: vui vẻ, ôn tồn. Lời chú bé Đất: chuyển từ ngạc nhiên sang mạnh dạn, táo bạo một cách đáng yêu.
-Nhấn giọng ở những từ ngữ: Trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bẩn hết, quần áo đẹp, ấm, khoan khoái, nóng rát, lùi lại, nhát thế, dám xong pha, nung thì nung, 
- HS đọc đoạn nới tiếp. Khen HS đọc đúng , sửa lỡi về phát âm, ngắt nghỉ, giọng đọc.
- HS đọc đoạn nới tiếp.Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó
- HS đọc đoạn nới tiếp trong nhóm 
-GV đọc mẫu
* Hoạt động 2:Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: HS hiểu nợi dung câu, đoạn và cả bài
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi cùa cu Chắt có gì khác nhau?
* GV chốt ý :Những đồ chơi của cu Chắt rất khác nhau: một bên là chàng kị sĩ bảnh bao, hòa hoa cưỡi ngựa tía, dây vàng với nàng công chúa xinh đẹp ngồi trong lầu son với một bên là một chú bé bằng đất sét mộc mạc giống hình người. Nhưng mỗi đồ chơi của chú đều có câu chuyện riêng đấy.
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung?
+ Theo em hai ý kiến đó ý kiến nào đúng? Vì sao?
- Chúng ta thấy sự thay đổi thái độ của cu Đất. Lúc đầu chú sợ nóng rồi ngạc nhiên không tin rằng đất có thể nung trong lửa. Cuối cùng chú hết sợ, vui vẻ, tự nguyện xin được nung. Điều đó khẳng định rằng: Chú bé Đất muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích.
+ Chi tiết nung trong lửa tưởng trưng cho điều gì?
- Ông cha ta thường nói: “Lửa thử vàng, gian nan thử sức”, con người được tôi luyện trong gian nan, thử thách sẽ can đảm, mạnh mẽ và cứng rắn hơn. Cu Đất cũng vậy, biết đâu sau này chú ta sẽ làm được những việc thật có ích cho cuộc sống.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khỏe mạnh, làm được nhiều việc có ích đã nung mình trong lửa đỏ.
* Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
*Mục tiêu: HS biết đọc diễn cảm theo cách phân vai
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc:Ơng Hịn Rấm . chú thành Đất Nung
-GV cho HS nhấn giọng các từ ngữ: nhát thế, dám xông pha, nung thì nung.
-GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm theo vai
- Nhận xét, tuyên dương
3. Củng cố - dặn dò.
+ Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Chú Đất nung (tiếp theo).
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 64: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính. 
- Biết cơng thức tính ( bằng chữ) và tính được diện tích hình chữ nhật.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 63, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
2.Bài mới: 
*Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- GV yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài bảng con.
- Gv chữa bài và yêu cầu HS:
+ Nêu cách nhẩm 345 x 200.
- HS nhẩm:345 x 2 = 690; 
Vậy 345 x 200 = 69000.
+ Nêu cách thực hiện tính 237 x 24 và 403 x 346.
+ 2 HS lần lượt nêu trước lớp.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị biểu thức bằng cách thuận tiện nhất.
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
+ Áp dụng tính chất một số nhân với một tổng: Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau.
- Gv hỏi tương tự với các trường hợp còn lại.
b) Áp dụng tính chất một số nhân với một hiệu.
c) Áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân.
- GV có thể hỏi thêm về cách nhân nhẩm 142 x 30.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5
- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp.
- Gv hỏi: Hình chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b thì diện tích của hình chữ nhật được tính như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm phần a.
- Diện tích của hình chữ nhật là:
S = a x b.
- Nếu a = 12cm và b = 5cm thì: 
S = 12 x 5 = 60(cm2).
- Nếu a = 15cm và b = 10cm thì:
S = 15 x 10 = 150 (cm2).
* HS khá làm thêm phần b
- GV hướng dẫn làm phần b
+ Gọi chiều dài ban đầu là a, khi tăng 2 lần thì chiều dài mới là bao nhiêu?Chiều dài mới là a x 2.
+ Khi đó diện tích của hình chữ nhật mới là bao nhiêu.Là (a x 2) x b = 2 x (a x b) = 2 x S.
+Vậy khi tăng chiều dài lên hai lần và giữ nguyên chiều rộng thì diện tích hình chữ nhật tăng thêm bao nhiêu lần?Diện tích hình chữ nhật tăng thêm 2 lần.
3. Củng cố - dặn dò.
 GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài 2/74
- Chuẩn bị bài :Luyện tập chung
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
ĐẠO ĐỨC
TIẾT 14: BIẾT ƠN THẦY CÔ GIÁO (tiết 1)
I. MỤC TIÊU 
-Biết được cơng lao của thầy giáo, cơ giáo. 
-Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cơ giáo.
-Lễ phép vâng lời thầy giáo, cơ giáo. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
 +Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
 +Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
 - Nhận xét
2.Bài mới 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21)
* Mục tiêu: Biết được cơng lao của thầy giáo, cơ giáo. 
 -GV nêu tình huống:
 Cô Bình- Cô giáo dạy bọn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bọn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!”
-HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
-HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
-Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
 -GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/22)
* Mục tiêu: Biết kính trọng và vâng lời thầy giáo, cơ giáo. 
 -GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 3 nhóm HS làm bài tập.
-Từng nhóm HS thảo luận.
 Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
ịNhóm 1 : Tranh 1
ịNhóm 2 : Tranh 2
ịNhóm 3 : Tranh 3
-HS lên chữa bài tập- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 -GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.
 +Các tranh 1, 2, 4 : thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 +Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
*Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/22)
* Mục tiêu: Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cơ giáo.
 -GV chia HS nhóm đơi. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
a/. Chăm chỉ học tập.
b/. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
c/. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d/. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
đ/. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e/. Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.
g/. Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.
-Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
-Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
 -GV kết luận:
 Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
 -GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
3.Củng cố - Dặn dò:
 -Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học  ... ào là miêu tả
Bài 1.
-Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. HS cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Các sự vật được miêu tả là: cây sòi – cây cơm nguội, lạch nước.
Bài 2.
- Phát phiếu và bút cho nhóm 4 HS yêu cầu HS trao đổi và hoàn thành. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
TT
Tên sự vật
Hình dáng
Màu sắc
Chuyển động
Tiếng động.
M:1
Cây sòi
Cao lớn
Lá đỏ chói lọi
Lá rập rình lây động như những đốm lửa đỏ.
2
Cây cơm nguội
Lá vàng rực rỡ
Lá rập rình lây động như những đốm lửa vàng.
3
Lạch nước
Trườn lên mấy tảng đá, luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.
Róc rách (chảy).
Bài 3.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi:
+ Để tả được hình dáng của cây sòi, màu sắc của lá cây sòi, cây cơm nguội, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Để tả được chuyển động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
 Tác giả phải quan sát bằng mắt.
+ Còn sự chuyển động của dòng nước, tác giả phải quan sát bằng giác quan nào?
 Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai.
+ Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế, người viết phải làm gì?
 Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan.
- Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để giúp người đọc. Người nghe hình dung được các sự vật ấy. Khi miêu tả người viết phối hợp rất nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn, sinh động hơn.
*Hoạt động 2:Ghi nhớ.
* Mục tiêu:HS nắm được ghi nhớ
-HS đọc phần ghi nhớ.
- Gọi HS đặt câu văn miêu tả đơn giản.
- Nhận xét, khen HS đặt câu đúng, hay.
*Hoạt động 3: Luyện tập.
* Mục tiêu:Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung ( BT1,mục III); bước đầu viết được 1,2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ Mưa (BT2)
Bài 1.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- HS đọc thầm truyện: Chú Đất Nung dùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài.
- Nhận xét, kết luận: Trong truyện Chú Đất Nung chỉ có một câu văn miêu tả: “Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng: Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay. Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy. Chúng mình cùng thi xem lớp ta ai sẽ viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất.
- Hỏi: + Trong bài thơ Mưa, em thích hình ảnh nào?
 Em thích hình ảnh: Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười; Cây dừa sải tay bơi; Ngọn mùng tơi nhảy múa; Khắp nơi toàn màu trắng của nước; Bố bạn nhỏ đi cày về 
Yêu cầu HS tự viết đoạn văn miêu tả.
- Gọi HS đọc bài viết của mình. Nhân xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS và cho điểm các em viết hay. Ví dụ.
+ Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông.
+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.
3. Củng cố - dặn dò.
-Hỏi: + Thế nào là miêu tả?
-Dặn HS ghi lại 1, 2 câu miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học.
- Chuẩn bị bài : Cấu tạo bài văm miêu tả đồ vật
- - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - -
TỐN
TIẾT 68 LUYỆN TẬP
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
-Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng ( hiệu) cho một so.á
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gv gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 67, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
- Gv chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới.
* Giới thiệu bài.
- GV: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố kĩ năng thực hành giải một số dạng toán đã học.
* Hoạt động :Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- Gv hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Gv yêu cầu HS làm bài.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, HS cả lớp làm bài bảng con
a) 67494 : 7 = 9642 (chia hết).
42789 : 5 = 8557 (dư 4).
b) 359361 : 9 = 39929 (chia hết).
238057 : 8 = 29757 (dư 1).
- Gv chữa bài và yêu cầu HS nêu các phép chia có dư trong bài.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
- Gv có thể yêu cầu HS nêu các bước thực hiện phép tính chia của mình để khắc sâu cách thực hiện phép chia cho số có 1 chữ số cho HS cả lớp.
Bài 2.a
- Gv gọi HS đọc yêu cầu bài toán.
- Gv yêu cầu HS nêu cách tìm số bé, số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- HS nêu:
+ Số bé = (Tổng – Hiệu) : 2
+ Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
- Gv yêu cầu HS tự làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
a) 	 Bài giải
Số bé là:
(42506 – 18472) : = 12017
Số lớn là:
12017 + 18472 = 30489.
Đáp số: SB là 12017.
SL là 30489.
- Gv nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4.
- Gv yêu cầu HS tự làm bài.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở
Cách 1.
a) (33164 + 28528) : 4
= 61692 : 4
= 15423
b) (403494 – 16415) : 7
= 387079 : 7
= 55297
Cách 2.
a) (33164 + 28528) : 4
= 33164 : 4 + 28528 : 4
= 8291 + 7132 = 15423.
b) (403494 – 16415) : 7
= 403494 : 7 – 16415 : 7
= 57642 – 2345 = 55297.
- Gv yêu cầu HS nêu tính chất mình đã áp dụng để giải bài toán.
- Phần a, áp dụng tính chất một tổng chia cho 1 số.
- Phần b áp dụng tính chất một hiệu chia cho 1 số.
3. Củng cố - dặn dò.
- Gv tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm 
Bài tập hướng dẫn luyện tập.
Bài 1. Gia đình bác An có một số thửa ruộng, 2 thửa ruộng loại lớn thu được 20155kg muối mỗi thửa, 5 thửa ruộng loại nhỏ thu được 14100kg muối mỗi thửa. Hỏi trung bình mỗi thửa ruộng thu được bao nhiêu ki-lô-gam muối? 
-Chuẩn bị bài :Chia một số cho một tích
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
LỊCH SỬ
TIẾT 13 CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
 XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI( 1075 – 1077)
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Biết những nét chính về trận chiến tại phịng tuyến sơng Như nguyệt ( cĩ thể sử dụng lược đồ trận chiến tại phịng tuyến sơng Như Nguyệt và bài thơ tương truyền của Lý Thường Kiệt):
+ Lý Thường Kiệt chủ động xây dựng phịng tuyến trên bờ nam sơng Như Nguyệt.
+ Quân địch do Quách Quỳ chỉ huy từ bờ bắc tổ chức tiến cơng.
+ Lý Thường Kiệt chỉ huy quân ta bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc.
+ Quân địch khơng chống cự nổi, tìm đường tháo chạy.
- Vài nét về cơng lao Lý Thường Kiệt :người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai thắng lợi.
II.CHUẨN BỊ :
 -Lược đồ cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1.Kiểm tra bài cũ
+Vì sao đến thời Lý đạo trở nên thịnh đạt nhất ?
 +Thời Lý chùa được sử dụng vào việc gì.
2.Bài mới :
 Giới thiệu bài:
 *Hoạt động nhóm đôi :GV phát PHT cho HS.
 -GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn : “Năm 1072  rồi rút về”.
 -GV đặt vấn đề cho HS thảo luận: việc Lý Thường Kiệt cho quân sang đất Tống có hai ý kiến khác nhau:
 +Để xâm lược nước Tống.
 +Để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống.
 Căn cứ vào đoạn vừa đọc, theo em ý kiến nào đúng? Vì sao?
 -GV cho HS thảo luận và đi đến thống nhất: ý kiến thứ hai đúng vì: trước đó, lợi dụng việc vua Lý mới lên ngôi còn quá nhỏ, quân Tống đã chuẩn bị xâm lược; Lý Thường Kiệt đánh sang đất Tống, triệt phá nơi tập trung quân lương của giặc rồi kéo về nước.
 *Hoạt động cá nhân :
 -GV treo lược đồ lên bảng va øtrình bày diễn biến.
 -GV hỏi để HS nhớ và xây đựng các ý chính của diễn biến KC chống quân xâm lược Tống:
 +Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?
-Cho xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt .
 +Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào ?
-Vào cuối năm 1076.
 +Lực lượng của quân Tống khi sang xâm lược nước ta như thế nào ? Do ai chỉ huy ?
-10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu. Quách Quỳ chỉ huy.
 +Trận quyết chiến giữa ta và giặc diễn ra ở đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này.
-Ở phòng tuyến sông Như Nguyệt.Quân giặc ở bờ Bắc, quân ta ở phía Nam.
 +Kể lại trận quyết chiến trên phòng tuyến sông Như Nguyệt?
 -GV nhận xét, kết luận
 *Hoạt động nhóm :
 -GV cho HS đọc SGK từ sau hơn 3 tháng .được giữ vững.
 -GV đặt vấn đề: nguyên nhân nào dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến?
 -GV yêu cầu HS thảo luận.
-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: nguyên nhân thắng lợi là do quân dân ta rất dũng cảm. Lý Thường Kiệt là một tướng tài (chủ động tấn công sang đất Tống; Lập phòng tuyến sông Như Nguyệt).
 *Hoạt động cá nhân :
 -Dựa vào SGK GV cho HS trình bày kết quả của cuộc kháng chiến.
 -GV nhận xét, kết luận.
-Cho 3 HS đọc phần bài học.
 -GT bài thơ “Nam quốc sơn hà” sau đó cho HS đọc diễn cảm bài thơ này.
3.Củng cố- Dặn dò: 
 -Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài: “Nhà Trần thành lập”.
 -Nhận xét tiết học.
- - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -
THẾ DỤC
Giáo viên chuyên dạy.
 - - - - - - - - - - - - –—- - - - - - - - - - - - - -

Tài liệu đính kèm:

  • doclop4tuan 14.doc