Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột tích hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột tích hợp)

LỊCH SỬ

NHÀ TRẦN THÀNH LẬP

I.Mục tiêu

1.Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu đầu năm 1226,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh nhà Trần được thành lập. (.biết sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long , tên nước vẫn là Đại Việt .)

2. Nắm được về cơ bản , nhà Trần cũng giống nhà Lý về tổ chức nhà nước, luật pháp và quân đội. Đặc biệt là mối quan hệ giữa vua với quan, vua với dân rất gần gũi nhau.

*Biết những việc nhà Trần làm nhằm củng cố XD đất nước: XD lực lượng quân đội ,bảo vệ đê

II.Đồ dùng dạy học:

 -Phiếu học tập của HS.

III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu.

 

doc 31 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 545Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Bản đẹp 2 cột tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14
Thứ hai ngày 21 tháng 11năm 2011
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài với giọng kể chậm rãi
2. Hiểu nội dung (phần đầu) truyện: Chú bé đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích dám nung mình trong lửa đỏ.(trả lời các câu hỏi SGK).
2.1Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng hồn nhiên, khoan thai; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm; đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật ( chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất ).
3. HS có học tập tính can đảm.
KNS: các kĩ năng cơ bản được GD: kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng tự nhận thức bản thân, kĩ năng thể hiện sự tự tin.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III. CÁC PP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: Động não, Làm việc nhóm – chia sẽ thông tin.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Tg
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
10’
Hoạt động 1:GQMT1
HĐLC:SGK
HTTC: cá nhân,nhóm
- GV chia đoạn : 3 đoạn
+ Cho HS đọc nối tiếp nhau và để ý từ cần chú giải.GV kết hợp sửa sai vàgiair nghĩa từ
-HS đọc nhóm
+ GV nhận xét
+ GV đọc diễn cảm toàn bài
-Đ1:4 đòng đầu
Đ2:6 dòng tiếp
Đ3:phần còn lại
- 3 HS tiếp nối đọc(2 lượt)
-HS đoc nhóm ,các nhóm thi đọc trước lớp.
-1 em đọc toàn bài
Hoạt động 2: GQMT2 và 3
11’
HĐLC:SGK
HTTC:cá nhân
+Cho HS đọc thầm đoạn 1
+ HS đọc từ đầu đến chăn trâu.
- Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
 + Một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất. Chàng kị sĩ và nàng công chúa là món quà cu Chắt được tặng nhân dịp Tết trung thu. Các đồ chơi này được nặn từ đất bột , màu sắc sặc sỡ trông rất đẹp. Chú bé Đất là đồø chơi cu Chắt tự nặn từ đất sét
ND Đ1 nói lên điều gì?
Giới thiệu đồ chơi của cu Chắt
+Cho HS đọc đoạn 2
>Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì ?
+ HS đọc 6 dòng tiếp theo.
> Đất từ người cu đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột. Chàng kị sĩ phàn nàn . Cu Chắt bỏ riêng 2 người bột vào trong lọ thuỷ tinh.
ND Đ2 nói lên điều gì?
.Chú bé đất và hai người bột làm quen với nhau
+ Cho HS đọc đoạn 3
> Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành đất nung?
> Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì ?
 > Vì chú muốn được xông pha, muốn trở thành người có ích.
> Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.
ND Đ3 nói lên điều gì?
ND của bài là gi?
 Chú bé Đất trở thành Đất Nung
Can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ
10’
Hoạt động 3: GQMT2.1
HĐLC:SGK
HTTC:cá nhân,nhóm
- 4 HS phân vai đọc toàn bộ câu chuyện. 
-GV hướng dẫn để HS phát hiện giọng đọc của từng đoạn.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn “ Ông Hòn Rấmthành Đất nung”.
- Lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 
5’
Hoạt động kết thúc 
- Qua nội dung phần đầu truyện em thấy Đất là chú bé như thế nào?
- Nhận xét tiết học
- Can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ.
Chuẩn bị tiết sau:Chú Đất nung(tt)
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ 
I.MỤC TIÊU
1.biết chia một tổng cho một số 
2.Aùp dụng tính chất một tổng chia cho một số để giải các bài toán có liên quan 
* Giải bài toán có lời văn liên quan đến chia một tổng cho một số
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC 
- Bảng phụ viết sẵn qui tắc
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13’‘
Hoạt động 1:GQMT1
HĐLC:bảng lớp
HTTC:cá nhân
 Tính& So sánh giá trị của biểu thức 
-GV viết bảng hai biểu thức :
(35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
-GV yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức 
-Vậy giá trị của hai biểu thức này như thế nào với nhau 
-GV nêu : Vậy ta có 
(35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7
Biểu thức (35 + 21) : 7 có dạng như thế nào ? 
-Hãy nhận xét về dạng của biểu thức 53 : 7 + 21 : 7 ? 
-Nêu từng thương trong biểu thức này 
>35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7
-Còn 7 là gì trong biểu thức (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
-GV : Vì (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7 
1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào nháp 
(35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
-Giá trị của hai biểu thức bằng nhau 
-HS đọc 
-Có dạng một tổng cho một số
-Biểu thức là tổng của hai thương 
-Thương thứ nhất là 35 : 7 và thương thứ hai là 21 : 7
Là các số hạng của tổng ( 35 + 21 ) 
7 là số chia 
20’
 ‘
5’
Hoạt động 2:GQMT2 *
HĐLC:vở
HTTC: cá nhân 
Bài 1a.
-GV nhắc lại : Vì biểu thức có dạng là một tổng chia cho một số , các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia nên ta có thể thực hiện hai cách như trên 
- Cho HS tự làm bài
-GV nhận xét cho điểm . 
Bài 1b.
-GV viết lên bảng biểu thức 
 12 : 4 + 20 : 4 
-GV hỏi : theo em vì sao có thể viết là 
12 : 4 + 20 : 4 = ( 12 + 20) : 4 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài , sau đó nhận xét và cho điểm HS 
Bài 2 : 
-GV viết lên bảng biểu thức 
 ( 35 - 21 ) : 7 
-GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của biểu thức theo hai cách 
-GV yêu cầu 2 HS vừa lên bảng nêu cách làm của mình 
-GV : Như vậy khi co ùmột hiệu chia cho một số mà cả số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể làm như thế nào ? 
-GV giới thiệu : Đó chính là tính chất một hiệu chia cho 1 số 
-GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài , sau đó nhận xét và cho điểm HS 
*Bài 3 : Bạn nào có khả năng làm b3
-GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 
-GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán và trình bài lời giải vào vở
- Gọi 1 em lên bảng sửa
-GV chữa bài nhận xét cho điểm . 
Hoạt động kết thúc
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài : Chia cho số có một chữ số 
Nêu yêu cầu
-2 HS nêu hai cách : 
+Tính tổng rồi lấy tổng chia cho số chia 
+Lấy từng số hạng chia cho số chia rồi cộng các kết qủa với nhau 
-2 HS lên bảng làm theo 2 cách 
- HS tìm hiểu cách làm và làm bài theo mẫu 
-Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia hết cho 4 , áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết 
12 : 4 + 20 : 4 = ( 12+20) : 4
 -1 HS làm trên bảng , HS cả lớp làm bài vào vở 
- Nêu yêu cầu
-Đọc biểu thức 
-2 HS lên bảng làm bài mỗi HS làm một cách , HS cả lớp làm bài vào VBt
-Lần lượt HS nêu 
-Khi chia một hiệu chia cho một số nếu số bị trừ và số trừ của hiệu cùng chia hết cho số chia ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ kết qủa với nhau .
-2 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở
-1 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào phiếu 
Bài giải 
Số HS của cả hai lớp 4A và 4B là 
32 + 28 = 60 ( học sinh)
Số nhóm HS của cả hai lớp là
60 : 4 = 15 ( nhóm ) 
 Đáp số : 15 nhóm 
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO ,CÔ GIÁO ( T1)
I.Mục tiêu: 
Biết Công lao của các thầy giáo, cô giáo đối .
2. Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn, đối với thầy giáo, cô giáo. 
*Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn các thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình.
3. GD Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo.
II.Đồ dùng dạy học:
	-SGK Đạo đức 4
-Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3 tiết 1.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 
Tg
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
8 ‘
25‘ 
3‘ 
Hoạt động 1:GQMT1
HĐLC:SGK
HTTC:cá nhân
 Xử lí tình huống ( trang 20, 21, SGK)
 GV nêu tình huống. 
-GV kết luận : Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
Hoạt động 2 : GQMT 2 và 3
HĐLC:SGK
HTTC:nhóm Thảo luận nhóm đôi ( bài tập 1, SGK ) 
 -GV yêu cầu từng nhóm HS làm bài tập . 
-GV nhận xét và đưa ra phương án đúng của bài tập.
Thảo luận nhóm ( bài tập 2,SGK)
-GV chia HS thành 7 nhóm, mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS chọn lựa những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo và tìm thêm các việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
-GV KL : Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo như các việc (a), (b), (d), (đ) , (e), (g) 
4/Hoạt động kết thúc: GQMT * và 3
* Các bạn thực hiện kính trọng ,biết ơn các thầy giáo cô giáo đã và đang dạy mình.
-Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo
-Nhận xét tiết học. 
-Về nhà học bài. Chuẩn bị bài 7 tiết 2 “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”.
-Lắng nghe. HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. 
-HS chọn cách ứng xử và trình bày lí do chọn lựa. 
-Thảo luận lớp về các cách ứng xử.
- HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện nhóm chữa bài . Các nhóm khác nhận xét , bổ sung. 
 - Cả lớp thảo luận, nhận xét cách ứng xử. 
-Từng nhóm thảo luận và ghi những việc làm vào các tờ giấy nhỏ. 
-Từng nhóm lên dán băng chữ đã nhận theo 2 cột “ Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận . Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
-Lắng nghe.
 1 – 2 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
LỊCH SỬ
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.Mục tiêu 
1.Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu đầu năm 1226,Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh nhà Trần được thành lập. (.biết sau nhà Lý la ... ái xayanh đi”: Nêu kết thúc của bài(tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ ).
+Mở bài: giới thiệu ngay đồ vật sẽ tả( mở bài trực tiếp).
+Kết bài: bình luận thêm(kết bài mở rộng).
+ Tả hình dáng theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong , từ phần chính đến phần phụ.Tiếp theo tả công dụng của cái cối.
HS đọc yêu cầu, trả lời:
+ Cần tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi tả vào những đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đò vật.
-2-3 HS đọc Ghi nhớ.
20’
Hoạt động 3:GQMT2
HĐLC:SGK 
HTTC: cá nhân
 Phần luyện tập
Câu văn tả bao quát cái trống.
Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả.
Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống ?
Viết thêm phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống.
+ GV nhận xét, ghi điểm.
-HS đọc nội dung bài tập.
-Lớp đọc thầm, suy nghĩ, trả lời:
a) “Anh chàng trốngbảo vệ “.
b) mình trống, ngang lưng trống, hai đầu trống.
c) Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng.
Aâm thanh: tiếng trống ồm ồm, giục giã
+ HS làm vào vở.
+ Vài em đọc bài trước lớp.
+ Lớp nhận xét.
4’
’
HĐKT
-GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập miêu tả đồ vật.
HS nhắc lại những điều cần nhớ về văn kể chuyện.
KHOA HỌC
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
I.Mục tiêu 
1. Nêu được một số biện pháp bảo vẹ nguồn nước:
 Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước .
Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước
Xử lý nước thải , bảo vệ hệ thống thoát nước thải.
2Có ý thức bảo vệ nguồn nước và tuyên truyền nhắc nhở mọi người cùngthực hiện . 
II.Đồ dùng dạy - học : 
-Các hình minh hoạ trong trang 58-59 SGK .
Sơ đồ dây chuyền sản xuất và cung cấp nước sạch của nhà máy nước 
HS chuẩn bị giấy màu , bút . 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Tg 
Hoạt động giáo viên 
Hoạt động học sinh 
 ’20’
15‘
3‘ 
Hoạt động 1: GQMT 1
HĐLC: tranh,SGK
HTTC: nhóm, lớp
Tìm những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ , 1 hình vẽ có 2 nhóm thảo luận 
+Hãy mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? 
+ Theo em , việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao ? 
-Nhận xét tuyên dương các nhóm . 
- Bản thân em, gia đình, địa phương đã làm được gì để bảo vệ nguồn nước?
- Kết luận như mục Bạn cần biết 
Hoạt động 2: GQMT2
HĐLC:Sắm vai
HTTC: nhóm
- Cho 4 nhóm thảo luận tự đưa ra tình huống có sự vận động những người trong gia đình bảo vệ nguồn nước và sắm vai thể hiện.
-Nhận xét , tuyên dương.
HĐ:KT
-Nhận xét tiết học. 
.Chuẩn bị bài : Tiết kiệm nước 
- HS quan sát hình vẽ, thảo luận 
-Đại diện nhóm trình bày kết qủa thảo luận . Các nhóm khác bổ sung ý kiến 
+ Việc nên làm : H3, H4, H5, H6
+ Việc không nên làm: H1, H2 
- HS tự liên hệ
- Vài em trình bày
- HS đọc mục Bạn cần biết 
- Các nhóm thảo luận tìm nội dung, phân vai và chuẩn bị lời thoại, diễn xuất 
- Cả lớp thảo luận, nhận xét
- 2-3 HS đọc mục Bạn cần biết.
TOÁN
	CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I/ Mục tiêu
1.Biết cách thực hiện chia một tích cho một số 
2.Aùp dụng cách thực hiện một tích chia cho một số để giải các bài toán có liện quan * Giải bài toán có lời văn liên quan đến chia một tích cho một số
II.Đồ dùng dạy – học 
Sách Toán 4/1.
Vở BTT 4/1.
Bảng con, phấn, giẻ lau, bút chì, thước kẻ.
III.Các hoạt động dạy – học chủ yếu
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
13’
Hoạt động 1: GQMT1
HĐLC:bảng 
HTTC: cá nhân
So sánh giá trị của biểu thức 
VD 1 : 
-GV viết lên bảng ba biểu thức sau 
(9 x 15 ) : 3 
9 x ( 15 :3 )
(9 : 3 ) x 15
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của ba biểu thức 
Vậy ta có : (9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 :3 )= (9 : 3 ) x 15
VD 2 : 
-GV viết lên bảng hai biểu thức sau (7 x 15 ) : 3 ; 7 x ( 15 : 3 ) 
-GV yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức 
-GV yêu cầu HS so sánh giá trị của hai biểu thức 
Vậy ta có :
 (7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
-GV hỏi : Biểu thức ( 9 x 15 ) : 3 có dạng thế nào ? 
-Vậy khi thực hiện tính một tích chia cho một số ta có thể làm như thế nào? 
-HS đọc các biểu thức 
-3 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(9 x 15 ) : 3 = 135 : 3 = 45
9 x ( 15 :3 ) = 9 x 5 = 45
(9 : 3 ) x 15 = 3 x 15 = 45
-Giá trị của ba biểu thức bằng nhau và cùng bằng 45
-HS đọc các biểu thức 
-2 HS làm trên bảng lớp .HS cả lớp làm giấy nháp . 
(7 x 15 ) : 3 = 105 : 3 = 35 
7 x ( 15 : 3 ) = 7 x 5 = 35
-Giá trị của hai biểu thức bằng nhau và cùng bằng 35
-Có dạng một tích chia cho một số 
-Tính giá trị của biểu thức .
- Lấy một thừa số của tích chia cho số đó ( nếu chia hết ) , sau lấy kết qủa tìm được nhân cho thừa số kia
16‘
Hoạt động 3: GQMT2,*
HĐLC: vở 
HTTC: cá nhân
Bài 1 : Tính bằng 2 cách
-Cho HS nhận xét bài bạn trênbảng 
 HS nêu yêu cầu và 2 cách tính
 - HS làm nháp, 2 em làm bảng
 Cách 1 	Cách 2 
 a/( 8 x 23 ) : 4 = 184 : 4 = 46 	( 8 x 23 ) : 4 = ( 8 : 4 ) x 23 
	 = 2 x 23 = 46
 b/( 15 x 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60	( 15 x 24 ) : 6 = 15 x ( 24 : 6 )
	 = 15 x 4 = 60
 -GV nhận xét và cho điểm 
Bài 2 : 
-GV hỏi : Bài tập yêu cầu HS làm gì ? 
- Cho HS làm vở
- Gọi 1 em sửa bảng
- Vì sao cách làm 2 thuận tiện hơn cách làm thứ nhất ?
-GV nhắc HS khi thực hiện tính giá trị của biểu thức , các em nên quan sát kĩ để áp dụng các tính chất đã học vào việc tính toán cho thuận tiện 
Bài 3 :*
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
- Cho HS tốm tắt và giải vào vở
- Gọi 1 em lên bảng sửa
- Chấm một số vở
- Nhận xét, ghi điểm
-Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất 
-HS 1 : 
(25 x 36 ) : 9 = 900 : 9 = 100
HS 2 : 
(25 x 36 ) : 9 = 25 x (36 : 9)
 = 25 x 4 = 100 
-Vì ở cách làm thứ nhất ta phải thực hiện nhân số có hai chữ số với số có hai chữ số ( 25 x36 ) rất mất Tg ; còn ở cách làm thứ hai ta được thực hiện một phép chia trong bảng ( 36 : 9 ) đơn giản , sau đó 25 x 4 là phép tính nhân nhẩm được . 
Bài giải
Số mét vải cửa hàng có là
30 x 5 = 150 ( m )
Số mét vải cửa hàng đã bán là
 150 : 5 = 30 ( m ) 	Đáp số : 30 m
5'
HĐ:KT
-GV nhận xét tiết học.
-Chuẩn bị bài sau : Chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0
- 1-2 HS nêu lại qui tắc
KỂ CHUYỆ N
BÚP BÊ CỦA AI?
I. Mục tiêu :
+ Nghe cô giáo kể câu chuyện búp bê của ai?, , nói đúng lời thuyết minh cho từng tranh minh hoạ truyện; kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê,(BT1,2)
*Phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
2. Kể được phần kết của câu chuyện vói tình huống cho trước(BT 3)
3.HS có ý thức giữ gìn đồ chơi.
II. Đồ dùng dạy- học
Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
6 băng giấy cho 6 HS thi viết lời thuyết minh cho 6 tranh( BT 1).
III. Các hoạt động dạy- học
Tg
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
20’
Hoạt động 1: GQMT1,2 ,*
HĐLC:tranh,
HTTC:cá nhân, nhóm
- Kể lần 1 toàn truyện.(gv)
- Kể lần 2 theo tranh.
+ Nghe+ quan sát tranh.
-Bài tập 1:
+ GV nhắc HS chú ý tìm cho mỗi tranh một lời thuyết minh ngắn gọn, bằng một câu.
+ GV nhận xét, sửa chữa.
- HS đọc yêu cầu.
+ HS xem 6 tranh , từng cặp trao đổi, tìm lời thuyết minh cho mỗi tranh.
+ 6 HS viết lời thuyết minh vào 6 băng giấy( mỗi em 1 tranh), gắn bảng.
Lớp nhận xét.
+ HS đọc lại 6 lời thuyết minh
-Bài tập 2:
+ GV nhắc : Kể theo lời búp bê là nhập vai mình là búp bê để kể lại câu chuyện, nói ý nghĩ cảm xúc của nhân vật. Chú ý cách xưng hô.
*kể lại được câu chuyện bằng lời của búp bê hối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt.
- HS đọc yêu cầu.
+ 1 HS kể mẫu đoạn đầu.
+ Từng cặp thực hành kể.
+ Vài em thi kể trứoc lớp.
+ Lớp nhận xét, bình chọn bạn kể nhập vai hay nhất.
10’
HĐ2:GQMT2
HĐLC: tưởng tượng
HTTC: cá nhân
-Bài tập 3 :
+ Gợi ý HS tưởng tưởng các tình huống có thẻ xảy ra khi cô chủ cũ gặp lại búp bê trên tay cô chủ mới để kể.
- HS đọc yêu cầu
+ HS tưởng tượng tình huống kể trong nhóm.
Vài em thi kể trước lớp.
+ Lớp nhận xét.
5’
HĐ:KT
- Câu chuyện muốn nói với các em điều gì ?
+ Phải biết yêu quý, giữ gìn đồ chơi
- GV nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị tiết sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
SINH HOẠT LỚP TUẦN:14
I. Nội dung:
- Nhận xét sơ kết các hoạt động của tuần 14 và đưa ra phương hướng tuần 15
- Các tổ trưởng , lớp trưởng báo cáo kết quả theo dõi của mình trong tuần qua.
II. Nhận xét chung:
- Về học tập: đa số các em về nha,ø đến lớp đều học bài và làm
bài đầy đủ như: Linh, khuyên, .
Nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều em chưa quan tâm đến việc học, chưa học bài và làm bài đầy đủ, chưa tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Phú, Toàn, Luân, Tường 
- Về đạo đức: đa số các em đều ngoan, vâng lời thầy cô.
 - Về trực nhật, lao động vệ sinh: các em thực hiện tốt phút vệ sinh môi trường , quét dọn trường lớp sạch sẽ.
 - Về chuyên cần : các em đi học đầy đủvà không có học sinh nghĩ học không có lí do.
 -Về trang phục: các em ăn mặc gọn gàng , sạch sẽ đúng qui định đầu tóc gọn gàng.
III. Phương hướng Tuần 15:
Phát huy những mặt mạnh và ưu điểm của tuần 14.
Nhắc nhở học sinh về nhà học bài và làm bài đầy đủ
Nhắc nhở học sinh đi học chuyên cần, không nghĩ bỏ học mà không có lí do chính đáng
Nhắc nhở học sinh rèn chữ giữ vở
xây dựng và duy trì việc khảo bài đầu giờ hoc
Sinh Hoạt Vui Chơi 
 - Hát tập thể, cá nhân
BGH
KT

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 14 KNS CKTKN HUE.doc