Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

I.Mục tiêu:

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.Bài 1, bài 2

-Tính cẩn thận, chính xác.

II.ĐDDH: Băng giấy ghi BT

III.Các hoạt động dạy học:

1.Bài cũ: Nhận xét, sửa bài kiểm tra 15’.

Nhận xét bài cũ.

2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng.

 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số

- GV ghi phép tính lên bảng.

 

doc 22 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 18/01/2022 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14 
Thứ tư ngày 13/11/2011
Kĩ thuật Thầy Long dạy
_________________________________________
Tập đọc Tiết 27
Chú đất nung 
SGK/134; TGDK/35 phút
I.Mục tiêu: Đọc rành mạch trôi chảy.	
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống được người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK). HS khá, giỏi (trả lời được câu hỏi 3 SGK)
GDKNS: Xác định giá trị; Tự nhận thức về bản thân; Thể hiện sự tự tin
II.ĐDDH: Băng giấy ghi đoạn văn cần luyện đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Gọi 3 HS đọc bài: Văn hay chữ tốt và trả lời câu hỏi sgk.
	+ Nêu nội dung bài.
- GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng.
 Hoạt động 1: Luyện đọc
- 1HS đọc toàn bài.
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (3 lượt)
- GV sửa sai và rút ra từ khó hướng dẫn HS đọc, GV kết hợp giải nghĩa từ khó
- HS luyện đọc theo cặp 
- 2 em đọc cả bài
- GV đọc mẫu.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi Sgk.
Câu 1: (Cu Chắt có đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh và một cô công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé đất nung.,chú đất nung là đồ chơi cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét)
Câu 2: (Đất từ người cu Đất giây bẩn hết quần áo của hai người bột)
Câu 3: (Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.)
Câu 4: (Phải rèn luyện trong thử thách con người mới trở thành cứng rắn, hữu ích.)
- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
- HS rút ra bài học. GV nhận xét ghi bảng. Gọi nhiều HS đọc lại.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc lại
- HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn GV hướng dẫn để HS tìm giọng đọc của đoạn văn cần đọc
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: “Ông Hòn Rấm trở thành Đất nung”
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS luyện đọc phân vai.
	- Thi đọc phân vai.
	- Lớp và GV nhận xét, tuyên dương.
3.Củng cố: HS nêu lại nội dung bài 
4.Dặn dò: Về nhà học bài và xem bài mới
	Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
__________________________________________
Toán Tiết 66
Chia một tổng cho một số
SGK/76; TGDK/35 phút
I.Mục tiêu: 
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.Bài 1, bài 2 
-Tính cẩn thận, chính xác.
II.ĐDDH: Băng giấy ghi BT
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Nhận xét, sửa bài kiểm tra 15’.
Nhận xét bài cũ. 
2.Bài mới: Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nhận biết tính chất một tổng chia cho một số
- GV ghi phép tính lên bảng. 
 (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7
 Ta có: (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8
Vậy: (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 :7
- GV hướng dẫn HS tính, nêu câu hỏi và tìm ra kết luận.
- HS đọc ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Thực hành. Bài 1, bài 2 (Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất này)
Bài 1: HS đọc yêu cầu bài.
GV hướng dẫn và làm mẫu 1 bài:
a) (25 + 45) : 5 = 70 : 5	 	(25 + 45) : 5 = 25 : 5 + 45 : 5
 = 14 = 5 + 9
 = 14
- 1HS lên bảng làm. Lớp làm vào VBT. 
	- Lớp và GV nhận xét, bổ sung.
Bài 2: HS đọc yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách làm
- HS làm vào VBT; 2 HS lên bảng làm 2 cách. 
- lớp và GV nhận xét, chốt bài đúng:
	+ Đáp án : a) 3 ; b) 4
3.Củng cố: Nêu lại phần bài học
4.Dặn dò: Về nhà làm bài 2/sgk. Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
....
_________________________________________
Anh văn : Cô Hà dạy 
_________________________________________
Buổi chiều 
Thể dục : Thầy Hải dạy
_________________________________________
Địa lý Tiết 13
NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
SGK/100 TGDK: 40 phút
I/Mục tiêu:
- Biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi dân cư tập trung đông đúc nhất cả nước, người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ chủ yếu là người Kinh.
- Sử dụng tranh ảnh mô tả nhà ở, trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ:
+ Nhà ở thường được xây dựng chắc chắn, xung quanh có sân, vườn, ao,...
+ Trang phục truyền thống của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp; của nữ là váy đen, áo dài tứ thân bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu vấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
* HS khá, giỏi: 
Nêu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người qua cách dựng nhà của người dân đồng bằng Bắc Bộ: để tránh gió, bão, nhà được dựng vững chắc.
II/Đồ dùng dạy học: Phiếu bài tập
III/Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ: 
- Đồng bằng Bắc Bộ do những con sông nào bồi đắp nên ?
- Trình bày đặc điểm địa hình và ông ngòi của đồng bằng Bắc Bộ ?
- Nhận xét ghi điểm 
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học
Hoạt động 1: Chủ nhân của đồng bằng Bắc Bộ (hoạt động nhóm)
- Gọi HS đọc mục 1 SGK
- Hướng dẫn HS thảo luận nhóm: 
+ Dân cư sống ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì ? (Dân cư chủ yếu là người kinh, họ đã sống từ rất lâu ở đây và động đúc nhất cả nước)
+ Nêu đặc điểm làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?(Trước đây làng có tre xanh bao bọc, có nhiều nhà quây quần, có chùa ...)
+ Nêu đặc điểm nhà ở của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? (Nhà xây bằng gạch vững chắc, xung quanh có sân vườn, ao. Nhà thường quay hướng Nam ....)
- Đại diện nhóm trả lời, nhận xét, chốt ý đúng 
Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội (hoạt động cả lớp)
+ Mô tả trang phục của người kinh sống ở đồng bằng Bắc Bộ? (Trang phục truyền thống quần trắng, áo dài the..)
+ Người dân thường tổ chức lễ hội vào thời gian nào? (Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu )
Nhận xét chốt ý đúng 
3.Củng cố, dặn dò: 
** Giáo dục học sinh yêu quý, tôn trọng các đặc trưng truyền thống văn hoá của dân tộc vùng đồng bằng Bắc Bộ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn HS sưu tầm tranh ảnh về người dân và phong tục của người dân sống ở đồng bằng Bắc Bộ 
- Nhận xét tiết học 
IV/Bổ sung: ...
..
_____________________________________________
 Nha khoa Bài 2 Tiết 1
Kể chuyện bé Tâm
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I/ Mục tiêu : Học sinh hiểu rõ ccơ chế của bệnh sâu răng và các giai đoạn diễn tiến của bệnh sâu răng nhằm có ý thức điều trị sớm.
II/ Chuẩn bị: tài liệu 
III/ Các hoạt động dạy học :
Giới thiệu mục tiêu nha khoa 
Nêu yêu cầu sinh hoạt 
Chia nhóm 
Phát tranh và phiếu bài tập 
Nêu yêu cầu hoạt động cho học sinh : Mỗi nhóm sẽ cùng đọc truyện , sau đó thảo luận làm bài tập dựa theo câu chuyện . Gv quy định thời gian làm bài 
Sinh hoạt nhóm : Các nhóm làm bài tập 
Sinh hoạt lớp :Lớp trưởng hướng dẫn thảo luận để đưa ra đáp án đúng 
Gút bài để đưa ra ghi nhớ : Bài học đã đưa ra thông điệp nào ?
Nguyên nhân và công thức gây sâu răng 
Diễn tiến của bệnh sâu răng 
Theo em , thế nào là đi trám răng sớm ? ích lợi của đi khám răng sớm là gì ?	
Liên hệ thực tế và giải quyết khó khăn :
Em nghĩ thế nào nếu bạn em nói rằng : Sâu răng là do vi khuẩn đục thủng răng ? bạn nói đúnng hay sai ? hãy giải thích ?
Áp dụng thực tế : Xin cha mẹ cho đi khám răng và trám răng nếu có 
_____________________________________________
Thứ năm ngày 24 /11/2011 Thầy Hấn dạy 
_____________________________________________
Thứ sáu ngày 25/11/2011
 Luyện từ và câu: Tiết 27 
 Luyện tập về câu hỏi
Sgk/137 - TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:
Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
- HS trình bày bài sạch, đẹp
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Câu hỏi dùng để làm gì? Dấu hiệu nào để nhận biết đó là câu hỏi? Cho ví dụ.
 Nhận xét, ghi điểm.
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập VBT/94
Bài 1: Đặt câu hỏi cho các bộ phận in đậm
- HS đọc yêu cầu đề.
- HS thảo luận nhóm đôi, tự đật câu hỏi để hỏi nhau.
- Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét.
Bài 3: Tìm các từ nghi vấn trong những câu hỏi dưới đây:
-HS đọc yêu cầu
- HS làm vào VBT. 1HS làm vào bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại: có phải, phải không, à.
Bài 4: Đặt câu với các từ nghi vấn vừa tìm được.
-GVHD và nêu ví dụ.
Có phải hồi nhỏ chữ Cao Bá Quát rất xấu không ?
- Các bước làm tương tự. HS tự làm, nêu, nhận xét.
Bài 5: Nhận biết đâu là câu hỏi, đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
- GV đọc từng câu, HS trả lời bằng cách ghi đúng sai vào bảng con.
3.Củng cố: Nêu lại nội dung bài 
4.Dặn dò: Về nhà xem trước bài sau.
 Nhận xét tiết học.
IV.Phần bổ sung:
.......
...... 
_____________________________________________________
Tập đọc Tiết 28
Chú Đất Nung (Tiếp theo)
SGK/138 - TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu: Đọc rành mạch , trôi chảy.
- Có giọng đọc phù hợp với nội dung câu, bài.
- Biết đọc với giọng kể chậm rãi, phân biệt được lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, nàng công chúa, chú Đất Nung).
- Hiểu ND: Chú Đất Nung nhờ dám nung mình trong lửa đã trở thành người hữu ích, cứu sống đựoc người khác (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 4 trong SGK).
HS khá, giỏi trả lời được CH3 (SGK).
KN:
-Xác định giá trị
-Tự nhận thức về bản thân
-Thể hiện sự tự tin
II.ĐDDH: Tranh SGK phóng to. 
III.Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Chú Đất Nung
H: Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
H.Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
H.Nêu ý nghĩa của câu chuyện?
GV nhận xét, ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: Giới thiệu bài 
HĐ1: Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá đọc cả bài trước lớp.
- Yêu cầu các Hs khác đọc thầm bài trong SGK và thực hiện chia đoạn bài văn.
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp.
- Gv chốt, chia đoạn luyện đọc : 
+ Đoạn 1 : Từ đầuvào cống tìm công chúa.
+ Đoạn 2 : .chạy trốn.
+ Đoạn 3 : .vớt lên bờ phơi nắng cho se bột lại.
+ Đoạn 4 : Phần còn lại.
- Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng đoạn
- GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS (Chú ý một số từ: buồn tênh, kị sĩ, chìm, cộc tuếch, nhũn )
- Yêu cầu HS đọc lần thứ 2. GV theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho HS.
* Lưu ý: Đọc đúng ở các câu hỏi, câu cảm trong bài:Kẻ nào đã bắt nàng tới đây? Lầu son của nàng đâu?Chuột ăn rồi! Sao trông anh khác thế?,
- Yêu cầu Hs tiếp tục luyện đọc. Sau đó HS đọc thầm phần giải nghĩa trong SGK. 
GV kết hợp giải nghĩa thêm một số từ:
 Nhũn:quá mềm, gần như bị nhão ra.
 Cộc tuếch: ngắn gọn,không đưa đẩy, màu mè.
- Gọi 1 – 2 HS đọc cả bài. GV nhận xét, tuyên dương.
-GV đọc mẫu di ...  bài 2 ( dòng 1 ) , bài 3 tiết 65 
Thời gian dự kiến : 35 phút 
I.Mục tiêu: 
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng; diện tích (cm2, dm2, m2).
- Thực hiện được nhân với số có hai, ba chữ số.
- Biết vận dụng tính chất của phép nhân trong thực hành tính, tính nhanh.
II.ĐDDH : Bảng phụ
III.Hoạt động dạy và học:
1.Bài cũ: KT 2HS:
	+ Đặt tính rồi tính : 345 x 403
	+ Chữa bài 5b/sgk
	-GV nhận xét. ghi điểm. Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới : Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 2: Hướng dẫn HS đặt tính rồi tính và nêu kết quả: 80115 ; 94760 ; 13015
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV hướng dẫn các em thực hiện.
-Gọi HS lần lượt lên bảng thực hiện từng phép tính, dưới lớp làm vở
-Nhận xét, sửa bài.
	Chẳng hạng: 5 99 2 = 5 2 99 
 = 10 99
 = 990
4.Dặn dò: Hướng dẫn bài tập về nhà. 
	-Nhận xét tiết học.	
_____________________________________________________________
Thứ ba ngày 29/11/2011
Lịch sử: Tiết 14
Nhà Trần thành lập
Sgk/37 – TGDK/35 phút
I.Mục tiêu:
Biết rằng sau nhà Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt:
- Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập.
- Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt.
HS khá giỏi:Biết những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước: chú ý xây dựng lực lượng quân đội, chăm lo bảo vệ đê điều, khuyến khích nông dân sản xuất.
II.Đồ dùng dạy học: tranh SGK
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Nêu những nét chính về trận chiến tại phòng tuyến sông Như Nguyệt?
 Nêu vài nét về công lao của Lý Thường Kiệt?
 GV nhận xét, ghi điểm
2.Bài mới: Giới thiệu bài
Hoạt động1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
Mục tiêu: Hiểu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS đọc: Từ đầu thành lập và quan sát tranh, trả lời câu hỏi 1/SGK
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, chốt ý đúng: Lý Huệ Tông không có con trai, truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Sau đó Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập
Hoạt động 2: Những việc làm của nhà Trần nhằm củng cố, xây dựng đất nước
Mục tiêu: HS nắm được những việc làm của nhà Trần
Cách tiến hành:
- HS đọc phần còn lại của bài để trả lời câu hỏi 2 SGK
- HS trình bày, nhận xét, bổ sung
- GV chốt ý đúng: Nhà Trần xây dựng lực lượng quân đội. Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình sản xuất, thời chiến tham gia chiến đấu. Nhà Trần còn lập thêm Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bỏa vệ đê điều
-HS nêu bài học sgk
3.Củng cố: Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? Và đã làm những việc gì để xây dựng đất nước?
4.Dặn dò: Về nhà học bài, xem bài sau .Nhận xét tiết học
IV.Phần bổ sung:
.......
..
______________________________________________
Tập làm văn Tiết 28
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
SGK/143 TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
- Giáo dục các em thêm yêu thích môn học. Có thói quen quan sát những vật gần gũi, thân quen và có những tình cảm với các đồ vật thân quen ấy.
II.Chuẩn bị: Tranh minh hoạ, Phiếu bài tập
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: - Thế nào là miêu tả?
 - Yêu cầu HS đọc câu văn viết về một hình ảnh em thích trong bài “ Mưa”
 - GV nhận xét chung bài cũ
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. 
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu bài 
- Yêu cầu HS đọc bài văn. Các HS khác theo dõi, đọc thầm.
- GV treo tranh minh hoạ và giải thích thêm một số từ ngữ khó cho HS (áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối)
- Yêu cầu một số HS đọc nối tiếp các câu hỏi.
- Yêu cầu HS trao đổi theo nhóm bàn các câu hỏi. Ghi vào phiếu các ý thảo luận được.
- Yêu cầu các nhóm lần lượt trình bày các câu hỏi. Các HS khác theo dõi và nhận xét từng câu hỏi.
- GV nhận xét và chốt các ý (SGV)
- Yêu cầu HS theo dõi bài tập 2. Gọi một HS đọc yêu cầu đề.
- Yêu cầu HS trình bày theo ý hiểu của mình. Các HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung các ý.
- GV theo dõi nhận xét và chốt: Khi tả một đồ vật ta cần tả bao quát đồ vật, sau đó đi vào tả từng bộ phận, nhất là những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật đó.
- GV giảng thêm: Trong quá trình miêu tả đồ vật ta có thể sử dụng linh hoạt các biện pháp so sánh, nhân hoá, để viết được một bài văn chân thật, sinh động.
Hoạt động 2: Rút ghi nhớ
- Yêu cầu Hs trao đổi và trình bày trước lớp các nội dung sau:
- Bài văn miêu tả có cấu tạo như thế nào? Có thể mở bài và kết bài theo những kiểu nào? Phần thân bài tả đồ vật tả theo trình tự như thế nào?
- Yêu cầu HS trình bày trước lớp. Các HS khác nhận xét và bổ sung các ý.
- GV chốt ý và ghi bảng phần bài học (Ghi nhớ)
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành
- Yêu cầu HS theo dõi đoạn văn trong SGK và làm vào phiếu các yêu cầu a,b,c.
- Yêu cầu HS dựa vào bài đã sửa trên bảng, thực hiện chấm bài cho bạn.
- Yêu cầu thực hành làm phần d. (Viết mở bài và kết bài cho đoạn thân bài để đoạn văn trở thành một bài văn hoàn chỉnh)
* Lưu ý: Có thể viết mở bài theo cách trực tiếp hay gián tiếp. Kết bài theo cách mở rộng hay không mở rộng.
- Yêu cầu 1 HS thực hành trên bảng.
- GV đưa các tiêu chí để nhận xét, đánh giá.
- Yêu cầu HS nhận xét và sửa phần mở bài và kết bài trên bảng.
- Yêu cầu một số HS trình bày phần mở bài và kết bài của mình.
- GV nhận xét và ghi điểm cho HS.
3/Củng cố, dặn dò: - Nhắc nội dung kiến thức của bài. Liên hệ giáo dục HS. 
 - Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học. 
IV.Bổ sung: ..
.
____________________________________________
Toán Tiết 70
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
SGK/79 TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số. 
- Biết vận dụng vào tính toán thuận tiện, hợp lí.
- Các em luôn có ý thức cẩn thận khi làm bài.Bài 1, bài 2
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học:
1.Bài cũ: Kiểm tra và chữa các bài tập về nhà
GV nhận xét chung bài cũ
2.Bài mới: GV giới thiệu bài và nêu MĐYC tiết học. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài
- GV ghi các biểu thức lên bảng: 
a) ( 9 x 15 ) :3 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 
- Yêu cầu HS vận dụng các kiến thức đã học để thực hiện tính giá trị các biểu thức.
- Gọi lần lượt 3 em lên bảng thực hiện.
- HS lớp theo dõi và nhận xét bài trên bảng. Thực hiện so sánh giá trị của các biểu thức.
- GV nhận xét và chốt ý:
 ( 9 x 15 ) : 3 9 x ( 15 : 3 ) ( 9 : 3 ) x 15 
 = 135 : 3 = 9 x 5 = 3 x 15 
 = 45 = 45 = 45
- HS so sánh giá trị của các biểu thức và rút ra nhận xét.
=> Vậy: ( 9 x 15 ) : 3 = 9 x ( 15 : 3 ) = ( 9 : 3 ) x 15
b) GV ghi tiếp các biểu thức lên bảng, yêu cầu HS vận dụng kiến thức và thực hiện tính giá trị biểu thức, sau đó nhận xét, so sánh:
 ( 7 x 15 ) : 3 7 x ( 15 : 3 )
- Tiến hành tương tự như trên
 ( 7 x 15 ) : 3 7 x ( 15 : 3 )
= 105 : 3 = 7 x 5
= 35 = 35
Vậy: ( 7 x 15 ) : 3 = 7 x ( 15 : 3 )
- Vì sao ta không tính: ( 7 : 3 ) x 15? (vì 7 không chia hết cho 3)
Kết luận: GV yêu cầu HS đọc ghi nhớ trong SGK 
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: Tính bằng 2 cách:
- GV giải thích yêu cầu đề bài và hướng dẫn cách làm.
- HS làm VBT và bảng phụ.
- GV + HS lớp nhận xét, chữa bài. 
Bài 2: Tính bằng ba cách 
Cách tiến hành tương tự như bài 1
3/Củng cố, dặn dò: - Nhắc nội dung kiến thức của bài. Liên hệ giáo dục HS. 
 - Dặn dò về nhà và nhận xét tiết học. 
IV.Bổ sung: ...
..
____________________________________________
 Khoa học Tiết 28
BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC
SGK/58 TGDK: 40 phút
I.Mục tiêu:
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ nguồn nước: 
+ Phải vệ sinh xung quanh nguồn nước.
+ Làm nhà tiêu tự hoại xa nguồn nước.
+ Xử lí nước thải bảo vệ hệ thống thoát nước thải,...
- Thực hiện bảo vệ nguồn nước.
** Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước.
KN:
-Bình luận, đánh giá về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
-Trình bày thông tin về việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước
GD:
Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí
II.Đồ dùng dạy –học:
 Gv: Hình trang 58,59 (phóng to)	
 Hs Xem trước nội dung bài.
III.Hoạt động dạy –học:
1. Bài cũ: 
H. Nêu một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách?
H. Nêu tác dụng của từng giai đoạn trong sản xuất nước sạch?
H. Vì sao cần phải đun sôi nước trước khi uống?
2.Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước
- Yêu cầu Hs vận dụng những hiểu biết của mình trình bày các cách bảo vệ nguồn nước.
- Yêu cầu Hs khác nhận xét.
- Gv nhận xét và dẫn dắt vào hoạt động 1.
- Yêu cầu Hs quan sát tranh trang 58, và trả lời câu hỏi trong SGK- Thực hiện theo nhóm đôi.
- Yêu cầu một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác theo dõi, nhận xét.
- Gv theo dõi, nhận xét, chốt ý: 
* Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 1: đục ống nước sẽ làm các chất bẩn thấm vào nguồn nước.
+ Hình 2: Đổ nước xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm, cá và các sinh vật khác sẽ chết.
* Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:
+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào thùng riêng vừa tiết kiệm vừa bảo vệ được môi trường vì chai lọ, túi nhựa rất khó phân huỷ, chùng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các con vật trung gian truyền bệnh.
+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh ô nhiễm nguồn nước ngầm.
+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quang giếng để nước bẩn không ngấm xuống làm ô nhiễm nước ngầm.
+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải sẽ tránh làm ô nhiễm nguồn nước và không khí.
- Yêu cầu Hs trưng bày các tranh ảnh có liên quan đến từng nội dung và lấy ví dụ minh hoạ ở địa phương.
- Yêu cầu Hs nhắc các ý chính.
Hoạt động 2: Đóng vai
- GV hướng dẫn HS đóng vai trong các tình huống có liên quan đến bảo vệ nguồn nước.
- Các nhóm thảo luận nội dung và phân công, chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm thực hiện đóng vai trước lớp.
- GV + các nhóm khác nhận xét.
- GV tuyên dương những nhóm có nội dung hay và cách đóng vai hay.
3. Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS nhắc lại nội dung bài học.
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về xem lại bài, học bài, chuẩn bị bài tiếp theo.
IV.Bổ sung: ..
__________________________________________
Anh văn Cô Hà dạy 
_____________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2011_2012_chuan_kien_thuc_ki_n.doc