Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)

I. MỤC TIÊU.

- Biết chia một tổng cho một số.

- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. (Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất này).

- HS khá , giỏi làm hết bài tập 3.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.

 - Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ , mẫu bài tập BT 1(b), BT 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.

 

doc 39 trang Người đăng huybui42 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 203Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Ngọ (Bản 2 cột chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 14.
Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011
TẬP ĐỌC
CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU.
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi, bước đầu biết nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Dấm, chú bé Đất)
- Hiểu nội dung: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ(Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1.Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi 3 HS đọc bài : “ Văn hay chữ tốt” + trả lời câu hỏi
- GV nhận xét – ghi điểm cho HS
2.Dạy bài mới: 
2.1. Giới thiệu bài – Ghi bảng.
2.2.Luyện đọc
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn
 - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2; nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu
2.3. Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
+ Cu Chắt có những đồ chơi nào?
+ Những đồ chơi của cu Chắt có gì khác nhau?
Kị sĩ: Chàng trai cưỡi ngựa.
Lầu son: Nhà đẹp dành riêng cho những người giàu có
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- KL ND đoạn 1.
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
+ Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- KL ND đoạn 2.
- Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại và trả lời câu hỏi:
+ Vì sao chú bé đất lại ra đi?
+ Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
+ Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
+ Vì sao chú bé Đất quyết định trở thành chú Đất Nung?
+ Chi tiết “nung trong lửa” tượng trưng cho điều gì?
+ Đoạn cuối bài nói lên điều gì?
- KL ND đoạn 3.
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
* GV KL ND, ghi nội dung lên bảng
2.4.Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc phân vai cả bài.
GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
3.Củng cố– dặn dò: 
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Chú Đất Nung – phần 2”
- 3 HS thực hiện yêu cầu
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Có một chàng kị sĩ cưỡi ngựa, một nàng công chúa ngồi trong lầu son và một chú bé bằng đất.
- Chàng kị sĩ cưỡi ngựa Tía rất bảnh, nàng công chúa xinh đẹp là những món quà em được tặng trong dịp tết trung thu. Chúng được làm bằng bột màu rất sặc sỡ và đẹp còn chú bé đất là đồ chơi em tự nặn bằng đất sét khi đi chăn trâu.
- Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Chắt cất đồ chơi của mình vào một cái tráp hỏng.
- Họ làm quen với nhau nhưng chú bé đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho chơi với nhau nữa.
- Cuộc làm quen giữa chú bé Đất và hai người bột.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Vì chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê. 
- Chú đi ra cành đồng, mới đến chái bếp, gặp trời mưa chú bị ngấm nước và bị lạnh. Chú chui vào bếp sưởi ấm, lúc đầu thấy khoan khoái, lúc sau thấy nóng rát cả chân tay.
- Ông chê chú nhát.
- Vì chú sợ ông Hòn Rấm chê chú nhát, vì chú muốn được sông pha làm nhiều việc có ích.
- Tượng trưng cho: gian khổ và thử thách mà con người vượt qua để trở nên cứng rắn và hữu ích.
- Chú bé đất quyết định trở thành Đất Nung
- Câu chuyện ca ngợi chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình cho lửa đỏ.
HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 3 HS đọc phân vai, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
Lắng nghe
Ghi nhớ
______________________________________________
TOÁN
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU.
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. (Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất này).
- HS khá , giỏi làm hết bài tập 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Bảng phụ ghi sẵn phần ghi nhớ , mẫu bài tập BT 1(b), BT 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh làm bài tập 5.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới: 
 2.1. Giới thiệu bài:  làm quen với tính chất một tổng chia cho một số.
 2.2. So sánh giá trị của hai biểu thức: 
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của hai biểu thức:
(35+21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7 
? Giá trị của hai biểu thức như thế nào với nhau ?
- Ta có thể viết: (35+21) : 7 =35: 7 +21: 7
2.3. Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số.
? Biểu thức: (35 +21) : 7 có dạng như thế nào?
? Nhận xét gì về dạng của biểu thức 
 35 : 7 + 21 : 7 ?
? Nêu từng thương trong phép chia này ?
? 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 +21) : 7 ? 
? Còn 7 là gì trong biểu thức (35 +21) :7 ?
- Vì (35+21) : 7 = 35:7 +21:7, từ đó kết luận.
2.4. Luyện tập, thực hành:
Bài 1a.
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Viết (15+35): 5
? Nêu cách tính biểu thức trên ?
- Gọi 2 học sinh lên làm theo hai cách.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 1b. 
- Giáo viên ghi bảng: 12: 4 + 20 :4
- Yêu cầu tìm hiểu cách làm và làm theo mẫu.
? Theo em vì sao có thể viết là: 
12 : 4 + 20 : 4 = (12+20) : 4 ?
- Yêu cầu tiếp tục làm bài.
- Nhận xét , cho điểm .
Bài 2: 
- Yêu cầu tính giá trị của biểu thức bằng 
hai cách. 
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số. 
- Yêu cầu làm tiếp phần còn lại
- Nhận xét , cho điểm .
Bài 3: (HS khá , giỏi)
- Gọi đọc yêu cầu.
- Tương tự bài toán và trình bày.
 Cách1. 
 Bài giải:
Số nhón học sinh của lớp 4A là:
 32 : 4 =8 (nhóm)
Số nhóm học sinh của lớp 4 B là:
 28 : 4 =7 (nhóm)
Số nhóm học sinh của cả hai lớp là:
 8 + 7 =15 (nhóm)
ĐS: 15 (nhóm)
- Nhận xét , chốt bài làm đúng. 
3. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nghe.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp.
(35+21) : 7 = 56 : 7 = 8
 35 :7 + 21: 7 = 5 +2 = 8
- Bằng nhau.
- Đọc.
- Một tổng chia cho một số.
- Biểu thức là tổng của hai thương
- Thương thứ nhất là 35 : 7; thương thứ hai là 21 : 7
- Là các hạng của tổng (35+21) 
- 7 là số chia
- Nghe, nêu lại tính chất.
- Tính giá trị biểu thức bằng hai cách. 
+ Học sinh nêu 2 cách tính.
(15 + 35 ) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 10
(15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
( 80 + 4 ) : 4 = 22...
- Tính theo mẫu.
- Vì trong biểu thức 12 : 4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia hết cho 4, áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết như vậy.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập
- Nêu cách làm của mình.
- HS nêu yêu cầu .
- 1 HS làm mẫu . 
(35-21) :7 = 2....
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
ĐS: 
a) (27 - 18 ) : 3 = 3
b) ( 64 - 32 ) : 8 = 4.
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
Cách 2.
 Bài giải: 
Số học sinh của cả hai lớp 4A,4B là:
 32 + 28 = 60 (học sinh)
Số nhóm học sinh của cả hai lớp là: 
 60 : 4 =15 (nhóm)
ĐS: 15 (nhóm).
_____________________________________________
CHÍNH TẢ (Nghe viết)
CHIẾC ÁO BÚP BÊ
I. MỤC TIÊU.
 - Nghe-viết đúng bài CT; trình bày đúng bài văn ngắn
- Làm đúng BT 2 a ; 3a.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
* Giáo viên: Bài tập 2a viết sẵn trên bảng lớp, giấy khổ to và bút dạ.
* Học sinh: Sách vở môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 3 HS lên viết trên bảng lớp: lỏng lẻo, nóng nảy, lung linh... 
GV nxét, ghi điểm cho hs.
2. Dạy bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
b) HD nghe, viết chính tả:
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
Hỏi: + Bạn nhỏ đã khâu cho búp bê một chiếc áo đẹp như thế nào?
+ Bạn nhỏ đối với búp bê ntn?
* HD viết từ khó:
- Y/C HS tìm từ khó, dễ lẫn.
* Viết chính tả:
- GV đọc mẫu toàn bài viết.
- GV đọc cho HS viết bài.
- GV đọc cho HS soát lỗi.
* Chấm chữa bài:
- GV thu bài chấm, nxét.
c) HD làm bài tập:
Bài 2a:
Gọi HS đọc Y/C
- Y/C hai dãy HS lên bảng làm tiếp sức. Mỗi HS chỉ điền 1 từ.
- GọieHS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc đoạn văn hoàn chỉnh.
- GV nhận xét, ghi điểm cho các nhóm.
Bài 3a. Thi tìm các tính từ.
- Tổ chức cho HS thi tìm từ giữa các nhóm.
- Nhận xét tuyên dương nhóm tìm đúng 
3. Củng cố - dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau.
- Dặn HS về viết bài, làm bài tập.
- 3 HS lên bảng làm bài theo y/c.
- HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Bạn nhỏ khâu cho búp bê một chiếc áo rất đẹp: Cổ cao, tà loe, mép áo nền vải xanh, khuy bấm như hạt cườm.
- Bạn nhỏ rất yêu thương búp bê.
- HS viết từ khó: phong phú, xa tanh, loe ra, hạt cườm, đính dọc, nhỏ xíu...
- Hs lắng nghe.
- Viết bài vào vở.
- Soát lỗi.
- HS đọc, cả lớp theo dõi.
- Thi làm bài.
- Nxét, bổ sung.
- Chữa bài (nếu sai)
Xinh xinh, trong xóm, xúm xít, màn xanh, ngôi sao, khẩu súng, xinh nhỉ, nó sợ.
- 1 HS đọc, cả lớp soát lại.
- HS nêu yêu cầu.
- HS thi tìm từ .
- Ghi nhớ.
___________________________________________________________________
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
(Đ/C Kiểm dạy)
____________________________________________________________________
Thứ tư, ngày 30 tháng 11 năm 2011
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU :
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia 1 tổng (hoặc 1 hiệu) cho 1 số.
- HS Khá, giỏi làm hết bài tập 2(b), 3, 4(b).
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. KT Bài cũ :
- Gọi 2 em giải lại bài 2, 3 SGK
2. Luyện tập :
Bài 1 :
- Yêu cầu HS tự làm VT
 a) 9 642 b) 39 939
 8 557 (d 4) 29 757 (d 1) 
- Nhận xét , cho điểm HS. 
Bài 2a : 2b(HS KG)
- Gọi HS đọc đề
- Yêu cầu nêu các cách giải bài toán tìm 2 số khi biết tổng và hiệu
- Yêu cầu HS giải 1 trong 2 bài
- Gọi HS nhận xét
- Chốt bài làm đúng.
Bài 3: HS KG
- Gọi 1 em đọc đề 
+ Muốn tìm số TBC của nhiều số, ta làm thế nào ?
- Gợi ý HS nêu cách bớc  ... áo viên hướng dẫn học sinh hát phần xướng và phần xô
+ Phần 1 (phần xướng) từ con cò  ra cánh đồng.
+ Phần 2 (phần xô) từ tình tính tang  nhớ hay chăng
- Chia lớp thành 2 tổ, 1 tổ hát phần xướng, 1 tổ hát phần xô và ngược lại.
* Tập đọc nhạc: TĐN số 4
- Cho học sinh luyện đọc cao độ
- Cho học sinh luyện tập đọc và gõ tiết tấu
- Giáo viên giới thiệu bài TĐN số 4 trên bảng
 Đồ rê mi con chim ri
 Mi Phá Son ơi chim non
 Pha Mi Rê tìm đường về
 Mi Rê Đồ gần bờ hồ
- B1: Cho học sinh tập đọc từng nốt ở từng câu
- B2: Cho học sinh phép cao độ với trường độ
- B3: Đọc nốt nhạc và ghép lời ca
4. Củng cố dặn dò (4’)
- Giáo viên tổng kết bài cho cả lớp đọc nhạc và lời của bài TĐN số 4.
- Dặn dò: Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Cả lớp hát.
- 3 em lên bảng hát
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát.
- Học sinh tập hát phần xô và phần xướng
- Học sinh luyện đọc cao độ
Đ - R - M - P - S - S - P - M - R - Đ
- Học sinh đọc và gõ tiết tấu
- Đọc nốt nhạc trên khuông
- Ghép cao độ, trường độ
- Ghép lời ca
Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011
TOÁN
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU.
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
- HS khá, giỏi làm hết Bài 1 (dòng 3), bài 3 
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
 - Bảng phụ ghi cách thực hiện các phép chia .
 - Bảng con.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi học sinh lên bảng giải bài tập 3 bằng hai cách.
- Nhận xét , cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:  cách thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho một số có một chữ số.
2.2. Hướng dẫn thực hiện phép chia: 
a. Phép chia 128472 : 6
- Yêu cầu đặt tính
128472
6
 08
 24
21412
 07
 12
 0
? Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào ? 
- Yêu cầu học sinh thực hiện phép chia.
- Nhận xét.
- Yêu cầu nêu rõ các bước chia.
? Phép chia 128472 : 6 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
b. Phép chia 230859 : 5
- Yêu cầu đặt tính
- Yêu cầu thực hiện phép chia.
? 230859 : 5 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
? Với phép chia có dư ta phải chú ý điều gì ? 
2.3. Luyện tập, thực hành
Bài 1
- Cho học sinh tự làm. 
a. 
278157
3
 08
 21 
92719
 05
 27
 0
304968
4
 24
 09
76242
 16
 08
 0
- 2 học sinh lên bảng. 
- Nghe.
- Đọc phép chia.
- Đặt tính.
- Từ trái sang phải.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp. Kết quả và các bước thực hiện như trong SGK.
- Theo dõi, nhận xét.
- Là phép chia hết.
- Đặt tính, thực hiện phép chia. 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào nháp. Kết quả và các bước thực hiện phép chia như SGK.
- Là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
 b. 
158735
3
 08
 27
52911
 03
 05
 2
475908
5
 25
 09
95181
 40
 08
 3
 ...... 
- Nhận xét , yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính.
Bài 2: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu tự tóm tắt và làm bài. 
Bài 3:(HS khá , giỏi) 
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.
Tóm tắt:
8 áo : 1 hộp
187250 áo: .hộp
thừa  áo ? 
- Nhận xét , chốt bài làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò 
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có một chữ số.
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
Tóm tắt: 6 bể : 128610 lít xăng
 1 bể : . lít xăng
 Bài giải:
Số lít xăng có trong bể là:
128610 : 6 = 21435 (l)
Đs: 21435 (lít xăng)
- 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
Bài giải:
187250 : 8 = 234067 (dư 2)
Vậy có thể xếp được nhiều nhất là 23406 hộp, còn thừa 2 chiếc áo. 
 ĐS: 23406 hộp còn thừa 2 chiếc áo.
_______________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU.
 LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU.
 Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1), nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt câu hỏi vời các từ nghi vấn ấy (BT2,BT3,BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không để hỏi (BT5)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC.
- Giáo viên: - Bài tập 3 viết sẵn bảng lớp.
- Học sinh: Sách vở, đồ dùng môn học.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Kiểm tra bài cũ 
? Câu hỏi dùng để làm gì ? cho ví dụ?
? Nhận biết câu hỏi dùng những dấu hiệu nào ? cho ví dụ ?
- Nhận xét và cho điểm.
2. Dạy học bài mới 
2.1. Giới thiệu bài
- Bài học hôm nay sẽ mang lại cho các em biết thêm những điều thú vị về câu hỏi.
2.2. Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến.
- Nhận xét chung , chốt câu đặt đúng ....
Bài 2
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu tự làm bài.
- Gọi đọc câu trên bảng.
- Gọi đọc những câu mình đặt.
- Nhận xét , khen HS đặt câu đúng , hay.
Bài 3
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu tự làm.
- Gọi nhận xét chữa bài.
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
Bài 4
- Gọi đọc yêu cầu.
- Yêu cầu đọc lại các từ nghi vấn ở bài tập 3
- Yêu cầu tự làm.
- Gọi nhận xét và chữa bài.
- Gọi học sinh dưới lớp đặt câu.
Bài 5
- Gọi đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu trao đổi trong nhóm.
- Gọi phát biểu.
- Tổng kết lại.
3. Củng cố – dặn dò 
- Nhận xét tiết học.
- Về đặt 3 câu hỏi, 3 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi và chuẩn bị bài sau “ Dùng câu hỏi vào mục đích khác”
- 2 HS thực hiện theo yêu cầu
- Ghi đầu bài vào vở
- 1 học sinh đọc to.
- 2 học sinh đặt câu hỏi sửa chữa cho nhau.
a) Ai hăng hái nhất và khỏe nhất ?
 Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai ?
b) Trước giờ học chúng em thường làm gì ?
Chúng em thường làm gì trước giờ học ?
c) Bến cảng như thế nào ?
d) Bọn trẻ xóm em thường hay thả diều ở đâu ?
- 1 học sinh đọc
- 3 học sinh đặt câu trên bảng.
- Nhận xét sửa chữa.
* Ai đọc hay nhất lớp mình ?
* Cái gì ở trong cặp của cậu thế ?
* Ở nhà cậu thường hay làm gì ?
* Khi nhỏ, chữ viết của Cao Bá Quát như thế nào ?
* Vì sao bạn Minh lại khóc ?
* Bao giờ lớp mình lao động nhỉ ?
* Hè này nhà bạn đi nghỉ mát ở đâu ? .....
- 1 học sinh đọc.
- 1 học sinh lên bảng dùng phấn gạch chân từ nghi vấn. Lớp dùng chì gạch chân trong sách giáo khoa.
a) Có phải chú bé Đất trở thành chú đất nung không ?
b) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung phải không ?
c) Chú bé Đất trở thành chú Đất Nung à ?
- 1 học sinh đọc.
- Từ nghi vấn: có phải – không ?
Phải không ?
 à?
- 3 học sinh lên bảng đặt câu, lớp làm vào vở.
- Nhận xét chữa bài trên bảng.
* Có phải cậu học lớp 4A không ?
* Cậu muốn chơi với chúng tớ phải không ?
* Bạn thích chơi đá bóng à ?
- 1 học sinh đọc to.
- Cặp đôi trao đổi.
- Câu b,c,e, không phải là câu hỏi vì chúng không phải dùng để hỏi về điều gì mình chưa biết.
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
______________________________________________
_________________________________________________
ĐẠO ĐỨC
BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I.MỤC TIÊU :
 + Biết được công lao của các thầy giáo, cố giáo.
 + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo , cô giáo.
 + Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
 + Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng , biết ơn đối với các thầy giáo , cô giáo đã và đang dạy mình. 
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
 - SGK Đạo đức 4.
 - Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC.
1.Kiểm tra bài cũ :
+ Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ”
+ Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ.
- GV nhận xét.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
2.2.Giảng bài 
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21)
- GV nêu tình huống :
 Cô Bình - Cô giáo dạy bọn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bọn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!”
- GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
* Rút ra ghi nhớ : 
- GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung.
* Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/22)
- GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập.
 Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Nhóm 1 : Tranh 1
+ Nhóm 2 : Tranh 2
+ Nhóm 3 : Tranh 3
+ Nhóm 4 : Tranh 4
- GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập.
+ Các tranh 1, 2, 4 : thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
+ Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo.
* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/22)
- GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo.
a/. Chăm chỉ học tập.
b/. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
c/. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d/. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
đ/. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e/. Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam.
g/. Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn.
- GV kết luận:
 Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
 Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo.
3.Củng cố - Dặn dò:
- Qua bài học này em rút điều gì ?
- Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo.
- Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23)
- 2 HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn.
- Cả lớp thảo luận về cách ứng xử.
- 2 HS đọc.
- Từng nhóm HS thảo luận.
- HS lên chữa bài tập, Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
-Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung.
- 1 HS nêu.
- Lắng nghe ghi nhớ về thực hiện.
=========================================

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nam_hoc_2011_2012_nguyen_thi_ngo_ban_2.doc