Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Hương Sơn

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Hương Sơn

TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG

I. MỤC TIÊU:

- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).

- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức bản thân.

- Thể hiện sự tự tin.

III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:

 

doc 27 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 13/01/2022 Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2011-2012 - Trường TH Hương Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn 14
 (Tõ 21/11 ®Õn 25/11/2011)
 Thứ hai, ngày 21 tháng 11 năm 2011
CHÀO CỜ: TRỰC TUẦN NHẬN XÉT VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH
TẬP ĐỌC: CHÚ ĐẤT NUNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi; bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật (chàng kị sĩ, ông Hòn Rấm, chú bé Đất).
- Hiểu ND: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. CÁC KỸ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
- Xác định giá trị.
- Tự nhận thức bản thân.
- Thể hiện sự tự tin. 
III. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
IV. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài “văn hay chữ tốt”. 
- GV nhận xét ghi điểm.
Hoạt động của học sinh
- HS đọc, và trả lời câu hỏi nội dung.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài và chủ điểm.
- Theo dõi.
b. Hướng dẫn luyện đọc:
- Chia đoạn, yêu cầu đọc.
- HD phát âm đúng.
- HS đọc: + Đ1: Từ đầu...đi chăn trâu.
 + Đ2: tiếp...lọ thuỷ tinh.
 + Đ3 : còn lại.
- HD giải nghĩa từ.
- Đọc chú giải cuối bài.
- Đọc nối tiếp lần 2.
- Đọc đúng, ngắt nghỉ hơi đúng, ...
- Yêu cầu đọc nhóm. GV theo dõi nhắc nhở.
- HS đọc theo cặp.
- GV đọc toàn bài.
c. Tìm hiểu bài:
- Cu Chắt có những đồ chơi nào? Chúng khác nhau như thế nào?
- Đồ chơi là một chàng kị sĩ cưỡi ngựa rất bảnh, một nàng công chúa ngồi trong lầu son, một chú bé bằng đất; Chàng kị sĩ, nàng công chúa được nặn từ bột, màu sắc sặc sỡ, trông rất đẹp. Chú bé Đất cu Chắt tự nặn lấy từ đất sét, là một hòn đất mộc mạc có hình người. 
- Ý chính đoạn 1?
- Ý 1: Giới thiệu các đồ chơi của cu Chắt.
- Cu Chắt để đồ chơi của mình vào đâu?
- Vào nắp cái tráp hỏng.
- Những đồ chơi của cu Chắt làm quen với nhau như thế nào?
- Họ làm quen với nhau nhưng cu Đất đã làm bẩn quần áo đẹp của chàng kị sĩ và nàng công chúa nên cậu ta bị cu Chắt không cho họ chơi với nhau nữa. 
- Ý đoạn 2?
- Ý 2: Cuộc làm quen giữa cu Đất và hai người bột. 
- Vì sao chú bé Đất lại ra đi?
- Chơi một mình chú cảm thấy buồn và nhớ quê.
- Chú bé Đất đi đâu và gặp chuyện gì?
- Chú bé Đất đi ra cánh đồng gặp trời mưa, bị rét, sưởi ấm, gặp ông Hòn Rấm. 
- Ông Hòn Rấm nói thế nào khi thấy chú lùi lại?
- Ông chê chú nhát.
- Vì sao chú bé quyết định trở thành Đất Nung?
- Vì chú sợ bị ông Hòn Rấm chê là nhát./ Vì chú muốn được xông pha làm nhiều việc có ích.
- Theo em 2 ý kiến trên ý kiến nào đúng? Vì sao?
- HS thảo luận: Ý kiến 2 đúng.
- Chi tiết "nung trong lửa" tượng trưng cho điều gì?
- Phải rèn luyện trong thử thách, con người mới trở thành cứng rắn hữu ích./ Vượt qua được thử thách, khó khăn, con người mới mạnh mẽ, cứng cỏi.
- Ý đoạn 3?
- Câu chuyện nói lên điều gì? 
- Ý 3: Chú bé Đất quyết định trở thành Đất Nung.
- HS nêu nội dung bài.
d. Luyện đọc theo nội dung bài:
- Nhận xét cách đọc?
- Toàn bài đọc diễn cảm, giọng hồn nhiên; nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, phân biệt lời người kể với lời các nhân vật.
- GV đọc mẫu.
- HS nêu cách đọc.
- Luyện đọc.
- Đọc phân vai: 3 vai: chú bé Đất, ông Hòn Rấm, dẫn truyện.
- Tổ chức thi đọc.
- GV theo dõi nhận xét ghi điểm.
- Thi đọc.
- Nhóm, các nhóm (đọc phân vai)
3. Củng cố, dặn dò: 
- Em nhận xét gì về chú đất Nung?
- HS luyện đọc cho tốt, chuẩn bị phần 2 của truyện.
TOÁN: CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ 
I. MỤC TIÊU:
- Biết chia một tổng cho một số.
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2 (Không yêu cầu HS phải học thuộc các tính chất này).
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU :
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS chữa bài tập 1, tiết trước
- GV nhận xét.
Hoạt động của học sinh
- 1 số HS lên bảng làm:
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Nhận biết tính chất một tổng chia cho một số.
- Tính giá trị 2 biểu thức:
 (35 + 21) : 7 và 35 : 7 + 21 : 7.
- 2 HS lên bảng tính, lớp tính nháp. 
 (35 + 21) : 7 = 56 : 7 = 8
 35 : 7 + 21 : 7 = 5 + 3 = 8.
- So sánh giá trị của hai biểu thức?
 (35 + 21) : 7 = 35 : 7 + 21 : 7.
- Nhận xét gì về các số hạng của tổng với số chia?
- Các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia.
- Khi chia một tổng cho một số ta làm như thế nào?
- HS phát biểu.
- Kết luận: Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia thì ta có thể chia từng số hạng cho số chia, rồi cộng các kết quả tìm được với nhau.
c. Thực hành:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu.
- Nêu 2 cách tính?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét chữa bài.
- HS đọc yêu cầu.
- C1: Tính theo thứ tự thực hiện các phép tính.
- C2: Vận dụng tính chất 1 tổng chia cho 1 số.
- 2 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
C1: (15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10
C2: (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5
 = 3 + 7 = 10
 Bài 2: 
- Nêu cách chia một hiệu cho một số?
- Yêu cầu HS làm bài.
- HS phát biểu thành lời. 
- HS làm bài.
- Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia, rồi lấy các kết quả trừ đi cho nhau.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn chia một tổng (hiệu) cho một số ta làm thế nào?
 - Nhận xét tiết học, dặn HS về ôn lại bài.
LUYỆN TOÁN: LUYỆN TẬP VỀ NHÂN VỚI SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố cho HS về đổi đơn vị đo khối lượng, diện tích, giải toán có lời văn. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích hình vuông.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Luyện tập:
 Bài 1. 456 kg + 789 kg =
 789g - 478 g =
 101kg 25 =
 425 g 145 =
 45 m 27 =
 465 m 123 =
 Bài 2. Một khu đất hình vuông có chu vi là 1468 m.Tính diện tích của khu đất đó .
 Bài 3. Ba vòi nước cùng bắt đầu chảy vào một cái bể. Vòi thứ nhất mỗi phút chảy được 32 lít, vòi thứ hai mỗi phút chảy được23 lít, vòi thứ ba mỗi phút chảy được 45 lít. Hỏi sau 1 giờ 45 phút trong bể có bao nhiêu lít nước biết rằng trước khi cả ba vòi cùng chảy đã có trong bể 200 lít nước?
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học
- 2 HS trả lời.
- HS làm bảng con 
 789 g + 478 g = 1267 g 
 101 kg 25 = 2525 kg
 425 g 145 = 61625 g
 45m 27 m =1215 m
 465 m 123 m = 57195m
Bài giải
 Cạnh khu đất hình vuông là: 
 1468 : 4 = 367 (m)
 Diện tích khu đất hình vuông là: 
 367 367 = 134689 m2 ) 
 ĐS: 134689 m2 
 Bài giải
 Mỗi phút cả ba vòi chảy được là:
 32 + 23 + 45 = 100 (l)
 1 giờ 45 phút = 105 phút 
 Sau 1 giờ 45 phút trong bể có tất cả là: 
 100 105 + 200 = 10700 (l)
 ĐS: 10700 lít 
Thø ba ngµy 22 th¸ng 11 n¨m 2011
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. MỤC TIÊU:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vấn và đặt CH với các từ nghi vấn ấy (BT3, BT4); bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi dùng để làm gì? Cho ví dụ?
- Nhận xét đánh giá.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài 
b. Luyện tập:
 Bài 1: 
- Hướng dẫn gợi ý làm bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV theo dõi gợi ý.
Hoạt động của học sinh
- 2,3 HS nối tiếp trả lời.
- 1, 2 HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở.
- Lần lượt HS trình bày. 
- GV nhận xét chốt bài đúng.
- HS đọc bài làm.
a. Hăng hái nhất và khoẻ nhất là ai?
b. Trước giờ học các em cần làm gì?
c. Bến cảng như thế nào?
d. Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
 Bài 3: 
- Đọc yêu cầu.
- HD HS tự làm bài, gọi 2 HS làm bài bảng phụ.
- HS đọc.
- Cả lớp làm vào vở, 2 HS làm vào bảng phụ 
(gạch chân từ nghi vấn).
- Theo dõi nhắc nhở.
- Lần lượt các HS trình bày.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
 a. Có phải - không?
 b. Phải không?
 c. à?
 Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu
- Mỗi HS tự đặt 3 câu.
- Gọi HS trả lời miệng.
- HS đặt vào nháp.
- HS nối tiếp trình bày miệng.
- GV cùng HS nnhận xét, khen HS có câu đúng, hay.
 Bài 5: 
Đọc yêu cầu của bài.
- GV giải thích rõ yêu cầu: Thế nào là câu hỏi?
- 1 HS nhắc lại: Câu hỏi dùng để hỏi về những điều chưa biết.
- Yêu cầu trao đổi nhóm 2.
- Đọc thầm và tìm câu là câu hỏi và câu không phải là câu hỏi.
- Gọi HS trả lời.
- Lần lượt các nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu tác dụng của câu hỏi?
- HS về viết vào vở 2 câu có dùng từ nghi vấn nhưng không phải là câu hỏi.
- 2 câu là câu hỏi: a,d.
- 3 câu không phải là câu hỏi, không được dùng dấu chấm hỏi: b,c,e.
TOÁN: CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư).
- Bài tập cần làm: Bài 1 (dòng 1, 2); bài 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn chia một tổng (một hiệu) cho cho một số ta làm như thế nào?
- Nhận xét đánh giá.
Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn chia:
* Trường hợp chia hết:
- Phép chia: 128 472 : 6
- HS đọc phép chia.
- Làm như thế nào để thực hiện phép chia?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Nêu cách thực hiện phép chia?
- Đặt tính. 128472 6
 08 21412 
 24
 07
 12
 0
- Chia theo thứ tự từ phải sang trái.
- Mỗi lần chia đều tính theo 3 bước: chia, nhân, trừ nhẩm.
- Vậy: 128472 : 6 = 21412
- 1 HS lên bảng, lớp làm nháp. 
* Trường hợp chia có dư: (HD cách làm tương tự).	
- Lưu ý: Trong phép chia có dư số dư bé hơn số chia.
- Cách viết: 230 859 : 5 = 46171 (dư 4).
c. Thực hành:
 Bài 1. Đặt tính rồi tính.
- Để thực hiện chia ta chia như thế nào?
- 2 HS lên bảng, lớp làm vào vở mỗi câu 1 phép tính.
- HS nêu cách chia.
- Yêu cầu HS tự làm bài và chữa bài.
- GV cùng HS nnhận xét, chữa bài.
 Bài 2: 
- 2 HS đọc đề toán.
- Đổ đều 128610 l xăng vào 6 bể tức là ta làm phép tính gì?
- Thực hiện chia 128610 cho 6.
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV theo dõi gợi ýý.
- Chấm chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS lên bảng chữa.
 Bài giải
 Số lít xăng ở mỗi bể là:
128610 : 6 = 21435 (l)
Đáp số: 21435 l xăng.
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn chia cho số có 1 chữ số ta làm thế nào?
- Nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
LUYỆN TOÁN: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
- Rèn luyện cho HS kỹ năng thực hiện phép chia s ... :
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét:
 Bài 1: Đọc yêu cầu và nội dung.
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm.
- Tìm câu hỏi trong đoạn văn?
- Sao chú mày nhát thế?/ Nung ấy ạ?/ Chứ sao?.
 Bài 2: Đọc yêu cầu và nội dung
- Đọc yêu cầu, trả lời.
- Câu hỏi: "Sao chú mày nhát thế?" có dùng để hỏi về điều chưa biết không?
- Không, vì ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát.
- Ông Hòn Rấm đã biết là cu Đất nhát, sao còn phải hỏi? Câu hỏi này dùng để làm gì?
- Để chê cu Đất.
- Câu "Chứ sao?" có dùng để hỏi không, câu hỏi này có tác dụng gì?
- Không dùng để hỏi, là câu khẳng định: Đất có thể nung trong lửa.
 Bài 3: Đọc yêu cầu và nội dung
- Đọc yêu cầu, trả lời:
- Các cháu có thể nói nhỏ hơn không?
- Câu hỏi không dùng để hỏi mà để yêu cầu các cháu nói nhỏ hơn.
c. Phần ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- 2 - 3 HS đọc.
d. Phần luyện tập:
 Bài 1: 
- 4 HS đọc nối tiếp.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- 4 HS làm bài trên bảng (viết mục đích vào bên cạnh). Lớp làm bài vào vở.
- Gọi HS làm bài miệng?
- HS nêu miệng, nhận xét bài trên bảng.
- GV nhận xét chốt bài đúng.
a. Câu hỏi dùng bảo con nín khóc, thể hiện yêu cầu.
b. Thể hiện ý chê trách.
c. Chê em vẽ ngựa không giống.
d. Bà cụ dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
 Bài 2:
- Tổ chức cho HS thi đua làm bài.
- Các nhóm dán phiếu, cùng trao đổi. 
- GV cùng lớp nhận xét.
- HS đọc và thi làm giữa các nhóm.
- Những câu hỏi được đặt đúng:
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt, chúng mình cùng nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó nhưng mình làm phép nhân sai. Sao mà mình lú lẫn thế nhỉ?
d) Chơi diều cũng thích chứ?
 Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Yêu cầu mỗi HS nêu 1 tình huống.
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- Câu hỏi có thể dùng vào những mục đích gì?
- Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau, vận dụng các cách dùng câu hỏi trong cuộc sống.
- HS tiếp nối nêu: 
a. Sao bé ngoan thế nhỉ?...
b. Học toán cũng hay chứ?..
c. Em đừng nói chuyện cho anh học bài được không?
LUYỆN LT&C: ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng dùng câu hỏi vào các mục đích khác nhau như: khẳng định một điều gì đó là đúng, yêu cầu được mượn một đồ vật hay nêu cảm xúc vui thích ... Biết cách chuyển một câu kể thành câu hỏi. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi được dùng để là gì?
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Ôn tập:
 Bài 1: Ghi lại mục đích của từng câu hỏi vào các dòng sau:
- Có nơi đâu đẹp hơn quê hương tôi?
- Quả cầu này mà bạn bảo là đẹp à?
- Ôi, sao mà chơi vui thế?
- Bạn có thể cho mình mượn vợt không?
 Bài 2. Chuyển từng câu sau thành câu không dùng dấu chấm hỏi sao cho nội dung, mục đích của câu không thay đổi:
- Sao bạn lại có thể làm bẩn búp bê của mình như vậy?
- Bạn có thể ra chỗ khác chơi cho bà nghỉ không?
- Chơi đá cầu mà cậu bảo là không thú vị à?
- Sao mà ván cờ này hay thế không biết?
 Bài 3. Đặt câu hỏi phù hợp với các tình huống sau: 
- Có một điểm trong bài học em chưa hiểu, em muốn nhờ bạn giải thích hộ. 
- Trong cửa hàng bán đồ chơi, em muốn cô bán hàng cho xem một con gấu bông. 
- Em bé của em rất đáng yêu, em muốn khen em của em mình. 
- Em đánh vỡ lọ hoa, em tự trách mình bằng một câu hỏi. 
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- HS về nhà ôn tập các kiến thức đã học.
- 2 HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm đôi trong 3 phút rồi làm bài 
- Khẳng định (khen) quê hương mình là đẹp nhất. 
- Khẳng định(chê) quả cầu không đẹp (phủ định quả cầu đẹp).
- Cảm xúc vui thích vì được chơi vui.
- Yêu cầu mượn vợt 
- Làm miệng
- Bạn không nên bôi bẩn búp bê của mình. 
- Các bạn hãy ra chỗ khác chơi cho bà mình nghỉ. 
- Chơi đá cầu rất thú vị 
- Ván cờ rất hay (hay ơi là hay)
- Trò chơi tiếp sức (hai đội A-B)
- Bạn có thể giảng lại cho mình không?
- Cô ơi, cô có thể cho cháu xem con gấu bông được không?
- Ôi, sao mà em bé của chị (anh) ngoan thế nhỉ?
- Sao mà mình lại vô ý thế không biết? 
Thø s¸u ngµy 25 th¸ng 11 n¨m 2011 
TẬP LÀM VĂN: CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I. MỤC TIÊU:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả trong phần thân bài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường (mục III).
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- Tranh minh hoạ cái cối xay, cái trống trường (TBDH).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là miêu tả?
Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- GV nhận xét ghi điểm.
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Phần nhận xét:
 Bài 1: Đọc bài văn Cái cối tân.
- HS đọc bài.
- GV giải thích: Áo cối: vòng bọc ngoài của thân cối.
- HS đọc thầm trả lời các câu hỏi SGK.
- Bài văn tả gì?
- Tả cái cối xay gạo bằng tre.
- Mở bài?
- Câu đầu: Giới thiệu cái cối, (đồ vật được miêu tả).
- Kết bài?
- Đoạn cuối: Nêu kết thúc của bài (Tình cảm thân thiết giữa các đồ vật trong nhà với bạn nhỏ).
- So sánh kiểu mở bài, kết bài đã học?
- Giống kiểu mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
- Phần thân bài tả cái cối theo trình tự?
- Tả hình dáng theo trình tự bộ phận: lớn đến nhỏ, ngoài vào trong, chính đến phụ; Cái vành - cái áo; hai cái tai - lỗ tai; hàm răng cối - dăm cối; cần cối - đầu cần - cái chốt - dây thừng buộc cần; Tả công dụng cái cối: xay lúa, tiếng cối làm vui cả xóm.
- GV nói thêm về biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh trong bài.
 Bài 2: Khi tả đồ vật ta cần tả thế nào?
- Tả bao quát toàn bộ đồ vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
c. Phần ghi nhớ
- HS đọc.
d. Phần luyện tập:
- Đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu dọc thầm làm bài.
- 2 HS đọc nối tiếp phần thân bài tả cái trống và phần câu hỏi.
+ Câu văn tả bao quát cái trống?
- Anh chàng trống này tròn như cái chum.... trước phòng bảo vệ.
+ Tên các bộ phận của cái trống được miêu tả?
+ Những từ ngữ tả hình dáng, âm thanh của trống? 
- Mình trống ; Ngang lưng trống ; Hai đầu trống.
- Hình dáng: Tròn như cái chum, mình được ghép bằng ...ở hai đầu, ngang lưng ...nom rất hùng dũng, hai đầu bịt kín bằng da trâu thuộc kĩ căng rất phẳng.
+ Viết thêm phần mở bài, thân bài, để trở thành bài văn hoàn chỉnh.
- Âm thanh: Tùng!...Cắc, tùng!,... 
- HS làm bài vào nháp.
- Chú ý: Mở bài trực tiếp, gián tiếp, kết bài mở rộng hay không mở rộng. Khi viết cần liền mạch với thân bài.
- HS trình bày miệng. Lớp nhận xét.
- GV khen HS có bài làm tốt.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cấu tạo bài văn miêu tả?
- Nhận xét giờ học, dặn HS về viết hoàn chỉnh bài vào vở.
TOÁN: CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. MỤC TIÊU: 
- Thực hiện được phép chia một tích cho một số.
- Bài tập cần làm: Bài 1, bài 2.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
Hoạtđộng của giáo viên
1. Kiểm tra bài cũ:
- Phát biểu qui tắc chia một số cho một tích?
Hoạt động của học sinh
- 2 HS trả lời.
- Nhận xét cho điểm. 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài.
b. Tính và so sánh giá trị của 3 biểu thức (trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
- Tính giá trị của 3 biểu thức:
 (9 15) : 3 =
 9 (15 : 3) =
 (9 : 3) 15 =
- 3 HS lên bảng, lớp làm nháp.
 (9 15) : 3 = 135 : 3 = 45
 9 (15 : 3) = 9 5 = 45
 (9 : 3) 15 = 3 15 = 45
- So sánh giá trị của ba biểu thức trên?
- Các biểu thức có giá trị bằng nhau.
- (9 15) : 3 =?
(9 15) : 3 = 9 (15 : 3) = (9 : 3) 15
- Kết luận: (trong trường hợp cả 2 thừa số đều chia hết cho số chia).
c. Tính và so sánh giá trị của 2 biểu thức (trường hợp có 1 thừa số không chia hết cho số chia).
- Ta có thể lấy một thừa số chia cho 3 rồi nhân kết quả với thừa số kia.
- Tính gía trị của 2 biểu thức sau:
 (7 15 ) : 3 = 
 7 (15 : 3) =
- 2 HS lên bảng, lớp làm nháp.
 (7 15) : 3 = 105 : 3 = 35
 7 (15 : 3) = 7 5 = 35
- So sánh 2 giá trị?
- Bằng nhau.
- Vì sao không tính (7 : 3) 15?
- Vì 7 không chia hết cho 3.
- Kết luận: (trường hợp có 1 thừa số không chia hết cho số chia).
- Vì 15 chia hết cho 3 nên có thể lấy 15 chia cho 3 rồi nhân kết quả với 7.
d. Kết luận chung: Khi chia một tích hai thừa số cho một số, ta có thể lấy một thừa số chia cho số đó (nếu chia hết), rồi nhân kết quả với thừa số kia.
e. Luyện tập:
- HS phát biểu.
 Bài 1: Tính bằng hai cách.
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở.
- C1: Nhân trước, chia sau.
- C2: Chia trước, nhân sau (Chỉ thực hiện được khi ít nhất có 1 thừa số chia hết cho số chia)
- Yêu cầu HS làm bài, GV theo dõi gợi ý HS yếu.
a. C1: (8 23) : 4 = 184 : 4 = 46
 C2: (8 23) : 4 = 8 : 4 23 
 = 2 23 = 46.
 C1: (15 24 ) : 6 = 360 : 6 = 60
 C2: (15 24) : 6 = 15 (24 : 6) 
 = 15 4 = 60.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài.
 Bài 2: Nêu cách thuận tiện nhất?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV gợi ý HS còn lúng túng
- Thực hiện phép chia 36 : 9 rồi nhân 25 4.
- Gọi HS nêu kết quả.
(25 36) : 9 = 25 (36 : 9) 
 = 25 4 = 100.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách chia một tích cho một số?
- Dặn HS học thuộc qui tắc chuẩn bị bài sau. 
SINH HOẠT LỚP: SINH HOẠT TUẦN 14
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá các hoạt động tuần qua, đề ra kế hoạch tuần tới
- HS nắm được những ưu điểm và tồn tại trong tuần để từ đó biết sửa chữa và có 
hướng khắc phục.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU:
1. Đánh giá hoạt động tuần 14:
- Nề nếp: Duy trì tốt nề nếp học tập, ra vào lớp đúng giờ giấc, thực hiện nghiêm túc theo hiệu lệnh trống.
- Vệ sinh cá nhân, lớp học sạch sẽ. 
- Đi học chuyên cần, biết giúp đỡ bạn bè.
- Đa số các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
- Một số em chữ viết còn cẩu thả cần rèn chữ viết nhiều như Át, Vương, Viên, Hồ Đức, Hồ Hạnh, Trọng Đức.
- Bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức chưa được cao, hay quên sách vở, ghế ngồi, khăn quàng đỏ không đầy đủ, còn lười học, không học bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp như Long, Trọng Đức, Hồ Đức.
- HS nộp các khoản thu ít, còn một số em chưa nộp được đồng nào như: Biện Tuấn.
- Các hoạt động khác: tham gia tương đối tốt.
2. Thông báo điểm số và xếp loại các tổ.
3. Triển khai kế hoạch tuần 15:
- Duy trì tốt nề nếp theo qui định của trường, lớp.
- Đốc thúc HS nộp các khoản thu.
- Phân công học sinh khá kèm cặp học sinh yếu
- Thực hiện tốt “Đôi bạn học tốt” để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Tham gia tốt các hoạt động của Đội.
- Phụ đạo HS yếu kém.
- Bồi dưỡng HS giỏi.
TIẾNG ANH: GV CHUYÊN DẠY
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 15 MOI NHAT.doc