Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thanh Nga

Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thanh Nga

A. Ổn định tổ chức (1)

B. Kiểm tra bài cũ (5’)

Tính bằng cách thuận tiện nhất:

a) 4 x 39 x 5 b) 302 x 12 + 302 x 8

GV nhận xét, chữa bài

C. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài (1’)

2. HD thực hành

Bài 1: Tính bằng hai cách (10’).

- 1 HS nêu yêu cầu của bài.

- 4 em làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở

- 1 HS nx kết quả của 4 bạn -> GV nhận xét

Bài 2 Tính bằng 2 cách (11’):

- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.

- 2 HS làm trên bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở.

1 HS nhận xét bài làm của bạn

- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.

Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.

2 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở

GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.

D. Củng cố (2’) G: Củng cố kt bài học

E. Dặn dò (1’) GV nx chung giờ học.

 

doc 9 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chiều Lớp 4 - Tuần 14 - Năm học 2012-2013 - Hoàng Thị Thanh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/12/2012
Thứ hai ngày 10 tháng 12 năm 2012
Giáo án chiều thứ 2: Ôn toán
CHIA MỘT TỔNG CHO MỘT SỐ (trang 77)
I. Mục đích – yêu cầu
- Biết chia một tổng cho một số (đồng thời tự phát hiện t/c một hiệu chia cho một số).
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Tính bằng cách thuận tiện nhất: 
a) 4 x 39 x 5 b) 302 x 12 + 302 x 8
GV nhận xét, chữa bài
- 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. HD thực hành
Bài 1: Tính bằng hai cách (10’).
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 em làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở
- 1 HS nx kết quả của 4 bạn -> GV nhận xét 
a) C1: (25 + 45) : 5 = 70 : 5 = 14.
C2 : (25 : 5) +(45 : 5) = 5 + 9 = 14.
b) 24 : 6 + 36 : 6 = 4 + 6 = 10
 (24 + 36) : 6 = 60 : 6 = 10
Bài 2 Tính bằng 2 cách (11’):
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
- 2 HS làm trên bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở.
1 HS nhận xét bài làm của bạn
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
Dành cho HS K-G cách 2
Bài giải
C1: Số nhóm của lớp 4A là: 28:4=7 (nh)
Số nhóm lớp 4B là: 32:4=8 (nh)
Số nhóm cả 2 lớp là:7+8=15 (nh)
Đáp số: 15 nhóm
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
2 HS làm bảng nhóm, lớp làm vào vở
GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Dành cho HS K-G phần c
a) 7
b) (50-15):5 = 50:5 – 15:5
D. Củng cố (2’) G: Củng cố kt bài học
E. Dặn dò (1’) GV nx chung giờ học.
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Chia cho số có 1 chữ số”
----------------***************---------------
Ôn TV
GV HD HS luyện viết bài 14
----------------***************---------------
Giáo án chiều thứ 3: Lịch sử
NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I.Mục tiêu: 
- Biết rằng sau thời Lý là nhà Trần, kinh đô vẫn là Thăng long, tên nước vẫn là Đại Việt.
+ Đến cuối thế kỉ XII nhà Lý ngày càng suy yếu, đầu năm 1226, lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là trần cảnh, nhà Trần được thành lập.
-Nhà Trần vẫn đặt tên kinh đô là Thăng Long, tên nước vẫn là Đại Việt
II. Chuẩn bị- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của HS
A. ỔĐTC
B. KTBC: + Lí Thường Kiệt đem quân sang đất Tống có mục đích gì? 
+ Hãy nêu nguyên nhân dẫn đến thắng lợi và cuộc kháng chiến?
-2 HS lần lượt trả lời.
C. Bài mới
GV trình bày hoàn cảnh ra đời của nhà trần
* HĐ1: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu HS đọc thầm SGK T. 37,38
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu HS đánh dấu (x) vào £ sau chính sách nào được nhà Trần thực hiện.
- GV gọi 2 HS lên trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thực hiện 
 † HS nx, Giáo viên nx - kết luận
-HS làm bài theo phiếu học tập
Dựa vào phiếu học tập để trình bày những chính sách về tổ chức nhà nước được nhà Trần thành lập.
HĐ2: Thảo luận nhóm2
- GV nêu câu hỏi: Những sự việc nào ở trong bài chứng tỏ giữa vua với quan và vua với dân chúng dưới thời nhà Trần chưa có sự cách biệt quá xa?
*Giáo viên nx - kết luận: 
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ SGK / 38
Hai em trao đổi
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức . Trong các buổi yến tiệc , có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ
-HS đọc ghi nhớ
D. Củng cố
E. Dặn dò
- Học bài và xem trước bài: Nhà Trần và việc đắp đê.
----------------***************----------------
Ôn toán
CHIA CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (Trang 77)
I. Mục đích – yêu cầu
- Thực hiện được phép tính chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số (chia hết, chia có dư)
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. ÔĐTC (1)
B. KTBC (5’)
Tính giá trị biểu thức: (185 + 205) : 5 = 78
 (320 + 456) : 8 = 97
GV nhận xét, chữa bài
- 2 HS lên bảng. Cả lớp làm vào vở nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. HD luyện tập
Bài 1: Đặt tính rồi tính (10’).
- 1 HS nêu y/c của bài.
- 3 em làm vào bảng. Cả lớp làm vào vở
- 3 HS nhận xét 3 -> GV đưa ra kq chính xác.
(Dành cho HS K-G cột 3)
a) 51215 61515 71211 (dư 2)
Bài 2: (5’) 
- 1 HS nêu yêu cầu của bài. 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm.
H. tự làm bài vào vở. 1 em làm bảng nhóm. 
GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác.
Bài giải
Số thóc đã lấy ra là:
305080 : 8 = 38135 (kg)
Số thóc còn lại là: 
305080-38135=266945 (kg)
Đáp số: 266945 kg thóc
Bài 3: Tìm x
Dành cho HS K-G phần b
a) X x 5 = 106570 b) 75151
X = 106570:5
X = 21314
D. Củng cố (2’) - G: Củng cố kt bài học
E. Dặn dò (1’) - Nhận xét chung giờ học.
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Luyện tập”
----------------***************----------------
Giáo án chiều thứ 5
CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH (Trang 78)
I. Mục đích – yêu cầu
- Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
Tính GTBT : 7200 : (2x3) 6534: (3 x 3)
GV chữa bài và cho điểm
- 2 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào nháp.
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Luyện tập
Bài 1: (9’) - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
GV HD và y/c HS làm bài bằng cả 3 cách
- 3 HS làm bài vào bảng nhóm.
Cả lớp làm vào vở.
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
a) 50 : (5 x 2) = 50 : 10 = 5
 50 : (5 x 2) = 50 : 5 : 2
 = 10 : 2 = 5
b) 28 : (2 x 7) = 28 : 14 = 2 
 28 : (2 x 7) = 28 : 2 : 7 = 14:7=2
Bài 2 (10’): - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
GV HD HS làm theo mẫu 
- 1 HS nêu lại cách chia một số cho một tích.
- 3 HS làm vào bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở 
- GV chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
Mẫu: 60 : 30 = 60 : ( 10 x 3)
 = 60 : 10 : 3
 = 6 : 3 = 2.
Phần a, b làm tương tự.
- HS chữa bài theo đáp án đúng vào vở.
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài. 
- HS tự làm bài vào vở. GV qs giúp đỡ nếu HS lúng túng 
- GV nhận xét và đưa ra kết quả chính xác.
Dành cho HS K- G cách 2
Bài giải
Giá tiền mỗi quyển vở là: 
9600 : (2 x 4) = 1200 (đồng)
Đáp số: 1200 đồng
D. Củng cố (2’)G:Củng cố kt bài học
 - HS nhắc lại nd của bài.
E. Dặn dò (1’) Gv nhận xét chung giờ học.
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài “Chia một tích cho một số”
----------------***************----------------
Ôn luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ CÂU HỎI
I. Mục đích – yêu cầu
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (BT1); nhận biết được một số từ nghi vẫn và đặt câu hỏi với các tư fnghi vẫn ấy (Bt3, BT4).
- Bước đầu nhận biết được 1 dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi (BT5)
- Bỏ BT2 (T.137)
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
+ Câu hỏi dùng để làm gì? Nêu tác dụng của dấu chấm hỏi trong câu? Và cho ví dụ
- GV nhận xét, cho điểm
Bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”
- HS trả lời (3 em)
Dùng để hỏi về những điều chưa biết khi hỏi người khác hoặc tự hỏi mình, ...
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Luyện tập 
 BT1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm (7’)
-1 HS đọc y/c của bài tập cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài vào vở hoặc VBT.
- Trình bày bài làm trước lớp (3 em), HS khác nx và bổ sung.
GV nx chung và cho điểm.
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, các em thường làm gì?
c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
BT3,4: Tìm từ nghi vẫn (10’)
- HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân vào VBT bằng bút chì.
- Trình bày bài làm trước lớp (3 em), HS khác nhận xét và bổ sung.
- HS đặt câu trước lớp (3 em)
- GV ghi 3 câu trên bảng và gạch chân từ nghi vấn khi HS trả lời đúng, đủ.
- Cả lớp ghi vào vở theo đáp án đúng.
a) có phải ... không?
b) ... phải không?
c) ....à?
Y/c HS đặt CH với từ nghi vấn vừa tìm được.
VD:Có phải bạn là HS giỏi nhất lớp 4A không?
Cô giáo dặn về nhà làm bài tập 4, phải không?
BT5: Xác định câu không phải câu hỏi (7’)
- GV nêu y/c của bài. HS đọc thầm, suy nghĩ và làm bài cá nhân vào vở 
- Y/c HS nêu lại “Thế nào là câu hỏi?”
- HS trình bày ý kiến cá nhân trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
=>Đ.án: a, d là câu hỏi, b,c,e không phải câu hỏi vì câu b nêu suy nghĩ của người nói, câu c và e nêu đề nghị.
D. Củng cố (2’)G. Hệ thống nội dung bài 
E. Dặn dò (1’) GV nhận xét tiết học
- HS về viết 2 câu có từ nghi vấn vào vở 
- HS chuẩn bị trước bài sau 
----------------***************----------------
Thể dục
Bài 28 ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG - TC “ĐUA NGỰA”
I. Mục tiêu:
- Ôn bài TD phát triển chung. Y/c tập thuộc cả bài, thực hiện động tác tương đối đúng 
- Trò chơi “Đua ngựa”. Y/c biết cách chơi và tham gia trò chơi nhiệt tình, đúng luật
II. Địa điểm, phương tiện 
Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh sạch sẽ.
Chuẩn bị: 1 còi, sân kẻ sẵn.
III. Nội dung và phương pháp lên lớp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phần mở đầu: 6-10’
- GV cho HS tập hợp lớp, phổ biến ndung, y/c giờ học: 1-2’
- H: Khởi động các khớp: 1-2’
- GV cho HS chạy vòng tròn hoặc đứng tại chỗ hát, vỗ tay: 1’
- HS tập hợp thành 3 hàng dọc
Phần cơ bản: 18-22’ 
a) Trò chơi vận động: 5-6’
- TC “ Đua ngựa”
b) Bài TD phát triển chung: 12-14’
- Ôn toàn bài. GV cho HS tập Cr bài 2-3 lần mỗi lần 2x8 nhịp. GV hô 1 lần, các lần sau cán sự hô.
+ Sau mỗi lần tập GV nx ưu nhược điểm 
+ GV kiểm tra thử: Y/c chia mỗi nhóm 3-4 HS và tập trước lớp. HS qs và nx bạn tập.
=> GV nx ưu, khuyết điểm của từng HS trong lớp. Sau đó cho HS tập lại 1 lần
- HS chơi 
- Cả lớp cùng ôn
* Phần kết thúc: 4-6’
- GV hệ thống bài: 1- 2’
- HS đứng tại chỗ vỗ tay hát: 1-2’
D. Củng cố 
- HS nhắc lại thứ tự đtác của bài: 1-2’
E. Dặn dò - GV nx giờ học
HS về tập nhiều lần và chuẩn bị bài sau
----------------***************----------------
Thứ sáu ngày 14 tháng 12 năm 2012
Ôn Toán (buổi chiều)
 Tiết 14 CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I. Mục đích – yêu cầu
Giúp HS: - Ôn tập cách chia một tích cho một số
- Vận dụng kiến thức vào làm bài tập và trong thực tế.
II. Đồ dùng dạy học:
Bộ đồ dùng học toán lớp 4
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
50 : (5 x 2) 28 : (2 x 7)
GV chữa bài và cho điểm
2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào nháp
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài – ghi bảng (1’)
2. Ôn tập 
Bài 1 Tính bằng 2 cách (12’):
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nhắc lại cách nhân với số có hai chữ số.
- 3 HS làm bảng nhóm. Cả lớp làm vào vở
- GV qs chữa bài và đưa ra kết quả chính xác. 
 Bài làm
a) (14 x 27) : 7 = (14 : 7) x 27 = 54
 (14 x 27) : 7 = 378 : 7 = 54
b) (25 x 24) : 6 = 25 x (24 : 6) 
 = 25 x 4 = 100
Bài 2: Tính bằng 3 cách (12’)
- 1 HS nêu yêu cầu của bài.
(HS đại trà làm 1 cách, HS K-G làm 3 cách)
- 1 HS nhắc lại cách “chia một tích cho một số”.
- 1 HS làm trên bảng, cả lớp làm vào vbt
GV chữa bài
C1: (32 x 24) : 4 = (32 : 4) x 24
 = 8 x 24 = 192
C2: (32 x 24) : 4 = 32 x (24 : 4)
 = 32 x 6 = 192
C2: (32 x 24) : 4 = 768 : 4 = 192
Bài 3: - 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- 1 HS nêu cái đã cho và cái phải tìm
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vbt
- GV nhận xét và đưa ra đáp án chính xác
Bài giải
6 tấm vải dài là: 6 x 30 = 180 (m)
Số m vải đã bán là: 180 : 6 = 30 (m)
Đáp số: 30 m
D. Củng cố (2’)G:Củng cố kt bài học 
E. Dặn dò (1’) GV nhận xét chung giờ học.
- HS vê làm bài tập và chuẩn bị bài sau
----------------***************----------------
Ôn TLV
CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. Mục đích – yêu cầu
- Nắm được cấu tạo bài văn mtả đồ vật, các kiểu MB, KB, trình tự miêu tả trong phần thân bài 
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái trống trường em (mục III)
II. Đồ dùng dạy học:
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định tổ chức (1)
B. Kiểm tra bài cũ (5’)
C. Dạy bài mới 
1. Giới thiệu bài (1’)
2. Nhận xét (12’)
Bài 1: Đọc và TLCH.
GV Gthich: áo cối – vỏ bọc ngoài của thân cối.
- y/c HS qs tranh minh họa và TLCH
a) Bài văn tả cái gì?
b) Tìm phần mở bài và kết bài. Mỗi phần ấy nói điều gì?
c) Phần mở bài và kết bài đó là cách mở bài và kết bài nào đã học?
d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự ntn?
Giảng: GV nói thêm về biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa -> tác giả quan sát rất tỉ mỉ, tinh tế bằng nhiều giác quan. Nhờ quan sát kĩ nên tác giả dùng từ rất chính xác tạo cho bài văn miêu tả sinh động hấp dẫn và chân thực.
- 2 HS đọc đề bài và nội dung bài “Cái cối tân” và chú thích.
- cả lớp.
+ Bài văn tả cái cối
+ MB: “Cái cối xinh ... nhà trống” – giới thiệu cái cối (đồ vật được miêu tả)
KB: “Cai cối xay ... bước anh đi ...” – nêu kết thúc của bài (tình cảm thân thiết giữa đồ vật trong nhà với bạn nhỏ)
+ Mở bài trực tiếp, kết bài mở rộng.
+ Theo trình tự từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
Bài 2: Khi tả đồ vật cần tả những gì?
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập.
y/c HS suy nghĩ và TLCH SGK
- HS nêu ý kiến cá nhân (3- 4 em)
Đ.án: Khi tả một đồ vật ta cần tả bao quát toàn bộ sự vật, sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật, kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
3. Ghi nhớ (SGK T.145)
4. Luyện tập (13’)
Bài tập: Đọc và TLCH 
- 1 HS đọc nội dung, 1 HS đọc câu hỏi. Cả lớp đọc thầm.
a) Tìm câu văn tả bao quát cái trống.
b) Nêu tên những bộ phận của cái trống.
c) Tìm những từ tả hình dáng, âm thanh.
d) Viết thêm MB và kết bài.
GV đọc mẫu như SGV (T.296)
+ “Anh chàng trống .. bảo vệ”
+ mình trống, ngang lưng, hai đầu trống.
+ Hình dáng: tròn như chum ....
Âm thanh: ồm ồm, giục giã ....
- HS viết phần MB và KB vào vở hoặc VBT.
D. Củng cố (1’)GV nhắc lại nội dung 
-HS nêu lại ghi nhớ
E. Dặn dò (1’)Gv nhận xét tiết học
- Cả lớp hoàn thành bài tập. Chuẩn bị trước bài học giờ sau
----------------***************----------------
HĐTT
ÔN TẬP TRÒ CHƠI: BỊT MẮT VẼ NGƯỜI ( VẬT )
I. Yêu cầu
- Giúp đối tượng chơi có trí nhớ, có ước định của phán đoán, tập vẽ...
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Giới thiệu bài
2. Nội dung trò chơi
- Yêu cầu HS ổn định.
- Nêu tên trò chơi: Bịt mắt vẽ người (vật).
- Nêu nội dung: Trong đội chơi chia làm 4 tổ, mỗi tổ cử 3 người, chia bảng thành bốn ô.
+ Bốn người xếp hàng dọc đứng trước bảng khoảng 2m.
+ Bốn người phải hoàn thành một đầu người hoặc một con vật.
- Nêu cách chơi: 
+ GV bịt mắt HS số 1 của mỗi đội (hoặc cử 1 bạn trong nhớm bịt mắt chéo) yêu cầu vẽ khuôn mặt.
+ Sau đó lại bịt mắt HS số 2 của mỗi đội và quy định vẽ tai, mắt của người.
+ Lại bịt mắt HS số 3 của mỗi đội quy định vẽ mũi, mồm, râu.
- Nêu luật chơi:
+ Đội nào nhìn thấy coi như thua.
+ Đội nào vẽ đúng, không lệch ra ngoài mới được tính.
+ Đội nào vẽ đúng, đẹp sẽ nhất.
- Yêu cầu HS chơi thử.
- Cho cả lớp chơi trò chơi: Bịt mắt vẽ người (vật).
- Sau mỗi lần chơi GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Nhận xét và dặn dò.
- Ổn định.
- Nghe.
- Theo dõi và ghi nhớ.
- Lắng nghe.
- Nghe.
- Chơi thử.
- Chơi trò chơi.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an chieu tuan 14.doc