Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Xen

Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Xen

I. Mục tiêu:

 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.

 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên,Chú Pi- e nhân hậu, tế nhị ;chị cô bé ngay thẳng, thật thà.

 Biết đoàn kết, thương yêu nhau.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh ảnh giáo đường.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Khởi động: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

- HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài: (1’)

b. Các hoạt động:

 

doc 37 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 14 - Nguyễn Thị Xen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẬP ĐỌC
Tiết: 27 Ngày dạy : 
Bài: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
 Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi ba nhân vật trong truyện là những con người có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm và đem lại niềm vui cho người khác.
 Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài. Biết đọc phân biệt lời của nhân vật, thể hiện đúng tính cách từng nhân vật: cô bé ngây thơ, hồn nhiên,Chú Pi- e nhân hậu, tế nhị ;chị cô bé ngay thẳng, thật thà.
 Biết đoàn kết, thương yêu nhau.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh giáo đường.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đọc bài Trồng rừng ngập mặn, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Luyện đọc.
0 Mục tiêu: Đọc diễn cảm.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc cả bài – giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, đọc phân biệt lời các nhân vật.
- Có thể chia bài làm 2 đoạn: Đoạn 1 (Từ đầu đến yêu quý) đoạn 1: phần còn lại.
- Hỏi: Truyện có mấy nhân vật? Giới thiệu tranh minh họa bài đọc.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài và đọc diễn cảm theo từng đoạn của bài.
0 Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện.
0 Cách tiến hành: 
- Đoạn 1: Gọi HS đọc bài (lưu ý phát âm đúng, hiểu nghĩa từ: lễ Nô- en).
- Đọc câu hỏi 1: Cô bé mua chuỗi ngọc lam tặng ai?
- Em có đủ tiền mua chuỗi ngọc không? Chi tiết nào cho biết điều đó?
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
- Đoạn 2: (tiến hành tương tự đoạn 1).
- Chị của cô bé tìm gặp Pi- e làm gì?
- Vì sao Pi- e nói rằng em đã trả giá rất cao để mua chuỗi ngọc?
- Em nghĩ gì về những nhân vật trong câu chuyện này?
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm đoạn 2.
- Gọi HS đọc diễn cảm cả bài văn.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc.
- Cá nhân trả lời.
- Cả lớp quan sát.
- 3 HS tiêp nối đọc (3 lượt) – từng cặp luyện đọc.
- Cả lớp đọc lướt nhanh 1- Trao đổi trả lời.
- 3 HS phân vai.
- Đọc lướt đoạn 2 – trao đổi trả lời.
- 3 HS phân các vai.
- 3 HS phân vai đọc.
4. Củng cố: (3’)
- HS nêu nội dung câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Nhắc nhở HS hãy biết sống đẹp như các nhân vật trong câu chuyện để cuộc đời trở nên tốt đẹp hơn.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 66 Ngày dạy : 
Bài: CHIA SỐ TỰ NHIÊN CHO SỐ TỰ NHIÊN THƯƠNG TÌM ĐƯỢC LÀ SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 Hiểu quy tắc chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân.
 Bước đầu thực hiện được phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên mà thương tìm được là một số thập phân
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn thực hiện phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên thương tìm được là số thập phân.
0 Mục tiêu: Hiểu quy tắc.
0 Cách tiến hành:
- Nêu bài toán ở ví dụ 1, rồi hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán và hướng dẫn HS thực hiện các phép chia theo các bước như trong SGK.
- Chú ý HS biết viết dấu phẩy ở thương và thêm 0 vào bên phải số bị chia để chia tiếp.
- Nêu tiếp ví dụ 2 rồi đặt câu hỏi: Phép chia 43: 52 có thực hiện tương tự như phép chia 27: 4 không? Tại sao? (Phép chia này có số bị chia 43 < số chia 52).
- Nêu quy tắc như trong SGK và giải thích kĩ các bước thực hiện.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Bước đầu thực hiện được phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Gọi HS lên bảng thực hiện 12 : 5 và 882 : 36 – làm tương tự các phép chia còn lại.
* Bài tập 2:
- Gọi HS đọc đề toán – ghi tóm tắt lên bảng – yêu cầu HS làm bài. (Đáp số: 16,8m)
* Bài tập 3: (Nếu còn thời gian thì làm tại lớp).
- Nhóm đôi – đọc đề - thảo luận nêu phép tính giải và thực hiện phép chia theo hướng dẫn.
- Cá nhân thực hiện vào nháp theo hướng dẫn – chuyển 43 thành 43,0 rồi chuyển phép chia 43: 52 thành phép chia quen thuộc 43,0 : 52.
- Lắng nghe – vài HS lặp lại quy tắc.
- 2 HS làm vào bảng lớp – còn lại làm vào vở.
(Kết quả: a. 2,4 ; 5,75 ; 24,5
 b.1,875 ; 6,25 ; 20,25)
- 1 HS đọc đề - 1 HS giải trên bảng lớp – còn lại làm vài vở.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại các bước chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên mà thương tìm được là 1 số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm bài ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
CHÍNH TẢ
Tiết: 14 Ngày dạy : 
Bài: CHUỖI NGỌC LAM
I. Mục tiêu:
 Nghe, viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài Chuỗi Ngọc Lam.
 Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu hoặc vần dễ lẫn: tr/ch hoặc ao/au.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Từ điển HS.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS viết những từ chỉ khác nhau ở vần uôt/uôc.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả.
0 Mục tiêu: Nghe – viết đúng chính tả.
0 Cách tiến hành: 
- Đọc đoạn văn cần viết chính tả.
- Hỏi về nội dung đoạn đối thoại.
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, câu hỏi, câu cảm, các từ ngữ dễ viết sai.
- Đọc từng câu cho HS viết – đọc soát lại bài – chấm chữa bài.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả.
0 Mục tiêu: Làm đúng các bài tập – phân biệt tiếng có vần dễ lẫn ao, au.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 2b:
- Nêu yêu cầu bài tập; lưu ý HS có thể sử dụng từ điển để tìm từ ngữ.
- Dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng.
- Đánh giá cao các nhóm tìm được đúng, nhanh, nhiều từ ngữ.
* Bài tập 3: Nhắc HS nhớ điều kiện bài tập đã nêu: chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc au, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr.
(Lời giải: (hòn) đảo, (tự) hào, (một) dạo, (trầm) trọng.)
- Theo dõi SGK.
- Cá nhân trả lời.
- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn.
- Viết vào vở - soát lại bài – dò soát lỗi.
- Nhóm đôi trao đổi – tìm những từ ngữ chứa 1 cặp tiếng.
- 4 nhóm HS thi tiếp sức.
- Cá nhân – điền vào ô trống – làm bài xong, đọc lại mẩu tin đã được điền chữ hoàn chỉnh.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học – lưu ý chữ viết sai nhiều.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ghi nhớ những từ đã ôn luyện để không viết sai chính tả.
- Về nhà tìm thêm 5 từ ngữ có vần ao/ au.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
________________________________________________________________
KĨ THUẬT
Bài: CẮT KHÂU THÊU HOẶC NẤU ĂN TỰ CHỌN
(Xem bài soạn tuần 13)
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 27 Ngày dạy : 
Bài: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu:
 Hệ thống hóa kiến thức đã học về các từ loại danh từ, đại từ, quy tắc viết hoa danh từ riêng.
 Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ , đại từ.
 Cẩn thận khi làm bài.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS đặt câu sử dụng một trong các cặp quan hệ từ đã học.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
18’
8’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1 – 3. 
0 Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức đã học về từ loại danh từ, đại từ.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu nhắc lại định nghĩa danh từ chung, danh từ riêng.
- Nhắc HS chú ý: bài có nhiều danh từ chung, cần tìm được ít nhất 3 danh từ chung.
(Kết quả: Danh từ riêng: Nguyên, danh từ chung: giọng, chị gái, hàng, nước mắt, vệt, má, tay, mặt , phía, ánh đèn, màu, tiếng, đàn, tiếng, hát, mùa xuân, năm)
Chú ý: các từ chị, em là đại từ xưng hô – từ in nghiêng.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu – yêu cầu nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng.
* Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu nhắc ghi nhớ về đại từ.
- Yêu cầu đọc thầm đoạn văn ở bài tập 1 để tìm các đại từ xưng hô.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 4.
0 Mục tiêu: Nâng cao một bước kĩ năng sử dụng danh từ, đại từ.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 4.
- Chú ý thực hiện yêu cầu theo các bước:
+ Đọc từng câu trong đoạn văn, xác định câu đó thuộc kiểu câu gì? Tìm chủ ngữ là danh từ hay đại từ - Với mỗi kiểu câu chỉ cần nêu 1 ví dụ.
+ Nhận xét nhanh – chốt lời giải đúng.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi.
- 2 – 3 HS tiếp nối nhau đọc.
- Cả lớp đọc thầm đoạn văn.
- Cá nhân làm bài.
- 2 HS làm bài trên phiếu trình bày.
- 1 HS đọc – vài HS nhắc lại cách viết hoa danh từ riêng.
- 1 HS đọc.
- Vài HS nhắc lại. 
- Nhóm đôi trao đổi (chị, em tôi, chúng tôi).
- 1 HS đọc.
- Cá nhân – vở bài tập.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại định nghĩa danh từ, đại từ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Ôn lại kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ để chuẩn bị cho tiết sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 67 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 Giúp HS củng cố và rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên mà thương tìm được là số thập phân.
 Giải các bài toán liên quan đến hình học.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1, bài tập 2.
0 Mục tiêu: Củng cố và rèn kĩ năng thực hiện phép chia 1 số tự nhiên cho 1 số tự nhiên, thương tìm được là 1 số thập phân.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: Yêu cầu tự làm bài (phần a, phần c).
- Gọi HS đọc kết quả các phần b và phần d.
- Nhắc lại quy tắc thực hiện các phép tính.
* Bài tập 2: Gọi HS tính.
- Khi HS nhận xét – GV giải thích lí do vì 10 : 25 = 0,4 và nêu tác dụng chuyển phép nhân thành phép chia (do 8,3 x 10 khi tính nhẩm có kết quả là 83).
- Tiến hành tương tự đối với phần b và phầ ...  DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
12’
14’
v Hoạt động 1: Các loại hình và các phương tiện giao thông vận tải.
0 Mục tiêu: Biết nước ta có nhiều phương tiện và nhiều loại hình giao thông.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở mục 1 SGK.
- Gọi HS kể tên các phương tiện giao thông thường được sử dụng – Hỏi thêm ( HSG): Vì sao loại hình vận tải đường ô tô có vai trò quan trọng nhất?
- Kết luận: Có nhiều loại hình và phương tiện giao thông nhưng chất lượng còn chưa cao, ý thức tham gia giao thông chưa tốt.
v Hoạt động 2: Phân bố một số loại hình giao thông.
0 Mục tiêu: Nêu được đặc điểm phân bố loại hình giao thông.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm bài tập ở mục 2 SGK.
- Gợi ý: Khi nhận xét sự phân bố, chú ý quan sát xem mạng lưới giao thông của nước ta phân bố tỏa khắp đất nước hay tập trung ở một số nơi.
- Kết luận.
- Hỏi thêm: Hiện nay, nước ta đang xây dựng tuyến đường nào để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng rừng núi phía tây của đất nước.
- Trao đổi theo cặp.
- Cá nhân – tiếp nối nhau trả lời (đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển, đường hàng không).
- Lắng nghe.
- Làm việc cá nhân.
- Khi trình bày – chỉ trên bản đồ vị trí đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 1A, các sân bay, cảng biển.
- Đường Hồ Chí Minh.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc nội dung ở SGK.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm tranh ảnh về chợ, trung tâm thương mại và về ngành du lịch để chuẩn bị bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết: 28 	 Ngày dạy : 
Bài: ÔN TẬP VỀ TỪ LOẠI
I. Mục tiêu:
 Hệ thống hóa những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
 Biết sử dụng những kiến thức đã có để viết một đoạn văn ngắn.
 Làm đúng các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
 + HS tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong 4 câu sau: Bé Mai dẫn Tâm ra vườn chim. Mai khoe: 
+ Tổ kia là chúng làm nhé. Còn tổ kia là cháu gài lên đấy.
(danh từ chung: bé, vườn, chim, tổ; danh từ riêng: Mai, Tâm; đại từ: chúng, cháu).
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập 1.
0 Mục tiêu: Hệ thống hóa những kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc nội dung bài tập 1 (đọc cả bảng phân loại và mẫu)
- Gọi HS nhắc lại kiến thức đã học về động từ, tính từ, quan hệ từ. Sau đó dán lên bảng tờ phiếu đã viết sẵn định nghĩa – gọi HS đọc.
- Yêu cầu đọc đoạn văn – ghi kết quả vào bảng phân loại.
- Gọi HS đọc kết quả của bảng phân loại đúng.
v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 2.
0 Mục tiêu: Biết sử dụng kiến thức đã học để viết một đoạn văn ngắn.
0 Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Gọi HS đọc 2 khổ thơ của bài Hạt gạo làng ta.
- Yêu cầu dựa vào ý khổ thơ, viết đoạn văn ngắn tả người mẹ cấy lúa giữa trưa tháng 6 nóng nực. Sau đó chỉ ra 1 động từ, 1 tính từ, 1 quan hệ từ đã dùng trong đoạn văn.
- Kết luận.
- 2 HS đọc – còn lại theo dõi SGK.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc định nghĩa – 1 HS nhìn tờ phiếu treo bảng – đọc.
- Cá nhân đọc kĩ đoạn văn, phân loại từ - làm vào vở bài tập.
- 1 HS đọc – Cả lớp theo dõi.
- 1 HS đọc – còn lại theo dõi SGK.
- 1 – 2 HS đọc thành tiếng.
- Làm việc cá nhân – tiếp nối nhau đọc kết quả bài làm.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại các định nghĩa về động từ, tính từ, quan hệ từ.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Yêu cầu HS viết đoạn văn tả người mẹ cấy lúa chưa đạt về nhà hoàn chỉnh đoạn văn.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TOÁN
Tiết: 70 Ngày dạy : 
Bài: CHIA SỐ THẬP PHÂN CHO SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu:
 Thực hiện phép chia một số thập phân cho một số thập phân.
 Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
 Cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS sửa bài tập làm thêm.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hình thành quy tắc chia một số thập phân cho 1 số thập phân.
0 Mục tiêu: Biết thực hiện phép chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
0 Cách tiến hành:
- Nêu bài toán ở ví dụ 1 – Hướng dẫn HS nêu phép tính giải bài toán.
 23,56 : 6,2 = ? (kg)
- Hướng dẫn HS chuyển phép chia 23,56 : 6,2 thành phép chia số thập phân cho số tự nhiên.
- Hướng dẫn để HS phát biểu cách thực hiện phép chia 23,56 cho 6,2.
- Ghi tóm tắt các bước lên góc bảng. Cần nhấn mạnh đối với quy tắc này đòi hỏi xác định số các chữ số ở phần thập phân của số chia (chứ không phải ở số bị chia).
* Ví dụ 2: Nêu phép chia ở ví dụ 2: (Lưu ý: Cần nêu rõ thực hiện phép chia gồm mấy bước).
- Gọi HS phát biểu quy tắc chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
- Giải thích cách thực hành đối với phép chia cụ thể.
v Hoạt động 2: Thực hành.
0 Mục tiêu: Vận dụng giải toán.
0 Cách tiến hành:
* Bài tập 1: 
- Ghi chép chia 19,72 : 5,8
- Hướng dẫn để thảo luận tình huống khi phần thập phân của số bị chia có một chữ số, trong khi phần thập phân của số chia có 2 chữ số, chẳng hạn 17,4 : 1,45 – Hướng dẫn theo quy tắc để đưa về thực hiện phép chia 1740 : 145.
- Hướng dẫn thực hiện các phép tính còn lại.
* Bài tập 2: Gọi HS đọc đề - tóm tắt – yêu cầu giải.
* Bài tập 3: Cho HS làm bài – sửa.
(Đáp số: 153 bộ và thừa 1,1m vải)
- Lắng nghe – thực hiện theo hướng dẫn vào nháp.
- Thực hiện phép chia 235,6 : 62
- Vài HS phát biểu.
- Vài HS nhắc lại.
- Cả lớp vận dụng cách làm ở ví dụ 1 để thực hiện phép chia.
- Vài HS phát biểu.
- Lắng nghe – đọc lại quy tắc ở SGK.
- 1 HS lên bảng- còn lại bảng con.
- Trao đổi nhóm đôi theo hướng dẫn.
- Cả lớp làm vào vở.
- 1 HS đọc đề - giải vào vở (Đáp số: 6,08 kg).
- 1 HS làm vào bảng lớp – còn lại làm vào bảng con.
4. Củng cố: (3’)
- HS nhắc lại các bước chia 1 số thập phân cho 1 số thập phân.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Hướng dẫn làm thêm ở vở bài tập.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
TẬP LÀM VĂN
Tiết:28 Ngày dạy : 
Bài: LUYỆN TẬP LÀM BIÊN BẢN CUỘC HỌP
I. Mục tiêu:
 Từ những hiểu biết đã có về biên bản cuộc họp, HS biết thực hành viết biên bản một cuộc họp.
 Biết tự viết biên bản một cuộc họp.
 Chữ viết đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết tập làm văn trước.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
26’
v Hướng dẫn HS làm bài tập.
- Gọi HS đọc đề bài và các gợi ý 1; 2; 3 trong SGK.
- Kiểm tra việc HS chuẩn bị làm bài tập; mời HS nói trước lớp: chọn viết biên bản cuộc họp nào? (họp tổ, họp lớp, họp chi đội). Cuộc họp ấy bàn vấn đề gì và diễn ra thời điểm nào?
- Yêu cầu trao đổi xem những cuộc họp ấy có cần ghi biên bản không?
- Nhắc HS chú ý trình bày kiến biên bản đúng theo thể thức của một biên bản (mẫu là Biên bản đại hội chi đội).
- Dán lên bảng tờ phiếu ghi nội dung gợi ý 3, dàn ý 3 phần của một biên bản cuộc họp.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
- Tổ chức thi đọc biên bản.
- Chấm điểm những biên bản viết tốt (đúng thể thức, viết rõ ràng, mạch lạc, đủ thông tin, viết nhanh)
- Kết luận.
- 1 HS đọc – cả lớp theo dõi SGK.
- Nhiều HS trình bày trước lớp.
- Cả lớp trao đổi. 
- Cả lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc lại.
- Nhóm 4 – (tập hợp những HS cùng viết biên bản cho một cuộc họp cụ thể.
- Đại diện các nhóm đọc.
4. Củng cố: (3’)
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Về nhà quan sát và ghi lại kết quả quan sát hoạt động của một người mà em yêu mến để chuẩn bị cho tiết tập làm văn đầu tuần 15.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 
KHOA HỌC
Tiết: 28 Ngày dạy : 
Bài: XI MĂNG
I. Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
 Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra xi măng.
 Nêu tính chất và công dụng của xi măng.
 Giữ vệ sinh khi thực hành trộn vữa.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình và thông tin trang 58 – 59 SGK
- Xi măng, cát, đá  (một ít).
III. Các hoạt động dạy học:
1. Khởi động: (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (3’)
- HS trả lời câu hỏi cuối SGK và đọc mục Bạn cần biết.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: (1’)
b. Các hoạt động:
 T L
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
10’
16’
v Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu tên một số nhà máy sản xuất xi măng.
0 Mục tiêu: Biết tên một số nhà máy xi măng.
0 Cách tiến hành: 
- Cho HS thảo luận các câu hỏi sau:
+ Ở địa phương bạn, xi măng được dùng để làm gì?
+ Kể tên một số nhà máy xi măng ở nước ta?
- Kết luận.
v Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin.
0 Mục tiêu:
- Kể tên được vật liệu dùng để sản xuất ra xi măng.
- Nêu được tính chất, công dụng của xi măng.
0 Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm – nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin và thảo luận các câu hỏi trang 59 SGK.
(Đáp án: Tính chất của xi măng: màu xám xanh, (nâu đất, trắng), bảo quản nơi khô – Tính chất vữa xi măng: mới trộn: dẻo, khi khô: cứng không tan )
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xi măng được làm từ những vật liệu nào?
- Kết luận: Xi măng " vữa xi măng, bê tông và bê tông cốt thép " sản phẩm xi măng được dùng trong xây dựng – đơn giản – phức tạp.
- Nhóm đôi – thảo luận – trả lời:
- Trộn vữa xây nhà hoặc để xây nhà.
- Hoàng Thạch, Hà Tiên, Nghi Sơn, Bỉm Sơn.
- Nhóm 4 – đọc thầm – trao đổi – trình bày:
+ Tính chất của xi măng.
+ Cách bảo quản.
+ Tính chất của vữa xi măng.
+ Các vật liệu tạo thành bê tông.
+ Bê tông cốt thép.
- Cá nhân tiếp nối nhau trả lời.
4. Củng cố: (3’)
- HS đọc lại mục Bạn cần biết.
- Nhận xét tiết học.
IV. Hoạt động nối tiếp: (1’)
- Sưu tầm các đồ vật bằng thủy tinh để chuẩn bị cho bài sau.
* Rút kinh nghiệm: ...............................................................................................
.
.
.
= = = = ™ & — = = = = 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_14_nguyen_thi_xen.doc