Toán:
Chia một tổng cho một số.
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS:
- Biết chia một tổng cho một số .
- Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính.
- HS làm đúng bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3 để giải các bài toán có liên quan. HSKT làm được phép cộng, trừ, nhân một số với 2.
- Gd HS áp dụng trong thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy - học:
GV: SGK, nội dung bài
HS: SGK, vở, bút, bảng con,.
III.Hoạt động dạy – học:
Ngày soạn: 25/ 11/ 2010. Ngày giảng: Thứ hai ngày29 tháng12 năm 2010. Toán: Chia một tổng cho một số. I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS: - Biết chia một tổng cho một số . - Bước đầu biết vận dụng tính chất chia một tổng cho một số trong thực hành tính. - HS làm đúng bài tập 1, 2. HS khá, giỏi làm thêm bài tập 3 để giải các bài toán có liên quan. HSKT làm được phép cộng, trừ, nhân một số với 2. - Gd HS áp dụng trong thực tiễn. II. Đồ dùng dạy - học: GV: SGK, nội dung bài HS: SGK, vở, bút, bảng con,... III.Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng làm bài tập 2a,b và kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2.Bài mới : a) Giới thiệu bài b) So sánh giá trị của biểu thức - Ghi lên bảng hai biểu thức: ( 35 + 21 ) :7 và 35 :7 + 21 :7 -Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trên - Giá trị của hai biểu thức ( 35 + 21 ) :7 và 35 : 7 + 21 : 7 như thế nào so với nhau ? -Vậy ta có thể viết : ( 35 + 21 ) : 7 = 35 :7 + 21 : 7 c) Rút ra kết luận về một tổng chia cho một số + Biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 có dạng như thế nào ? + Hãy nhận xét về dạng của biểu thức. 35 : 7 + 21 :7 ? + Nêu từng thương trong biểu thức này. + 35 và 21 là gì trong biểu thức (35 + 21 ) : 7 + Còn 7 là gì trong biểu thức ( 35 + 21 ) : 7 ? - Khi chia một tổng cho một số, nếu các số hạng của tổng đều chia hết cho số chia, ta có thể làm thế nào? d) Luyện tập, thực hành Bài 1a - Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV ghi lên bảng biểu thức : ( 15 + 35 ) : 5 - Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở nháp - GV nhắc lại tính chất chia một tổng cho một số. - GV nhận xét và cho điểm HS Bài 1b: - Ghi lên bảng biểu thức: 12 : 4 + 20 : 4 - Theo em vì sao có thể viết là : 12 : 4 + 20 : 4 = (12 + 20) : 4 - GV yêu cầu HS tự làm tiếp bài sau đó nhận xét và cho điểm HS Bài 2 - GV viết lên bảng biểu thức : ( 35 – 21 ) : 7 - Yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của bạn. - Yêu cầu hai HS vừa lên bảng nêu cách làm - Như vậy khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta làm thế nào? - GV giới thiệu: Đó là tính chất một hiệu chia cho một số . - GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3 HS khá, giỏi - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài - Yêu cầu HS đọc tóm tắt bài toán và trình bày lời giải. Bài giải Số nhóm HS của lớp 4A là 32 : 4 = 8 ( nhóm ) Số nhóm HS của lớp 4B là 28 : 4 = 7 ( nhóm ) Số nhóm HS có tất cả là: 8 + 7 = 15 ( nhóm ) Đáp số : 15 nhóm - GV chữa bài, yêu cầu HS nhận xét cách làm thuận tiện. - Nhận xét cho điểm HS. 3.Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS làm lại bài tập và chuẩn bị bài sau: Chia cho số có một chữ số. - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe giới thiệu. - HS đọc biểu thức -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào giấy nháp. - Bằng nhau. - HS đọc biểu thức. - Có dạng là một tổng chia cho một số . - Biểu thức là tổng của hai thương - Thương thứ nhất là 35 : 7, thương thứ hai là 21 : 7 - Là các số hạng của tổng (35 + 21). - 7 là số chia. - ...chia từng số hạng cho số chia rồi cộng các kết quả tìm được với nhau. - Tính bằng 2 cách - Hai HS lên bảng làm theo 2 cách. + ( 15 + 35) : 5 = 50 : 5 = 10 + (15 + 35) : 5 = 15 : 5 + 35 : 5 = 3 + 7 = 10 (80 + 4) : 4 = 84 : 4 = 21 80 :4 + 4 : 4 = 20 + 1 = 21 - HS thực hiện tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu - Vì trong biểu thức 12 :4 + 20 : 4 thì ta có 12 và 20 cùng chia cho 4 áp dụng tính chất một tổng chia cho một số ta có thể viết : 12 :4 + 20 : 4 = ( 12 + 20 ) : 4 -1 HS lên bảnng làm bài, cả lớp làm bài vào vở - 18 : 6 + 24 : 6 = 3 + 4 = 7 18 : 6 + 24 : 6 = (18 + 24) : 6 = 42 : 6 = 7. - 60 : 3 + 9 : 3 = 20 + 3 = 23 60 : 3 + 9 : 3 = (60 + 9) : 3 = 69 : 3 = 23 - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi em làm một cách. - HS cả lớp nhận xét. + HS nêu cách - Khi chia một hiệu cho một số, nếu số bị trừ và số trừ của hiệu đều chia hết cho số chia thì ta có thể lấy số bị trừ và số trừ chia cho số chia rồi trừ các kết quả cho nhau. - 2 HS lên bảng làm bài cả lớp làm bài vào vở. a, (27 – 18) : 3 = 9 : 3 = 3 27 : 3 – 18 : 3 = 9 – 6 = 3 b, (64 – 32) : 8 = 32 : 8 = 4 64 : 8 – 32 : 8 = 8 – 4 = 4 - HS đọc đề bài. - 1 HS lên bảng làm, lớp giải vào vở, HS có thể có cách giải sau đây: Bài giải Số học sinh của cả hai lớp 4A,4B là 32 + 28 = 60 ( học sinh ) Số nhóm HS của cả hai lớp là 60 : 4 = 15 ( nhóm ) Đáp số : 15 nhóm - HS cả lớp. - HS đọc bảng nhân 2 - HS theo dõi - HS nghe Bài 1: Đặt tính rồi tính: ; ; ; Bài 2: ( 3+ 4) x 2 = 7 x 2 =14 (7- 3) x 2 = 4 x 2 = 8 - Nghe Đạo đức: Biết ơn thầy giáo, cô giáo ( t1 ) I.Mục đích, yêu cầu: - Học xong bài này, HS có khả năng: + Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo. + Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. + Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo. - HS khá, giỏi nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình. HSKT luôn lễ phép, vâng lời thầy cô giáo - GDKNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô và thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy cô giáo. - Gd HS có thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. II.Đồ dùng dạy - học: GV: SGK Đạo đức 4. Các băng chữ để sử dụng cho hoạt động 3, tiết 1. HS: SGK, nội dung bài học III.Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1.Kiểm tra bài cũ: - GV nêu yêu cầu kiểm tra: + Nhắc lại ghi nhớ của bài “Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ” + Hãy nêu những việc làm hằng ngày của bản thân để thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. - GV ghi điểm. 2.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Biết ơn thầy giáo, cô giáo” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lí tình huống (SGK/20-21) - GV nêu tình huống: Cô Bình - Cô giáo dạy bọn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bọn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chỗ mấy bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!” - GV kết luận: Các thầy giáo, cô giáo đã dạy dỗ các em biết nhiều điều hay, điều tốt. Do đó các em phải kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/22) - GV nêu yêu cầu và chia lớp thành 4 nhóm HS làm bài tập. Việc làm nào trong các tranh (dưới đây) thể hiện lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. òNhóm 1 : Tranh 1 òNhóm 2 : Tranh 2 òNhóm 3 : Tranh 3 òNhóm 4 : Tranh 4 - GV nhận xét và chia ra phương án đúng của bài tập. *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2) - GV chia HS làm 7 nhóm. Mỗi nhóm nhận một băng chữ viết tên một việc làm trong bài tập 2 và yêu cầu HS lựa chọn những việc làm thể hiện lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo. a. Chăm chỉ học tập. b. Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài. c. Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học. d. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường. d. Lễ phép với thầy giáo, cô giáo. e.Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam. g.Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn. - GV kết luận: - GV mời HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 3.Củng cố - Dặn dò: - Viết, vẽ, dựng tiểu phẩm về chủ đề bài học (Bài tập 4- SGK/23) – Chủ đề kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. - Sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ ca ngợi công lao các thầy giáo, cô giáo (Bài tập 5- SGK/23) - Một số HS thực hiện. - HS nhận xét. - HS dự đoán các cách ứng xử có thể xảy ra. - HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn. - Cả lớp thảo luận về cách ứng xử. - Từng nhóm HS thảo luận. - HS lên chữa bài tập- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Các tranh 1, 2, 4: thể hiện thái độ kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. + Tranh 3: Không chào cô giáo khi cô không dạy lớp mình là biểu lộ sự không tôn trọng thầy giáo, cô giáo. - Từng nhóm HS thảo luận và ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ. - Từng nhóm lên dán băng chữ theo 2 cột “Biết ơn” hay “Không biết ơn” trên bảng và các tờ giấy nhỏ ghi các việc nên làm mà nhóm mình đã thảo luận. - Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung. - Có nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo. Các việc làm a, b, d, đ, e, g là biết ơn thầy giáo, cô giáo. - HS đọc. - HS cả lớp thực hiện. - Nghe - HS cùng thực hiện với bạn - HS thảo luậncùng bạn - Nghe - HS tham gia với bạn - Nghe Tập đọc: Chú đất nung. I. Mục đích, yêu cầu: Đọc thành tiếng: - Đọc đúng các tiếng, từ khó: kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa, đoảng, sưởi, vui vẻ , - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rải, bước đầu biết đọc nhấn giọng một số từ ngữ gợi tả, gợi cảm và phân biệt lời người kể với lời nhân vật . - Đọc diễn cảm toàn bài, phân biệt được lời của nhân vật . - Hiểu nghĩa các từ ngữ: kị sĩ, tía, son, đoảng, chái bếp, đống rấm, hòn rấm, - Hiểu nội dung bài: Chú bé Đất can đảm, muốn trở thành người khoẻ mạnh, làm được nhiều việc có ích đã dám nung mình trong lửa đỏ. HSKT đọc được 2 – 3 câu trong bài. - GDKNS: Xác định giá trị, tự nhận thức bản thân, thể hiện sự tự tin. - Gd HS yêu quý đồ chơi, biết giữ gìn đồ chơi của mình. II. Đồ dùng dạy học: GV: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc. Tranh ảnh, vẽ minh hoạ SGK trang 135. HS: SGK, vở, ... III. Hoạt động dạy – học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS HSKT 1. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2 HS lên bảng tiếp nối nhau đọc bài " Văn hay chữ tốt " và trả lời câu hỏi về nội dung bài. - Nhận xét và cho điểm HS . 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV ghi đề b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV phân đoạn đọc nối tiếp - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài (3 lượt HS đọc).GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS - Chú ý các câu văn : + Chắt còn một thứ đồ chơi nữa đó là chú bé bằng đất / em nặn lúc đi chăn trâu. - Gọi HS đọc phần chú giải. - Cho HS luyện đọc theo cặp đôi - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu, chú ý cách đọc : + Toàn bài đọc viết giọng vui hồn nhiên . + Nhấn giọng những từ ngữ: trung thu, rất bảnh, lầu son, phàn nàn, thật đoảng, bấu hết, nóng rát, lùi lại, dám xông pha, nung tì nung * Tìm hiểu bài ... hững người xung quanh ? - Nói như vậy là em đã miêu tả con mèo nhà mình cho mọi người biết đặc điểm của nó . Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu thế nào là văn miêu tả . b. Tìm hiểu ví dụ : Bài 1 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả . Gọi HS phát biểu ý kiến . Bài 2 : - Yêu cầu HS đọc đề bài . - GV phát phiếu và bút dạ cho 4 nhóm . - Yêu cầu HS trao đổi và hoàn thành . - Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng . - Yêu cầu cả lớp theo dõi và tìm những sự vật được miêu tả . Gọi HS phát biểu ý kiến . Bài 3 : - Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi -Để tả được hình dáng , màu sắc của lá cây sồi , cây cơm nguội tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - Để tả được chuyện động của lá cây tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - Còn sự chuyển động của dòng nước tác giả phải quan sát bằng giác quan nào ? - Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế người viết phải làm gì ? * Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của sự vật để người đọc , người nghe hình dung được các sự vật ấy . Khi miêu tả người viết phối hơpự rất nhiều giác quan để quan sát khiến cho sự vật được miêu tả thêm đẹp hơn sinh động hơn . 3 Ghi nhớ : - Gọi học sinh đọc ghi nhớ . - Yêu cầu học sinh đặt một số câu miêu tả đơn giản . - Nhận xét và khen những học sinh đặt hay . 4 lyện tập : Bài 1 . - Yêu cầu học sinh tự làm bài . - Gọi HS phát biểu . - Nhận xét kết luận : Trong truyện " Chú Đất nung " chỉ có một câu văn miêu tả : " Đó là chàng kị sĩ ...lầu son " Bài 2 . - Yêu cầu học sinh đọc nội dung đề bài . - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ và giảng : Hình ảnh sự vật trong cơn mưa được Trần Đăng Khoa tạo nên rất sinh động và hay Phải có con mắt thật tinh tế khi nhìn sự vật mới miêu tả được như vậy . Chúng ta cùng thi xem lớp mình ai viết được những câu văn miêu tả sinh động nhất . - Hỏi : Trong bài thơ " Mưa " em thích nhất hình ảnh nào ? - Yêu cầu học sinh tự viết đoạn văn miêu tả - Gọi HS đọc bài của mình . - Nhận xét , sửa lỗi dùng từ , diễn đạt cho từng học sinh và cho điểm các em viết hay . * Củng cố – dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà tập ghi lại 1 ,2 câu văn miêu tả một sự vật mà em quan sát được trên đường đi học . -Dặn HS chuẩn bị bài sau -2 HS kể chuyện -Lắng nghe. - Trả lời câu hỏi . - Em phải nói cho mọi người biết con mèo nhà em to hay nhỏ , lông màu gì ... - Lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng , cả lớp theo dõi , dùng bút chì gạch chân những sự vật được miêu tả . - Các sự vật được miêu tả là : Cây xoài , cây cơm nguội , lạch nước . - 1 HS đọc thành tiếng . -Hoạt động nhóm TT Tên sự vật Hình dáng Chuyển động Tiếng động M:1 Cây sồi Cao lớn Lárập rình lay động như những đốm lửa đỏ 2 Cây cơm nguội Lárập rình lay động như đốm lửa vàng 3 Lạch nước Trườn lên mấy tảng đá , luồn dưới những gốc cây ẩm mục Róc rách chảy - Đọc thầm lại đoạn văn và trả lời câu hỏi . - Tác giả phải quan sát bằng mắt . - Tác giả phải quan sát bằng mắt . - Tác giả phải quan sát bằng mắt và bằng tai + Muốn như vậy người viết phải quan sát kĩ bằng nhiều giác quan . - Lắng nghe - 1 HS đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm - Mẹ em hơi gầy . - Con mèo nhà em lông đen mượt . - Tiếng lá cây rơi xào xạc . - HS đọc thầm bài " Chú Đất nung " ùng bút chì gạch chân những câu văn miêu tả trong bài . - Câu văn " Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh , cưỡi con ngựa tía , dây cương vàng và một cô công chúa mặt trắng , ngồi trong mái lầu son" - Lắng nghe . - 1 HS đọc thành tiếng . - Lắng nghe . - Em thích nhất hình ảnh : - Sấm ghé xuống sân , khanh khách cười . - Cây dừa sải tay bơi . - Ngọn mùng tơi nhảy múa . - Khắp nơi toàn màu trắng của nước . - Bố bạn nhỏ đi cày về ,.. - Tự viết bài . - Đọc bài văn của mình trước lớp . - Về nhà thực hiện theo lời dặn của giáo viên Kĩ thuật ÔN TẬP CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (3 tiết ) I/ Mục tiêu: -Đánh giá kiến thức, kỹ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS. II/ Đồ dùng dạy- học: -Tranh quy trình của các bài trong chương. -Mẫu khâu, thêu đã học. III/ Hoạt động dạy- học: Tiết 1 + 2 + 3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định: Khởi động. 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra dụng cụ học tập. 3.Dạy bài mới: a)Giới thiệu bài: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn. b)Hướng dẫn cách làm: * Hoạt động 1: GV tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương 1. -GV nhắc lại các mũi khâu thường, đột thưa, đột mau, thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV hỏi và cho HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu, khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa, đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng thêu lướt vặn, thêu móc xích. -GV nhận xét dùng tranh quy trình để củng cố kiến thức về cắt, khâu, thêu đã học. * Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn. -GV cho mỗi HS tự chọn và tiến hành cắt, khâu, thêu một sản phẩm mình đã chọn. -Nêu yêu cầu thực hành và hướng dẫn HS lựa chọn sản phẩm tuỳ khả năng , ý thích như: +Cắt, khâu thêu khăn tay: vẽ mẫu thêu đơn giản như hình bông hoa, gà con, thuyền buồm, cây nấm, tên +Cắt, khâu thêu túi rút dây. +Cắt, khâu, thêu sản phẩm khác váy liền áo cho búp bê, gối ôm * Hoạt động 3: HS thực hành cắt, khâu, thêu. -Tổ chức cho HS cắt, khâu, thêu các sản phẩm tự chọn. -Nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. * Hoạt động 4: GV đánh giá kết quả học tập của HS. -GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành. -GV nhận xét, đánh giá sản phẩm. -Đánh giá kết qủa kiểm tra theo hai mức: Hoàn thành và chưa hoàn thành. -Những sản phẩm tự chọn có nhiều sáng tạo, thể hiện rõ năng khiếu khâu thêu được đánh giá ở mức hoàn thành tốt (A+). 3.Nhận xét- dặn dò: -Nhận xét tiết học , tuyên dương HS . -Chuẩn bị bài cho tiết sau. -Chuẩn bị đồ dùng học tập -HS nhắc lại. - HS trả lời , lớp nhận xét bổ sung ý kiến. -HS thực hành cá nhân. -HS nêu. -HS lên bảng thực hành. -HS thực hành sản phẩm. -HS trưng bày sản phẩm. -HS tự đánh giá các sản phẩm. -HS cả lớp. Khoa học: Một số cách làm sạch nước I. Mục đích, yêu cầu: Giúp HS: - Nêu được một số cách làm sạch nước: lọc, khử trùng, đun sôi,... - Biết đun sôi nước trước khi uống. - Biết phải diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Gd HS luôn có ý thức giữ sạch nguồn nước ở mỗi gia đình, địa phương. II. Đồ dùng dạy - học: - Các hình minh hoạ trang 56, 57 / SGK. - HS (hoặc GV)chuẩn bị theo nhóm các dụng cụ thực hành: Nước đục, hai chai nhựa trong giống nhau, giấy lọc, cát, than bột. - Phiếu học tập cá nhân. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi: 1) Những nguyên nhân nào làm ô nhiễm nước ? 2) Nguồn nước bị ô nhiễm có tác hại gì đối với sức khỏe của con người ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: - Nguồn nước bị ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vậy chúng ta đã làm sạch nước bằng cách nào ? Các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. * Hoạt động 1: Các cách làm sạch nước thông thường. - GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp. 1) Gia đình hoặc địa phương em đã sử dụng những cách nào để làm sạch nước ? 2) Những cách làm như vậy đem lại hiệu quả như thế nào ? * Kết luận: Thông thường người ta làm sạch nước bằng 3 cách sau: - Lọc nước bằng giấy lọc, bông, lót ở phễu hay dùng cát, sỏi, than củi cho vào bể lọc để tách các chất không bị hoà tan ra khỏi nước. - Lọc nước bằng cách khử trùng nước: Cho vào nước chất khử trùng gia-ven để diệt vi khuẩn. Tuy nhiên cách này làm cho nước có mùi hắc. - Lọc nước bằng cách đun sôi nước để diệt vi khuẩn và khi nước bốc hơi mạnh thì mùi thuốc khử trùng cũng bay đi hết. * Hoạt động 2: Tác dụng của lọc nước. - GV tổ chức cho HS thực hành lọc nước đơn giản với các dụng cụ đã chuẩn bị theo nhóm , thảo luận và trả lời câu hỏi sau: 1) Em có nhận xét gì về nước trước và sau khi lọc ? 2) Nước sau khi lọc đã uống được chưa ? Vì sao ? - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm. 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần có những gì ? 2) Than bột có tác dụng gì ? 3) Vậy cát hay sỏi có tác dụng gì ? - Đó là cách lọc nước đơn giản. Nước tuy sạch nhưng chưa loại các vi khuẩn, các chất sắt và các chất độc khác. Cô sẽ giới thiệu cho cả lớp mình dây chuyền sản xuất nước sạch của nhà máy. Nước này đảm bảo là đã diệt hết các vi khuẩn và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - GV vừa giảng bài vừa chỉ vào hình minh hoạ 2 * Kết luận: Nước được sản xuất từ các nhà máy đảm bảo được 3 tiêu chuẩn: Khử sắt, loại bỏ các chất không tan trong nước và sát trùng. * Hoạt động 3: Sự cần thiết phải đun sôi nước trước khi uống. - Nước đã làm sạch bằng cách lọc đơn giản hay do nhà máy sản xuất đã uống ngay được chưa ? Vì sao chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống ? - GV nhận xét, cho điểm HS - Để thực hiện vệ sinh khi dùng nước các em cần làm gì ? 3.Củng cố- dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết. Chuẩn bị bài: Bảo vệ nguồn nước. - HS trả lời. - HS khác nhận xét - HS lắng nghe. - Hoạt động cả lớp. 1) Những cách làm sạch nước là: + Dùng bể đựng cát, sỏi để lọc. + Dùng bình lọc nước. + Dùng bông lót ở phễu để lọc. + Dùng nước vôi trong. + Dùng phèn chua. + Dùng than củi. + Đun sôi nước. 2) Làm cho nước trong hơn, loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh cho con người. - HS lắng nghe. - HS thực hiện, thảo luận và trả lời. 1) Nước trước khi lọc có màu đục, có nhiều tạp chất như đất, cát, .. Nước sau khi lọc trong suốt, không có tạp chất. 2) Chưa uống được vì nước đó chỉ sạch các tạp chất, vẫn còn các vi khuẩn khác mà bằng mắt thường ta không nhìn thấy được. 1) Khi tiến hành lọc nước đơn giản chúng ta cần phải có than bột, cát hay sỏi. 2) Than bột có tác dụng khử mùi và màu của nước. 3) Cát hay sỏi có tác dụng loại bỏ các chất không tan trong nước. - HS lắng nghe. - HS quan sát, lắng nghe. - Trả lời: Đều không uống ngay được. Chúng ta cần phải đun sôi nước trước khi uống để diệt hết các vi khuẩn nhỏ sống trong nước và loại bỏ các chất độc còn tồn tại trong nước. - Chúng ta cần giữ vệ sinh nguồn nước chung và nguồn nước tại gia đình mình. Không để nước bẩn lẫn nước sạch. - HS cả lớp.
Tài liệu đính kèm: