Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 đến 20 - Năm học 2010-2011

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 đến 20 - Năm học 2010-2011

Tiết 30: Tập đọc

TUỔI NGỰA

 (Xuân Quỳnh)

I. Mục đích yêu cầu:

- Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng.

- Hiểu các từ ngữ mới trong bài.

- Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.

- Học thuộc lòng bài thơ.

II. Đồ dùng dạy – học:

Tranh minh hoạ.

III. Các hoạt động dạy – học:

 

doc 149 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 08/01/2022 Lượt xem 424Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 đến 20 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
 Thứ hai ngày 6 tháng 12 năm 2010
 Tiết 71: Toán
Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I.Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0.	
-Rèn kĩ năng tính chia.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Đồ dùng dạy học: SGK + Vở ghi	
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
- Tính : 80: 40 = ? -H/s làm bảng con.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
- HD ôn luyện
? Muốn chia nhẩm một số cho 10,100,1000 ... ta làm như thế nào
- Ôn lại 1 số nội dung sau:
a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000...
b. Qui tắc chia 1 số cho 1 tích.
- Học sinh trả lời
 Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng:
320 : 40 = ?
a. Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích.
320 : ( 10 x 4 )
= 320 : 10 : 4
= 32 : 4
= 8
- Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau.
Nêu nhận xét 320: 40 = 32 : 4
- Có thể cùng xoá chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia rồi chia như thường.
b. Thực hành: 
- Đặt tính.
- Cùng xoá số 0 ở số bị chia, số chia.
- Thực hiện phép chia 32 : 4
 	3 2 0 4 0
	 0	 8
320 : 40 = 8
Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia:
 32000 : 400 = ?
? Em có nhận xét gì về các chữ số 0 của số bị chia và số chia
* Đặt tính (thực hành).
- Thực hiện phép chia 320 : 4
3 2 0 0 0 4 0 0
 0 0 80 
- Cùng xoá 2 chữ số 0 ở số bị chia, số chia.
Kết luận chung:
- 2 – 3 em nêu kết luận.
- GV ghi kết luận SGK.
 Thực hành:
+ Bài 1: 
? Bài yêu cầu gì
? Nêu cách thực hiện
 Đọc đầu bài -làm bảng con
 Chữa bài
- GV và cả lớp nhận xét.
- 4 em lên bảng làm.
+ Bài 2: Tìm x:
 Đáp số: a. 640 ; b. 420.
- Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng chữa bài.
+ Bài 3: (HSKG)
? Bài toán hỏi gì
? Bài toán cho biết gì
- Chữa bài
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
-+ Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở.
Giải:
a. Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn thì cần số toa là: 
180 : 20 = 9 (toa)
b. Nếu mỗi toa chở 30 tấn thì cần số toa là:
180 : 3 = 6 (toa)
Đáp số: a. 9 toa
b. 6 toa.
Tiết 29:	 Tập đọc
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục đích yêu cầu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi diều.
- Hiểu từ ngữ mới trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cảnh diều bay lơ lửng.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh hoạ bài tập đọc.
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
 2 em nối tiếp nhau đọc bài trước và trả lời câu hỏi 1,2.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc: Chia làm 3 đoạn.
 Nối nhau đọc từng đoạn 2 – 3 lần.
- GV nghe, sửa phát âm + giải nghĩa từ khó + hướng dẫn ngắt câu dài.
- Luyện đọc theo cặp.
1 – 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
 Đọc thầm các câu hỏi và trả lời.
? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo: Sáo đơn, sáo kép, sáo hè tiếng sáo vi vu trầm bổng.
? Trò chơi thả diều đem lại cho các em niềm vui lớn như thế nào
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào
- Nhìn lên bầu trời nhung huyền ảo đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng
? Qua các câu hỏi mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
  Cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: 
 2 em nối tiếp nhau đọc đọc 2 đoạn.
- GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn.
- GV và cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà đọc bài , chuẩn bị bài sau.
Tiết 15:	Chính tả(nghe viết)
cánh diều tuổi thơ
 Phân biệt tr/ch
I. Mục đích yêu cầu:
	- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng 1 đoạn trong bài “Cánh diều tuổi thơ”.
	- Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch
	- Biết miêu tả 1 đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của bài tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra :
- Tìm và viết 2 tiếng có âm đầu là “s” - H/s viết bảng con.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu bài - Ghi bảng
 Hướng dẫn HS nghe - viết:
- GV đọc đoạn văn cần viết.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm lại đoạn văn, chú ý những từ dễ viết sai. Chú ý cách trình bày bài, tên bài, những chỗ xuống dòng.
- Nêu nội dung bài
- Luyện viết..
- GV đọc từng câu cho HS viết vào vở.
- Gấp SGK nghe GV đọc, viết bài.
- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.
-Chấm chữa bài.
Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 2: (Lựa chọn)
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- Tìm tên cả đồ chơi và trò chơi.
- Các nhóm trao đổi tìm tên các đồ chơi, trò chơi có chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch 
- GV dán phiếu lên bảng, cho các nhóm chơi tiếp sức.
2a) * Ch: Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền.
*Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi thuyền.
* Tr: Đồ chơi: Trống ếch, trống cơm, cầu trượt.
Trò chơi: Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ- trồng hoa, cắm trại.
+ Bài 3: 
? Nêu yêu cầu của bài
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Một số HS tiếp nối nhau miêu tả trò chơi và có thể hướng dẫn cách chơi (SGV).
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn tả hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập còn lại.
VD: Tôi muốn tả cho các bạn nghe chiếc ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn hãy xem này: Chiếc xe cứu hoả trông thật oách, toàn thân màu đỏ sậm, các bánh xe màu đen, còi cứu hoả màu vàng tươi đặt ngay trên nóc xe. Mỗi lần tôi vặn máy dưới bụng xe, thả xe xuống đất là lập tức xe chạy....
Tiết 15:	Lịch Sử
nhà trần và việc đắp đê
I. Mục tiêu:
- Học xong bài HS biết nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê.
- Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc.
- Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh cảnh đắp đê thời nhà Trần.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra : 
Gọi1 HS đọc nội dung ghi nhớ bài học trước?
2. Dạy bài mới: Giới thiệu- Ghi bảng
 Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
a.Nhà Trần tổ chức đắp đê:
- GV đặt câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
? Sông ngòi tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng gây những khó khăn gì
- Gây nên lụt lội thường xuyên.
? Em hãy kể tóm tắt cảnh lụt lội mà em biết qua các phương tiện thông tin. 
- HS kể
- GV nhận xét lời kể của HS.
=>KL: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. 
 Hoạt động 2:Làm việc cả lớp.
? Hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của Nhà Trần
- Lập Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. Hàng năm khi có lũ lụt tất cả mọi người không phân biệt trai gái, giàu nghèo đều tham gia bảo vệ đê. Các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.
KL: Nhà Trần đặt ra lệ: Mọi người đều phải tham gia đắp đê, có lúc vua Trần cũng trông nom việc đắp đê.
 Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
b.Kết quả:
? Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê.
- Hệ thống đê dọc theo những con sông chính được xây đắp, nông nghiệp phát triển.
Hoạt động 4: Làm việc cả lớp.
? Địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lụt.
- Trồng rừng, chống phá rừng, xây dựng các chạm bơm nước, củng cố đê điều
Bài học (ghi bảng).
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về ôn lại bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ tư ngày 8 tháng 12 năm 2010
 Tiết 73: Toán
Chia cho số có hai chữ số (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số.
-Rèn kĩ năng tính chia.
- Yêu thích học bộ môn.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
-Đặt tính rồi tính: 846 :18 = ? - H/s làm bảng con.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Trường hợp chia hết:
 8192 : 64 = ?
- 1 h/s lên bảng tính, cả lớp làm nháp.
a. Đặt tính:
b. Tính từ trái sang phải.
+ Lần 1: 81 chia 64 được 1 viết 1.
1 nhân 4 bằng 4 viết 4
1 nhân 6 bằng 6 viết 6.
81 trừ 64 bằng 17 viết 17.
8 1 9 2 6 4
6 4 1 2 8
1 7 9
1 2 8
 5 1 2
 5 1 2
 0
+ Lần 2: Hạ 9 được 179.
179 chia 64 được 2 viết 2.
2 nhân 4 bằng 8 viết 8.
2 nhân 6 bằng 12 viết 12
179 trừ 128 bằng 51 viết 51.
+ Lần 3: Hạ 2 được 512.
512 chia 64 được 8 viết 8.
8 nhân 4 bằng 32 viết 2 nhớ 3.
 8 x 6 = 48 thêm 3 = 51, viết 51.
512 trừ 512 bằng 0 viết 0.
-HS nêu
-HS nêu
- GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. VD: 179 : 64 = ?
Có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 2
Trường hợp chia có dư:
1154 : 62 = ?
Đọc phép chia
Tiến hành tương tự như trên.
Thực hành:
+ Bài 1:
? Nêu yêu cầu của bài
 Đọc bài và tự làm.
- 4 em lên bảng làm, cả lớp làm vào bảng con.
+ Bài 2: Dành cho h/s khá giỏi
 Đọc đầu bài và tự làm.
Giải:
Thực hiện phép chia ta có:
3500 : 12 = 291 (dư 8).
Vậy đóng được nhiều nhất 291 tá và còn thừa 8 bút chì.
Đáp số: 291 tá thừa 8 cái.
+ Bài 3: Tìm x :
 -H/s làm bài bảng con.
? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào
? Muốn tìm số chia ?
a) 75 x X = 1800
 X = 1800 : 75
 X = 24.
 Đáp số phần b) X = 53 .
GV chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tiết 29:	 Khoa học
Tiết kiệm nước
I. Mục tiêu:
- HS biết nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
- Giải thích được lý do phải tiết kiệm nước.
- Vẽ tranh tuyên truyền tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng: 
	Hình trang 60, 61 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ của bài trước
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
 Hoạt động 1: Mục tiêu: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước.
Bước 1: Làm việc theo cặp.
 Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK.
- Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên làm và không nên làm.
- Thảo luận về lý do cần phải tiết kiệm nước.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
- GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp.
 Từng cặp HS trình bày.
H1: Khoá vò ... g dẫn HS làm bài tập:
HS: 1 em đọc nội dung bài 1 (cả mẫu).
- GV chia nhóm, phát phiếu cho một số nhóm.
-Gọi h/s lên trình bày
- Cả lớp đọc thầm lại yêu cầu, trao đổi nhóm nhỏ để làm bài.
-H/s trình bày
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
VD: a. Từ ngữ chỉ hành động có lợi cho sức khỏe là:
- Tập luyện, tập thể dục, đi bộ, chạy chơi thể thao, ăn uống điều độ, nghỉ ngơi,an dưỡng, nghỉ mát, du lịch...
b. Từ ngữ chỉ đặc điểm của một cơ thể khỏe mạnh:
- Vạm vỡ, lực lưỡng, cân đối, rắn rỏi, rắn chắc, săn chắc, chắc nịch, cường tráng, dẻo dai, nhanh nhẹn...
+ Bài 2: 
- GV nêu yêu cầu bài tập. 
HS: Trao đổi nhóm tìm từ ngữ chỉ tên các môn thể thao. 
- GV dán 1 số tờ phiếu lên bảng cho các nhóm lên thi tiếp sức.
HS: Các nhóm lên thi tiếp sức, các nhóm khác quan sát nhận xét
- GV và tổ trọng tài nhận xét.
VD: Bóng đá, bóng chuyền, bóng chày, bóng bầu dục, cầu lông, quần vợt, chạy, nhảy cao, nhảy xa, đẩy tạ.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập và tự làm bài vào vở.
- GV gọi HS đọc lại các câu thành ngữ sau khi đã điền hoàn chỉnh.
VD: a. Khỏe như voi (Trâu, hùm)
b. Nhanh như cắt (chim cắt, gió, điện, sóc).
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu của bài và gợi ý để giải nghĩa.
- GV gọi HS phát biểu:
+ Tiên: Những nhân vật trong truyện cổ tích sống nhã nhặn, thư thái trên trời, tượng trưng cho sự sung sướng.
+ Ăn được ngủ được nghĩa là có sức khỏe tốt.
+ Có sức khỏe tốt sung sướng chẳng kém gì tiên.
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.GD h/s giữ gìn sức khỏe
	- Yêu cầu về thuộc các thành ngữ tục ngữ trong bài.
 Địa lý (Tiết 20)
người dân ở đồng bằng nam bộ
I. Mục tiêu:
- HS trình bày những đặc điểm tiêu biểu về dân tộc, nhà ở, làng xóm, trang phục lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ.
	- Sự thích ứng của con người với tự nhiên ở đồng bằng Nam Bộ.
	- Dựa vào tranh ảnh tìm ra kiến thức.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc ghi nhớ.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
1. Nhà ở của người dân:
* HĐ1: Làm việc cả lớp.
HS: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi:
+ Người dân sống ở đồng bằng Nam Bộ thuộc những dân tộc nào?
- Kinh, Khơ - me, Chăm, Hoa.
+ Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao?
- dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để thuận lợi cho việc đi lại.
+ Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì?
- Xuồng, ghe.
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Các nhóm quan sát SGK hình 1 để làm bài tập.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
2. Trang phục và lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm:
HS: Các nhóm dựa vào SGK, tranh ảnh thảo luận theo gợi ý.
+ Trang phục thường ngày của người dân đồng bằng Nam Bộ trước đây có gì đặc biệt? 
- Quần áo bà ba và chiếc khăn rằn.
+ Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì?
- Cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống.
+ Trong lễ hội thường có những hoạt động nào?
- Đua ghe.
+ Kể tên 1 số lễ hội ở đồng bằng Nam Bộ nổi tiếng?
- Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc (An Giang); Hội xuân núi Bà (Tây Ninh); Lễ cúng trăng của đồng bào Khơ - me; Lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển .
=> Đại diện các nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình.
- GVcùng cả lớp nhận xét.
=> Kết luận (SGK): Ghi bảng.
HS: 3- 4 em đọc.
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
 Đạo đức (Tiêts 20)
 kính trọng và biết ơn người lao động (tiết 2)
I.Mục tiêu:
Học xong bài HS có khả năng:
- Nhận thức vai trò quan trọng của người lao động.
- Biết bày tỏ sự kính trọng và biết ơn đối với những người lao động.
II. Đồ dùng:
Đồ dùng chơi đóng vai.
III. Các hoạt động dạy, học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Hoạt động 1: Đóng vai (bài 4 SGK).
- GV chia nhóm HS, giao nhiệm vụ.
HS: Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- GV phỏng vấn các HS đóng vai:
- Thảo luận cả lớp.
? Cách xử sự với người lao động như vậy phù hợp chưa? Vì sao
? Em cảm thấy như thế nào khi ứng xử như vậy
- GV kết luận về cách xử sự cho phù hợp.
 Hoạt động 2: Trình bày sản phẩm (bài 5, 6 SGK).
HS: Trình bày sản phẩm theo nhóm.
- Cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét chung.
Cho h/s nêu các câu thành ngữ, tục ngữ nói về người lao động,ca ngợi lao động
-H/s nêu...
=> Kết luận chung:
- GV gọi 1- 2 HS đọc ghi nhớ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
HS: Đọc ghi nhớ.
Thứ sáu ngày 14 tháng 1 năm 2011
 Toán (Tiết 100)
Phân số bằng nhau 
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu nhận biết tính chất cơ bản của phân số.
- Bước đầu nhận ra sự bằng nhau của hai phân số.
II. Đồ dùng:
	Các băng giấy , hình vẽ SGK.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Hướng dẫn HS hoạt động để nhận biết = và tự nêu được tính chất cơ bản của phân số:
- GV hướng dẫn HS quan sát 2 băng giấy (như SGK).
HS: Quan sát 2 băng giấy để nhận biết.
+ Băng thứ nhất chia làm mấy phần bằng nhau?
HS: chia làm 4 phần.
+ Đã tô màu mấy phần?
- Tô màu 3 phần hay băng giấy.
+Băng thứ hai chia làm mấy phần?
- Chia làm 8 phần bằng nhau.
+ Đã tô màu mấy phần?
- Tô màu 6 phần hay băng giấy.
+ Phần tô màu của hai băng giấy này như thế nào?
- Bằng nhau.
=> Vậy = 
GV: và là hai phân số bằng nhau.
HS: viết: 	
Và 	
=> Tính chất (ghi bảng)
HS: Đọc lại nhiều lần.
 Thực hành:
+ Bài 1: 
- Cho HS tự làm bài rồi đọc kết quả.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
 Ta có: 
+ Bài 2: 
HS: Tự làm rồi nêu nhận xét của từng phần a, b (như SGK).
+ Bài 3: HS tự làm rồi chữa bài.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở.
a.
b.
GV chấm chữa bài cho HS.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà làm bài tập ở vở bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn (Tiết 40)
Luyện tập giới thiệu địa phương
I. Mục đích yêu cầu:
- HS nắm được cách giới thiệu về địa phương qua bài văn mẫu “Nét mới ở Vĩnh Sơn”.
- Bước đầu biết quan sát và trình bày được đổi mới nơi các em sinh sống.
- Có ý thức đối với công việc xây dựng quê hương.
II. Đồ dùng:
Tranh minh họa, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu – Ghi bảng
Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- Đọc thầm bài mẫu và làm bài cá nhân vào vở.
a. Bài văn giới thiệu những đổi mới của địa phương nào?
HS: xã Vĩnh Sơn, một xã miền núi 
b. Kể lại những nét đổi mới nói trên.
- Đã biết trồng lúa nước 2 vụ/ năm.
- Nghề nuôi cá phát triển.
- Đời sống của nhân dân được cải thiện: 10 hộ thì 9 hộ có xe máy, có điện dùng.
- GV treo bảng phụ ghi sẵn dàn ý.
HS: 1 em nhìn bảng đọc lại dàn ý .
a. Mở bài: Giới thiệu chung về địa phương nơi em sống.
b. Thân bài: Giới thiệu những đổi mới.
c. Kết bài: Nêu kết quả đổi mới.
+ Bài 2: Xác định yêu cầu của đề.
- GV phân tích đề, giúp HS nắm vững yêu cầu, tìm được nội dung cho bài giới thiệu.
HS: Đọc yêu cầu của đề.
-Cho h/s khá nêu bài mẫu...
-Gọi h/s trình bày
HS: Nối nhau nói nội dung các em chọn giới thiệu.
VD: Tôi muốn giới thiệu với các bạn về phong trào giữ gìn xóm làng sạch đẹp ở quê tôi....
HS: Thực hành giới thiệu.
- Giới thiệu trong nhóm.
- Giới thiệu trước lớp.
- Cả lớp bình chọn người giới thiệu hay nhất.
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Về nhà viết lại vào vở bài giới thiệu của em.
Khoa học (Tiết 40)
 Bảo vệ bầu không khí trong sạch
I. Mục tiêu:
- HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Cam kết thực hiện bảo vệ bầu không khí trong sạch.
- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bầu không khí trong sạch.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 80,81 SGK.
	- Các tư liệu, hình vẽ, tranh ảnh ,giấy vẽ..
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài học.
2. Dạy bài mới: Giới thiệu:
 Hoạt động 1: Mục tiêu:Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ bầu không khí trong sạch
- Làm việc theo cặp:
HS: Quan sát hình trang 80, 81 SGK và trả lời câu hỏi.
- 2 em quay lại với nhau trả lời những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ bầu không khí.
- GV gọi 1 số HS lên trình bày kết quả:
-H/s trình bày
* Những việc nên làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch là:
H1; H2; H3; H5; H6; H7 
* Những việc không nên làm:
H4
- Liên hệ địa phương gia đình.
=> Kết luận (SGV-tr146).
Hoạt động 2: Mục tiêu: Vẽ tranh cổ động bảo vệ bầu không khí trong sạch. 
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Xây dựng bản cam kết bảo vệ bầu không khí trong sạch.
+ Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh.
+ Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.
4 nhóm vẽ tranh
- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như đã hướng dẫn.
* GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ.
- Trình bày và đánh giá.
- Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình. Cử đại diện phát biểu bản cam kết và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động.
- GV đánh giá và nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp .
-Cho h/s liên hệ với địa phương
-GD bảo vệ môi trường
*Cho h/s đọc nội dung ghi nhớ
3. Củng cố, dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học bài.
 Giáo dục tập thể 
 Sơ Kết Tuần + vui văn nghệ 
I. Mục đích - yêu cầu: 
	- HS thấy được ưu nhược điểm của bản thân, của lớp trong tuần vừa qua.
	- Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
 - Duy trì mọi nề nếp
 - Phương hướng tuần sau.
II. Nội dung sinh hoạt:
1. Giới thiệu nội dung sinh hoạt:
2. Nhận xét ưu khuyết điểm trong tuần.
 - GV nhận xét chung.
*Ưu điểm:
- Nói chung các em đều ngoan, lễ phép.
- Có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
- Nghỉ học có giấy xin phép.
- Thực hiện tốt giờ ăn giờ ngủ.
- Trong lớp một số em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài: Hạnh,Trần Linh, Nguyễn Anh, Lan.....
* Nhược điểm 
- Đôi khi còn nói chuyện riêng trong giờ học: Nam, Long, Bình
- Còn quên dụng cụ học tập: Lí, Hưng
3. Vui văn nghệ:
4. Phương hướng tuần tới.
	- Duy trì nề nếp lớp
 - Phát huy ưu điểm, sửa chữa nhược điểm.
- HS nghe giáo viên nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm điểm bản thân
- Báo cáo với GVCN
- Lớp trưởng nhắc nhở các bạn trong lớp thực hiện tốt các nề nếp.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4 TUAN 1520 LAN.doc