Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A

TẬP ĐỌC

Tiết 29 : cánh diều tuổi thơ

i. mục tiêu

-Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

-Biết đọc với giọng vui tươi hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

-Hiểu ND :niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ(trả lời dược các Ch SGK).

ii. đồ dùng dạy học

-Tờ giấy khổ to hướng dẫn HS luyện đọc

-Băng giấy viết câu văn hướng dẫn đọc ngắt câu

iii. các hoạt động dạy học

1. Hoạt động 1: Luyện đọc

-1 HS giỏi đọc toàn bài

-GV chia 2 đoạn

+Đoạn 1: từ đầu đến vì sao sớm

+Đoạn 2 : còn lại

-HS đọc tiếp nối lần 1

-GV hướng dẫn đọc 1 số từ khó.

-GV đính câu dài lên bảng, HS ngắt câu và đọc lại

GV giảng từ ngữ .

 

doc 23 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Giáo viên: Bùi Duy Sanh - Trường TH Trường Đông A", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Từ ngày:30/11/2009
Đến:4/12/2009
Thứ hai, ngày 30 tháng 11 năm 2009
TẬP ĐỌC
Tiết 29 : CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. MỤC TIÊU
-Đọc rành mạch trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
-Biết đọc với giọng vui tươi hồn nhiên;bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
-Hiểu ND :niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ(trả lời dược các Ch SGK).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
-Tờ giấy khổ to hướng dẫn HS luyện đọc 
-Băng giấy viết câu văn hướng dẫn đọc ngắt câu
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
1. Hoạt động 1: Luyện đọc
-1 HS giỏi đọc toàn bài 
-GV chia 2 đoạn 
+Đoạn 1: từ đầu đến vì sao sớm 
+Đoạn 2 : còn lại
-HS đọc tiếp nối lần 1
-GV hướng dẫn đọc 1 số từ khó. 
-GV đính câu dài lên bảng, HS ngắt câu và đọc lại 
GV giảng từ ngữ .
-HS đọc tiếp nối lần 3
-1 HS đọc toàn bài 
-GV đọc diễn cảm toàn bài 
2.Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
-Gọi 1 HS đọc đoạn1,lớp đọc thầm SGK 
-Hỏi : Tác giả đã chọn chi tiết nào tả cánh diều 
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng giác quan nào?
-HS đọc thầm đoạn 2 , trao đổi nhóm đôi và trả lời câu hỏi.
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em ước mơ đẹp như thế nào?
-HS đọc thầm lại cả bài, TLCH:
+Qua câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ 
3.Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
-Gọi 2HS đọc nối tiếp 2 đoạn của bài 
-GV đính đoạn văn (Tuổi thơvì sao sớm) 
- HD học sinh đọc diễn cảm.
-HS luyện đọc diễn cảm theo nhóm đôi 
-1 số HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên.
4.Hoạt động 4: Củng cố-Dặn dò
-Trò chơi thả diều mang lại cho tuổi thơ những gì?
-Nhận xét tiết học
-Về nhà đọc lại bài và trả lời câu hỏi 
-CB: Tuổi ngựa.
--------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 29 : TIẾT KIỆM NƯỚC
I.MỤC TIÊU
Thực hiện tiết kiệm nước.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Tranh minh họa SGK
 -Phiếu học tập
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Yêu cầu HS quan sát tranh SGK trang 60,61.
 -GV đính câu hỏi.
	+Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
	+Theo em việc làm đó nên hay không nên làm ? Vì sao?
 - Hs trao đổi nhóm đôi. Đại diện 1 số Hs phát biểu ý kiến.
 	-Gv kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
 2.Hoạt động 2: Tại sao cần thực hiện tiết kiệm nước
 -GV hỏi liên hệ:
	+Gia đình. Trường học và địa phương em có đủ nước dùng không ?
	+Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa ?
	+Bản thân em đã làm gì để tiết kiệm nước ?
-Hs thảo luận nhóm đôi. TLCH
-Yêu cầu HS quan sát hình 7,8/61. Và trả lời cá nhân các câu hỏi:
	+Hình 7,8 vẽ những gì ?
	+Em có nhận xét gì về hình 7b ?
	+Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
	+Em có nhận xét gì về hai bạn ở hình 8a,8b ?
 -1 số Hs trả lời. Gv nhận xét.
-GV kết luận,đính bảng gọi Hs đọc.
 3.Hoạt động 3: Đóng vai tuyên truyền, vận động mọi người cùng tiết kiệm nước.
 -GV yêu cầu Hs thảo luận nhóm 4. Đóng vai tình huống sau.
 	+Tình huống1 :Vào tối thứ bảy ba mẹ cho em đi công viên chơi. Khi đến đó em thấy 1 số người đến vòi nước ở công viên mở khóa cho nước chảy mạnh để rửa tay. Em sẽ nói gì với mọi người.
 	+Tình huống 2 : Giờ ra chơi, các bạn đến bể nước của nhà trường vặn cho nước chảy mạnh để lấy nước uống xong chỉ khóa sơ lại rồi bỏ đi. Khi đó em sẽ nói như thế nào với các bạn.
 -Nhóm 1,3,5, đóng vai tình huống 1.
 -Nhóm 2,4,6,, đóng vai tình huống 2.
 -Các nhóm tiến hành thảo luận và đóng vai.
 -Đại diện 2 nhóm lên đóng vai trước lớp. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 4.Hoạt động 4; Củng cố- Dặn dò.
 -Hôm nay học khoa học bài gì ?
 +Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước ?
 +Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để tiết kiệm nước ?
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà học thuộc bài. Thực hiện tốt điều đã học.
 CB: làm thế nào để biết nước có không khí.
----------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 68: CHIA MỘT SỐ CHO MỘT TÍCH tr.78
I.MỤC TIÊU
 	-Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Các tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Tính và so sánh giá trị của ba biểu thức.
 -GV viết ba biểu thức lên bảng.
	24 : (3 x 2 )	24 : 3 : 2 	24 : 2 : 3
 -1 HS đọc ba biểu thức.
 -Yêu cầu HS tính giá trị của từng biểu thức vào nháp, 3 Hs lên bảng tính.
	24 : (3 x 2 ) = 24 : 6 = 4
	24 : 3 : 2 = 8 : 2 = 4
	24 : 2 : 3 = 12 : 3 = 4
 -Giá trị của ba biểu thức như thế nào ?
 -Hs phát biểu
 -GV nhận xét, yêu cầu 1 HS lên ghi.
	24 x (3 x 2) = 24 : 3 : 2 = 24 : 2 : 3.
 -Vậy khi chia một số cho một tích ta làm thế nào ?
 -GV đính ghi nhớ, HS đọc.
 	2.Hoạt động 2: Thực hành
 Bài 1 : Tính gí trị của biểu thức.
 -GV đính lần lượt từng biểu thức.
	50 : ( 2 x 5 ) 	72 : ( 9 x 8 ) 	28 : ( 7 x 2 )
 -Yêu cầu HS làm cá nhân vào bảng con, 3 HS làm bảng lớp.
 -Nhận xét kết quả.
 Bài 2 : Chuyển phép nhân sau đây thành phép chia một số cho môtọ tích rồi tính (theo mẫu)
 -GV đính bảng phép nhân,	60 : 15 
 	-Hỏi: 15 là tích của hai thừa số nào?
 -Hướng dẫn cả lớp cùng thực hiện.
	60 : 15 = 60 : (5 x 3 )
	 = 60 : 5 : 3
	 = 12 : 3 = 4.
 	-Em nào có cách tính nào khác mà kết quả không thay đổi ?
 -GV yêu cầu HS làm theo nhóm 4 với các phép tính.
 -Các nhóm làm trên tấm bìa. Đại diện 3 nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét.
80 : 40 = 80 : ( 10 x 4) 150 : 50 = 150 : ( 5 x 10)
	 = 80 : 10 : 4 = 150 : 5 : 10 	
 = 8 : 4 = 2 = 30 : 10 = 3
 80 : 16 = 80 : ( 8 x 2)
	 = 80 : 8 : 2
 = 10 : 2 = 5
 Bài 3 : Giải toán.Học sinh khá giỏi làm
 -GV đính bài toán. 2 HS đọc đề bài.
 -Nêu các bước giải toán có văn.
 -Hướng dẫn Hs phân tích đề bài.
 	Bài toán cho biết gì ?
 	+bài toán yêu cầu tìm gì ?
 	-1 HS lên tóm tắt.
.2 bạn, mỗi bạn mua 3 quyển vở phải trả hết 7200 đồng.
.Mỗi quyển vở giá .? Đồng.
 -Yêu cầu HS nêu cách giải.
 -Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải trên bảng lớp.
 -GV chấm điểm 1 số vở. Nhận xét
 	3.Hoạt động 3 : Củng cố – Dặn dò.
	?Khi chia một số cho một tích ta thực hiện như thế nào ?
 -Nhận xét tiết học
 CB: Chia một tích cho một số.
---------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
Tiết 15: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I.MỤC TIÊU
	 -Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
 -Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện)đã kể.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Bảng phụ viết đề bài. 1 số con vật gần gũi với trẻ em 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện.
 -GV đính đề bài lên bảng, 1 HS đọc đề bài, lớp theo dõi.
 -GV gạch dưới các từ ngữ quan trọng: đồ chơi, con vật gần gũi.
 -Yêu cầu HS quan sát tranh minh họa SGK, trả lời câu hỏi hỏi:
	+Truyện nào có con vật là những đồ chơi của tre em?
	+Truyện nào có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em ?
 	+Trong 3 truyện được nêu trên truyện nào có trong SGK ? truyện nào ở ngoài SGK ?
 -Các em có thể kể truyện đã đọc hoặc kể truyện đã có trong SGK.
 -HS giới thiệu tên câu chuyện của mình, nói rõ nhận vật trong truyện là đồ chơi hay con vật.
 	2.Hoạt động 2: HS thực hành kể chuyện, trao dổi ý nghĩa của câu chuyện
 -GV nhắc Hs: kể chuyện phải có đầu có đuôi để các bạn hiểu được, cần kể kết truyện theo lối mở rộng.
 -HS tập kể theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
 -Thi kể trước lớp.
 -1 số Hs thi kể truyện trước lớp. 
 -Sau khi kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện.
 -Cả lớp và GV nhận xét.
	 3.Hoạt động 3; Củng cố – Dặn dò
 -Hôm nay kể chuyện về nội dung gì ?
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà luyện kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 CB: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia / 158
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Thứ ba, ngày 01 tháng 12 năm 2009
CHÍNH TẢ 
TIẾT 15 :CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I.MỤC TIÊU
-Nghe viết đúng, trình bày đẹp đoạn văn “Từ tuổi thơsao sớm” trong bài “Cánh diều tuổi thơ”.
 	-Làm đúng BT (2) a / b.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -Các tấm bìa, bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1.Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe –viết.
 -1 HS đọc đoạn văn viết chính tả trong bài Cánh diều tuổi thơ, lớp theo dõi.
 -Hỏi: Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
 +Tác giả quan sát cánh diều bằng các giác quan nào ?
 -GV hướng dẫn Hs viết 1 số từ khó: nâng lên, mềm mại, vui sướng, trầm bổng, sáo, sao sớm.
 -HS viết bảng con và phân tích cấu tạo một số tiếng.
 -Gv đọc lại đoạn văn.
 -Nhắc HS tư thế ngồi viết ngay ngắn, đọc bài cho cả lớp viết vào vở.
 -GV đọc lại cho Hs rà soát bài viết.
 -Hs mở SGK tự bắt lỗi chính tả.
 -Thống kê lỗi cả lớp.
 -Chấm điểm 1 số tập.
 -Nhận xét-sửa lỗi sai phổ biến.
 	2.Hoạt động 2: Hướng dẫn làm BT chính tả.
 Bài tập 2b: thảo luận nhóm 4
 -1 Hs đọc yêu cầu và mẫu của BT.
 -GV phát tấm bìa cho các nhóm làm bài. Đại diện 2 nhóm lên trình bày kết quả.
 -Các nhóm ... àn tổ chức việc đắp đê như thế nào để phòng chống lũ lụt ?
 -Nhà Trần thu được kết quả như thế nào trong việc đắp đê ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc bài.
 CB: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu, ngày 04 tháng 12 năm 2009
TẬP LÀM VĂN
Tiết 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I.MỤC TIÊU
 	-Nắm vững cấu tạo của một bài văn miêu tả đồ vật (mở bài, thân bài, kết bài và trình tự miêu tả ); hiểu vai trò của quan sát chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể(BT1).
 -Lập được dàn ý cho bài văn miêu tả chiếc áo mặc đến lớp(BT2).
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -các tấm bìa ép, bút dạ
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 *Hướng dẫn HS làm bài tập.
 	1.Hoạt động 1: Bài tập 1.
 -2 Hs đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
 -GV đính các câu hỏi.
	+Tìm phần mở bài, kết bài, thân bài trong bài văn “Chiếc xe đạp của chú tư”
	+Phần mở bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì ? Mở bài, kết bài theo cách nào ?
	+Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào ?
 -Yêu cầu Hs trao đổi theo nhóm đôi. 1 số Hs phát biểu, mỗi em nói 1 câu.
 -GV nhận xét, kết luận.
 -Gv phát tấm bìa cho HS thảo luận nhóm 4, câu hỏi:
 	+Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được tả theo trình tự như thế nào?
	+Tìm lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài, lời kể nói lên điều gì về tình cảm của chú Tư với chiếc xe ?
 -Các nhóm tiến hành thảo luận và viết ra tấm bìa. Đại diện 2 nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
 	2.Hoạt động 2: Bài tập 2.
 -1 Hs đọc yêu cầu BT.
 -Bài tập yêu cầu làm gì ?
 -HS làm việc cá nhân viết vào vở. Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
 -1 số Hs đọc dàn ý. GV nhận xét.
 3.Hoạt động 3: Củng cố – Dặn dò
 -Thế nào là miêu tả ?
 -Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì ?
 +Nhận xét tiết học.
 -Về nhà làm lại BT2 vào vở.
 CB: Quan sát đồ vật.
-----------------------------------------------------------------
ĐỊA LÝ
Tiết 14 : HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
I.MỤC TIÊU
	-Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động trồng sản xuất chủ yếu của người dân đồng bằng Bắc Bộ:
 +Vựa lúa lớn thứ hai của đất nước,
 +Là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều loại rau xứ lạnh.
 +Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội: tháng lạnh, tháng 1, 2, 3 nhiệt độ dưới 20oC, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
-Học sinh giỏi:
+Giải thích vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng : phù sa màu mỡ 	nước dồi giàu
+Nêu được các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Các hình trong SGK
 -Phiếu học tập, bảng phụ viết ghi nhớ
III.CÁC HOẠT ĐỘN DẠY HỌC
 	1.Hoạt động 1 : Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước.
 -Hs đọc thầm mục 1 và quan sát các hình trong SGK để thảo luận câu hỏi.
 -GV đính câu hỏi :
	+Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ?
 +Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi. Đại diện 1 số HS phát biểu.
 - GV nhận xét và giải thích thêm : Đặc điểm của cây lúa nước là cần có đất màu mỡ, thân cây ngập trong nước, nhiệt độ cao. Người dân phải vất vả trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình làm lúa để thu về nhiều lúa gạo cho đất nước.
 -Liên hệ và giáo dục HS.
 +GV kết luận : Nhờ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nên đồng bằng Bắc Bộ đã trở thành vựa lúa lớn thứ hai cả nước.
 	2.Hoạt động 2: Cây trồng vật nuôi.
 +Làm việc cả lớp.
 -HS đọc thầm mục 1 SGK và trả lời câu hỏi:
	+Ngoài việc trồng lúa, người dân ở đồng bằng Bắc Bộ con trồng các loại cây gì ? 
	+Ở đồng bằng Bắc Bộ vật nuôi chính là gì ?
 -1 số HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
 -Gv nhận xét, chốt lại.
 	3.Hoạt động 3 : Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh.
 -Yêu cầu Hs đọc thầm mục 2 SGK. Thảo luận nhóm 4.
 -GV phát câu hỏi cho các nhóm thảo luận.
 	+Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ? Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
	+Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp ?
	+Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 -Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận.
 -GV nhận xét.
 	4.Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
 +Vì sao lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ?
 +Kể tên một số cây trồng, vật nuôi chính ở ĐBBB ?
 +Nhận xét tiết học
 -Về nhà học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
 CB: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBBB (TT)
-----------------------------------------------------------------
Toán 
Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (TT)TR. 82
I.MỤC TIÊU
-Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số.(chia hết, chia có dư)
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
 -Các tấm bìa, bút dạ.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
 	1.Hoạt động 1: Giới thiệu phép chia 8192 : 64
 -Gv viết bảng : 8192 : 64 = ?
 -Yêu cầu 1 HS lên bảng thực hiện, cả lớp làm bảng con.
 -Nêu lại cách thực hiện phép chia trên.
 -Hỏi: Phép chia 8192 chia 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 	2.Hoạt động 2: Giới thiệu phép chia 1154 : 62
 -Gv viết bảng ; 1154 : 62 = ?
 -Hướng dẫn Hs ước lượng thương trong các lần chia:
	. 115 : 62 có thể ước lượng 11 : 6 = 1(dư 5)
	. 534 : 62 có thể ước lượng 53 : 6 = 8 (dư 5)
 -Hs làm bảng con, 1 em lên bảng lớp làm và nêu cách thực hiện các lượt chia.
 -Phép chia 1154 chia 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 	3.Hoạt động 3; thực hành
 Bài 1: đặt tính rồi tính.
 -Gv đính lần lượt các phép chia lên bảng.
 -HS hai dãy làm vào bảng con (mỗi dãy 1 phép tính) , 4 em làm trên tấm bìa.
 -GV nhận xét kết quả.
4674 82	2488	 35	9146 72
 410 57	245 71 72 127
 574 038 194
 574 35 144
 000 3 506
 504
	5781 47 	 2
 47 123
 108
 94
 141
 141
Bài 2: Tìm X.
 -Yêu cầu Hs thảo luận nhóm 6.
 -Đại diện hai nhóm trình bày kết quả. 
	 75 x X = 1800 	1855 : X = 35 
 X = 1800 : 75 X = 1855 : 35
	X = 24 	 X = 53
 Bài 3: Giải toán 
 -GV đính bài toán. 2 Hs đọc đề bài.
 -Hướng dẫn phân tích đề bài.
	+Bài toán cho biết gì ?
	+Bài toán hỏi gì ? 
	+Muốn biết đóng được bao nhiêu tá bút chì và thừa mấy cái, chúng ta thực hiện phép túnh gì ?
 -1 Hs lên bảng tóm tắt, 1 Hs giải. Cả lớp giải vào vở.
Tóm tắt
12 bút : 1 tá
 3500 bút : ? tá thừa ? cái
 	Giải.
 Thực hiện phép chia ta có:
 3500 : 12 = 291 ( dư 8)
 Vậy 3500 bút chì đóng gói được nhiều nhất 291 tá và còn thừa 8 bút chì.
 Đáp số : 291 tá bút chì; thừa 8 bút chì
 	4.Hoạt động 4; Củng cố – Dặn dò
 -Trò chơi “Ai nhanh hơn”
 -Gv viết phép chia lên bảng.
	1748 : 76
 -2 Hs của hai đội thi đua lên bảng đặt tính và tính.
 -Nhận xét tiết học
 -Về nhà xem lại các bài tạp đã làm.
 CB : Luyện tập.
-----------------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 30: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I.MỤC TIÊU
 -Làm thí nghiệm để nhận biết không khí có ở xung quanh ta, xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 -1 số túi ni lông to, dây chun, kim băng, chậu nước, chai không, 1 viên gạch.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
 1.Hoạt động 1: Không khí có ở xung quanh ta
 -Yêu cầu Hs làm việc cá nhân.
 -Gv cho 4 Hs cầm túi ni lông chạy theo chiều dọc, chiều ngang của lớp. Khi chạy mở rộng miệng túi rồi sau đó dùng dây chun buộc chặt miệng túi lại.
 -HS cả lớp quan sát các túi đã buộc và trả lời câu hỏi:
	+Em có nhận xét gì về những túi này ?
	+Cái gì làm cho túi ni lông căng phồng ?
	+Điều đó chứng tỏ xung quanh ta có gì ?
 -1 số Hs phát biểu.
 	-GV kết luận: Thí nghiệm các em vừa làm chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta. Khi bạn chạy với túi miệng miệng mở rộng, không khí sẽ tràn vào túi ni lông và làm nó căng phồng.
2.Hoạt động 2: Không khí có ở quanh mọi vật.
 -Thảo luận theo nhóm 6.
 -Yêu cầu Hs đọc và quan sát các thí nghiệm 1,2,3 trong SGK.
 -Các nhóm tiến hành làm thí nghiệm như SGK. Mỗi nhóm làm 1 thí nghiệm.
 -GV đi quan sát và hướng dẫn HS. Đại diện trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
 -Hỏi: Qua 3 thí nghiệm trên cho em biết điều gì ?
 -Kết luận: Xung quanh ta và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí.
 -Gv treo hình minh họa 5 SGK /63 và giải thích:
 	+Không khí ở khắp mọi nơi, lớp không khí bao quanh trái đất gọi là khí quyển.
 -Yêu cầu HS đọc lại mục bạn cần biết.
 3.Hoạt động 3: Cuộc thi “Em làm thí nghiệm”
 -GV tổ chức cho Hs thảo luận theo tổ (4 tổ)
 -GV giao việc: để tìm ra trong thực tế còn có những ví dụ nào chứng tỏ không khí có trong những chỗ rỗng của vật. Em hãy mô tả thí nghiệm đó bằng lời.
 -Các tổ thảo luận và thí nghiệm.
 -Đại diện tổ trình bày.
 +Khi ta rót nước vào chai, ta thấy ở miệng chai nổi lên những bọt khí. Điều đó chứng tỏ không khí ở trong chai rỗng.
 +Khi dùng quạt ta thấy hơi mát ở mặt, điều đó chứng tỏ không khí ở xung quanh ta.
 -Gv nhận xét-tuyên dương.
 -Gv liên hệ và giáo dụcï HS.
 4.Hoạt động 4: Củng cố – Dặn dò
 -Không khí có ở đâu ? Nêu ví dụ ?
 -Em hãy định nghĩa về khí quyển ?
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà học thuộc bài.
 	CB: Không khí có những tính chất gì ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 4 tuan 15 mot cot.doc