Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân

Tiết 1: TẬP ĐỌC.

Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I) MỤC TIÊU

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).

II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :

- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc

- HS : Sách vở môn học

III)PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập

IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:

 

doc 39 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - GV: Đinh Phấn - Trường Tiểu học Huy Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15.
THỨ HAI NGÀY 22/11/2010
Tiết 1: CHÀO CỜ.
(LỚP 4C)
---------------------------------------------------------------
Tiết 1: TẬP ĐỌC.
Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I) MỤC TIÊU
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP: 
	Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Ổn định tổ chức : (1’)
 Cho hát, nhắc nhở HS
2. Kiểm tra bài cũ : (3’)
 - Gọi 3 HS đọc bài : “Chú Đất Nung – phần 2” + trả lời câu hỏi
 - GV nhận xét – ghi điểm cho HS
3. Dạy bài mới: (30’)
* Giới thiệu bài – Ghi bảng.
* Luyện đọc:
 - Gọi 1 HS khá đọc bài
 - GV chia đoạn: bài chia làm 2 đoạn
 - Gọi 2 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS.
- Yêu cầu 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải
 - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
 - GV đọc mẫu toàn bài.
* Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: 
 + Tác giả chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
GV : Cánh diều được tác giả tả một cách tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
- Mục đồng: trẻ chăn trâu, dê, bò, cừu ở làng quê
+ Đoạn 1 nói lên điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi:
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
- Huyền ảo: đẹp một cách kì lạ và bí ẩn, nửa thực nửa hư. 
- Khát vọng: điều mong muốn, đòi hỏi rất mạnh mẽ
GV: Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn nhỏ thả diều đều đặt ước mơ của mình vào đó, những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho bạn trong cuộc sống.
+ Nội dung đoạn 2 là gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn mở bài và đoạn kết bài .
+ Bài văn nói lên điều gì?
- GV ghi nội dung lên bảng
*Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp cả bài.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét chung.
4. Củng cố– dặn dò: (2’)
+ Nhận xét giờ học
+ Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: “ Tuổi ngựa”
3 HS thực hiện yêu cầu
HS ghi đầu bài vào vở
- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm
- HS đánh dấu từng đoạn
-2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.
- 2 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK.
- HS luyện đọc theo cặp.
- HS lắng nghe GV đọc mẫu.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm, tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm
- Tác giả quan sát cánh diều bằng tai và mắt.
- Lắng nghe
1. Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- HS đọc bài và trả lời câu hỏi
- Các bạn nhỏ hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng suốt một thời mới lớn . bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giừo cũng hy vọng tha thiết cầu xin “ Bay đi diều ơi, bay đi...”
- Lắng nghe
2.Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- HS đọc bài theo yêu cầu
ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ 
- HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung
- 2 HS đọc nối tiếp bài, cả lớp theo dõi cách đọc.
- HS theo dõi tìm cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất
- Lắng nghe
- Ghi nhớ
----------------------------------------------------------------------------
Tiết 3: TOÁN. 
Tiết 68: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
- Thực hiện được phép chia một số có nhiều chữ số cho số có một chữ số.
- Biết vận dụng chia một tổng (hiệu) cho một số.
Bài 1, bài 2 (a), bài 4 (a)
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định: 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 1 học sinh lên làm bài tập 3.
- Nhận xét cho điểm. 
C. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài:  củng cố kĩ năng thực hành giải một số dạng toán đã học
2. Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: 
? Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu 4 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Chữa, yêu cầu nêu các phép chia hết, phép chia có dư trong bài.
Bài 2: a.
- Gọi đọc yêu cầu bài toán.
? Nêu cách tìm số bé, số lớn trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Yêu cầu 2 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- 1 học sinh lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- Đặt tính rồi tính.
a. 67494 : 7 =9642 (chia hết) 
 42789 : 5 = 8557 (dư 4) 
b. 359361 : 9 = 39929 (chia hết)
 238057 : 8 = 29757 (dư 1)
- 1 học sinh đọc to.
+ Số bé bằng (Tổng – Hiệu) : 2
+ Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2
a. Bài giải: b. Bài giải: 
Số bé là: Số lớn là:
(42506 – 18472) : 2 = 12017 (187895 + 85287) : 2 = 111591
Số lớn là: Số bé là: 
12017 + 18472 = 30489 11591 – 85287 = 26304
Đs: Số bé: 12017; Số lớn: 30489 Đs: Số lớn: 111591; Số bé: 26304
Bài 3: (Nếu còn thời gian)
- Yêu cầu đọc đề bài.
? Nêu công thức tính số trung bình cộng của các số ?
? Bài tập yêu cầu tính trung bình cộng số kg hàng của bao nhiêu xe ?
? Vậy phải tính tổng số hàng của bao nhiêu toa xe ?
? Muốn tính tổng số kg hàng của 9 toa xe ta làm như thế nào ? 
- Gọi 1 học sinh lên bảng, cả lớp làm vào vở bài tập. 
- 1 học sinh đọc to.
- Lấy tổng của chúng chia cho số các số hạng.
- Của 3+ 6 = 9 toa xe.
- Phải tính tổng số hàng của 9 toa xe.
- Tính số kg của 3 toa, sau đó tính số kg của 6 toa xe rồi cộng kết quả với nhau. 
Bài giải:
Số toa xe có tất cả là:
3 + 6 =9 (toa)
Số kg của 3 toa là:
14580 x 3 = 43740
Số kg hàng của 6 toa xe chở được là:
13275 x 6 =79650 (kg)
Số kg hàng cả 9 toa xe chở được là:
43740 + 79650 = 123390 (kg)
Trung bình mỗi toa xe chở được:
123390 : 9 = 13710 (kg)
Đs: 13710 (kg)
Bài 4 a: 
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
Cách 1:
a. (33164 +28528) : 4
 = 61692 : 4
 = 15423 
- 2 học sinh lên, mỗi học sinh 1 phần. 
Cách 2: 
a. (33164 + 28528) : 4 
= 33164 : 4 + 28528 : 4
= 8291 + 7132 
= 15423 
- Yêu cầu nêu tính chất mình đã áp dụng để giải. 
3. Củng cố – dặn dò 
- Tổng kết giờ học.
- Về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
a. Áp dụng tính chất tổng chia cho một số.
b. Áp dung tính chất hiệu chia cho một số. 
-------------------------------------------------------
Tiết 4: KĨ THUẬT.
(Đ/C VĨNH DẠY)
--------------------------------------------------------
Tiết 5: TẬP LÀM VĂN.
Tiết 29: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
I - MỤC TIÊU:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (BT1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (BT2).
II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
- Giáo viên: Giáo án, sgk.
- Học sinh: Sách vở môn học.
III - PHƯƠNG PHÁP:
Giảng giải, đàm thoại, luyện tập, thảo luận...
IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
A - Ổn định tổ chức: (1’)
Cho lớp hát, nhắc nhở hs.
B - Kiểm tra bài cũ: (3’)
Gọi 1 hs đọc nội dung phần ghi nhớ.
- Thế nào là văn miêu tả?
- Cấu tạo 1 bài văn miêu tả đồ vật như thế nào?
C - Dạy bài mới: (30’)
1) Giới thiệu bài:
GV ghi đầu bài lên bảng.
2) HD làm bài tập:
Bài tập 1:
Gọi 2 hs nối tiếp nhau đọc y/c bài tập 1.
GV nxét, kết luận lời giải đúng.
Mở bài: Giới thiệu chiếc xe đạp cần tả.
Thân bài: Tả chiếc xe đạp và tình cảm cuả chú Tư với chiếc xe.
Kết bài: Nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nết và chú Tư...)
b. Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự, như thế nào?
c. Tác giả quan sát chiếc xe bằng những giác quan nào?
d. Những lời kể xen lẫn lời miêu tả trong bài nói lên điều gì?
Bài tập 2:
- Gọi hs đọc y/c của bài.
GV viết bảng đề bài, nhắc hs chú ý.
+ Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
+ Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ đã học.
GV nxét, kết luận chung.
GV nxét, gọi 1 hs đọc lại.
3) Củng cố - dặn dò: (1’)
- Gọi hs nhắc lại nội dung cần củng cố qua bài học.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn hs về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả chiếc áo. 
- Chuẩn bị bài sau.
Cả lớp hát, lấy sách vở môn học
- 2 Hs lên bảng kể chuyện
HS ghi đầu bài vào vở
- 2 hs đọc, cả lớp theo dõi.
- Hs đọc thầm bài văn “Chiếc xe đạp của chú Tư” suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lắng nghe.
- Tả bao quát chiếc xe.
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật.
+ Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe.
- Bằng mắt nhìn.
+ Bằng tai nghe.
- Nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe và rất hạnh diện vì nó.
- Hs đọc bài.
- HS làm bài.
- 1 số hs đọc dàn ý.
Mở bài: Chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay là một chiếc áo sơ mi đã cũ, em đã mặc được hơn 1 năm.
Thân bài: - Tả bao quát chiếc áo (dáng kiểu, rộng, hẹp, vải, màu...)
- Tả từng bộ phận (thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo...)
Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo.
- Áo đã cũ nhưng em rất thích.
- Em có cảm thấy như mình lớn lên khi mặc áo.
Nhắc lại nội dung.
Lắng nghe.
Ghi nhớ.
=====================================
THỨ BA NGÀY 23/11/2010
Tiết 1: TOÁN.
Tiết 69: MỘT SỐ CHIA CHO MỘT TÍCH
I. Mục tiêu
Thực hiện được phép chia một số cho một tích.
Bài 1, bài 2
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Ổn định: 1p
B. Kiểm tra bài cũ: 3p
- Gọi 2 học sinh lên làm bài tập 4.
- Kiểm tra vở bài tập của học sinh khác.
- Chữa, nhận xét, cho điểm.
C. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài:  làm quen với tính chất chia một số cho một tích.
2. Giới thiệu tính chất một số chia cho một tích: 
a. So sánh giá trị các biểu thức:
- Giáo viên viết: 24: 3 x 2; 24 : 3 : 2; 
 24 : 2 : 3.
- Yêu cầu tính giá trị của các biểu thức trên.
- Yêu cầu so sánh giá trị của ba biểu thức.
- Vậy: 24: (3x2) = 24:3:2 = 24:2:3
b. Tính chất một số chia cho một tích.
? Biểu thức 24: (3x2) có dạng như thế nào ? 
? Nêu cách thực hiện biểu thức này ? 
? Có cách tính nào khác mà vẫn tìm được giải thích của 24: (3x2) = 4? 
? 3 và 2 là gì trong biểu thức 2 ... , tuy nhiên cách làm này rất mất nhiều thời gian, vì vậy để tính 672 : 21 người ta tìm ra cách đặt tính và thực hiện tính tương tự như với phép chia cho số có một chữ số.
* Đặt tính và tính: 
- Y/C: Dựa và cách đặt tính chia cho số có một chữ số để dặt tính 672 : 21.
- ? Chúng ta thực hiện phép chia theo thứ tự nào?
- Số chia trong phép chia này là bao nhiêu?
- Vậy khi thực hiện phép chia chúng ta nhớ lấy 672 chia cho số 21, không phải là chia cho 2 rồi chia cho 1 vì 2 và 1 chỉ là các chữ số của số 21 
- Y/C HS thực hiện phép chia .
- Nhận xét cách thực hiện phép chia của HS, sau đó thống nhất lại cách chia đúng như SGK đã nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài tập 3.
- HS chữa bài.
- HS thực hiện.
672 : 21 = 672 : (3 7)
 = (672 : 3) : 7
 = 224 : 7 = 32
- 672 : 21 = 32.
- HS nghe giảng.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- Thực hiện chia theo thứ tự từ trái sang phải.
- Là 21.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
672
21
63
32
 42
 42
 0
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
* 67 chia cho 21 được 3, viết 3.
 3 nhân 1 bằng 3, viết 3.
 3 nhân 2 bằng 6, viết 6.
 67 trừ 63 bằng 4, viết 4.
* Hạ 2 được 42; 42 : 21 được 2 viết 2.
 2 nhân 1 bằng 2, viết 2.
 2 nhân 2 bằng 4, viết 4.
 642 trừ 42 bằng 0, viết 0.
- Vậy 672 : 21 = 32.
- GV hỏi: Phép chia 672 : 21 là phép chia có dư hay phép chia hết.
b. Phép chia 779 : 18
- GV viết phép chia 779 : 18 lên bảng.
- Y/C HS đặt tính và thực hiện.
- Nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không.
- GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK.
-Là phép chia hết vì số dư bằng 0.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
779
18
72
43
 59
 54
 5
- Chia theo thứ tự từ trái sang phải.
* 77 chia cho 18 được 4, viết 4.
 4 nhân 8 bằng 32, viết 2, nhớ3.
 4 nhân 1 bằng 4, viết 6.
 77 trừ 72 bằng 5, viết 5.
* Hạ 9 được 59; 59 chia 18 được 3 viết 3.
 3 nhân 8 bằng 24, viết 4, nhớ 2.
 3 nhân 1 bằng 3, thêm 2, bằng 5, viết 5.
 59 trừ 54 bằng 5, viết 5.
- Vậy 779 : 18 = 43 (dư 5).
- GV hỏi: Phép chia 672 : 21 là phép chia hết hay phép chia có dư.
- Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? 
c. Tập ước lượng thương
- GV: Khi thực hiện các phép chia cho số có 2 chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biét ước lượng thương.
- Gv nêu cách ước lượng thương: 
- Viết lên bảng các phép chia sau: 
 75 : 23 ; 89 : 22 ; 68 : 21 ; ...
- Để ước lượng thương của các phép chia trên được nhanh, chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục.
- Y/C HS thực hành ước lượng thương của các phép chia trên.
- Y/C HS lần lượt nêu cách nhẩm của của từng phép tính trên trước lớp. 
- GV viết lên bảng 75 : 17 y/c HS nhẩm.
- GV HD: Khi đó chúng ta giảm thương xuống còn 6, 5, 4, ...tiến hành nhân và trừ nhẩm.
- Để tránh phải thử nhiều, có thể làm tròn các số trong phép chia 75 : 17 như sau: 75 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 80 ; 17 làm tròn đến số tròn chục gần nhất là 20, sau đó lấy 8 chia 2 được 4, ta tìm được thương là 4, ta nhân và trừ ngược lại.
- Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất. Các số có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm tròn lên, các số có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống. 
- Cho cả lớp tập ước lượng với các phép chia khác. VD: 79 : 28 ; 81 : 19 ; 72 : 18 ; ...
3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1: 
- Y/C HS tự đặt tính rồi tính.
- Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- Y/C HS tự tóm tắt đề bài và làm bài.
 Tóm tắt
 15 phòng: 240 bộ
 1 phòng: ...... bộ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3(Nếu còn thời gian): 
- Bài tập Y/C chúng ta làm gì?
- Y/C HS tự làm bài.
- Là phép chia có số dư bằng 5.
- Trong các phép chia có dư, số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia. 
- HS theo dõi.
- HS đọc các phép chia.
- HS nhẩm để tìm thương sau đó kiểm tra lại. VD: Nhẩm 7 chia 2 được 3, vậy 75 chia 23 được 3; 23 nhân 3 được 69, 75 trừ 69 bằng 6; vậy thương cần tìm là 3.
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS có thể nhẩm theo cách trên:
7 : 1 =7 ; 7 17 = 119 ; 119 > 75
- HS thử với các thương 6, 5, 4, và tìm ra 17 4 = 68 ; 75 - 68 = 7, vậy 4 là thương thích hợp.
- HS nghe GV hướng đẫn.
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào VBT.
 Bài giải
 Số bộ bàn ghế mỗi phòng có là: 
 240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ
- Tìm x.
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. Cả lớp làm vào VBT.
a) x 34 = 714
 x = 714 : 34
 x = 21
b) 846 x = 18
 x = 846 : 18
 x = 47
 - Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó 2 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò: (2’)
- Vậy khi thực hiện các phép chia cho số có 2 chữ số, để tính toán nhanh, chúng ta cần biét ước lượng thương ntn? 
- GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sau.
- HS nêu cách tìm x của từng phần để giải thích.
- Chúng ta lấy hàng chục chia cho hàng chục.
- Nguyên tắc làm tròn là ta làm tròn đến số tròn chục gần nhất. Các số có hàng đơn vị lớn hơn 5 ta làm tròn lên, các số có hàng đơn vị nhỏ hơn 5 ta làm tròn xuống. 
------------------------------------------------------------
Tiết 4: KHOA HỌC.
Bài 29: TIẾT KIỆM NƯỚC
I. Mục tiêu
Thực hiện tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng dạy - học
- Các hình trang 60, 61.
- Học sinh chuẩn bị giấy vẽ, nút mầu.
III. Các hoạt động dạy – học 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động khởi động: (3’)_ 
? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ? 
 ? Để giữ gìn nguồn tài nguyên nước chúng ta phải làm gì ? 
- Giới thiệu: Vậy chúng thức ăn phải làm gì để tiết kiệm nước ? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. 
Hoạt động 1: (8’) Những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.
 - Cho Học sinh thảo luận cứ hai nhóm một hình.
1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
? Theo em việc làm đó là nên hay không nên ? Tại sao ?
- Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Chúng ta nên làm những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh lãng phí. 
Hoạt động 2: (8’) Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước ?
- Yêu cầu quan sát hình 7, 8 và trả lời câu hỏi:
? Em có nhận xét gì về hình vẽ bạn trai trong hình ?
? Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Tại sao ? 
 ? Vì sao chúng thức ăn phải tiết kiệm nước ?
Kết luận: (ý trên). 
 Hoạt động 3: (8’) Cuộc thi đội tuyên truyền giỏi.
- Yêu cầu vễ tranh theo nhóm với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
- Yêu cầu mỗi nhóm cử một học sinh làm ban giám khảo.
- Nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm. Trao phần thưởng.
- Quan sát hình 9.
- Gọi 2 học sinh thi hùng biện về tranh vẽ.
- Nhận xét, khen ngợi. 
 Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
Hoạt động kết thúc: (2’)
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh về nhà học mục bạn cần biết.
- Dặn học sinh luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
- Chúng ta phải giữ vệ sinh nguồn nước.
- Phải tiết kiệm nước.
- Chúng ta phải bảo vệ nguồn nước. 
- Học sinh nghe. 
- Quan sát hình minh hoạ được giao 
+ Hình 1: Vẽ một người khoá van vòi nước khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó là nên làm vì như vậy sẽ không làm cho nước chảy ra ngoài gây lãng phí.
+ Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy ra ngoài chậu. Việc đó không nên làm vì
+ Hình 3: Vẽ một em bé đang mời chú công nhân của công ti nước sạch đến nhà vì ống nước nhà bị vỡ. Việc đó nên làm vì tránh tạp chất bẩn vào nước, tránh gây lãng phí.
+ Hình 4: Vẽ một bạn đang đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì .
+ Hình 5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng. Việc đó nên làm vì .
+ Hình 6: Vẽ một bạn dùng vòi nước để té lên ngọn cây. Việc đó không nên làm vì gây lãng phí nước. 
- Quan sát, suy nghĩ.
1. Bạn trai ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên cạnh xả vòi to hết mức. Bạn gái chờ nước chảy đầy xô xách về vì bạn nam nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
2. Bạn nam phải tiết kiệm nước vì: 
- Tiết kiệm nước để người khác có nước dùng. 
- Tiết kiệm nước là tiết kiệm tiền của.
- Nước sạch không phải tự nhiên mà có.
- Tiết kiệm nước là góp phần bảo vệ nguồn nước.
+ Vì phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có đủ nước sạch để dùng. Tiết kiệm nước sạch là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho người khác dùng. 
+ Thảo luận tìm đề tài.
+ Vẽ tranh: nội dung tuyên truyền, cổ động 
+ Thảo luận và trình bày trong nhóm về lời giới thiệu.
+ Các nhóm trình bày và giải thích ý tưởng của mình.
- Quan sát hình minh hoạ.
+ Trình bày. 
---------------------------------------------------------
Tiết 5: ĐẠO ĐỨC.
(Đ/C THIỆN DẠY)
---------------------------------------------------------
Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 15
I/ Yêu cầu
 	- HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp
	- Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS
II/ Lên lớp
	1. Tổ chức: Hát
	2. Bài mới
*Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp.
- Đạo đức
- Học tập
- Các hoạt động khác
*GV đánh giá nhận xét:
 a. Nhận định tình hình chung của lớp
	Ưu điểm:
	 + Thực hiện tốt nề nếp đi học đúng giờ.
	 + Đầu giờ trật tự truy bài nghiêm túc.
	- Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp
	- Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác
 - Có ý thưc đoàn kếtvới bạn, lễ phép với thầu cô giáo 
Nhược điểm:
- Nhiều em còn quên sách vở, bảng con: Thắng, Công
- Một số em chưa làm bài tập: Thắng, Khánh,
- Một số em còn nghịch trong lớp: Thắng, Trấn, Công, Khánh
- Một số em quên khăn quàng: Thắng.
- Đi học muộn: 
b. Kết quả đạt được
 - Tuyên dương: Hạnh, Thuỳ, Thuỷ, Liên, Duyên, Hoàng Trang, Hăng hái phát biểu XD bài 
c. Phương hướng:
	 - Thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt.
 - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại 
 - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt
 - Mua đầy đủ sách vở phục vụ cho việc học.
*Phần bổ sung: 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 4tuan 15.doc