TIẾT 3 : LIUYỆN ĐỌC *
CÁNH DIỀU TUỔI THƠ
I. Mục đích yêu cầu :
- Rèn cho HS kĩ năng đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài .
- Nắm chắc nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ .
II. Đồ dùng dạy - học:
Học sinh hoạt động theo nhóm 2 , CN
III. Các hoạt động dạy và học:
Tuần 15 Ngày soạn : Thứ sáu ngày 27 tháng 11 năm 2009 Ngày giảng: Thứ hai ngày 30 tháng 11 năm 2009 Sáng tiết 1 : hoạt động đầu tuần - Chào cờ - Giáo viên trực tuần nhận xét chung ưu nhược điểm trong tuần 12. - Tổng phụ trách đội tổ chức cho học sinh hoạt động theo chủ điểm Uống nước nhớ nguồn Tiết 2 : Tập đọc $ 29 : Cánh diều tuổi thơ I. Mục đích yêu cầu : - Biết đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài . - Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ . II. Đồ dùng dạy - học: Tranh minh hoạ bài tập đọc. Học sinh hoạt động theo nhóm 2 , CN III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: đọc bài Chú Đất Nung và nêu nội dung bài . GV nhận xét – cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC giờ học 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài Chia làm 3 đoạn. - HS đọc bài HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lần. - GV nghe, sửa phát âm + Giải nghĩa từ khó + Hướng dẫn ngắt câu dài. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm các câu hỏi và trả lời. ? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều - Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo: Sáo đơn, sáo kép, sáo hè tiếng sáo vi vu trầm bổng. ? Trò chơi thả diều đem lại cho các em niềm vui lớn như thế nào - Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào - Nhìn lên bầu trời nhung huyền ảo đẹp như một tấm thảm nung khổng lồ, bạn nhỏ thấy lòng cháy lên, cháy mãi khát vọng ? Qua các câu hỏi mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ HS: Cánh diều đã khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ. c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm: HS: 2 em nối nhau đọc đọc 2 đoạn và tìm giọng đọc. - GV đọc diễn cảm mẫu 1 đoạn. - GV và cả lớp nhận xét, chọn bạn đọc hay. HS: Luyện đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. 3. Củng cố – dặn dò: - HDHS nêu nội dung bài - Bạn nào thường chơi trò chơi thả diều ? Em thường chơi thả diều vào mùa nào ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. -HS nêu Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ . Tiết 3 : Toán $71 : Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 I.Mục tiêu: - Giúp HS thực hiện được chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. II. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: - Khi chia cho cho 10, 100, 1000ta thực hiện như thế nào ? - Nêu Quy tắc chia 1 số cho 1 tích. Nhận xét - đánh giá B. Dạy bài mới: 1.Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC giờ học 2. Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng: 320 : 40 = ? a. Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích. 320 : ( 10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Kết quả 2 biểu thức đó bằng nhau. Nêu nhận xét 320: 40 = 32 : 4 HS: Có thể cùng xoá chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia và số chia rồi chia như thường. b. Thực hành: - Đặt tính. - Cùng xoá số 0 ở số bij chia, số chia. - Thực hiện phép chia 32 : 4 3 2 0 4 0 0 8 320 : 40 = 8 3. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia: 32000 : 400 = ? a. Tiến hành tương tự như trên. b. Đặt tính (thực hành). - Cùng xoá 2 chữ số 0 ở số bị chia, số chia. - Thực hiện phép chia 320 : 4 3 2 0 0 0 4 0 0 0 0 8 0 0 4. Kết luận chung: HS: 2 – 3 em nêu kết luận. - GV ghi kết luận SGK. 5. Thực hành: * Bài 1: - Gọi HS sinh nêu yêu cầu - Cho HS làm bài vào bảng con HS: Đọc đầu bài và làm bài vào bảng con - GV và cả lớp nhận xét. - 4 em lên bảng làm. * Kết quả: 420 : 60 = 7 4500:500 = 9 85000 : 500 = 170 92000: 400 = 230 * Bài 2: Tìm x: - Gọi HS sinh nêu yêu cầu - Cho HS làm bài vào bảng con - GV chữa bài HS: Đọc yêu cầu và tự làm. - 2 em lên bảng. x x 40 = 25 600 x = 25600 : 40 x = 640 x x 90 = 37 800 x = 37800 : 90 x =420 * Bài 3: - HDHS phân tích bài toán - HS làm bài vào vở - GV nhận xét chữa bài HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ làm vào vở. - 1 em lên bảng. Giải: a. Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn thì cần số toa là: 180 : 20 = 9 (toa) b. Nếu mỗi toa chở 30 tấn thì cần số toa là: 180 : 3 = 6 (toa) Đáp số: a. 9 toa b. 6 toa. 6. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tiết 4 : Luyện từ và câu $ 29 : Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi I. Mục đích yêu cầu : - Biết thêm tên 1 số đồ chơi, trò chơi; phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại . - Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm , thái độ của con người khi tham gia các trò chơi . II. Đồ dùng dạy học: Tranh trong SGK vẽ các đồ chơi phóng to. HS hoạt động theo nhóm 2, CN III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: A.KT Bài cũ: - Nêu ghi nhớ bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác. - Nhận xét cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài :GV yêu cầu HS kể tên các đồ chơi mà em biết – ghi bảng 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: * Bài 1: - GV dán tranh minh họa. - Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm - Các nhóm trình bày – nhận xét bổ sung +Tranh 1 : -Đồ chơi: Diều. -Trò chơi: Thả diều. +Tranh 2: -Đồ chơi: Đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao -Trò chơi: múa sư tử , rước đèn +Tranh 3: - Đồ chơi: dây thừng, búp bê - Trò chơi: nhảy dây, cho búp bê ăn bột, HS: Đọc yêu cầu, quan sát kỹ tranh nói đúng, đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh. +Tranh 4: - Đồ chơi: màn hình, xếp bộ hình - Trò chơi:trò chơi điện tử, lắp ghép hình +Tranh 5: -Đồ chơi: dây thừng -Trò chơi: kéo co +Tranh 6: -Đồ chơi: khăn bịt mắt -Trò chơi: bịt mắt bắt dê *Bài 2: Cho HS đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở bài tập. GV gọi HS trình bày bài giải. HS: Đọc yêu cầu bài tập và làm vào vở bài tập. VD: Đồ chơi: Bóng - quả cầu Kiếm - quân cờ - súng - phun nước - đu - cầu trượt Trò chơi: Đá bóng - đá cầu - đấu kiếm - cờ tướng - bắn súng phun nước - đu quay. * Bài 3: - GV chia nhóm, phát phiếu. - GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng. HS: 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi và trao đổi theo cặp, nhóm nhỏ, các nhóm lên trình bày. a. b. ích lợi của các trò chơi +Những trò chơi các bạn trai thường ưa thích: Đá bóng, thả diều, rước đèn ông sao, bày cỗ đấu kiếm, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái môtô - Thả diều(vui khoẻ) - Rước đèn ông sao(vui) - Bày cỗ(vui, rèn khéo tay) , +Những trò chơi các bạn gái thường ưa thích: - Búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ trồng hoa, chơi thuyền, chơi ô ăn quan, nhảy lò cò - Chơi búp bê(rèn tính chu đáo, dịu dàng) - Nhảy dây(nhanh khoẻ), +Những trò chơi cả bạn trai và bạn gái đều ưa thích: - Thả diều, rước đèn, trồng nụ trồng hoa xếp hình, trò chơi điện tử, cắm trại, đu quay, bịt mắt bắt dê, cầu trượt. - Trồng nụ trồng hoa (vui, khoẻ) - Trò chơi điện tử (rèn chí thông minh) - Cắm trại (rèn khéo tay, nhanh) - Bịt mắt bắt dê (vui, rèn chí thông minh) c. Những đồ chơi có hại: Súng phun nước, đấu kiếm,súng cao su, +Tác hại - Súng phun nước(làm ướt người khác) - Đấu kiếm(dễ làm cho nhau bị thương) - Súng cao su(giết hại chim, phá hoại môi trường) * Bài 4: HS đọc yêu cầu suy nghĩ và làm bài vào vở. - GV gọi 1 HS lên bảng chữa bài. - Lời giải đúng: Say mê, say sưa, đam mê, mê thích, ham thích, hào hứng Đặt câu: Nguyễn Hiền rất ham thích trò chơi thả diều. Hùng rất say mê điện tử. Lan rất thích chơi xếp hình. -HS đọc yêu cầu suy nghĩ và làm bài vào vở. -HS nêu miệng -Cả lớp nhận xét sửa chữa 3. Củng cố – dặn dò: - Chúng ta nên chơi những trò chơi nào ? vì sao ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Chiều tiết 1 : Kể chuyện $15: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. Mục đích yêu cầu : - Kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện )đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em. - Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện)đã kể. II. Đồ dùng dạy - học: Một số truyện viết về đồ chơi trẻ em. - HS kể chuyện theo nhóm 2 , CN III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 1 HS kể chuyện “Búp bê của ai”? Nhận xét cho điểm. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài :GV nêu MĐYC giờ học 2. Hướng dẫn HS kể chuyện: a. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của bài tập: HS: 1 em đọc yêu cầu của bài tập. - Cả lớp theo dõi. - GV viết đề bài lên bảng, gạch dưới từ quan trọng (đồ chơi, con vật gần gũi). HS: Quan sát tranh minh hoạ trong SGK phát biểu. ? Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em? Là con vật gần gũi với trẻ em - Chú lính dũng cảm, chú Đất Nung, Võ sĩ Bọ ngựa. - Một số HS nối tiếp nhau giới thiệu tên câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. VD: Tôi muốn kể với các bạn câu chuyện về 1 chàng Hiệp sĩ Gỗ dũng cảm, nghĩa hiệp, luôn làm điều tốt cho mọi người. b. HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: HS: Từng cặp HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Thi kể chuyện trước lớp. - Mỗi em kể xong phải nói suy nghĩ của mình về tính cách nhân vật và ý nghĩa câu chuyện. - GV và cả lớp bình chọn bạn kể hay nhất. 3. Củng cố – dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Về nhà tập kể cho thuộc. Tiết 2 : tiếng anh Giáo viên bộ môn dạy Tiết 3 : liuyện đọc * Cánh diều tuổi thơ I. Mục đích yêu cầu : - Rèn cho HS kĩ năng đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài . - Nắm chắc nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ . II. Đồ dùng dạy - học: Học sinh hoạt động theo nhóm 2 , CN III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: HS: đọc bài Cánh diều tuổi thơ và nêu nội dung bài. GV nhận xét – cho điểm B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐYC giờ học 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: Luyện đọc: - Gọi HS đọc bài - HS đọc bài HS: Nối nhau đọc từng đoạn 2 - 3 lần. - GV nghe, sửa phát âm + Giải nghĩa từ khó + Hướng dẫn ngắt câu dài. HS: Luyện đọc theo cặp. 1 – 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: ? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều - Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh có nhiều loại sáo: Sáo đơn, sáo kép, sáo hè tiếng sáo vi vu trầm bổng. ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào - Nhìn lên bầu trời nhung huyền ảo đẹp như một tấm thảm nung khổng lồ, bạn nhỏ thấy ... 1 mảnh vải hình chữ nhật kích thước 25 x 30 cm. +Gấp đôi theo chiều dài. + Gấp tiếp một lần nữa. + Vạch dấu vẽ cổ, tay, chân. + Cắt theo đường vạch dấu. + Gấp khâu viền đường gấp mép cổ áo, gấu tay áo, thân áo. + Thêu trang trí bằng mũi thêu móc xích. b. Gối ôm: - Giáo viên hướng dẫn cách khâu, cắt (SGV). HS: Lắng nghe + quan sát. 3. Thực hành: HS: Thực hành làm. - GV quan sát HS làm và uốn nắn sửa sai cho các em. 4. Đánh giá kết quả: - Hai mức: + Hoàn thành A. + Chưa hoàn thành B. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập khâu cho đẹp. Kỹ thuật Lợi ích của việc trồng rau, hoa I. Mục tiêu: - HS biết ích lợi của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. Đồ dùng: - Tranh minh họa, sưu tầm một số cây rau, hoa. III. Các hoạt động dạy – học: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. - GV treo tranh hình 1SGK. HS: Quan sát để trả lời câu hỏi. ? Nêu ích lợi của việc trồng rau - Dùng làm thức ăn, cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho con người, làm thức ăn cho vật nuôi. ? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn - Rau muống, rau dền, rau cải ? Rau được sử dụng như thế nào - Luộc, xào, canh ? Rau còn sử dụng làm gì - Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2 và đặt câu hỏi tương tự. 3. Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. - GV chia nhóm. HS: Thảo luận nhóm theo nội dung 2 SGK. + Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta? - Khí hậu nóng, ẩm, thuận lợi cho rau, hoa phát triển. + Nêu những loại cây rau, hoa dễ trồng ở nước ta mà em biết? - rau muống, cải cúc, cải xoong, xà lách, hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc => Rút ra ghi nhớ ghi bảng. HS: Đọc ghi nhớ. 4. Nhận xét – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Khoa học Tiết kiệm nước I. Mục tiêu: - HS biết nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước. - Giải thích được lý do phải tiết kiệm nước. - Vẽ tranh tuyên truyền tiết kiệm nước. II. Đồ dùng: Hình trang 60, 61 SGK. III. Các hoạt động dạy - học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài học. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hoạt động 1: Tìm hiểu tại sao phải tiết kiệm nước và làm thế nào để tiết kiệm nước. Bước 1: Làm việc theo cặp. HS: Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi trang 60, 61 SGK. - Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ nêu những việc nên làm và không nên làm. - Thảo luận về lý do cần phải tiết kiệm nước. Bước 2: Làm việc cả lớp. - GV gọi 1 số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp. HS: Từng cặp HS trình bày. H1: Khoá vòi nước để không làm nước tràn. H3: Gọi thợ chữa ngay khi ống hỏng, nước bị rò rỉ. H5: Bé đánh răng, lấy nước vào công xong khoá máy ngay. - Những việc không nên làm để tránh lãng phí nước thể hiện qua các hình sau: - Lý do cần phải tiết kiệm nước thể hiện qua các hình H7, H8 trang 61. ? Gia đình, trường học và địa phương em có đủ nước dùng không ? Gia đình và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa => Kết luận: (SGV) 3. Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn. - GV chia nhóm và giao nhiệm vụ: + Xây dựng bản cam kết tiết kiệm nước. + Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh. + Phân công từng thành viên của nhóm để viết, vẽ bức tranh. Bước 2: Thực hành. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm. - GV đi tới các nhóm giúp đỡ. Bước 3: Trình bày và đánh giá. - Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình, cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện tiết kiệm nước. - GV đánh giá, nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước. 4. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Thể dục ôn bài thể dục phát triển chung trò chơi: thỏ nhảy I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Trò chơi “Thỏ nhảy”, yêu cầu tham gia trò chơi nhiệt tình, sôi nổi và chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, phấn, còi, III. Các hoạt động dạy – học: 1. Phần mở đầu: - GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học. HS: Chạy chậm thành 1 hàng dọc quanh sân. - Chơi trò chơi. 2. Phần cơ bản: a. Bài thể dục phát triển chung: - Ôn bài thể dục phát triển chung 2 – 3 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. Lần 1: GV hô cho cả lớp tập 2 – 3 lần. Lần 2: Tập theo tổ. - Thi giữa các tổ. b. Trò chơi vận động: - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. HS: Chơi thử 1 lần - Cả lớp chơi thật. 3. Phần kết thúc: - GV cùng hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học. - Giao bài về nhà. - Đứng tại chỗ hát, vỗ tay. - Thả lỏng toàn thân. - Nghỉ ngơi tại chỗ. - Về tập cho thuộc. Thứ . ngày . tháng . năm 200.. Mỹ thuật Vẽ tranh: vẽ chân dung (GV chuyên dạy) Tiết 1 : Tập đọc $30 : Tuổi ngựa I. Mục đích yêu cầu : - Đọc trơn tru, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, hào hứng. - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu nội dung bài thơ: Cậu bé tuổi ngựa thích bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ. - Học thuộc lòng bài thơ. II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ. III. Các hoạt động dạy – học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 em nối nhau đọc “Cánh diều tuổi thơ”+ câu hỏi. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài : GV nêu MĐYC giờ học 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: HS: Nối tiếp nhau đọc theo đoạn từng khổ thơ. - GV nghe, sửa lỗi, phát âm + giải nghĩa từ + hướng dẫn nghỉ hơi câu dài. HS: Luyện đọc theo cặp. - 1, 2 em đọc cả bài. - GV đọc diễn cảm toàn bài. b. Tìm hiểu bài: HS: Đọc thầm từng đoạn để trả lời câu hỏi. ? Bạn nhỏ tuổi gì - Tuổi ngựa. ? Mẹ bảo tuổi ấy tính nết thế nào - Tuổi ấy không chịu ở yên 1 chỗ, là tuổi thích đi chơi. ? Ngựa con theo ngọn gió đi chơi những đâu - Ngựa con rong chơi qua miền Trung Du xanh ngắt, qua những cao Nguyên đất đỏ, những rừng đại ngàn đen triền núi đá. Ngựa con mang miền. ? Điều gì hấp dẫn ngựa con trên những cánh đồng hoa - Màu sắc trắng lóa của hoa mơ hương thơm ngào ngạt của hoa huệ, gió và nắng xôn xao trên cánh đồng hoa cúc dại. ? Trong khổ thơ cuối ngựa con nhắn nhủ mẹ điều gì - Tuổi con là tuổi đi nhưng mẹ đừng buồn, dù đi xa cách núi rừng, cách sông biển con cũng nhớ đường tìm về với mẹ. ? Nếu vẽ 1 bức tranh minh hoạ bài thơ em sẽ vẽ như thế nào HS: Phát biểu c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ: - GV hướng dẫn đọc diễn cảm 1 khổ thơ tiêu biểu. - GV cùng cả lớp nhận xét. HS: 4 em nối nhau đọc bài thơ. - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc thuộc từng khổ, cả bài thơ. 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài, đọc lại bài. tiết 2 : âm nhạc Giáo viên bộ môn dạy Tiết 3 : Toán Chia cho số có 2 chữ số (tiếp) I. Mục tiêu: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có 4 chữ số cho số có hai chữ số. II. Các hoạt động dạy – học: A. Bài cũ: 2 HS lên chữa bài tập. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Trường hợp chia hết: 8192 : 64 = ? HS: Lên bảng tính, cả lớp làm nháp. a. Đặt tính: b. Tính từ trái sang phải. 8 1 9 2 6 4 6 4 1 2 8 1 7 9 1 2 8 5 1 2 5 1 2 0 + Lần 1: 81 chia 64 được 1 viết 1. 1 nhân 4 bằng 4 viết 4 1 nhân 6 bằng 6 viết 6. 81 trừ 64 bằng 17 viết 17. + Lần 2: Hạ 9 được 179. 179 chia 64 được 2 viết 2. 2 nhân 4 bằng 8 viết 8. 2 nhân 6 bằng 12 viết 12 179 trừ 128 bằng 51 viết 51. + Lần 3: Hạ 2 được 512. 512 chia 64 được 8 viết 8. 8 nhân 4 bằng 32 viết 2 nhớ 3. 8 x 6 = 48 thêm 3 = 51, viết 51. 512 trừ 512 bằng 0 viết 0. - GV giúp HS ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. VD: 179 : 64 = ? Có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5. 3. Trường hợp chia có dư: 1154 : 62 = ? Tiến hành tương tự như trên. 4. Thực hành: + Bài 1: HS: Đọc bài và tự làm. - 4 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở. + Bài 2: GV hướng dẫn. Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? HS: Đọc đầu bài và tự làm. - 1 em lên bảng giải. Giải: Thực hiện phép chia ta có: 3500 : 12 = 291 (dư 8). Vậy đóng được nhiều nhất 291 tá và còn thừa 8 bút chì. Đáp số: 291 tá thừa 8 cái. + Bài 3: HS: Trả lời và tự làm bài vào vở. ? Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm thế nào ? Muốn tìm số chia ? - GV chấm bài cho HS. 5. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà học bài. Tập làm văn Luyện tập miêu tả đồ vật I. Mục tiêu: - Giúp HS nắm vững cấu tạo 3 phần ( mở bài, thân bài, kết bài) của bài băn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả. - Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể. - Luyện tập lập dàn ý 1 bài văn miêu tả. II. Đồ dùng dạy - học: Phiếu khổ to. III. Các hoạt động dạy và học: A. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong tiết trước. B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu: 2. Hướng dẫn HS làm bài tập: + Bài 1: HS: 2 em nối nhau đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp theo dõi. HS: Đọc thầm bài văn “Chiếc Tư”, suy nghĩ trả lời các câu hỏi miệng a, c, d, câu b viết vào giấy. - GV nhận xét, chốt lại lời giải: a) Mở bài: “Trong làng tôi chiếc xe của chú” - Giới thiệu chiếc xe đạp (đồ vật được tả) => Trực tiếp. Thân bài: “ở xóm nó đá nó” - Tả chiếc xe và tình cảm của chú Tư với chiếc xe. Kết bài: “Đàn con nít của mình” => Nêu kết thúc của bài (niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe). b) Tả bao quát chiếc xe: - Xe đẹp nhất không có chiếc xe nào bằng. - Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật. - Xe màu vàng, hai cái vành hoa. - Giữa tay cầm . hoa. - Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe. - Bao giờ dừng xe sạch sẽ. - Chú âu yếm gọi ngựa sắt. c) Tác giả quan sát bằng mắt, bằng tai d) Những lời miêu tả trong bài văn: chú gắn hai con bướm / chú hãnh diện với chiếc xe của mình. + Bài 2: HS: Đọc yêu cầu của bài. - Làm bài cá nhân vào vở, 1 số HS làm vào giấy và trình bày trên bảng. - GV và HS nhận xét đi đến 1 dàn ý chung. a) Mở bài: Tả bao quát chiếc áo Tả từng bộ phận b) Thân bài: - Tả bao quát chiếc áo: + áo màu xanh lơ. + Chất vải - Tả từng bộ phận. + Cổ cồn mềm vừa vặn. + áo có hai cái túi trước ngực. + Hàng khuy xanh. c) Kết bài: Tình cảm của em với chiếc áo + áo rất cũ nhưng em rất thích. + Em đã cùng mẹ đi mua + Em có cảm giác mình lớn lên 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét giờ học. - Về nhà tập làm lại bài.
Tài liệu đính kèm: