Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông

I- MỤC TIÊU

1. Đọc thành tiếng :

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc sễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.

- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.

2. Đọc-hiểu.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.

- Hiểu nội dung câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thẻ diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời.

II- ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU

- Tranh minh họa bài tập trang 146, SGK.

- Bảng phụ ghi sãn đoạn văn cần luyện đọc.

 

doc 13 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 919Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2008-2009 - Hồ Thị Thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15: Thứ Hai ngày 01 tháng 12 năm 2008
tập đọc
cánh diều tuổi thơ
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng :
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc sễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi tự nhiên sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả, gợi cảm, thể hiện vẻ đẹp của cánh diều, của bầu trời, niềm vui sướng và khát vọng của bọn trẻ.
- Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với nội dung.
2. Đọc-hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao.
- Hiểu nội dung câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thẻ diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa bài tập trang 146, SGK.
- Bảng phụ ghi sãn đoạn văn cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất nung và trả lời câu hỏi nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy-hoc bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi 1 HS đọc phần Chú giải.
- Gọi HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu. 
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ?
+ Tac sgiả đã quan cháng diều bằng những cảm xúc gì?
- Cánh diều được tác giả miêu tả tỉ mỉ bằng cách quan sát tinh tế làm cho nó trở nên đẹp hơn, đáng yêu hơn.
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào ?
+ Đoạn 2 nói lên điều gì?
- Gọi 1 HS đọc câu hỏi 3.
+ Bài văn nói lên điều gì ?
c) Đọc diễn cảm.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
- Tổ chức HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi: Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài Tuổi Ngựa, mang 1 đồ chơi mình thích đến lớp.
- HS thực hiện yêu cầu.
H2: Truyện kể về Đất nung là người như thế nào?
- HS lắng nghe.
- 1 HS khá đọc toàn bài.
- HS tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự.
+ Đoạn1: Tuổi thơ của tôi ... đến vì sao sớm.
+ Đoạn 2: Ban đêm ... đến nỗi khát khao của tôi.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè ... như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và lắng nghe.
+Tả vẻ đẹp của cánh diều.
Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+ Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời.
+ Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhưng khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng. Suốt một thời mới lớn, bạn đã ngửa cổ chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời, bao giờ cũng hi vọng, tha thiết cầu xin " Bay đi diều ơi ! Bay đi "
+ Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
- Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Tôi đã ngửa cổ suốt một thời ... mang theo nỗi khát khao của tôi.
Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
+ Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc.
- HS luyện đọc.
a & b 
toán
CHIA MỘT TÍCH CHO MỘT SỐ
I- Mục tiêu
Giúp HS :
Nhận biờt cỏch chia một tớch cho một số.
Biết vận dụng vào cỏch tớnh thuận tiện, hợp lớ.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 69, kiểm tra vở bài tập về nhà của 1 số HS.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Tớnh và so sỏnhgiỏ trị của 3 biểu thức:
(9 x 15) : 3 9 x(15:3) (9:3) x15
- Yờu cầu HS tớnh giỏ trị từng biểu thức rồi so sỏnh cỏc giỏ trị đú với nhau
- Khi chia một tớch cho một số, ta cú thể làm thế nào?
- Tiến hành tương tự với trường hợp cú một thừa số khụng chia hết cho số chia.
2.3. Luyện tập, thực hành.
Bài 1.
- BT yêu cầu ta làm gì ?
- GV chữa bài, khi chữa bài yêu cầu 3 HS lần lượt nêu cách tính của từng biểu thức
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2.
- Yờu cầu Hs thực hiện tớnh ở giấy nhỏp. Sau đú trỡnh bày .
- GV nhận xét cho điểm.
- Lưu ý về cỏch thực hiện nhanh nhất
Bài 3.
- GV gọi HS đọc đề bài trước lớp, sau đó yêu cầu các em tự làm bài.
* GV khuyến khớch HS tỡm thờm một số cỏch giải khỏc
3. Củng cố, dặn dò.
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm bài tập rèn luyện thêm.
 - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 -3 nhúm, mỗi nhúm 1 bài
HS tớnh và so sỏnh
Kết luận : bằng nhau
 (9 x 15) : 3 = 9 x(15:3) = (9:3) x15
- Hs phỏt biểu như SGK
HS thực hiện cỏc cỏch tớnh giỏ trị của mỗi biểu thức: 2 cỏch
+Cỏch1:Nhõn trước chia sau
(8 x 23) : 4 = 184 ; 4 =46
+ Cỏch 2:Chia trước, nhõn sau
(8 x 23) : 4 = 8 : 4 x 23
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở nháp.
Cỏch thuận tiện nhất là thực hiện phộp chia ( 36 : 9 = 4), rồi thực hiện phộp nhõn( 25 x4 = 100). 
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
Đỏp số: 30 m vải
luyện từ và câu
mở rộng vốn từ : đồ chơi, trò chơi
I- Mục tiêu
- Biết tên 1 số đồ chơi, trò chơi của trẻ em.
- Biết những đồ chơi, trò chơi có lợi hay những đồ chơi, trò chơi có hại cho trẻ em.
- Tìm những từ ngữ thể hiện tình cảm, thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa các trò chơi trang 147, 148 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu hỏi để thể hiện thái độ : thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn.
- Nhận xét câu HS đặt và cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1 Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 
- Treo tranh minh họa và yêu cầu HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
- Nhận xét, kết luận từng tranh đúng.
Bài 2.
- Phát giấy và bút dạ cho nhóm 4 HS. Yêu cầu HS tìm từ ngữ trong nhóm. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Đồ chơi : bóng - quả cầu - kiếm - quân cờ - đu - cầu trượt - đồ hàng 
Trò chơi : đá bóng - đá cầu - đấu kiếm - cờ tướng - đu quay - cầu trượt - bày cỗ trong đêm Trung thu
- Những đồ chơi, trò chơi các em vừa nêu trên có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thiúch hoặc riêng bạn nữ thích; cũng có những trò chơi phù hợp bạn nam và bạn nữ. Chúng ta hãy làm BT 3.
Bài 3.
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp.
- Gọi HS phát biểu bổ sung ý kiến cho bạn.
a) Trò chơi bạn trai thường thích : đá bóng, đấu kiếm, bắn súng, cờ tướng, lái máy bay trên không, lái mô tô ...
Trò chơi bạn gái thường thích : búp bê, nhảy dây, nhảy ngựa, trồng nụ trồng hoa, chơi chuyền, ...
Trò chơi cả bạn trai lẫn bạn gái thường thích : thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cấm trại, đu quay, ...
b) Những đồ chơi, trò chơi có ích và ích lợi của chúng khi chơi.
- Thả diều ( thú vị, khỏe ) - Rước đèn ông sao (vui ) - Bày cổ trong đem Trung thu ( vui, rèn khéo tay ) ...
c) Những đồ chơi, trò chơi có hại và tác hại của chúng :
- Súng phun nước ( làm ước người khác ) - Đấu kiếm ( dễ làm cho nhau bị thương ) ...
Bài 4.
- Gọi HS phát biểu.
- Em hãy đặt câu thể hiện thái độ của con người khi tham gia trò chơi.
3. Củng cố, dặn dò.
- Dặn HS ghi nhớ các trò chơi, đồ chơi đã biết, đặt 2 câu ở BT 4 và chuẩn bị bài sau : Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- 3 HS đứng tại chỗ trả lời.
- Quan sát tranh, 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận.
- Lên bảng chỉ vào từng tranh và giới thiệu.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bổ sung các từ mà nhóm bạn chưa có.
- Đọc lại phiếu, viết vào VBT.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối bổ sung.
- Các từ ngữ : say mê, hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, đam mê, sau sưa, ..
- Tiếp nối đặt câu.
* Em rất hào hứng khi chơi đá bóng.
* Nam rất ham thích thả diều.
* Em gái em rất thích chơi đu quay.
* Nam rất say mê chơi điện tử
 Thứ Tư ngày 03 tháng 12 năm 2008
tập đọc
tuổi ngựa
I- Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi giữua các dòng thơ, cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả gợi cảm.
- Đọc diễn cảm toàn bài thơ phù hợp với nội dung.
2. Đọc-hiểu.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ : tuổi ngựa, đại ngàn.
- Hiểu nội dung bài: Cậu bé tuổi ngựa thich bay nhảy, thích du ngoạn nhiều nơi nhưng cậu bé yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ đường về với mẹ.
3. Học thuộc lòng bài thơ
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Tranh minh họa bài tập trang 149 SGK.
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Cánh diều tuổi thơ và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: cánh diều đã mang đến cho tuổi thơ điều gì ?
- Nhận xét cách đọc, câu trả lời và cho điểm .
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- Gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
* Toàn bài đọc với giọng dịu dàng, hào hứng, khổ 2,3 nhanh hơn và trải dài thể hiện ước vọng lãng mạn của cậu bé. Khổ 4: tình cảm thiết tha, lắng lại ở 2 dòng kết bài thể hiện cậu bé rất yêu mẹ, đi đâu cũng nhớ mẹ, nhớ đường về với mẹ.
b) Tìm hiểu bài.
- Yêu cầu HS đọc khổ thơ 1.
+ Bạn nhỏ tuổi gì ?
+ Mẹ bảo tuổi ấy tính nết như thế nào?
+ Khổ 1 cho em biết điều gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ 2.
+ " Ngựa con " theo ngọn gió rong chơi những đâu ?
+ Đi chơi khắp nơi nhưng " Ngựa con " vẫn nhớ mẹ như thế nào ?
+ Khổ thơ 2 kể lại chuyện gì ?
- Yêu cầu HS đọc khổ 3.
+ Điều gì hấp dẫn " ngựa con " trên những cánh đồng hoa ?
+ Khổ thơ thứ 3 tả cảnh gì ?
Yêu cầu HS đọc khổ ... a tao nghe bây"./ Chú thì hãnh diện với chiếc xe của mình-. Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó.
Bài 2.
- Gọi HS đọc yêu cầu, GV viết đề bài lên bảng.
- Gợi ý: + Lập dàn ý tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi hỗ trợ những nhóm gặp khó khăn.
- Gọi HS đọc bài của mình.
a) Mở bài
b) Thân bài
c) Kết bài
Giới thiệu chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay : là một chiếc áo sơ mi đã cũ hay mới, mặc đã bao lâu ?
- Tả bao quát chiếc áo ( dáng, rộng, kiểu, hẹp, vải, màu ,... )
+ Aó màu gì ?
+ Chất vài gì ?
+ Dáng áo trông thế nào ?
- Tả từng bộ phận ( thân áo, tay áo, nẹp, khuy áo .. )
+ Thân áo liền hay xẻ tà ?
+ Cổ mềm hay cứng, hình gì ?
+ Túi áo có nắp hay không ? Hình gì ?
+ Hnàg khuy màu gì " Đơm bằng gì ?
- Tình cảm của em với chiếc áo :
+ Em thể hiện tình cảm thế nào với chiếc áo của mình ?
+ Em có cảm giác gì mỗi lần mặc áo ?
- Gọi HS đọc dàn ý.
- Hỏi:+ Để quan sát kĩ đồ vật sẽ tả chúng ta cần quan sát bằng những giác quan nào ?
+ Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi:+ Thế nào là miêu tả ? Muốn có 1 bài văn miêu tả chi tiết, hay cần chú ý điều gì ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài sau
- 2 HS trả lời câu hỏi.
- 2 HS đứng tại chỗ trả lời.
- 2 HS đọc thành tiếng.
+ Mở bài: Trong làng tôi, hầu như ai cũng biết ... đến chiếc xe đạp của chú.
+ Thân bài : ở xóm vườn, có một chiếc xe đạp đến Nó đá đó.
+ Kết bài : Đám con nít cười rộ, còn chú thì hãnh diện với chiếc xe đạp của mình.
+ Mở bài : giới thiệu về chiếc xe đạp cảu chú Tư.
+ Thân bài : Tả chiếc đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe .
+ Kết bài: Nói lên niềm vui của đa, con nít và chú Tư bên chiếc xe.
Mở bài theo cách trực tiếp, kết bài tự nhiên.
+ Tac giả quan sát chiếc xe đạp bằng :
* Mắt nhìn : Xe màu vàng, hai cái vành láng bóng ...
* Tai nghe : Khi ngừng đạp, xe ro ro thật êm tai.
- Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự làm.
+ Chúng ta cần quan sát bằng nhiều giác quan: mắt , tai, cảm nhận.
+ Khi tả đồ vật, ta cần lưu ý kết hợp lời kể với tình cảm của con người với đồ vật ấy.
 Thứ Sỏu ngày 05 tháng12năm 2008
toán
luyện tập
I- Mục tiêu
Giúp HS :
- Rèn luyện kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- A'p dụng để tính giá trị của biểu thức số và giải các bài toán có lời văn.
II- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập rèn luyện thêm ở nhà của tiết 73, kiểm tra vở của 1 số HS.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1.
- BT yêu cầu ta làm gì ?
- HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS vừa làm bài nêu cách làm.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 2.
- Hỏi : BT yêu cầu ta làm gì ?
- Yêu cầu HS làm bài.
Bài 3.
* Mỗi chiếc xe đạp có mấy bánh ?
* Vậy để lắp được 1 chiếc xe đạp thì cần bao nhiêu chiếc nan hoa ?
* Muốn biết 5260 chiếc nan hoa lắp được nhiều nhất bao nhiêu xe đạp và thừa ra mấy nan hoa ta phải thực hiện phép tính gì ?
- Yêu cầu HS trình bày lời giải trên bảng.
3. Củng cố, dặn dò.
- Tổng kết tiết học. Dặn dò HS làm bài tập ở nhà. Bài tập về nhà:
Bài 1. Đặt tính rồi tính : 
a) 7895 : 83 b) 9785 : 79 c) 756 x 32.
Bài 2. Tính giá trị của các biểu thức sau :
a) (4578+7467):73 b) 9072:81x45
- 3 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét.
- HS dặt tính rồi tính.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 con tính, HS cả lớp làm bài vào VBT.
- 4 HS nêu cách làm, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- BT yêu cầu ta tính giá trị của biểu thức.
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính giá trị của 1 biểu thức, cả lớp làm bài vào VBT.
- Mỗi chiếc xe đạp có 2 bánh.
- Để lắp 1 chiếc xe đạp thì cần 36 x 2 = 72 chiếc nan hoa.
- Thực hiện phép tính chia : 5260 : 72.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào VBT.
luyện từ và câu
giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
I- Mục tiêu
- Biếy phép lịch sự khi đặt câu hỏi với người khác.
- Biết được quan hệ và tính cách nhân vật qua lời đối đáp : biết cách hỏi trong những trường hợp tế nhị cần bày tỏ sự thông cảm
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- Giấy khổ to và bút dạ.
- Bảng lớp viết sẵn BT1 phần Nhận xét.
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra baì cũ.
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Mẹ ơi, con tuổi gì?
- Khi muốn hỏi chuyện khác, ta cần giữ phép lịch sự như cần thưa gưởi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ, ...
Bài 2. 
- Gọi HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS.
- Khen những HS đã biết đặt những câu hỏi lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
Bài 3.
+ Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào ?
+ Lấy ví dụ về những câu mà ta không nên hỏi?
- Để giữ phép lịch sự, khi hỏi ta cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, những câu hỏi chạm vào lòng tự ái hay nỗi đau của người khác.
- Hỏi : + Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì ?
2.3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
2.4. Luyện tập.
Bài 1.
- Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc từng phần.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
a) 	+ Quan hệ giữ hai nhân vật là quan hệ thầy - trò.
	+ Thầy Rơ-nê hỏi Lu-i rất ân cần, trìu mến, chứng tỏ thầy rất yêu học trò.
	+ Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy cậu là một đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b) 	+ Quan hệ giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch : tên sĩ quan phát xít cướp nước và cậu bé yêu nước.
	+ Tên sĩ quan phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược, hắn gọi cậu bé là thằng nhóc, mày.
	+ cậu bé trả lời trống không vì cậu yêu nước, căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
+ Qua cách hỏi - đáp ta biết được điều gì về nhân vật ?
- GV chốt lại ý chính.
Bài 4.
- Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong truyện.
- Gọi HS đọc câu hỏi.
+ Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi như thế nào ?
Hỏi như vậy được chưa ?
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi : Làm thế nào giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác ?
- Nhận xét tiết học. Dặn HS học bài, chuẩn bị bài sau Mở rộng vốn từ : Trò chơi, đồ chơi
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, dùng bút chì gạch chân dưiứoi những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của người con.
- Lời gọi: Mẹ ơi.
- Tiếp nối nhau đặt câu.
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo em :
+ Thưa cô, cô có thích mặc áo dài không ạ ?
+ Thưa cô, cô có thích cac sĩ Mỹ Linh không ạ?
+ Thưa thầy, những lúc nhàn rỗi, thầy thích xem phim, đọc báo hay nghe ca nhạc ạ ?
b) Với bạn em :
+ Bạn có thích mặc quần so đồng phục không ?
+ Cậu ơi, có thích trò chơi điện tử không ?
+ Bạn có thích thả diều không ?
+ Bạn thích xem phim hơn hay nghe ca nhạc hơn ?
+ Để giữ phép lịch sự, cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
+ Ví dụ :
+ Cậu không có áo mới hay sao mà mặc toàn áo cũ quá vậy ?
+ Thưa bác, sao bác hay sang nhà cháu mượn nồi thế ạ ?
- Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác cần :
+ Thưa gưởi, xưng hô cho phù hợp với quan hệ của mình và người được hỏi.
+ Tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
+ Qua cách hỏi - đáp ta biết được tính cách, mối quan hệ của nhân vật.
- Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong SGK.
- Các câu hỏi :
+ Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ ?
+ Chắc là cụ bị ốm ?
+ Hay cụ đánh mất cái gì ?
+ Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ ?
+ Chuyển thành câu hỏi.
* Thưa cụ, có chuyện gì xảy ra với cụ thế ?
* Thưa cụ, cụ đánh mất gì ạ ?
* Thưa cụ, cụ bị ốm hay sao ạ ?
Những câu hỏi này chưa hợp lý với người lớn lắm, chưa tế nhị.
 tập làm văn
quan sát đồ vật
I- Mục tiêu
- Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lí : bằng nhiều cách.
- Phát hiện được những đặc điểm riêng, đọc đáo của từng đồ vật để phân biệt được nó với những đồ vật khác cùng loại.
- Lập dàn ý tả đồ chơi theo kết quả quan sát.
II- Đồ dùng dạy - học chủ yếu
- HS chuẩn bị đồ chơi
III- Các hoạt động dạy-học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc dàn ý : Tả chiếc áo của em.
- Khuyến khích HS đọc đaọn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
- Nhận xét, khen ngợi và cho điểm.
2. Dạy-học bài mới.
2.1. Giới thiệu bài.
2.2. Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1.
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày. Nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
Bài 2.
- Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì ?
2.3. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
2.4 Luyện tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài. GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- Gọi HS trình bày. GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS.
- Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng.
- 2 HS đọc dàn ý.
- 3 HS tiếp nối nhua đọc thành tiếng.
- Tự làm bài.
- 3 HS trình bày kết quả quan sát.
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan : mắt, tai, tay,..
+ Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
- 2 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
Ví dụ :
Mở bài.
Thân bài.
Kết luận.
Giới thiệu gấu bông : đò chơi em thích nhất.
- Hình dáng : gấu bông không to, là gấu ngồi, dáng người tròn, hai tay chấp thu lu trước bụng.
- Bộ lông : màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mồm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu bông khác.
- Hai mắt: đen láy, trông như mắt thật, rất tinh nghịch và thông minh.
- Mũi: màu nâu, nhỏ, trông như một chiếc cúc áo ngắn trên mõm.
- Trên cổ : thắt một chiếc nơ đỏ chói làm nó thật bảnh.
- Trên đôi tay chắp lại phía trước bụng gấu : có một bông hoa màu trắng làm nó càng đáng yêu.
Em rất yêu gấu bông. Ôm chú gấu như một cục bông lớn, em thấy rất dễ chịu.
3. Củng cố, dặn dò .
- Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quaê em.
a & b 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang- Tuan 15.doc