I. MỤC TIÊU:
- Giúp hs biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
A, Kiểm tra bài cũ:
Tính bằng cách thuận tiện nhất:
(50 x19 ) : 10 =
( 112 x 200 ) : 100 = - 2 Hs lên bảng, lớp làm nháp
= ( 50 : 10 ) x 19 = 5 x 19 = 95
= 112 x( 200 : 100 ) = 112 x 2 = 224.
- Gv cùng nx, chữa bài.
B, Giới thiệu bài mới:
? Nêu cách chia nhẩm cho 10; 100; 1000;.Vd.
? Nêu qui tắc chia một số cho một tích? Vd:
- Hs nêu và làm ví dụ:
530 : 10 = 53; .
40 : (10 x 2 )= 40 : 10 : 2 = 4 : 2 = 2.
2. Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
Tiến hành theo cách chia một số cho một tích:
320 : 40 = ?
? Có nhận xét gì?
- 1 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp:
320 : 40 = 320 :(10 x 4 ) = 320 : 10 : 4
= 32 : 4 = 8
320 : 40 = 32 : 4
? Phát biểu : - Có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường.
- Thực hành: - 1 Hs lên bảng, lớp làm nháp.
+ Đặt tính: 320 40
+ Xoá chữ số 0 ở tận cùng. 0 8
+ Thực hiện phép chia:
- Ghi lại phép tính theo hàng ngang: 320 : 40 = 8.
Tuần 15 Ngày soạn: Ngày 22 tháng 11 năm 2009 Ngày dạy: Thứ hai, ngày 23 tháng 11 năm 2009 * Sáng Tiết 71: toán Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 I. Mục tiêu: - Giúp hs biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0. II. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (50 x19 ) : 10 = ( 112 x 200 ) : 100 = - 2 Hs lên bảng, lớp làm nháp = ( 50 : 10 ) x 19 = 5 x 19 = 95 = 112 x( 200 : 100 ) = 112 x 2 = 224. - Gv cùng nx, chữa bài. B, Giới thiệu bài mới: ? Nêu cách chia nhẩm cho 10; 100; 1000;...Vd. ? Nêu qui tắc chia một số cho một tích? Vd: - Hs nêu và làm ví dụ: 530 : 10 = 53; ... 40 : (10 x 2 )= 40 : 10 : 2 = 4 : 2 = 2. 2. Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. Tiến hành theo cách chia một số cho một tích: 320 : 40 = ? ? Có nhận xét gì? - 1 Hs lên bảng làm, lớp làm nháp: 320 : 40 = 320 :(10 x 4 ) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 320 : 40 = 32 : 4 ? Phát biểu : - Có thể cùng xoá một chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường. - Thực hành: - 1 Hs lên bảng, lớp làm nháp. + Đặt tính: 320 40 + Xoá chữ số 0 ở tận cùng. 0 8 + Thực hiện phép chia: - Ghi lại phép tính theo hàng ngang: 320 : 40 = 8. 2. Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. 32000 : 400 = ? ( Làm tượng tự như cách trên) + Đặt tính. + Cùng xoá 2 chứ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia. + Thực hiện phép chia 320 : 4 = 80. ? Từ 2 vd trên ta rút ra kết luận gì? - Hs phát biểu sgk. 3. Thực hành: Bài 1.Tính. - Hs đọc yc. a. Nhận xét gì sau khi sau khi xoá các chữ số 0? - Số bị chia sẽ không còn chữ số 0. b. Sau khi xoá bớt chữ số 0: - Số bị chia sẽ còn chữ số 0.(Thương có 0 ở tận cùng) - Cả lớp làm bài vào vở, 4 hs lên bảng chữa bài. a. 420 : 60 = 42 : 6 = 7 4500 : 500 = 45 : 5 = 9 b. 85 000 : 500 = 850 : 5 = 170 92 000 : 400 = 920 : 4 = 230 - Gv cùng hs nx chữa bài. Bài 2. Tìm x - Hs đọc yc. ? Nhắc lại cách tìm một thừa số chưa biết? - Hs nêu. - Lớp làm bài vào vở, 2 hs lên bảng chữa bài. a. X x 40 = 25 600 X x 90 = 37 800 X = 25 600 : 40 X= 37 800:90 X = 640 X = 420 - Gv cùng lớp chữa bài. Bài 3. Đọc đề toán, tóm tắt, phân tích. - Gv chấm bài, cùng Hs nx, chữa bài. 4. Củng cố, dặn dò: - Hs tự giải bài vào vở, 1 hs lên chữa bài. Bài giải a.Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là: 180 : 20 = 9 ( toa ) b. Nếu mỗi toa xe chở được 30 tấn hàng thì cần số toa xe là: 180 : 30 = 6 ( toa ) Đáp số: a. 9 toa xe; b. 6 toa xe. ? Muốn chia 2 số có tận cùng là các chữ 0 ta làm thế nào? - Nx tiết học. Về nhà học và chuẩn bị bài sau. ===============*****=============== Tiết 29: Tập đọc Cánh diều tuổi thơ I. Mục đích, yêu cầu. - Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Đọc giọng diễn cảm bài văn với giọng vui tha thiết, thể hiện niềm vui sướng của đám trẻ khi chơi thả diều. Tốc độ đọc 80 tiếng/15 phút. - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Nội dung: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ bài đọc trong sách. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Đọc bài chú đất Nung? - 2 Hs đọc nối tiếp, trả lời câu hỏi cuối bài. - Gv cùng hs nhận xét. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Quan sát tranh.... 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc: - Đọc toàn bài: - 1 Hs khá, lớp theo dõi. - Chia đoạn: - 2 đoạn: Đ1: 5 dòng đầu. Đ2: Phần còn lại. - Đọc nối tiếp kết hợp sửa phát âm, giải nghĩa từ (chú giải). - 4 Hs đọc/2 lần. ? Đặt câu với từ huyền ảo? -Vd: Cảnh Sapa đẹp một cách thật huyền ảo. - Gv cùng hs nhận xét cách đọc đúng? - Phát âm đúng, nghỉ hơi dài sau dấu ba chấm trong câu. Biết nghỉ hơi đúng chỗ, biết đọc liền mạch một số cụm từ trong câu: Tôi ...suốt một thời mới lớn....tha thiết cầu xin... - 1 Hs đọc toàn bài, lớp theo dõi nx. - Gv đọc cả bài. b. Tìm hiểu bài: - Đọc lướt đ1, trao đổi với bạn cùng bàn. - Trả lời câu hỏi 1. ? Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? - Cánh diều mềm mại như cánh bướm. - Trên cánh diều có nhiều loại sáo: sáo đơn, sáo kép, sáo bè...Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng. ? Tác giả quan sát cánh diều bằng những giác quan nào? - ...bằng tai, mắt. ? ý đoạn 1: - ý 1: Tả vẻ đẹp của cánh diều. - Đọc thầm đoạn 2, trao đổi: ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em niềm vui sướng ntn? - Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. ? Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp ntn? - Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ, bạn nhỏ thấy cháy lên, cháy mãi khát vọng.... ? Nêu ý đoạn 2? - ý 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và ước mơ đẹp. - Câu hỏi 3: - 1 Hs đọc, cả lớp trao đổi: Cả 3 ý đều đúng nhưng đúng nhất là ý b. Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ. ? Bài văn nói lên điều gì? * ý chính: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng. c. Đọc diễn cảm: - Đọc nối tiếp: - 2 Hs đọc - Nx giọng đọc và nêu cách đọc của bài: - Đọc diễn cảm, giọng vui tha thiết, nhấn những từ ngữ gợi tả, gợi cảm: nâng lên, hò hét, mềm mại, phát dại, vi vu trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiêt cầu xin, bay đi, khát khao. - Luyện đọc diễn cảm Đ1: - Gv đọc mẫu. - Thi đọc: - Hs nêu cách đọc và luyện đọc theo cặp. - Cá nhân, nhóm. - Gv cùng Hs nx chung, ghi điểm. 3. Củng cố, dặn dò: ? Nội dung bài văn ? - Nx tiết học. - Vn đọc bài và chuẩn bị bài Tuổi Ngựa. ===============*****=============== Tiết 15: Chính tả (Nghe viết) cánh diều tuổi thơ I. Mục đích, yêu cầu. - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài: Cánh diều tuổi thơ. Tốc độ đọc 80 chữ / 15 p. - Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu tr/ ch. - Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT 2, Sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó. II. Đồ dùng dạy học. - Một vài đồ chơi: chong chóng, chó bông biết sủa,... III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ. - Viết: xinh, xanh, san sẻ, xúng xính, - 2 hs lên bảng, lớp viết nháp. - Gv cùng hs nhận xét chung. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu. 2. Hướng dẫn hs nghe viết. - Đọc đoạn văn cần viết: Từ đầu...những vì sao sớm. - 1 Hs đọc. - Tìm những từ ngữ dễ viết sai? - Cả lớp đọc thầm và phát biểu. - 1 số hs lên bảng viết, lớp viết bảng con các từ khó viết. - Gv nhắc nhở cách trình bày. - Gv đọc - Hs viết. - Gv đọc toàn đoạn viết. - Hs tự soát lỗi, sửa lỗi. - Gv chấm 1 số bài. - Hs đổi chéo vở soát lỗi. - Gv nx chung. 3. Bài tập. Bài 2.a. - Hs đọc yc. - Gv yc hs tự làm bài vào vở BT, 4 hs làm vào phiếu to, dán bảng. - Cả lớp làm bài. - Trình bày bài: - Nêu miệng, dán phiếu. - Gv cùng hs nx, bổ sung. Ch/tr Đồ chơi Trò chơi ch - chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền,... - Chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền,... tr - Trống ếch, trống cơm, cầu trượt,... - Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, bơi trải, cầu trượt,... Bài 3. - Đọc yêu cầu. - Hs tự làm bài vào vở BT. - Miêu tả đồ chơi: - Hs lần lượt nêu, có thể cầm đồ chơi giới thiệu... - Nêu xong giới thiệu cho các bạn cùng chơi. - Gv cùng hs nx, bình chọn bạn miêu tả đồ chơi, trò chơi dễ hiểu, hấp dẫn. 4. Củng cố, dặn dò. - Nx tiết học. - Nhớ các hiện tượng chính tả để viết đúng. ===============*****=============== Tiết 29: Thể dục Ôn bài thể dục phát triển chung Trò chơi: Thỏ nhảy I. Mục tiêu: - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện đúng thứ tự động tác và tập tương đối đúng, thuộc cả bài. - Trò chơi : Thỏ nhảy. Biết cách chơi và tham gia chơi nhiệt tình. II. Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Sân trường, vệ sinh, an toàn. - Phương tiện: 1 còi, phấn kẻ sân. III. Nội dung và phương pháp. Nội Dung Định lượng Phương pháp- tổ chức I. Phần mở đầu 6 - 10 p - ĐHTT: - Lớp trưởng tập trung, báo cáo sĩ số. + + + + G + + + + + - Gv nhận lớp phổ biến nội dung yc giờ học. - Khởi động: Xoay các khớp. - Trò chơi: Chim về tổ. 1 - 2 p + + + + - ĐHKĐ, TC. II. Phần cơ bản. 18 - 22 p - ĐHTL: 1. Ôn bài thể dục PTC. 12 - 15 p + + + + 2 L x 8 N + + + + + + + + G + Gv cùng cán sự lớp điều khiển. Gv cùng hs nx, khen hs tập tốt. 2. Trò chơi: Thỏ nhảy. 2 L x 8 N 5- 6 p - Từng tổ tập luyện, tổ trưởng điều khiển. - Gv cùng hs nx bình chọn tổ tập tốt. - Gv phổ biến luật chơi, cho hs chơi theo tổ. - Gv cùng hs nx, phân thắng thua. III. Phần kết thúc. 4 - 6 p - ĐHKT: - Thả lỏng toàn thân,hát vỗ tay. - Gv cùng hs nx kq giờ học. - Vn ôn bài TD phát triển chung để chuẩn bị kiểm tra. ===============*****=============== *Chiều: Tiết 15: Kĩ thuật Cắt, khâu,thêu sản phẩm tự chọn I. Mục tiêu: - Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của học sinh. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh qui trình của các bài trong chương. - Mẫu khâu thêu đã học. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Nêu những vật liệu thường sử dụng để khâu, thêu? ? Nêu tác dụng của các dụng cụ trong việc khâu thêu. - 2, 3 Hs nêu, lớp nx. - Gv nx chung, đánh giá. B, Bài mới. 1. Giới thiệu bài: Nêu MT. 2. Hoạt động 1: Ôn tập các bài đã học trong chương1. Nêu các loại mũi khâu, thêu đã học? Khâuthường khâu đột thưa, khâu đột mau,thêu lướt vặn, thêu móc xích. Nêu qui trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu khâu thường, khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường, khâu đột thưa,khâu đột mau, khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột, thêu lướt vặn, thêu móc xích. HS nêu HS khác nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 2: HS tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn Hs tự chọn sản phẩm và tiến hành cắt ,khâu thêu -Cắt khâu thêu khăn tay. Cắt khâu, thêu túi rút dây để đựng bút. Cắt khâu thêu sản phẩm như áo búp bê, gối ôm.... Đánh giá kết quả theo hai mức hoàn thành và chưa hoàn thành Hs tự nhận xét,đánh giá. 4. Nhận xét, dặn dò. - Nx tiết học. Chuẩn bị cho tiết sau. ===============*****=============== Tiết : toán ôn:Chia hai số có tận ... trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể. - Luyện tập lập dàn ý một bài văn miêu tả ( tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay). II. Đồ dùng dạy học. - Giấy khổ to, bút dạ. - Trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú Tư. - Dàn bài bài văn miêu tả cái áo. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra bài cũ: ? Thế nào là miêu tả? ? Nêu cấu tạo bài văn miêu tả? - 2 Hs trả lời, lớp nx. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Nêu MĐ,YC. 2. Bài tập: Bài 1. - 2 hs đọc nối tiếp yêu cầu. - Đọc thầm bài văn: - Cả lớp. - Trao đổi theo cặp: - Miệng câu a,c,d. Câu b : làm nháp 2, 3 nhóm làm phiếu. - Trình bày: a+Mở bài:Trong làng tôi...xe đạp của chú. - Giới thiệu chiếc xe đạp (Đồ vật được tả). Mở bài trực tiếp. + Thân bài: ở xóm vườn...nó đá nó. - Tả ciếc xe đạp và tình cảm của chú Tư với chiếc xe. + Kết bài: Còn lại. - Kết thúc bài văn, niềm vui cảu đám con nít và chú Tư bên chiếc xe. Kết bài tự nhiên. b. Phần thân bài chiếc xe đạp miêu tả theo trình tự: + Tả bao quát: - Xe đẹp nhất không có chiếc nào đẹp bằng. + Tả những bộ phận nổi bật: - Xe màu vàng, hai cái cánh láng coóng, khi ngừng đạp xe ro ro thật êm tai. - Giữa tay cầm có gắn hai con bướm bằng thiếc với 2 cánh vàng lấm tấm đỏ, có khi là một cành hoa. + Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe. - Bao giờ dừng xe... - Chú âu yếm gọi chiếc xe... c. Tác giả quan sát chiếc xe bằng giác quan: - mắt, (Xe màu vàng,...); tai nghe... d. Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả trong bài văn: - Chú gắn hai con bướm...phủi sạch sẽ./ Chú âu yếm...ngựa sắt./ Chú dặn bọn nhỏ: Coi thì coi.../ Chú hãnh diện với chiếc xe của mình. ? Lời kể nói lên điều gì? - Tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp, chú rất hãnh diện vì nó. Bài 2. Lập dàn ý tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay? - Đọc yc bài. - Gv nêu rõ yêu cầu (tả áo hôm nay, không phải áo hôm khác, mặc váy tả váy). - Dựa theo dàn ý tiết TLV trước. - Hs làm bài từng cá nhân, một số hs làm vào phiếu. - Trình bày: - Nêu miệng, dán phiếu, - Lớp nx, trao đổi. - Gv nx, chốt dàn ý chung lên bảng. - Hs tham khảo. 3. Củng cố, dặn dò: ? Cấu tạo bài vă miêu tả? - Nhiều hs trả lời. - Nx tiết học.VN hoàn chỉnh dàn bài viết vào vở và viết bài văn theo dàn bài. ===============*****=============== Tiết 13: Lịch sử Nhà Trần và việc đắp đê I. Mục tiêu: Sau bài học, hs biết: - Nhà trần rất quan tâm tới việc đắp đê. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chóng lũ lụt. II. Đồ dùng dạy học. - Tranh cảnh đắp đê dưới thời Trần ( nếu có). III.Các hoạt động dạy học: A, Kiểm tra bài cũ: ? Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào? ? Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? - 2 Hs trả lời, lớp nx. - Gv nx chung, ghi điểm. B, Bài mới: 1. Giới thiệu bài mới: bằng tranh... 2. Hoạt động 1: Điều kiện nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta. *Mục tiêu: - Nông nghiệp là nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần. - Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. *Cách tiến hành: - Hs đọc sgk trả lời: ? Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? - Nghề nông nghiệp. ? Hệ thống sông ngòi của nước ta dưới thời Trần ntn? - Hệ thống sông ngòi chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, SĐà, SĐuống, SCầu, SMã, SCả.. ? Sông ngòi tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? - ...là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến muà màng và cuộc sống của nhân dân. ? Em biết câu chuyện nào kể về cảnh lụt lội không? Kể tóm tắt câu chuyện đó? - 1 số Hs kể. *Kết luận: - Thời Trần nghề chính của nhân dân ta là nghề trồng lúa nước. - Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước và cũng là nơi tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân. 3. Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt. *Mục tiêu: - Nhà Trần rất coi trọng việc đắp đê phòng chống lũ lụt. *Cách tiến hành: - Tổ chức hs thảo luận nhóm: - Hs thảo luận nhóm 4. ? Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt, bão ntn? - Lần lượt các nhóm trả lời, nx bổ sung. - Gv nx, chốt ý đúng: * Kết luận: Nhà Trần rất quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão: + Đặt chức quan hà đê sứ để trông coi việc đắp đê. + Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê. + Hằng năm con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê. + Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. 4. Hoạt động3: Kết quả công việc đắp đê của nhà Trần và liên hệ thực tế. * Mục tiêu: - Kết quả của công việc đắp đê của nhà Trần. - Hs liên hệ với thực tế của địa phương mình. * Cách tiến hành: ? Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công việc đắp đê? - Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ. ? Hệ thống đề điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sông nhân dân ta? - Hệ thống đê điều này đã góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nd ấm no, thiên tai giảm nhẹ. ? ở địa phương em nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? - ...trồng rừng và chống phá rừng. * Kết luận: Gv tổng kết các ý trên. 5. Củng cố, dặn dò: - Đọc phần ghi nhớ của bài. - Nx tiết học. - Học thuộc bài và chuẩn bị bài 14. ===============*****=============== Tiết 15: Mĩ thuật Vẽ tranh- Vẽ chân dung I. Mục tiêu: - Hs nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người. - Hs biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích. - Hs biết quan tâm đến mọi người. II. Chuẩn bị: - Một số ảnh chân dung. - Một số tranh chân dung của hoạ sĩ, của hs và tranh ảnh đề tài khác. - Hình gợi ý cách vẽ. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra sự chuẩn bị của hs. B, Giới thiệu bài mới: 1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. - Gv giới thiệu tranh ảnh, chân dung... - Hs nhận ra sự khác nhau: ? Sự khác nhau của ảnh và tranh? - ảnh giống vật thật; - Tranh vẽ bằng tay, diễn tả tập trung vào đặc điểm chính của nhân vật. ? So sánh tranh chân dung và tranh đề tài? - Tranh đề tài vẽ cảnh là chủ yếu, tranh chân dung vẽ người... ? Quan sát khuôn mặt của bạn nhận xét? - Hình dáng khuôn mặt: - Trái xoan, vuông, tròn,... - Tỉ lệ dài, ngắn, to, nhỏ, rộng hẹp: - Trán, mắt mũi, cằm, miệng,... * Kết luận:- Mỗi người đều có khuôn mặt, mắt, mũi, miệng khác nhau. - Vị trí của các bộ phận trên khuôn mặt mỗi người đều khác nhau... 2. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung. - Gv dán các hình gợi ý cách vẽ: ? Nêu cách vẽ chân dung? - Hs xem hình sgk/37, kết hợp hình ở bảng. - Vẽ từ khái quát đến chi tiết: + Phác khuôn mặt... + Vẽ cổ, vai, và đường trục của khuôn mặt. + Tìm vị trí tóc, tai, mắt, mũi, miệng,... 3. Hoạt động 3: Thực hành - Hs vẽ theo nhóm (vẽ bạn trong nhóm) - Gv qs, giúp đỡ nhóm còn lúng túng. 4.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá. - Gv đưa tiêu chí đánh giá: - Bố cục, cách vẽ hình, các chi tiết, màu. - 1 số hs treo tranh. - Hs nhận xét, xếp loại bài vẽ theo ý thích. - Gv nhận xét đánh giá chung. 5. Dặn dò: - Quan sát, nhận xét nét mặt con người khi vui, buồn, lúc tức giận,... - Sưu tầm các loại vỏ hộp chuẩn bị cho bài sau. ===============*****=============== 3. Hoạt động 2: ảnh hưởng của các điều kiện ngoại cảnh đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây rau, hoa. a. Nhiệt độ. ? Nhiệt độ không khí có nguồn gốc từ đâu? - Mặt trời ? Nhiệt độ của các mùa trong năm có giống nhau không? - Không VD: Mùa hè- nóng, đông - lạnh ? Nêu tên 1 số loại rau, hoa trồng ở các mùa khác nhau? + Mùa đông: bắp cải, su hào... + Mùa hè: mớp, rau dền,... - Mỗi loại rau hoa đều tốt 1 khoảng nhiệt độ thích hợp cần chọn thời điểm thích hợp trong năm để gieo trồng thì mới đạt năng suất cao. b. Nước. ? Cây rau, hoa lấy nước ở đâu? - Đất, nước mưa, không khí,... ? Nước có tác dụng ntn đối với cây? - Hoà tan chất dinh dưỡng trong đất để rễ cây hút được dễ dàng. Đồng thời tham gia vận chuyển các chất và điều hoà nhiệt độ. Tiết 6: kĩ thuật Bài 29: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn (tiết 3) I. Mục tiêu: - Hs hoàn thành sản phẩm tự chọn của mình với các cách khâu thêu đã học. - Hs tự đánh giá được sản phẩm của mình làm ra và đánh giá bài của bạn. - Hs yêu thích sản phẩm. II. Đồ dùng dạy học. - Chuẩn bị tiêu chí đánh giá sản phẩm. III. Các hoạt đọng dạy học. A, Kiểm tra sự chuẩn bị của hs và độ hoàn thành sản phẩm của tiết học trước. B, Gv nêu nội dung của tiết học. 1. Hoạt động 1: Thực hành - Hs tiếp tục hoàn thành sản phẩm của tiết học trước. - Gv quan sát, giúp đỡ hs còn lúng túng, động viên hs hoàn thành sản phẩm. 2. Hoạt động 2: Đánh giá sản phẩm. - Gv đưa tiêu chí đánh giá: Sản phẩm có sáng tạo, thể hiện có năng khiếu thêu, khâu, đánh giá A+; hoàn thành và chưa hoàn thành. - Hs trưng bày sản phẩm theo tổ. - Hs dựa vào tiêu chí để nận xét sản phẩm của bạn và của mình. 3. Dặn dò: - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. Tiết 1: Kĩ thuật Tiết 30: Lợi ích của việc trồng rau hoa. I. Mục tiêu: - Hs biết ích lợi của việc trồng rau, hoa. - Yêu thích công việc trồng rau, hoa. II. Đồ dùng dạy học. - Sưu tầm tranh ảnh một số loại cây rau, hoa. III. Các hoạt động dạy học. A, Kiểm tra sự chuẩn bị sưu tầm tranh của hs. B, Giới thiệu bài: Nêu Mục tiêu bài học. 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa. a. ích lợi của rau: - Tổ chức hs qs tranh và trả lời. - Hs quan sát tranh sgk , và tranh sưu tầm. ? Nêu ích lợi của việc trồng rau? - Làm thức ăn: cung cấp chất dinh dưỡg cần thiết cho con người.; làm thức ăn cho vật nuôi. ? Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào? - Hs nêu. ? Rau còn được sử dụng để làm gì? - Bán, xuất khẩu, chế biến thực phẩm... b. ích lợi của hoa: ( Làm tương tự) - Hs quan sát hình 2. - Gv yc hs liên hệ ở địa phương mình về trồng và sử dụng rau, hoa. 2. Hoạt động 2: Điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta. - Tổ chức hs thảo luận nhóm 2. - Hs thảo luận nhóm , trả lời: ? Nêu điều kiện khí hậu của nước ta có ảnh hưởng đến rau, hoa? - Điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm. - Liên hệ ở địa phương em? - Hs liên hệ... 3. Nhận xét, dặn dò: - NX tiết học. - Chuẩn bị cho tiết sau: hạt giống, một số phân hoá học, phân vi sinh, cuốc, cào, vồ đập, đất, dầm xới, bình có vòi hoa sen, bình xịt nước.
Tài liệu đính kèm: