Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thúy Nga

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thúy Nga

1. Bài cũ:

-H lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số H khác.

-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.

2. Bài mới :

 a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài

 b. Phép chia 320 : 40 ( trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng )

-GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu H suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.

-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện:320: (10 x4 ).

-Vậy 320 chia 40 được mấy ?

-Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32 : 4 ?

-Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4

 

doc 23 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 969Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2009-2010 - Trần Thị Thúy Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN15
Thứ hai ngày 14 tháng12 năm 2009.
TOÁN:	CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0
MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 -Biết cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
 -Áp dụng để tính nhẩm 
ĐỒ DÙNG : -Phiếu học tập
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
1. Bài cũ:
-H lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số H khác. 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài : Ghi đề bài 
 b. Phép chia 320 : 40 ( trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng )
-GV ghi lên bảng phép chia 320 : 40 và yêu cầu H suy nghĩ và áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên. 
-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện:320: (10 x4 ). 
-Vậy 320 chia 40 được mấy ? 
-Em có nhận xét gì về kết quả 320: 40 và 32 : 4 ? 
-Em có nhận xét gì về các chữ số của 320 và 32 , của 40 và 4 
*Kết luận : Vậy để thực hiện 320 : 40 ta chỉ việc xoá đi một chữ số 0 ở tận cùng của 320 và 40 để được 32 và 4 rồi thực hiện phép chia 32 : 4. 
-Cho HS đặt tính và thực hiện tính 320 : 40, có sử dụng tính chất vừa nêu trên. 
-GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng
 c. Phép chia 32 000 : 400 (trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn của số chia). 
-Ghi lên bảng 32000 : 400, áp dụng tính chất một số chia cho một tích để thực hiện phép chia trên.
-GV khẳng định các cách trên đều đúng, cả lớp sẽ cùng làm theo cách sau cho thuận tiện :
 32 000 : (100 x 4). 
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
-HS suy nghĩ và nêu các cách tính của mình. 
320 : ( 8 x 5 ); 
320 : ( 10 x 4 ) 
320 : ( 2 x 20 )
-HS thực hiện tính. 
320: (10 x 4)= 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4 = 8
-Hai phép chia cùng có kết quả là 8. 
-H nêu kết luận. 
-1H lên bảng,lớp làm bài vào giấy nháp. 
 320 40
 0 8
32 000 : ( 100 x 4 )= 
32 000: 100: 4 = 320 : 4 
 = 80 
-....= 80 
-Hai phép chia cùng có kết quả là 80. 
-HS nêu lại kết luận. 
-1H lên bảng, cả lớp làm bài vào giấy nháp. 
-GV nhận xét và kết luận về cách đặt tính đúng. 
-Vậy khi thực hiện chia hai số có tận cùng là các chữ số 0 chúng ta có thể thực hiện như thế nào ?
-GV cho H nhắc lại kết luận. 
 d. Luyện tập :
 Bài 1
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? 
-HS cả lớp tự làm bài,GV giúp H yếu.
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2a 
-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? 
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-GV hỏi H lên bảng : Tại sao để tính x trong phần a em lại thực hiện phép chia 25 600 : 40 ?
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3 a (Nhóm A làm thêm câu b)
-GV yêu cầu HS tự làm bài. 
-GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn H làm bài tập luyện tập thêm, chuẩn bị bài sau 
 32000 400
 00 80
 0
-Ta có thể cùng xoá đi một, hai, ba,chữ số 0 ở tận cùng của số chia và số bị chia rồi chia như thường.
-1H đọc đề bài. 
-2H lên bảng làm bài, mỗi H làm một phần, cả lớp làm bài vào vở. 
-HS nhận xét. 
-Tìm X. 
-2 H lên bảng làm bài, mỗi H làm một phần, cả lớp làm bài vào vở .
-2 HS nhận xét. 
để tính x ta lấy tích (25 600) chia cho thừa số đã biết 40 .
-1H đọc đọc đề trước lớp. 
-1H lên bảng , lớp làm bài vào vở. 
-Đổi chéo vở kiểm tra bài bạn.
-HS cả lớp.
TẬP ĐỌC:	CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
MỤC TIÊU: 
-Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
-Hiểu nghĩa các từ: mục đồng, huyền ảo, khát vọng, tuổi ngọc ngà, khát khao,
-Hiểu nội dung câu chuyện: niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ.
ĐỒ DÙNG :
-Tranh minh họa bài tập đọc trang 146, sgk
-Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần luyện đọc.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung (tiếp theo) và trả lời câu hỏi nội dung bài.
-gọi HS đọc toàn bài.
+Em học tập được điều gì qua nhân vật cu Đất?
-Nhận xét và ghi điểm H.
2. Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
-Treo tranh minh họa và hỏi: 
+Bức tranh vẽ cảnh gì?
+Em đã bao giờ đi thả diều chưa? Cảm giác của em khi đó như thế nào?
-Bài đọc cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em hiểu kĩ hơn những cảm giác đó.
 b.Hướng dẫn luyện đọc :
-Gọi 2 H tiếp nối đọc từng đoạn của của bài ( 3 lượt H đọc ). GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng ( nếu có) cho từng HS.
-Gọi 1 H đọc phần chú giải.
-Gọi H đọc toàn bài.
-GV đọc mẫu. Chú ý cách đọc.
*Toàn bài đọc với giọng tha thiết, thể hiện niềm vui của đám trẻ khi chơi thả diều.
*Nhấn giọng ở những từ ngữ: nâng lên, hò hét, mềm mại, vui sướng, vi vu, trầm bổng, gọi thấp xuống, huyền ảo, thảm nhung, cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, tha thiết cầu xin, bay đi, khát khao,..
 c.Tìm hiểu bài.
* Đoạn 1:
+Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+Đoạn 1 cho em biết điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 1.
* Đoạn 2:
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng như thế nào?
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp như thế nào?
+Đoạn 2 nói lên điều gì?
-Ghi ý chính đoạn 2.
-Gọi HS đọc câu mở bài và kết bài.
-Gọi H đọc câu hỏi 3.
-Bài văn nói lên điều gì?
-Ghi nội dung chính của bài.
 d.Đọc diễn cảm.
-Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài.
-Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.
-Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn, bài văn.
-Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS.
-Tổ chức cho HS thi đọc theo vai từng đoạn và toàn truyện.
-Nhận xét và ghi điểm cho HS.
3.Củng cố, dặn dò:
-Trò chơi thả diều đã mang lại cho tuổi thơ những gì
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà học bài và đọc trước bài tuổi Ngựa, mang 1 đồ chơi mà mình có đến lớp.
-H thực hiện yêu cầu.
-1H trả lời
-Bức tranh vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
+Em rất vui sướng khi đi thả diều.
-lắng nghe.
-H tiếp nối nhau đọc bài theo trình tự.
+Đ1: tuổi thơ của tôi..vì sao sớm.
+Đ2: Ban đêmkhát khao của tôi.
-1 H đọc thành tiếng.
-3 H đọc bài.
-1 H đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
+Cánh diều mềm mại như .... 
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và bằng mắt.
Tả vẻ đẹp của cánh diều.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm, trao đổi và trả lời câu hỏi.
Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp.
-1 HS đọc: Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
Tôi ngửa cổ suốt một thời mang theo nỗi khát khao của tôi.
-1 HS đọc thành tiếng, HS trao đổi và trả lời câu hỏi
*Bài văn nói lên niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng.
-1 H nhắc lại ý chính.
-1 H đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc 
-3 đến 5 H thi đọc.
-3 lượt H đọc theo vai.
-Trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
KHOA HỌC:	TIẾT KIỆM NƯỚC
MỤC TIÊU: Giúp HS:
 -Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước.
 -Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.
 -Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
ĐỒ DÙNG: -Các hình minh hoạ trong SGK trang 60, 61 
 	 -HS chuẩn bị giấy vẽ, bút màu.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
-Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn nước ?
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS.
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
 * Hoạt động 1: Những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước.
-Tổ chức cho H thảo luận nhóm theo định hướng.
-Chia H thành các nhóm nhỏ để đảm bảo 2 nhóm thảo luận một hình vẽ từ 1 đến 6.
-Yêu cầu các nhóm quan sát các hình minh hoạ được giao.
-Thảo luận và trả lời:
 1. Em nhìn thấy những gì trong hình vẽ ?
 2.Theo em việc làm đó nên hay không nên 
làm ? Vì sao ?
-GV giúp các nhóm gặp khó khăn.
-Gọi các nhóm trình bày, các nhóm khác có cùng nội dung bổ sung.
* Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
*Hoạt động 2:Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước 
-Tổ chức cho H hoạt động cả lớp.
-Yêu cầu HS quan sát hình vẽ 7 và 8 / SGK trang 61 và trả lời câu hỏi:
 1. Em có nhận xét gì về hình vẽ b trong 2 hình ?
 2. Bạn nam ở hình 7a nên làm gì ? Vì sao ?
-GV nhận xét câu trả lời của HS.
-Hỏi: Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước ?
* Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có nên chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
 * Hoạt động 3: Cuộc thi: Đội tuyên truyền giỏi. 
-GV tổ chức cho HS vẽ tranh theo nhóm.
-Yêu cầu các nhóm vẽ tranh với nội dung tuyên truyền, cổ động mọi người cùng tiết kiệm nước.
-GV hướng dẫn từng nhóm, đảm bảo H nào cũng được tham gia.
-Yêu cầu các nhóm thi tranh vẽ và cách giới thiệu, tuyên truyền. Mỗi nhóm cử 1 bạn làm ban giám khảo.
-GV nhận xét tranh và ý tưởng của từng nhóm.
-Cho H quan sát hình minh hoạ 9.
-Gọi 2 H thi hùng biện về hình vẽ.
-GV nhận xét, khen ngợi các em.
 * Kết luận: Chúng ta không những thực hiện tiết kiệm nước mà còn phải vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.
 3.Củng cố- dặn dò:
-GV nhận xét giờ học.
-Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
-Dặn HS luôn có ý thức tiết kiệm nước và tuyên truyền vận động mọi người cùng thực hiện.
-2 HS trả lời .
-HS thảo luận.
-HS quan sát, trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS quan sát,suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
-HS lắng nghe.
-1H nêu.
-HS thảo luận và tìm đề tài.
-HS vẽ tranh và trình bày lời giới thiệu trước nhóm.
-Các nhóm trình bày và giới thiệu ý tưởng của nhóm mình.
-HS quan sát.
-HS trình bày.
-HS lắng nghe.
-HS cả lớp.
ĐỊA LÝ:	HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở 
ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (T2)
MỤC TIÊU: Học xong bài này HS biết:
-Biết ĐBBB có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ...
-Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
-H khá, giỏi biết thêm khi nào một làng trở thành làng nghề. Biết quy trình sản xuất đồ gốm.
-Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
CHUẨN BỊ:	 -Tranh, ảnh về nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ.
HOẠT ĐỘNG DAY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
-Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
-Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho  ... bài ,cả lớp làm bài vào vở 
HS trình bày lời giải bài toán.
-HS cả lớp thực hiện.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU:	GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI ĐẶT CÂU HỎI
MỤC TIÊU:
-Biết được phép lịch sựu khi khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng người khác.
-Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp (BT1,2 mục III) 
ĐỒ DÙNG: -Giấy khổ to và bút dạ.
-Bảng lớp viết sẵn BT 1 phần nhận xét.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
-Gọi 3 HS lên bảng đặt câu có từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
-Gọi HS đọc tên các trò chơi, đồ chơi mà em biết.
-Nhận xét và cho điểm HS.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
 b.Tìm hiểu ví dụ.
*Bài1:
-GV viết câu hỏi lên bảng:-Mẹ ơi, con tuổi gì?
-Khi muốn hỏi chuyện người khác, chúng ta cần giữu phép lịch sự như cần thưa gửi, xưng hô cho phù hợp: ơi, ạ, thưa, dạ
*Bài2:
-Gọi HS đặt câu. Sau mỗi HS đặt câu GV chú ý sửa lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho HS ( nếu có)
-Khen những HS đã biết đặt những câu hỏi lịch sự, phù hợp với đối tượng giao tiếp.
*Bài 3:
+Theo em, để giữ lịch sự, cần tránh những câu hỏi có nội dung như thế nào?
+Lấy ví dụ về những câu mà chúng ta không nênhỏi
+Để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác thì cần chú ý những gì?
*Ghi nhớ: (SGK)
 c.Luyện tập:
*Bài 1:
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
-Qua cách hỏi – đáp ta biết được điều gì về nhân vật?
*Bài 2:
-Yêu cầu HS tìm câu hỏi trong truyện.
-Gọi HS đọc câu hỏi.
-So sánh để thấy câu các bạn nhỏ hỏi cụ già có thích hợp hơn câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau không? Vì sao?
-Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
-Gọi HS phát biểu.
+Nếu chuyển những câu hỏi mà các bạn tự hỏi nhau để hỏi cụ già thì hỏi thế nào?
3.Hoạt động nối tiếp:
+Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác?
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS luôn có ý thức lịch sự khi nói, hỏi người khác.-
-3 HS lên bảng đặt câu.
-2 HS đứng tại chỗ trả lời.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung. 
-2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ thể hiện thái độ lễ phép của con người.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Tiếp nối nhau đặt câu.
+Cần tránh những câu hỏi làm phiền lòng người khác, gây cho người khác sự buồn chán.
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
-2 HS đọc thành tiếng.
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi.
+Qua cách hỏi, đáp ta biết được tính cách, mqh của nhân vật.
-1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
-Dùng bút chì gạch chân vào câu hỏi trong sgk.
+Chuyện gì xảy ra với ông cụ thế nhỉ?
+Chắc là cụ ốm?
+Hay cụ đánh mất cái gì?
+Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cho cụ không ạ?
-2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận và trả lời câu hỏi.
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
TẬP LÀM VĂN:	LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT.
MỤC TIÊU:
-Nắm được cấu tạo ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) của một bài văn miêu tả đồ vật và trình tự miêu tả.
-Hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài văn, sự xen kẽ giữa lời tả với lời kể.
-Biết lập dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp.
ĐỒ DÙNG:	-Giấy khổ to và bút dạ.
-Phiếu kẻ sẵn nội dung: trình tự miêu tả chiếc xe đạp của chú tư.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ:
-Thế nào là miêu tả?
+Nêu cấu tạo bài văn miêu tả.
-Gọi H đọc phần mở bài, kết bài cho đoạn thân bài tả cái trống. 
-Nhận xét câu trả lời, đoạn văn và ghi điểm cho H.
2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
 b.Hướng dẫn làm bài tập:
*Bài 1: Câu a:
+Tìm phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn Chiếc xe đạp của chú tư.
+Phần mở bài, thân bài, kết bài trong đoạn văn trên có tác dụng gì? Mở bài, kết bài theo cách nào?
+Tác giả quan sát chiếc xe đạp bằng giác quan nào?
 Câu b, d:
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
-Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
1b /Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự:
+Tả bao quát chiếc xe.
+Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật
+Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe đạp.
1d /Những lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với chiếc xe xe dạp: Chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện vì nó.
*Bài 2:
-GV viết đề bài lên bảng.
+Lập dàn bài tả chiếc áo mà các em đang mặc hôm nay chứ không phải cái mà em thích.
-Ghi nhanh các ý chính lên bảng:
 Mở bài: -Giới thiệu chiếc áo em mặc hôm nay
Thân bài: -Tả bao quát chiếc áo 
 -Tả từng bộ phận .
 Kết bài: -Tình cảm của em với chiếc áo.
+Khi tả đồ vật ta cần lưu ý điều gì?
3.Hoạt động nối tiếp:
+Thế nào là miêu tả?
+Muốn có một bài văn miêu tả chi tiết, cần chú ý điều gì?
-Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập 2 hoặc viết thành bài văn miêu tả và tiết sau mang 1 đồ chơi mà em thích đến lớp.
-2 H trả lời câu hỏi.
-2 H đứng tại chỗ đọc.
-2 HS đọc nội dung và yêu cầu.
-2 HS ngồi cùng bàn, trao đổi và trả lời câu hỏi.
-Trao đổi, viết các câu văn thích hợp vào phiếu.
-Nhận xét, bổ sung.
-1 HS đọc thành tiếng.
- HS đọc yêu cầu.
-HS đọc bài của mình
-1 HS đọc dàn ý.
-Trả lời miệng.
-Lắng nghe.
ÂM NHẠC:	HỌC HÁT: DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN
(GV bộ môn dạy)
Thứ sáu ngày 18 tháng 12 năm 2009.
THỂ DỤC: 	BÀI 30 (GV bộ môn dạy)
ĐẠO ĐỨC:	BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO. (GVbộ môn dạy)
TOÁN :	 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
MỤC TIÊU: Giúp học sinh
 -Thực hiện được phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết, chia có dư).
 -Áp dụng để giải các bài toán có liên quan. 
ĐỒ DÙNG: -Phiếu bài tập.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Bài cũ: 
H lên bảng làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
2.Bài mới :
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 10 105 : 43 
-GV ghi lên bảng phép chia, yêu cầu HS đặt tính và tính .
-GV theo dõi HS làm bài.
-GV hướng dẫn lại cho HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
 10105 43
 150 235
 215
 00
 Vậy 10105 : 43 = 235
 -Phép chia 10105 : 43 = 235 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
 -GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia .
 * Phép chia 26 345 : 35 
-GV viết lên bảng phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. (Quy trình như trên)
-GV theo dõi HS làm bài.
Vậy 26345 : 35 = 752 (dư 25)
-Phép chia 26345 : 35 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
-Trong các phép chia có dư chúng ta cần chú ý điều gì ?
 c.Thực hành 
 Bài 1: 
-GV cho HS tự đặt tính rồi tính. 
-Cho HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
-GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 2: (Nhóm A) 
-Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì ?
-Vận động viên đi được quãng đường dài bao nhiêu mét ?
-Vậv động viên đã đi quãng đường trên trong bao nhiêu phút ?
-Muốn tính trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét ta làm tính gì ? 
-GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học. 
-Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
-2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
 -1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
-HS thực hiện chia theo hướng dẫn của GV. 
-là phép chia hết. 
-1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
-HS nêu cách tính của mình. 
- Là phép chia có số dư bằng 25. 
-Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
-4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS nhận xét. 
-1HS đọc đề toán. 
-Tính xem trung bình mỗi phút vận động viên đi được bao nhiêu mét. 
-1 HS lên bảng làm, cả lớp làm bài vào VBT. 
-HS cả lớp.
TẬP LÀM VĂN:	QUAN SÁT ĐỒ VẬT
MỤC TIÊU:
-Biết cách quan sát đồ vật theo trình tự hợp lý: bằng nhiều cách khác nhau (mắt , tai , mũi, tay )
-Phát hiện được những đặc điểm riêng, độc đáo của từng đồ vật để phân biệt được đồ vật này với những đồ vật khác cùng loại.
-Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý tả một đồ chơi quen thuộc.
ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:-HS chuẩn bị đồ chơi.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 1.Bài cũ :
-Gọi HS đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
-Khuyến khích HS đọc đoạn văn, bài văn miêu tả cái áo của em.
-Nhận xét, khen ngợi và ghi điểm cho HS.
2.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Ghi đề bài.
 b.Tìm hiểu ví dụ.
*Bài 1.
-Gọi HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu và gợi ý.
Gọi HS giới thiệu đồ chơi của mình.
-Yêu cầu HS tự làm bài.
-Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS ( nếu có).
*Bài 2:
-Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?
*Ghi nhớ : (SGK)
-Gọi HS đọc phần Ghi nhớ.
 c.Luyện tập
-Gọi HS đọc yêu cầu, GV viết đề bài trên bảng lớp.
-GV đi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
-GV sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho từng HS (nếu có).
-Khen ngợi những HS lập dàn ý chi tiết đúng.
3.Hoạt động nối tiếp:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà hoàn thành dàn ý, viết thành bài văn và tìm hiểu một trò chơi, một lễ hội ở quê em.
-1 HS đọc dàn ý.
-1 HS đọc đoạn văn.
-Tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị của các tổ viên.
+Em có chú gấu bông rất đáng yêu.
+Đồ chơi của em là chiếc ô tô chạy bằng pin.
+Phải quan sát theo một trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ phận.
+Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay,
+Tìm ra những đặc điểm riêng để phân biệt nó với các đồ vật cùng loại.
 - HS tự làm bài, trình bày bài làm
-Lắng nghe về nhà thực hiện.
SINH HOẠT LỚP
MỤC TIÊU: Sau giờ học:
-H nhận biết những ưu điểm của mình trong tuần qua.
-Nắm kế hoạch tuần tới để cùng thực hiện tốt hơn. 
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Cô giáo nêu yêu cầu giờ học
2. Đánh giá hoạt động tuần qua:
-Lớp trưởng đánh giá tình hình hoạt động của lớp trong tuần qua 
-Nhận xét ưu khuyết điểm từng bạn:
 +Học tập tiến bộ: Chính, Trang, Hân, Đông, X Cường.....
 +Xây dựng bài tốt: Chính, Anh, Phê....
 +Chậm tiến bộ: Huyên, Thùy,Phú.....
-Cô giáo nhận xét, đánh giá kỹ từng em. Có tuyên dương, có hình phạt hợp lý.
3. Kế hoạch tuần tới: 
-Tiếp tục phong trào thi đua học tốt.
-Đi học chuyên cần, có đầy đủ dụng cụ học tập.
-Chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp.
-Chú ý vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
4. Tổ chức cho lớp ca múa các bài hát của đội.
-Lắng nghe, bổ sung, nhận xét.
-H thảo luận, nêu biện pháp giúp đỡ trong nhóm.
-Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan15.doc