Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012

I: MỤC TIÊU :

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngấm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời.

II: ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Tranh minh hoạ nội dung bài đọc

III: HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

A. Bài cũ :

HS đọc bài tập đọc “ Chú Đất Nung”

B. Bài mới .

 1.Giới thiệu bài : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.

 2.HĐ1:Luyện đọc và tìm hiểu bài

 

doc 29 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 988Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Tập đọc
Tiết 29: Cánh diều tuổi thơ
I: Mục tiêu :
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều, ngấm những cánh diều bay lơ lững trên bầu trời. 
Ii: đồ dùng dạy học 
Tranh minh hoạ nội dung bài đọc 
Iii: Hoạt động dạy học 
Bài cũ :
HS đọc bài tập đọc “ Chú Đất Nung” 
Bài mới .
 1.Giới thiệu bài : Bài đọc Cánh diều tuổi thơ sẽ cho các em thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho trẻ em.
 2.HĐ1:Luyện đọc và tìm hiểu bài 
 a) Luyện đọc 
 HS tiếp nối nhau đọc2đoạn của bài, kết hợp với đọc hiểu các từ ngữ chú giải 
 	- HS luyện đọc theo cặp. Hai HS đọc cả bài 
 - GV đọc diễn cảm 
b). Tìm hiểu bài 
 - Một HS đọc thành tiếng , đọc thầm đoạn một 
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
( Cánh dều mềm mại như cánh bướm . / Trên cánh diều có nhiều loại sáo – sáo đơn, sáo kép , sáo bè  Tiếng sáo diều vi vu , trầm bỗng ) 
+ Trò chơi thả diều đem lại cho em những niềm vui lớn như thế nào? ( Các bạn hò hét nhau thả diều thi , vui sướng đến phát dại nhìn lên trời ) 
+ Trò chơi thả diều đem lại cho em những mơ ước đẹp như thế nào ? ( Nhìn lên bầu thời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm khảm nhung khổng lồ , bạn nhỏ thấy lòng cháy lên , cháy mãi khát vọng .) 
+ Qua các câu mở bài và kế bài , tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ? (Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ ) 
HĐ2: Luyện đọc diễn cảm 
- Mời 2HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn.Cả lớp luyện đọc thi đọc diễn cảm 1đoạn 
- HS thi đọc diễn cảm . GV nhận xét 
3: Củng cố ,dặn dò 
- Nêu nội dung bài văn? ( Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho đám trẻ mục đồng )
*GV nhận xét giờ học 
toán
Tiết 71: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0
I: mục tiêu
- Giúp HS thực hiện được hai số tận cùng là các chữ số o
ii. hoạt động dạy học 
1.Bài cũ: GV kiểm tra bài ở nhà của HS.
2 Bài mới:
HĐ1:Bước chuẩn bị: 
Học sinh cần được ôn tập một số nội dung sau:
a. Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
Ví dụ: 320 : 10 = 32
 3200 : 100 = 32
 32000 : 1000 = 32 
b. Quy tắc chia một số cho một tích. 
 Ví dụ: 60 :(10 x 2 ) = 60 : 10 : 2 = 6 : 2 = 3
 HĐ2:Tìm hiểu ví dụ 
 Ví dụ 1:320 :40
Giới thiệu trường hợp số bị chia và số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng
 Tiến hành theo các bước chia một số cho một tích
 320 : 40 = 320 : ( 10 x 4) 
 = 320 : 10 : 4
 = 32 : 4 = 8 
Nêu nhận xét : 320 : 4 = 32 : 4
 Có thể cùng xoá một chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như bình thường 
Học sinh đặt tính 320 : 40 vào bảng con.
Cho học sinh tính kết quả.GV kiểm tra.
Ví dụ2: 32000 : 400 
 Trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia 
 Tiến hành theo các bước chia một số cho một tích
 32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4) 
 = 32000 : 100 : 4
 = 320 : 4 = 80
Nêu nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4
 Có thể cùng xoá hai chữ số 0 tận cùng của số chia và số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như bình thường
Học sinh đặt tính 32000 : 400
Cho HS rút ra ghi nhớ.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Gọi học sinh lên bảng làm.
a. Số bị chia và số chia sẽ không còn chữ số 0
 420 : 60 = 42 : 6 = 7
b. Số chia sẽ không còn chữ số 0(Sau khi xoá chữ số 0) 
 85 000 : 500 = 850 : 5 = 170
Bài 2 : HS làm bài sau đó chữa
 a) X x 40 = 25 600
 X = 25 600 : 40
 X = 640 
Bài 3a: HS làm bài, sau đó chữa 
- Tìm mỗi toa xe chở được mấy tấn hàng?
- Tìm số toa xe chở được hết 30 tấn hàng?
*GV nhận xét ,dặn dò 
________________________
chính tả ( Nghe viết)
	Tiết 15 : 	Cánh diều tuổi thơ
I: Mục tiêu :
 - Nghe viết đúng chính tả ,trình bày đúng đoạn văn : “ Cánh diều tuổi thơ”
 - Nghe viết đúng những tiếng có âm dễ lẫn :tr/ch ; thanh hỏi, thanh ngã
II: đồ dùng dạy học
Một vài đồ dùng phục vụ cho trò chơi 
III:hoạt động dạy học 
A: Bài cũ :
2HS thi nhau viết tiếng hoặc từ bắt đầu bằng âm s/x 
B : Bài mới :
1: Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu của tiết học.
2:Bài mới.
HĐ1: Hướng dẫn hs nghe-viết 
- GV đọc bài chính tả : “ Cánh diều tuổi thơ”
- HS đọc thầm bài văn 
- GV nhắc các em những từ thường viết sai ,cách trình bày: Tên bài, những đoạn xuống dòng) 
- GV đọc bài cho hs viết 
- GV đọc lại bài cho HS soát lại bài 
- Chấm một số bài ,chữa lỗi 
HĐ2: HS làm bài tập 
- HS làm bài tập 2b:
HS đọc thầm đoạn văn ,suy nghĩ làm bài tập vào vở 
Thanh hỏi: 
Đồ chơi: Ô tô cứu hoả, tàu hoả, tầu thuỷ, nhảy ngựa, nhảy dây, điện tử , thả diều, thả chim, dung dăng dung dẻ..
Thanh ngã: Ngựa gỗ, bày cỗ, diễn kịch
Tả đồ chơi: 
-Tôi muốn tả cho các bạn biết ô tô cứu hoả mẹ mới mua cho tôi. Các bạn xem này, ô tô cứu hoả trông thật oách, toàn thân màu đỏ thẫm, các bánh xe màu nâu đen, còi cứu hoả màu vàng
3:Củng cố ,dặn dò 
* GV nhận xét tiết học
Thứ ba ngày 6 tháng 12 năm 2011
 Toán
	Tiết 72 : 	Chia cho số có hai chữ số
I: Mục tiêu
Giúp học sinh : 
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có 3 chữ số cho số có hai chữ số(chia hết, chia có dư)
II: Hoạt động dạy học
1.Bài cũ: GV kiểm tra bài ở nhà của HS.
2 Bài mới.
HĐ1:Hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức mới.
* Trường hợp chia hết: 672 : 21 =?
Cho HS tự thực hiện ở v ở nhap
a. Đặt tính
 672 21
 63 32
 42
 	 42
 0
b. Học sinh nêu cách chia.
* Trường hợp chia có dư 779 : 18
a. Đặt tính và tính:
 779 18
 72 43	
	 59
 54	 
 5 	 
GV: Cần giúp học sinh tập  ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. Chẳng hạn: 77 : 18 = ?
Có thể làm tròn số: 80 : 20 = 4 
HĐ2: Thực hành:
Bài 1: Cho học sinh tự đặt tính rồi tính
( Cho học sinh làm rồi sau đó chữa bài)
Bài 2: Cho HS đọc đề bài, suy nghĩ.
 Học sinh làm bài vào vở 
	 Bài giải
Số bộ bàn ghế xếp vào một phòng là:
240 :15 = 16 ( bộ)
 Đáp số: 16 bộ bàn ghế
Bài 3(K- G)
Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta làm thế nào ?(HS nêu: Muốn tìm thừa số chưa biết của tích ta lấy tích chia cho thừa số đã biết )
 a.) x x 34 = 714 b) 846 : x = 18 
 X = 714 : 34 x = 846 : 18
 X = 21	 x = 47 
- GV nhận xét tiết học 
 _______________________________ 
Luyện từ và câu
	Tiết 29 : 	Mở rộng vốn từ: Đồ chơi – trò chơi
I. Mục tiêu
- Học sinh biết tên một số đồ chơi, trò chơi; phân biệt những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi. 
II. hoạt động dạy học
A. Bài cũ
- Nêu phần ghi nhớ của bài luyện từ và câu ở tiết trước (làm lại bt2)
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích yêu cầu cần đạt của giờ học.
2.Các hoạt động dạy-học:
HĐ1: Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1: Đọc kĩ yêu cầu của đề bài. 
 - Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên đồ chơi ứng với mỗi trò chơi trong mỗi bức tranh. Học sinh trình bày bài trước lớp:
- GV nhận xét bổ sung
+ Tranh 1: - đồ chơi : diều
 - trò chơi : thả diều
+ Tranh 2: đồ chơi: đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao
 Trò chơi : Múa sư tử, rước đèn 
+ Tranh 3: đồ chơi : dây thừng, búp bê, bộ xếp hình nhà cửa
 Trò chơi : nhảy dây
+ Tranh 4: đồ chơi : màn hình , bộ xếp hình
 Trò chơi : trò chơi điện tử
+ Tranh 5: đồ chơi : dây thừng
 Trò chơi : kéo co
+ Tranh 6: đồ chơi : Khăn bịt mắt
Bài 2: Học sinh tự làm vào vở 
 - Đồ chơi: Bóng, quả cầu, kiếm, cờ tướng,
- Trò chơi: Đá bóng, đá cầu, đấu kiếm
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo dõi SGK
Học sinh suy nghĩ và làm bài tập vào vở
Sau đó làm miệng trước lớp
Bài 4: HS đọc yêu cầu của bài tập, trả lời câu hỏi 
Say mê, say sưa, đam mê, mê, thích, ham thích,
HĐ2: GV và HS cả lớp nhận xét 
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học
Buổi 2
Luyện toán
Luyện: Chia cho số có hai chữ số 
I- Mục tiêu 
- Giúp HS rèn kỉ năng chia cho số có hai chữ số.
- Giúp cho HS khắc sâu thêm kiến thức
II- Hoạt động dạy học 
Cho hs làm các bài tập sau:
Bài 1 :.Đặt tính rồi tính.
a ) 378 : 27 b ) 276 : 23 
c ) 235 : 47 d ) 696 : 58
Bài 2 : Một người thợ tiện 9 ngày tiện được 250 sản phẩm , trong 14 ngày tiếp theo tiện được 463 sản phẩm . Hỏi trung bình mỗi ngày người đó tiện được bao nhiêu sản phẩm ? 
Cho 1 HS nêu bài toán 
GV : Bài toán cho biết điều gì ? Yêu cầu tìm gì ? 
HS làm bài . Gọi 1 HS lên bảng chữa bài . GV nhận xét 
 * Ra bài thêm cho HS khá, giỏi.
Bài 1: . Một cửa hàng ngày đầu bán được 12394kg thóc ,ngày thứ hai bán được nhiều hơn ngày đau 24 yến thóc ,ngày thứ ba bán được bằng trung bình cộng của hai ngày đầu .Hỏi cả ba ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu kg thóc ?
 Giải 
 Đổi 24 yến =240 kg 
Ngày thứ hai bán được là 
12394 +240 = 12634(kg)
Ngày thứ ba bán được là
 (12394 +12634):2 =12514(kg)
Cả ba ngày bán được là 
12394 +12634 +12514 =37542(kg)
 Đáp số : 37542kg 
Bài2 : Tính giá trị của X trong mỗi biểu thức sau.
a) 29 + ( 36 +x ) = 1189 b) 53 x 31 x X = 4929
 = 36 + x = 1189 : 29 = 31 x X = 4929 : 53
 = 36 + x = 41 = 31 x X = 93
 x = 41 - 36 X = 93 : 31
 x = 5 X = 3
* GV nhận xét tiết học 
__________________________________________
Luyện tiếng việt
Luyện : Mở rộng vốn từ :Trò chơi - Đồ chơi
I – Mục tiêu 
 - Củng cố về : Mở rộng vống từ :Trò chơi - Đồ chơi thông qua hình thức làm bài tập 
 - GV khắc sâu thêm kiến thức cho HS 
II- Hoạt động dạy học 
*GV cho hs làm các bài tập sau 
Bài 1:Xếp các trò chơi dưới đây vào hai nhóm :
Trò chơi học tập và Trò chơi giải trí 
Bịt mắt bắt dê; Điền ô chữ ; Ghép lời vào tranh ; Rước đèn ông sao ; Kéo co ; Ghép tiếng tạo từ ; Đọc thơ truyền điện ; Nhảy dây , đá cầu ; Nghe đọc đoạn , đoán tên bài ; Tìm nhanh đọc đúng ; đoán từ thả thơ ;Thả diều ; Hái hoa luyện đọc 
Bài làm
Nhóm 1 : Trò chơi học tập
Điền ô chữ ; Ghép lời vào tranh ; Ghép tiếng tạo từ ; Đọc thơ truyền điện ; Nghe đọc đoạn , đoán tên bài ; Tìm nhanh đọc đúng ; đoán từ thả thơ ; Hái hoa luyện đọc
Nhóm 2 : Trò chơi giải trí các trò chơi còn lại
Bài 2: Viết tên các đồ chơi hoặc trò chơi được nhắc đến trong các đoạn thơ dưới đây 
a ) Mèo con nhặt được Trồng hoa, trồng cỏ 
 Năm mảnh gỗ rơi Xanh đỏ quanh nhà 
 Sắp xếp một hồi Ôi! cô mèo ta 
 Thành ngôi nhà nhỏ Thèm vào ở quá 
 b ) Vi vu ! Vi vu ! Mai nối dây dài 
 Lưng trời sáo thổi Cho diều , diều nhớ 
 Giờ cao hơn núi Để em cùng diều 
 Diều em đứng chơi  Bay cao, cao nữa  ...  phá rừng, xây dựng các trạm bơm nước, củng cố đê điều)
* GV nhận xét tiết học
__________________________________________ 
Kể chuyện
Tiết 15 : Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
I. Mục tiêu
- Kể lại được câu chuyên (đoạn chuyện), đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện( đoạn truyện) đã kể.
II Chuẩn bị: 
	- Một số chuyện viết về đồ chơi trẻ em hoặc những con vật gần gũi: có tính truyện cười, thiếu nhi, đăng báo, sách truyện đọc lớp 4.
II.Hoạt động dạy học
A:Bài cũ
	Gọi 1- 2 HS kể chuyện “Búp bê của ai” bằng lời kể của búp bê.
B:Bài mới
HĐ1:Giáo viên HD học sinh hiểu yêu cầu của đề bài
a. Giúp học sinh hiểu yêu cầu đề	
- Học sinh đọc đề bài và cả lớp chú ý SGK. GV gạch dưới những từ ngữ quan trọng của đề bài
	Đề bài: Kể một câu chuyện em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
	(Lưu ý: Cánh diều tuổi thơ không phải là truyện kể vì không có nhân vật là những đồ chơi hoặc những con vật gần gũi với trẻ em )
- Học sinh quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Yêu cầu học sinh kể chuyện đúng chủ điểm .
- Học sinh chọn câu chuỵên để kể.
- Học sinh nối tiếp nhau nêu tên chuyện mình kể.
b, Học sinh thực hành kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Từng cặp học sinh kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
HĐ2: Nhận xét và bình chọn bạn kể hay nhất.
3.Củng cố – dặn dò
 GV nhận xét tiết học, khen những học sinh chăm chú học, nhận xét chính xác, đặt câu hỏi hay, yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục kể chuyện cho người thân.
 Chuẩn bị: Kể câu chuyện liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn.
* GV nhận xét tiết học
 ______________________________
Buổi 2thứ 6
Luyện toán
Luyện: Chia cho số có hai chữ số
I:Mục tiêu
Giúp HS rèn kỉ năng chia cho số có hai chữ số.
II: Hoạt động dạy học 
Cho hs làm các bài tập sau:
Bài1.Đặt tính rồi tính.
 6 225 : 15 4 658 : 34 9 872 : 42 6 270 : 45 
- Cho HS nêu thực hiện phép chia . HS làm bài vào vở . Gọi 4 HS lên bảng chữa bài 
Bài2: .Mỗi chiếc áo phải khâu 8 chiếc cúc. Có 500 chiếc cúc áo. Hỏi số cúc đó khâu đủ bao nhiêu chiếc áo và còn thừa bao nhiêu chiếc cúc?
Bài giải
Chia 500 thành nhóm, mỗi nhóm 8 cúc, ta có: 500 : 8 = 62 ( dư 4)
Vậy 500 chiếc cúc áo khâu đủ cho 62 cái áo và còn thừa 4 chiếc cúc.
Đáp số:62 cái áo , thừa 4 chiếc cúc.
Bài 3 Mỗi thung phấn xếp được 24 hộp phấn . Có 500 hộp phấn thì xếp đầy bao nhiêu thùng và còn thừa mấy hộp phấn ? ( Giải tương tự bài 2 ) 
* HS làm bài . Gọi 1 HS lên bảng chữa bài 
GV theo dõi HD thêm cho HS nào còn yếu 
GV ra thêm bài tập cho HS khá giỏi 
GV nhận xét tiết học 
	____________________________________	
Luyện Tiếng Việt 
Luyện tập quan sát đồ vật
I- Mục tiêu
- Cho HS quan sát đồ vật qua tranh, ảnh và ghi lại những điều em quan sát được rồi lập dàn ý miêu tả đồ chơi đó
- GV khắc sâu thêm kiến thức cho HS
II- Hoạt động dạy học 
1- GV nêu mục tiêu bài học 
2- Luyện tập
Bước 1: Cho HS nêu yêu cầu bài
Bước 2: HS tự làm bài 
Bước 3: Gọi HS đoc bài làm của mình. Cả lớp và GV nhận xét 
Bước 4: GV chấm bài rồi nêu nhận xét 
Bài 1; Quan sát các đồ vật được dưới đây và ghi lại những điều em quan sát được
Bài 2: Em hãy quan sát một đồ chơi mà em yêu thích nhất rồi lập dàn ý miêu tả đồ chơi đó
3- GV nhận xét tiết học
________________________________________
Vệ sinh cá nhân
Bài 3: Phòng bệnh mắt hột
I- Mục tiêu
- Xác định được nguyên nhân, triệụ chứng, tác hại của bệnh mắt hột 
- Biết được con đường lây truyền và cách phòng bệnh mắt hột
- Thường xuyên rửa tay, rửa mặt sạch sẽ
- Dùng khăn mặt riêng, chậu rửa mặt sạch, nước sạch
- Luôn gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
- Tích cực tuyên truyền cho gia đình và cộng đồng thực hiện vệ sinh phòng bệnh mắt hột 
II- Đồ dùng dạy học 
- VSCN: 1a; VSCN 7; VSCN 8c; VSMT 6d, g, i; VSMT 9a
III- hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Bệnh mắt hột
Bước 1: GV nêu câu hỏi HS trả lời 
1, Tác nhân gây ra bệnh mắt hột là gì?
a.Vi khuẩn
2, Điều kiện nào giúp vi khuẩn mắt hột tồn tại và lây lan
a.Mặt, tay bẩn
b. Dùng chung khăn mặt, chung gối
c. Nhà cửa bẩn, nhiều ruồi
3, Người bị mắt hột có biểu hiện 
5, gì?
a. Cộm mắt
b. Ngứa mắt
c. Có dữ mắt
4, Khi bị bệnh mắt họt phải làm gì?
a. Đi khám bác sĩ chuyên về mắt
5, Nừu để mắc bệnh mắt hộtnhiều lần, điều gì sẽ xẩy ra?
a.Sinh ra lông quặm
b. Dẫn đến mù loà
Hoạt động 2: Đường lây truyền bệnh mắt hột
Bước 1: GV chia thành các nhóm, phát cho mỗi nhóm một bảng nhóm yêu cầu các nhóm cùng nhauvẽ hoặc viết đường lây truyền của bệnh mắt hột 
Bước 2: Làm việc theo nhóm
Nhóm trưởng điều khiển 
Bước 3: Làm việc cả lớp
Các nhóm treo sơ đồ
GV yêu cầu đại diện các nhóm trinhg bày kết quả của minh
GV và cả lớp nhận xét xem nhóm nào làm tốt nhất
Hoạt động 3: Ngăn chặn đường lây truyền bệnh mắt hột
Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Hãy tìm một số bức tranh và đặt chúng vào vị trí thích hợp trong sơ đồ lây truyền bệnh mắt hột để ngăn chặn sự lây truyền bệnh 
Bước 2: Các nhóm xây dựng sơ đồ ngăn chặn đường lây truyền bệnh mắt hột 
Bước 3: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày 
GV kết luận : - Rửa mặt thường xuyên dúng cách bằng nước sạch, chậu sạch 
Không dùng chung khăn mặt 
Không ngủ chung gối
Giữ gìn môi trường sạch sẽ và tích cực diệt ruồi
Hoạt động 4: Xây dựng tình huống và đóng vai
Bước 1; Yêu cầu các nhóm thảo luận để xây dựng tình huống gương mẫu thực hiện các hành vi vệ sinh cá nhân vệ sinh môi trường 
Bước 2: Các nhóm thực hiện theo yêu câù trên
Bước 3: GV yêu cầu lần từng nhóm nêu tinhg huống và trinhg diễn. Các nhóm khác nhận xét và góp ý
* GV nhận xét tiết học 
Kĩ thuật
Tiết 15: Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn ( tiết 1)
I. Mục tiêu: 
Đánh giá kiến thức, kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng dạy- học: 
- Tranh quy trình các bài trong chương.
- Mẫu khâu, thêu đã học.
III. Hoạt động- dạy- học: Tiết 1
1.Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài và nêu mục đích của bài học.
2. Tổ chức ôn tập.
HĐ1: GV tổ chức ôn tập các bài trong chương đã học.
- GV yêu cầu HS nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học ( khâu thường, khâu đột thưa, thêu móc xích).
- Gọi một số HS nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu; khâu thường; khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường; khâu đột thưa; thêu móc xích của các bài khâu, thêu đã học.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và sử dụng tranh quy trình để củng cố kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học, tinh thần học tập 
- Dặn tiết sau sẽ tiến hành tự chọn sản phẩm và thực hành làm sản phẩm tự chọn.
_____________________________________
Đạo đức
Tiết 15: Biết ơn thầy giáo, cô giáo (T2)
I:Mục tiêu:	
Giúp HS có khả năng: 
1 : Hiểu - Công lao của các thầy giáo ,cô giáo đối với hs 
	- HS phải kính trọng ,biết ơn ,thầy cô giáo 
2 Biết bày tỏ sự kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo 
II:Hoạt động dạy học
HĐ1: Đóng vai (bài tập 3)
A:Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 
Tình huống 1:( Nhóm: 1, 2, 3) , 
Tình huống 2( Nhóm 4, 5, 6).
B:Các nhóm thảo luận và sắm vai.
C:Các nhóm lên đóng vai
D:Phỏng vấn học sinh đóng vai
HĐ2: Thi kể chuyện
Học sinh làm việc theo nhóm
Học sinh kể cho bạn của nhóm nghe câu chuyện mà mình sưu tầm được hoặc kĩ niệm của mình 
Các câu chuyện mà các em nghe đều thể hiện bài học gì?....
Các em cần phải ghi nhớ: Chúng ta luôn phải yêu quý, kính trọng, biết ơn thầy cô giáo.
HĐ3:Sắm vai xử lí tình huống
Yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm
+ GV đưa ra ba tình huống. Mỗi nhóm thảo luận 1tình huống.
 Tình huống 1.Cô giáo lớp em đang giảng bài thì bị mệt không thể tiếp tục giảng bài được. Em sẽ làm gì?
 Tình huống 2: Cô chủ nhiệm lớp em còn trẻ, con còn nhỏ, chồng cô đi công tác xa. Em sẽ làm gì để giúp cô?
 Tình huống 3: Em và một nhóm bạn trên đờng đi học về ..Trước tình hình đó em sẽ xử lí như thế nào?
GV yêu cầu học sinh làm việc cả lớp.Sau khi hs trình bày gv chốt lại và nhận xét bổ sung 
GV nhận xét tiết
 Thứ ba ngày 11 tháng 12 năm 2007
Thể dục
ôn bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: “thỏ nhảy”
I: Mục tiêu
-Ôn bài thể dục phát triển chung.Yêu cầu học sinh thực hiện động tác theo đúng thứ tự, chính xác và tương đối đẹp.
-Chơi trò chơi : Thỏ nhảy. Yêu cầu tham gia vào trò chơi nhiệt tình ,sôi nổi và chủ động 
II: Nội dungvà phương pháp
HĐ1:Phần mở đầu:
 -Gv phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
 -Chạy nhẹ nhàng trên địa hình nơi tập
 -Đi thường 1 vòng và hít thở sâu
HĐ2: Phần cơ bản
a, Bài thể dục phát triển chung:
Lần 1 : GV ôn cho hs bằng cách hô lần lượt các động tác cho hs tập . 
 -Ôn 8 động tác đã học
* Lần 2 ; 3. Do cán sự lớp hô .GV nhận xét sau mỗi lần tập. 
 HS tập theo tổ của mình 
* Thi biểu diễn giữa các tổ 
b,Trò chơi vận động: Trò chơi : “Thỏ nhảy ”
GV cho hs khởi động lại các khớp . GV yêu cầu nêu tên trò chơi,nhắc lại cách chơi ,cho chơi thử sau đó gv nhận xét rồi cho chơi chính thức . Kết thúc trò chơi , đội nào thắng cuộc được tuyên dương. 
HĐ3: Phần kết thúc:
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát 
Làm động tác thả lỏng toàn thân.
Nhận xét và đánh giá giờ học
Thứ năm ngày 13 tháng 12 năm 2007
Thể dục
Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Trò chơi: “ lò cò tiếp sức”
I:mục tiêu 
	-Kiểm tra bài thể dục phát triển chung . Yêu cầu thực hiện đúng động tác theo thứ tự và chính xác.
	-Trò chơi: Lò cò tiếp sức. Yêu cầu nắm được luật chơi .Khi chơi tập trung chú ý, bình tỉnh, khéo léo
ii. Nội dung và phương pháp lên lớp
HĐ1:Phần mở đầu
	-GV nhận lớp phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học, chỉnh đốn đội ngũ, trang phục luyện tập.
Đứng tại chổ xoay các khớp cổ tay, cổ chân, đầu gối, hông, vai.
 HĐ2: Phần cơ bản
 a. Bài thể dục phát triển chung
- Nội dung kiểm tra bài thể dục phát triển chung:Học sinh thực hiện 8 động tác đã học 
-Tổ chức phương pháp kiểm tra: Mỗi đợt 5 học sinh 
- Các tổ đánh giá: Hoàn thành và chưa hoàn thành
 b. Trò chơi vận động: “Lò cò tiếp sức hoặc thỏ nhảy ”. 
	Gv nêu luật chơi và cách chơi .Cho hs chơi thử một lần .Yêu cầu tham gia chơi một cách tự giác
	GV cho hs chơi chính thức 
 HĐ3: Phần kết thúc
- Tập một số động tác thả lỏng
- Đứng tại chổ vỗ tay hát 1 bài
- Nhận xét và công bố kết quả

Tài liệu đính kèm:

  • docGA lop 4 tuan 13(1).doc