Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)

Luyện từ và câu

MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI

I- Mục tiêu:

 1. HS biết một số tên đồ chơi, trò chơi (BT1,BT2);phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại (BT3)

 2. Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con ngư¬ời khi tham gia các trò chơi (BT4)

II – Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ

- Bảng phụ viết tên các trò chơi, đồ chơi (lời giải BT2)

- Bảng phụ viết yêu cầu của BT3, 4 (để khoảng trống cho HS điền nội dung)

III – Các hoat động dạy học

 

doc 26 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 24/01/2022 Lượt xem 216Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 (Bản chuẩn kiến thức kĩ năng hay nhất)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15 Thứ hai ngày 5 tháng 12 năm 2011
Đạo Đức BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
I- Mục tiêu: - Biết kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo. 
- HS hiểu được công lao của thầy giáo, cô giáo đối với HS. 
.- Giáo dục ý thức biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
KNS: Kỹ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô, thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II-Đồ dùng dạy học: 
Băng chữ cho HĐ 3.
III-- Các hoạt động dạy học: 
Giáo viên
 Học sinh
1-Kiểm tra:
-GV nêu câu hỏi
2-Bài mới:
a-Giới thiệu bài.
HĐ 1: Xử lí tình huống.
- GV nêu tình huống giao nhiệm vụ cho từng 
nhóm
- Các nhóm đôi thảo luận.
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận: Các thầy cô giáo đã dạy em nhiều điều  kính trọng và biết ơn thầy cô giáo.
HĐ2 : Thảo luận nhóm đôi.
- GV nêu yêu cầu BT 1.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. 
- Gọi HS lên bảng trình bày ý kiến .
Kết luận: Lựa chọn các cách thể hiện thái độ đúng.
HĐ 3: Thảo luận nhóm BT 2 SGK. 
 GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. 
- HD HS ghi những việc nên làm vào các tờ giấy nhỏ.
Kết luận chung.
3- Củng cố- Dặn dò:
- Chuẩn bị sáng tác tư liệu về ND bài
- Nhận xét giờ học. 
- 2 HS Trả lời câu hỏi Vì sao chúng ta phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ?
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS dự đoán cách ứng xử có thể xảy ra.
- HS lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do chọn - Lớp theo dõi.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm trình bày.
+ Tranh 1, 2, 4 thể hiện thái độ kính trọng biết ơn thầy cô giáo. Tranh 3: Không chào cô không tôn trọng thầy cô giáo.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- 2-3 HS lên bảng trình bày.
Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS nhắc lại nội dung bài.
Luyện:Tập đọc CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I- Mục tiêu 
 1. Củng cố cho HS biết đọc bài văn với giọng vui , hồn nhiên. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài.
 2. Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ
II – Đồ dùng:
Bảng phụ 
III – Các Hoạt động dạy học
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra: 
2- Bài mới: 
Giới thiệu bài
a. Luyện đọc:
HĐ1: HD luyện đọc:
HSY: Đọc 1-2 đoạn
sửa lỗi phát âm
HSTB: Đọc 2-3 đoạn
Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
Nhận xét ghi điểm.
HSKG: Đọc cả bài
Đọc diễn cảm và trả lời một số câu hỏi
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào? 
Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào?
HĐ2: Luyện tập
Bài 1: (S Ôn L TV 4 Tr59)
Chọn chi tiết nào đúng với ND bài.............
+ Chấm và chữa bài.
Bài 2: (S Ôn L TV 4 Tr59)
+ Câu “Tuổi thơ...” có tác dụng gì? + Chấm và chữa bài.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm
- Nhận xét, cho điểm
3- Củng cố -Dặn dò
Qua các câu mở bài & kết bài, tác giả muốn nói lên điều gì về cánh diều tuổi thơ?
-Nhận xét giờ học
- 3hs trình bày.
- 5 em đọc
- 6-7 em đọc.
Cánh diều mềm mại như cánh bướm, trên cánh diều có nhiều loại sáo, sáo đơn, sáo kép, sáo bè
- 7 em đọc
Các bạn hò hét nhau thả diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời 
Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như một tấm thảm nhung khổng lồ bạn nhỏ thấy lòng cháy lên
+ KQ: a. b. c.
+ KQ: c
Luyện Toán: CHIA 2 SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0.
I- Mục tiêu: 
- Củng cố cho Hs biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Ap dụng vào giải toán 
Giáo dục HS yêu thích học toán 
II- Đồ dùng :
- Thước mét
III - Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
 Học sinh
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới:
- Bài 1:
- Cho Hs làm các bài trong Vở BT Toán (Trang 82).
- Tính?
* Củng cố cách chia một số cho một tích.
- Bài 2:
- Giải toán: Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?
*Củng cố cách giảitoán có lời văn.
- Bài 3:
- Tính giá trị của biểu thức: Nêu cách tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc đơn?
3. Củng cố dặn dò: VN học bài.
Cả lớp làm vở, 2 Hs lên bảng.
72.000 : 600 = 72.000 : (100*6)
 = 72.000 : 100 : 6
 = 720 : 6 = 120
Cả lớp làm vở, 1 Hs lên bảng chữa.
 Bài giải
 Tổng số xe là:
 13 + 17 = 30 (xe)
Trung bình mỗi xe chở số kg hàng là:
 (46800 + 71400) : 30 = 3940 (kg)
 Đáp số: 3940 kg
Cả lớp làm vở, 1 Hs lên bảng chữa
(45876 + 37124) : 200 = 83.000 : 200
 = 415
Mĩ thuật : TẬP VẼ TRANH ĐỀ TÀI: CHÂN DUNG 
I – Mục tiêu:
-HS biết tập quan sát,nhận xét đặc điểm khuôn mặt người,.
-HS biết tập vẽ được bức tranh chân dung theo ý thích; 
- HS có ý thức quan sát mọi người trong cuộc sống.
II - Đồ dùng
GV chuẩn bị
 - SGK,SGV -.Hình gợi ý cách vẽ.Bài vẽ của HS các lớp trước.
HS chuẩn bị: 
SGK,- Vở tập vẽ;- Bút chì, tẩy, màu vẽ :
III – Các hoạt động dạy – học
Giáo viên
 Học sinh
Giới thiệu Bài
Hoạt động 1:Quan sát,nhận xét
Giới thiệu tranh ảnh các đề tài khác nhau:
- Tranh vẽ những gì ?
- Màu sắc trong tranh như thế nào ?
- Đâu là hình ảnh chính ?
Hoạt động 2: Cách vẽ
- Vẽ hình bao quát khuôn mặt vừa với phần giấy
- Vẽ cổ ,vai ,đường trục mắt
- Tìm vị trí tóc, tai, mắt , mũi ,miệng
- Vẽ nét chi tiết 
- Vẽ màu theo ý thích
Hoạt động 3: Thực hành
Giới thiệu bài vẽ của HS năm trước
Cho HS làm bài:
Hoạt động 4. Nhận xét đánh giá
Cùng HS chon bài hoàn thành tốt và chưa tốt treo lên bảng;
- Gợi ý HS nhận xét bài
- Hình vẽ
- Màu sắc 
-Xếp loại bài vẽ
GV nhận xét tiết học
 Dặn dò học sinh
-Học sinh làm bài
-Học sinh nhận xét bài vẽ
 Thứ ba, ngày 6 tháng 12 năm 2011
Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ.
I – Mục tiêu:
 Giúp HS biết thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số
Làm được các bài tập về chia cho số có hai chữ số 
Giáo dục HS yêu thích học toán .
II – Đồ dùng
III –Các hoạt động dạy –học:
Giáo viên
 Học sinh
1, Kiểm tra :
-GV nhận xét –ghi điểm
2 - Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài:
b, Trường hợp chia hết:
- Phép chia: 672 : 21 = ?
- Hướng dẫn hs đặt tính, tính.
- Tính từ trái sang phải.
- Nêu cách chia.
- Củng cố cách chia hết:
c, Trường hợp chia có dư:
- Phép chia: 779 : 18 = ?
- Yêu cầu hs thực hiện tính.
- Phép chia có dư.
3, Luyện tập:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Hướng dẫn hs xác định yêu cầu của bài.
- Chữa bài, nhận xét.
Bài 3:
- Yêu cầu hs làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
4, Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau. 
- Tính: 490 : 70; 1950 : 15
- Nêu cách thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
- Nhận xét về số bị chia và số chia.
- Hs thực hiện phép chia.
- Hs thực hiện tính.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs làm bài.
- Hs nêu yêu cầu của bài.
- Hs tóm tắt và giải bài toán.
 Bài giải:
Mỗi phòng xếp được số bộ bàn ghế là:
 240 : 15 = 16 (bộ)
 Đáp số: 16 bộ.
- Hs nêu yêu cầu.
- Hs xác định thừa số chưa biết, nêu cách tìm.
- Hs làm bài.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRÒ CHƠI – ĐỒ CHƠI 
I- Mục tiêu:
 1. HS biết một số tên đồ chơi, trò chơi (BT1,BT2);phân biệt được những đồ chơi có lợi, những đồ chơi có hại (BT3)
 2. Nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4)
II – Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ
- Bảng phụ viết tên các trò chơi, đồ chơi (lời giải BT2)
- Bảng phụ viết yêu cầu của BT3, 4 (để khoảng trống cho HS điền nội dung)
III – Các hoat động dạy học
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra: 
2- Bài mới: 
Giới thiệu bài 
a.Hướng dẫn luyện tập 
Bài tập 1:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV dán tranh minh hoạ cỡ to.
GV mời 2 HS lên bảng, chỉ tranh minh hoạ, nói tên các đồ chơi ứng với các trò chơi.
GV nhận xét, bổ sung
Bài tập 2:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc các em chú ý kể tên các trò chơi dân gian, hiện đại. 
GV nhận xét & gắn bảng phụ đã viết tên các đồ chơi, trò chơi
Bài tập 3:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhắc HS trả lời đầy đủ từng ý của bài tập, 
GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
Bài tập 4:
GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập
GV nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: 
GV yêu cầu HS đặt câu với 1 trong các từ vừa tìm được.
3 -Củng cố Dặn dò: 
GV nhận xét tinh thần học tập của HS
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp quan sát kĩ từng tranh, nói đúng, nói đủ tên những đồ chơi ứng với các trò chơi trong mỗi tranh
1 HS làm mẫu
2 HS lên bảng thực hiện
Cả lớp nhận xét, sửa bài theo lời giải đúng: 
HS đọc yêu cầu bài tập
Cả lớp suy nghĩ, tìm thêm những từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi bổ sung cho BT1, một em làm bảng phụ, phát biểu ý kiến
Cả lớp nhận xét, bổ sung
1 HS nhìn đọc lại
HS viết vào vở một số từ ngữ chỉ đồ chơi, trò chơi mới lạ với mình: 
- HS đọc yêu cầu của bài tập. Cả lớp theo dõi trong SGK.
HS trao đổi nhóm đôi
Đại diện nhóm trình bày, kèm lời thuyết minh.
Cả lớp nhận xét 
HS đọc yêu cầu của bài tập, suy nghĩ, trả lời câu hỏi.
HS đặt câu, từng HS nối tiếp nhau nêu.
Kể chuyện KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE – ĐÃ ĐỌC 
I – Mục tiêu:
1. HS biết kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Hiểu nôi dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể
II – Đồ dùng:
Một số truyện viết về đồ chơi của trẻ em 
Giấy khổ to viết gợi ý 3 trong SGK, tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện. 
III – Các hoạt động dạy học
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra: 
2- Bài mới: 
Giới thiệu bài 
a: Hướng dẫn HS kể chuyện 
Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
GV yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK & kể 3 truyện đúng với chủ điểm 
Truyện nào có nhân vật là những đồ chơi của em? 
GV nhắc HS: Trong 3 câu chuyện được nêu làm ví dụ, chỉ có chuyện Chú Đất Nung có trong SGK, 2 truyện kia ở ngoài SGK...
GV dán bảng tờ giấy đã viết sẵn dàn bài kể chuyện. 
b.HS thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện 
+Yêu cầu HS kể chyện theo nhóm 
 + Yêu cầu HS thi kể chuyện trước lớp
- GV mời những HS xung phong lên trước lớp kể chuyện
- GV dán lên bảng tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện
- Cả lớp nhận xét, bình chọn
3- Củng cố Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học
HS đọc đề bài 
HS cùng GV phân tích đề bài 
HS quan sát tranh minh hoạ & kể 3 truyện đúng với chủ điểm
Truyện có nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em: Chú lính chì dũng cảm (An- đéc-xen), Chú Đất Nung (Nguyễn Kiên) – nhân vật là những đồ chơi của trẻ em; Võ sĩ Bọ Ngựa (Tô Hoài) – nhân vật là con vật gần gũi với trẻ em. 
Vài HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn câu chuyện của mình. Nói rõ nhân vật trong truyện là đồ chơi hay con vật. 
Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 3
a) Kể chuyện trong nhóm
HS kể chuyện theo cặp
Sau khi kể xong, HS cùng bạn trao  ... ài giải
Ba bạn mua số cái bút:
3 x 2 = 6 (cái)
Giá tiền mỗi cái bút là
9600 : 6 = 1500 ( đồng )
 Đáp số: 1500 đồng.
Luyện:Khoa học: 	LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?
I.Mục tiêu:
-Củng cố cho HS nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí
* GD BVMT: Giáo dục HS bảo vệ bầu không khí trong lành.
II.Đồ dùng:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra: Tiết kiệm nước
Vì sao ta phài tiết kiệm nước?
GV nhận xét, chấm điểm 
2- Bài mới:
a. Giới thiệu bài
Hoạt động 1:Ôn lý thuyết 
GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận
Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì?
Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và không khí có trong những chỗ rỗng của mọi vật
Hoạt động 2:Luyện tập
- Hoàn thành bài tập
Bài 1: Hoàn thành bảng
- Chữa nhận xét.
Bài 2: Đánh dấu......... 
- Chấm và chữa bài,
Bài 2: Đánh dấu......... 
- Chấm và chữa bài,
3 -Củng cố – Dặn dò:
- Giáo dục HS bảo vệ bầu không khí trong lành.
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Không khí có những tính chất gì?
HS trả lời
HS nhận xét
Đại diện nhóm báo cáo kết quả
KQ; Khí quyển
KQ: Có ở khắp nơi, xung quanh mọi vật và những chỗ rỗng của mọi vật.
 Thứ sáu, ngày 9 tháng 12 năm 2011
L. Tiếng việt:Tập làm văn QUAN SÁT ĐỒ VẬT
I- Mục tiêu:
 1. HS biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau phát hiện được những đặc điểm phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác 2.Dựa vào kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc 
II- Đồ dùng:
Bảng phụ viết sẵn dàn ý tả một đồ chơi.
III- Các hoạt động dạy học
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra 
2- Bài mới: 
Giới thiệu bài 
Hoạt động1: Ôn luyện
Yêu cầu HS giới thiệu đồ chơi mang đến lớp để học quan sát.
GV nhận xét, góp ý giúp HS chọn những chi tiết quan sát chính xác, không lan man theo tiêu chí: trình tự quan sát hợp lí / giác quan sử dụng khi quan sát / khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
GV nêu câu hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
GV: quan sát gấu bông – đập vào mắt đầu tiên phải là hình dáng, màu lông của nó, sau mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay  
Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc điểm, ...
Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ 
2. HĐ2: luyện tập thêm.
Bài 1: (S Ôn L Tr61.62)
GV nêu yêu cầu của bài 
GV nhận xét tỉ mỉ, cụ thể nhất.
Chấm và chữa bài.
3- Củng cố - Dặn dò: 
HS tiếp nối nhau giới thiệu với các bạn đồ chơi mình mang đến lớp để học quan sát
HS tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát của mình.
Cả lớp nhận xét 
+ Phải quan sát theo một trình tự hợp lí – từ bao quát đến bộ phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay 
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác nhất là những đồ vật cùng loại. 
HS làm việc cá nhân vào vở.
KQ: a, Tất cá các điểm trên.
 b. Sư tử: Gầm gừ, râu tua túa,...
Phổng: đủng đỉnh, lượn lờ, 
Luyện:Toán: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ 
I. Mục tiêu: 
-Củng cố cho HS cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số (Chia hết và chia có dư).
-Rèn cho học sinh kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số nhanh đúng, chính xác.
- Giáo dục học sinh chăm chỉ, tự giác luyện tập.
II-Chuẩn bị: 
 -Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Giáo viên
 Học sinh
1- Kiểm tra:
- Chữa bài tập 1 phần b) trang 83.
- GV nhận xét, chữa bài, đánh giá.
2- Bài mới:
* Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
- GV yêu cầu HS nêu đề bài.
- Nêu cách thực hiện phép tính?
- GV theo dõi, giúp đỡ HS trung bình, yếu.
- GV nhận xét, chốt kết quả đúng.
* Củng cố cách đặt tính.
Bài 2:Tính giá trị của biểu thức:
- GV yêu cầu HS nêu đề bài, phân tích đề bài.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS còn lúng túng.
- Nhận xét, đánh giá
* Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống
- Nêu cách tính
* Củng cố cách tính TB cộng
3 - Tổng kết, dặn dò:
- Tổng kết giờ học.
- GV nhận xét giờ học và dặn dò HS .
- 2 HS lên bảng làm.
- HS nêu cách tính
- HS nêu yêu cầu của bài.
- 4 HS lên bảng làm.
- HS làm vào vở.
- Nhận xét và chữa bài.
1 HS đọc yêu cầu
12054 : (45 + 37 ) = 12054 : 82
 = 147
30284 : ( 100 – 33 ) = 30284 : 67 
= 452
Trung bình mỗi ngày làm được: 
( 4700 + 5170 + 5875 ) : 3 = 15745
 Thể dục Bài 30:	ÔN TẬP BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG 
TRÒ CHƠI “LÒ CÒ TIẾP SỨC”
I. Mục tiêu :
 -Kiểm tra bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện bài thể dục đúng thứ tự và kĩ thuật. 
 -Trò chơi: “Lò cò tiếp sức” Yêu cầu HS chơi đúng luật. 
II. Địa điểm – phương tiện :
Địa điểm : Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an tồn tập luyện. 
Phương tiện : 
 -Chuẩn bị 1 còi, phấn kẻ sân trò chơi. 
 -Học sinh chuẩn bị bàn ghế cho GV ngồi kiểm tra. 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Phương pháp tổ chức
1 . Phần mở đầu: 
 -Tập hợp lớp, ổn định: Điểm danh báo cáo.
 -GV phổ biến nội dung: Nêu mục tiêu - yêu cầu và hình thức tiến hành kiểm tra.
 -Khởi động: 
 2. Phần cơ bản:
 a) Kiểm tra bài thể dục phát triển chung:
 * Ôn bài thể dục phát triển chung 
 +Lần 1: GV vừa hô nhịp cho HS tập vừa quan sát để sửa sai cho HS , dừng lại để sửa nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai 
 +Lần 2: Mời cán sự lên hô nhịp cho cả lớp tập, GV quan sát để sửa sai cho HS (Chú ý: Xen kẽ giữa các lần tập GV nên nhận xét).
 * Kiểm tra bài thể dục phát triển chung 
 +Nội dung kiểm tra: Mỗi HS thực hiện 8 động tác theo đúng thứ tự của bài thể dục phát triển chung. 
 +Tổ chức và phương pháp kiểm tra: Kiểm tra theo nhiều đợt, mỗi đợt từ 3 em dưới sự điều khiển của cán sự. Mỗi HS chỉ tham gia kiểm tra 1 lần, trường hợp em nào chưa hòan thành thì sẽ kiểm tra lại lần 2. 
b) Trò chơi : “Lò cò tiếp sức”
 -GV tập hợp HS theo đội hình chơi. 
 -Nêu tên trò chơi. 
 -GV giải thích cách chơi và phổ biến luật chơi. 
3. Phần kết thúc: 
 -GV giao bài tập về nhà. 
 -GV hô giải tán. 
Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai. 
 +Đi đều hoặc giậm chân tại chỗ theo nhịp, hát và vỗ tay.
+Cách đánh giá : Đánh giá dựa trên mức độ thực hiện kỹ thuật động tác và thành tích đạt được của từng HS theo các mức sau. 
 Hòan thành tốt: Thực hiện đúng từng động tác và thứ tự các động tác trong bài. 
 Hòan thành: Thực hiện cơ bản đúng động tác trong bài, có thể nhằm nhịp hoặc quên 2 - 3 động tác. 
 Chưa hòan thành: Thực hiện sai từ 4 động tác trở lên.
-Cho HS đứng tại chỗ thực hiện động tác gập thân thả lỏng. 
 -Bật nhảy nhẹ nhàng từng chân kết hợp thả lỏng tòan thân
-HS hô “khỏe”.
Ngoài giờ lên lớp : TÌM HIỂU VỀ CÁC VỊ ANH HÙNG DÂN TỘC 
I - Mục tiêu hoạt động :
- Giúp HS hiểu được công lao to lớn và những chiến công hiển hách của các vị anh hùng dân tộc trong quá trình đấu tranh, bảo vệ đất nước chống giặc ngoại xâm.
- Giáo dục các em lòng biết ơn các anh hùng dân tộc, ra sức phấn đấu, rèn luyện, học tập để trở thành đội viên, đoàn viê, công dân tốt cho xã hội .
II- Quy mô hoạt động :
Tổ chức theo quy mô khối lớp 
III- Tài liệu và phương tiện :
Các tư liệu , tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, câu đố, câu hỏi... liên quan đến các trận đánh lớn, các anh hùng giải phóng dân tộc .
Bảng, phấn màu để kẻ ô chữ, máy tính, máy chiếu 
- Cờ hoặc chuông báo tín hiệu trả lời cho các đội chơi.
IV- Các bước tiến hành:
Bước 1 : Chuẩn bị 
* Đối với GV :
Trước thời gian khoảng 1 tuần, GV cần phổ biến cho HS nắm được :
Chủ đề của cuộc thi
 Nội dung thi : Thi tìm hiểu về các vi anh hùng dân tộc 
Hình thức thi : Mõi tổ cử ra 1 đội chơi gồm : 5 em trong đó có 1 đội trưởng 
Luật chơi:
+ Các đội thi sẽ lựa chọn 1 ô hàng ngang để trả lời theo hình thức vòng tròn tính điểm .
+ Mỗi ô hàng ngàng sẽ chứa 1 từ khóa . Thời gian cho mỗi đội ltrả lời là 15 giây.
+ Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi , đội nào có tín hiệu sẽ được trả lời trước . Nếu trả lời không đúng, cơ hội trả lời sẽ dành cho các đội còn lại . Trong trường hợp các đội không có câu trả lời khi hết giờ hoặc các câu trả lời đều chưa chính xác thì cơ hội trả lời sẽ dành cho cô động viên .
+ Mỗi câu trả lời đúng ( ô hàng ngàng ) sẽ được cộng 10 điểm, trả lời sai không được tính điểm .
+ Nếu đội nào tìm được từ khhóa ( ô hàng dọc ) sẽ được công 30 điểm, trả lời sai sẽ mất quyền chơi .
Lưu ý : GV xây dựng ô có từ 10 – 15 ô hàng ngang
Hướng dẫn HS sưu tầm các tư liệu, bài thơ, bài hát, câu đố, tranh ảnh về các vị anh hùng dân tộc.
Soạn các câu hỏi, câu đố, trò chơi ... và các đáp án. 
Tặng phẩm, phần thưởng cho các đội chơi hoặc cá nhân giải ô chữ 
Giải thưởng : 1 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải 3, và 1 giải khuyến khích.
Ngoài ra lớp cần chuẩn bị thêm 1 số tặng phẩm nhỏ dành cho cổ động viên
 * Cử Ban giám khảo:
+Thành phần :Ban giám khảo gồm có 3 người , 1 Trưởng ban, 1 người làm thư ký: có nhiệm vụ tính điểm cho các đội thi, 1 thành viên 
Mời thấy cô giáo làm cố vấn cho từng chủ đề, mảng kiến thức để giúp HS giải đáp những câu hỏi khó .
Cử, chọn người dẫn chương trình
* Đối vời HS
- Sưu tầm các tư liệu, tranh ảnh, câu đố, bài thưo, bài hát ... về chủ đề “các vị anh hùng dân tộc”.
- Phân công tranh trí ( sâu khấu, kê bàn ghế, hoa, nước...) phụ trách tặng phảm phần thưởng .
- Phân công chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Viết giấy mời đại biểu .
Bước 2 : Tổ chức thi :
Ổn định tổ chức ( Hát 1 bài )
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
Thông qua nội dung chương trình, các phần thi 
Giới thiêu Ban giám khảo
Phổ biến luật chơi
-Người dẫn chương trình đọc câu hỏi tương ứng với ô chữ hàng ngang mà các đội lựa chọn
Đối với những câu trả lời khó, người dẫn chương trình sẽ mời thầy ( cô) cố vấn cho lĩnh vực đó giải đáp 
Đan xen giữa các phần thi, người dẫn chương trình có thee giới thiệu 1 số tiết mục văn nghệ.
* Bước 3 : Tổng kết – đánh giái – traio phần thưởng 
- Ban giám khảo hội ý để đánh giá, nhận xét cuộc thi, thái độ của các đội
- Trong thời gian Ban giám khảo hội ý riêng, đội văn nghẹ sẽ tổ chức 1 số tiết tiết mục văn nghệ chuẩn bị trước 
- Công bố kết quả cuộc thi . Người dẫn chương trình mời đại diện các đội chơi đạt giải lên nhận phần thưởng . Đọc đến tên đội nào thì đại diện đội đó lên đứng thành hàng ngàng trước lớp 
Mời đại diện đại biểu trao phần thưởng và pát biểu ý kiến .
Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu và các HS đã nhiệt tình tham gia cuộc thi 
Tuyên bố kết thúc cuộc thi 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_nam_hoc_2011_2012_ban_chuan_kien_thuc.doc