Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư

A) Lý thuyết: Chia hai số tận cùng bằng chữ số 0

+ Khi chia hai số tận cùng bằng chữ số 0 ta có thể làm như thế nào?

- GV nhấn mạnh lại chia hai số tận cùng bằng chữ số 0

B) Thực hành:(Làm bài 1; 2; 3 – VBT)

- YC học sinh tự làm

- Chữa bài.

 

doc 12 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Đình Thư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 15
Chiều thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố kiến thức về chia hai số tận cùng bằng chữ số 0
- Áp dụng phép chia hai số tận cùng bằng chữ số 0 để giải các bài toán liên quan.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ ; VBT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Chia hai số tận cùng bằng chữ số 0
+ Khi chia hai số tận cùng bằng chữ số 0 ta có thể làm như thế nào?
- GV nhấn mạnh lại chia hai số tận cùng bằng chữ số 0 
B) Thực hành:(Làm bài 1; 2; 3 – VBT)
- YC học sinh tự làm
- Chữa bài.
- HS nêu chia hai số tận cùng bằng chữ số 0.
- Lắng nghe
- HS làm VBT, Lần lượt HS làm bảng.
- HS khác nhận xét – chữa bài
Đáp án:
Bài 1 Tính (theo mẫu)
a) 72 000 : 6 000 = 72 000 : (1000 x 6) b) 560 : 70 = 560 : (10 x 7) c) 65 000 : 500 = 65 000 : (100 x 5)
 = 72 000 : 1000 : 6 = 560 : 10 : 7 = 65 000 : 100 : 5
 = 72 : 6 = 56 : 7 = 650 : 5
 = 12 = 8 = 130
Bài 2 Bài giải:
Số xe chở hàng là : 13 + 17 = 30 (xe)
30 xe chở được số hàng là: 46 800 + 71 400 = 118 200(kg)
Trung bình mỗi xe chở được số hàng là: 118 200 : 30 = 3940 (kg)
Đáp số: 3940 kg hàng.
Bài 3 Tính giá trị của biểu thức:
a) (45 876 + 37 124) : 200 = 83 000 : 200 b) 76 312 – 91 000 : 700 + 2000 = 76312 – 131 + 2000
 = 415 = 78 181
------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố chia hai số tận cùng bằng chữ số 0 và để giải bài toán liên quan
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Chia hai số tận cùng bằng chữ số 0
B) Thực hành:
Bài 1: Tính(theo mẫu)
150 : 30 = 150 : (10 x 3)
 = 150 : 10 : 3
 = 15 : 3
 = 5
480 : 60 3500 : 70 3200 : 800
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Đặt tính rồi tính
54000 : 90 48000 : 6000 81000 : 9000
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 3: Tìm X ( theo mẫu)
a) 30 x X = 22800 : 40
 30 x X = 570
 X = 570 : 30
 X = 19
b) 372 000 : X = 60 x 5
c) (X x 30) : 4 = 840
d) (72000 : X) : 60 = 5
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 4: Khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng:
Số dư trong phép chia 641 000 : 400 là:
2
20
200
641 0 0 0 400 
24 1602
 01 0
 2
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 3 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 4 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
+ 600 ; 8 ; 9
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 3 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
b) 1240
c) 112
d) 24
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
+ Khoanh vào C. 200
- Nhận xét và bổ sung.
- Nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về từ loại Danh từ, Động từ, Tính từ , Luyện tập về câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
+ Danh từ là từ chỉ gì?
+ Động từ là từ chỉ gì?
+ Tính từ là từ chỉ gì?
+ Câu hỏi có tác dụng gì?
* GV nhận xét chốt lại từ loại trên.
B) Thực hành:
Bài tập 1:
Gạch dưới Danh từ, Động từ, Tính từ có trong các câu văn sau:
a, Sau trận mưa rào, những tấm lá dọc mùng trông xanh nõn nà, những bông râm bụt thêm đo chói
b, Những cánh hoa tràm nhỏ li ti chụm vào nhau tạo thành một chuỗi dài trông rất dễ thương.
c, Ông mặt trời vừa nhô lên phía đàng đông,chị cỏ cúi xuống ngắm nghía giọt sương đọng trên áo và cảm thấy mình rực rỡ hơn. 
d, Gà Trống Choai rất kiêu ngạo vì chú cho rằng mình có chiếc mào đẹp nhất.
+ Chữa bài nhận xét.
- Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt lại từ loại DT, ĐT, TT.
Bài tập 2: Viết vào chỗ trống
a, 3 danh từ bắt đầu bằng tr và ch
 ..
b, 3 tính từ bắt đầu bằng tr và ch
 .
c, 3 động từ bắt đầu bằng tr và ch
Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
Bài tập 3: 
Gạch dưới các tính từ viết sai chính tả và sửa lại cho đúng:
Nóng nực, nóng nánh, lung linh, lớn lao, lắn lót, lém lỉnh, nết na, nơ nửng.
+ Yêu cầu Hs làm bài và chữa bài
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời – nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- cả lớp làm bài vào vở – 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
cả lớp đọc thầm, yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài – HS khác nhận xét.
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- Tự làm bài vào vở.
- Sửa bài(nêu sai)
- HS rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
------------------------------------------------------------
Thứ tư ngày 30 tháng 11 năm 2011
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố về phép chia cho số có hai chữ số
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
 A) Lý thuyết: về phép chia cho số có hai chữ số
B) Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
 552 : 24 450 : 27 540 : 45 472 : 56
- Yêu cầu 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Gọi 2 hs làm bài trên bảng trình bày lại bài làm của mình
+ Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào
+ Khi thực hiện phép chia có dư chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV cho hs nhắc lại cách ước lượng thương
Bài 2:
Một người thợ trong 11 ngày đầu đã làm được 132 cái khóa, trong 12 ngày tiếp theo làm được 213 cái khóa. Hỏi trung bình mỗi ngày người thợ đó làm được bao nhiêu cái khóa?
- Yêu cầu hs cả lớp làm bài vào vở, 1 hs lên bảng làm bài
- GV quan sát gợi ý thêm cho hs yếu kém bằng các câu hỏi:
+Đây là dạng toán gì?
+ Muốn tìm số TB cộng ta làm ntn?
- Chữa bài – nhận xét
Bài 3: Dành cho hs yếu
Nối phép tính với kết quả của phép tính đó ( theo mẫu)
 500 : 100 36: 12 52 : 13 132: 12 105 : 15
 3 4 5 6 7 11
Bài 4: Dành cho hs trung bình
- Tìm X: X x 20 = 25600
 X x 40 = 37800
Bài 5: Dành cho hs khá giỏi
- Biết rằng 4 năm về trước, tuổi của hí chị em cộng lại bằng 24 tuổi và chị hơn em 8 tuổi. Tính tuổi của em hiện nay?
- Yêu cầu hs tự suy nghĩ và làm bài
- Nếu hs không làm được Gv gợi ý.
+ Tổng số tuổi của hai chị em hiện nay có thay đổi không?
+ Nếu có thay đổi mới thì tổng mới sẽ là bao nhiêu?
+ Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Yêu cầu 1hs lên bảng làm bài 
 Bài giải 
 Tuổi của hai chị em hiện nay là: 24 + 4 = 28 ( tuổi)
 Tuổi của em hiện nay là: (28 – 8) :2 = 10 (tuổi)
 Đáp số : 10 (tuổi)
 C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét
- hs trả lời
- hs yếu kém làm bài vào phiếu, 1 em lên bảng làm
- 2 hs lên bảng làm, cả lớp làm bài vào vở
- 1 hs đọc yêu cầu
- hs suy nghĩ và tự làm bài vào vở.
 → Có thay đổi
24 + 4 = 28
- Tìm hai số khi biết.
-Cả lớp làm bài xong, nhận xét bài bạn
- Nghe và thực hiện.
-------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 04 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Nêu Ghi nhớ và cho ví dụ.
- Nhận xét câu HS đặt
B) Thực hành:
Bài tập 1: Hãy đánh dấu X vào ô trống trước câu trả lời theo em là giữ được phép lịch sự khi đặt câu hỏi:
a) Hỏi mẹ để biết vào giờ nào mẹ đi làm về:
 - Mấy giờ mẹ đi làm về ? 
- Mẹ, mấy giờ mẹ đi làm về ? 
- Mẹ ơi, mấy giờ mẹ đi làm về ạ ? 
b) Hỏi cô giáo về việc kiểm tra môn Tiếng Việt:
 - Cô giáo ơi, lớp kiểm tra môn Tiếng Việt ?
 - Thưa cô, lớp kiểm tra môn Tiếng Việt ạ ?
 - Hôm nào lớp kiểm tra môn Tiếng Việt cô nhỉ ?
c) Hỏi người có tuổi về đường đi đến chợ Vinh :
 - Bác ơi, bác có thể chỉ giúp cho chúng cháu đường đi đến chợ Vinh không ạ ?
 - Bác ơi, bác chỉ giúp cho chúng cháu đường đi đến chợ Vinh với ?
 -Hãy chỉ giúp cho chúng cháu đường đi đến chợ Vinh, bác ơi ? 
+ Gọi HS đọc và nêu YC bài tập.
+ Chữa bài nhận xét.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt .
Bài tập 2: Em hãy đặt câu hỏi như thế nào để giữ được phép lịch sự khi muốn:
Bác bảo vệ trường chỉ cho mình chỗ để xe đạp đúng nơi quy định : ................................................................................................
Một chị mua hàng nhường cho mình mua quyển vở trước để kịp đến trường vào lớp học: .............................................
Xin phép cô giáo được vào lớp vì mình đi học muộn: ...............................................................................................
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Một số HS trả lời – nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
cả lớp đọc thầm, yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài – HS khác nhận xét.
- Sửa bài(nêu sai)
- HS rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
--------------------------------------------------------
Chiều thứ sáu ngày 4 tháng 12 năm 2011
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Luyện tập củng cố về câu hỏi.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
- Nêu Ghi nhớ và cho ví dụ.
- Nhận xét câu HS đặt
B) Thực hành:
Bài tập 1: Đọc đoạn đối thoại giữa tên sĩ quan phát xít và cậu bé rồi đánh dấu X phù hợp vào bảng phân tích:
Thằng nhóc tên gì ?
I-u-ra.
Mày là đội viên hả ?
Phải.
Sao mày không đeo khăn quàng ?
Vì không thể quàng khăn trước mặt bọn phát xít.
+ Gọi HS đọc và nêu YC bài tập.
+ Chữa bài nhận xét.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt .
- Một số HS trả lời – nhận xét, bổ sung cho nhau.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn.
Câu hỏi không lịch sự
Do dùng từ xưng hô không lịch sự (1)
Do dùng từ nghi vấn không lịch sự (2) 
Do nội dung hỏi làm phật lòng người trả lời (3)
a) Thằng nhóc tên gì ?
b) Mày là đội viên hả ?
c) Sao mày không đeo khăn quàng ?
Bài tập 2: Giả sử em muốn hỏi xem bố cất hộ em chiếc mũ em để quyên trên xe của bố hay không, em dùng câu hỏi nào dưới đây là phù hợp nhất ?
Bố cất mũ của con hả ?
Có phải bố cất hộ con cái mũ không ?
Có phải bố cất hộ con cái mũ không ạ ?
Bố cất hộ con cái mũ à ?
+ Gọi HS đọc và nêu YC bài tập.
+ Chữa bài nhận xét.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt .
Bài tập 3: Đặt câu hỏi đẻ thể hiện thái độ lịch sự khi khi hỏi trong các tình huống sau:
a) Em hỏi một người lớn tuổi về đường đi:
..........................................................................................................
..........................................................................................................
b) Em hỏi mẹ để biết xem mình được ăn gì trong bữa cơm chiều :
..........................................................................................................
..........................................................................................................
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập.
cả lớp đọc thầm, yêu cầu 1 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở
- Một số HS đọc bài – HS khác nhận xét.
- Sửa bài(nêu sai)
- HS rút kinh nghiệm cho bài làm sau.
------------------------------------------------
LUYỆN TIẾNG VIỆT
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
- Củng cố về cách quan sát đồ vật.
- Vận dụng vào làm một số bài tập thuộc tả đồ vật.
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết:
-Bài văn miêu tả gồm có mấy phần đó là những phần nào?
- GV tiểu kết và nhấn mạnh về cấu tạo một bài văn miêu tả.
B) Thực hành:
Bài tập 1: Em hãy quan sát chiếc bảng đen treo ở lớp và viết ra những điều mà em nhận thấy được theo những gợi ý dưới đây:
- Dùng mắt nhìn, em thấy gì (màu sắc, hình dáng, kích thước, độ bóng, vị trí treo bảng, ... )
..............................................................................................................
- Dùng tay sờ em có cảm nhận gì (độ nhám, độ trơn, mềm hay cứng, nhẵn nhụi hay thô ráp, ...)
..............................................................................................................
- Dùng tai nghe, em thấy điều gì khi viết bảng (tiếng phấn miết vào bảng êm hay kêu ken két, bảng có rung lên, phát ra tiếng động không ...) ? ......................................................................................................
- Dùng mũi ngửi em thấy mùi gì ( mùi thơm hay hắc, mùi sơn có gây khó chịu không, mùi phấn trắng thế nào .........) ?
..............................................................................................................
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở(GV quan sát giúp đỡ HS yếu kém)
+ Chữa bài: Gọi HS dưới lớp đọc bài làm của mình
+ Gọi HS nhận xét bài làm của HS trên bảng 
+ GV chốt lại bài làm đúng.
Bài tập2: Hãy khoanh tròn vào (+) trước câu trả lời theo em là đúng.
a) Muốn viết bài văn miêu tả đồ vật đúng theo yêu cầu của đề bài thì:
+ Cần đọc kĩ đề bài xem đề bài thuộc loại miêu tả nào.
+ Cần đọc kĩ đề bài xem đề bài yêu cầu tả đồ vật nào.
+ Cần cả hai điều kiện trên.
b) Muốn làm một bài văn miêu tả đồ vật, trước hết cần phải:
+ Học thuộc lòng lý thuyết về văn tả đồ vật.
+ Quan sát thật kĩ đồ vật đó.
+ Luyện tập viết văn miêu tả thật nhiều.
c) Khi quan sát đồ vật để miêu tả:
+ Cần phải quan sát theo một trình tự hợp lý.
+ Không cần phải quan sát theo một trình tự hợp lý.
+ Có lúc cần, có lúc không cần phải quan sát theo một trình tự hợp lý.
+ Gọi HS đọc và nêu YC bài tập.
+ Chữa bài nhận xét.
+ Yêu cầu cả lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng phụ 
+ GV chốt .
Bài tập3: Dựa vào dàn bài gợi ý dưới đây, hãy tả một đồ vật em thích nhất trong giờ ra chơi.
Dàn bài:
a) Mở bài:
- Theo cách trực tiếp: Giới thiệu đồ chơi mà em định miêu tả.
b) Thân bài:
- Nhận xét chung: hình dáng, kích thước...
- Vật liệu làm bằng gì ? ..............
- Màu sắc...........
- Cấu tạo từng phần: ..........
- Cách chơi: ..........
c) Kết bài: 
- Theo cách mở rộng: từ đồ chơi đó em nghĩ về các trò chơi dân gian khác mang bản sắc dân tộc, cần nhân rộng...........
Bài văn: ( Tự viết vào vở luyện ở nhà)
-GV quan sát giúp đỡ hs yếu kém viết bài
-Nhắc các em cách mở bài và kết bài
+ Lưu ý các cụm từ ngữ phải liên kết 
-Gọi hs trình bày bài
-GV sửa lỗi dùng từ , diễn đạt,liên kết câu cho từng hs .
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những hs viết bài chưa tốt về nhà viết lại bài cho tốt. 
- HS trả lời 
- Nhận xét và bổ sung.
- 1 em đọc thành tiếng , cả lớp đọc thầm
( Thảo luận nhóm đôi ) 
- HS viết bài vào vở
- 1 số hs đọc bài làm của mình – nhận xét 
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn
- 1 HS đọc yêu cầu và ND bài tập
- Cả lớp làm bài vào vở 
- 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- Nhận xét bài bạn
- Thực hiện theo yêu cầu
------------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố về phép chia cho số có hai chữ số
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
 A) Lý thuyết: Về phép chia cho số có hai chữ số
B) Thực hành:
Bài 1: Đặt tính rồi tính:
a) 884 : 34 992 : 62 936 : 26 656 : 41
b) 1680 : 35 1555 : 74 1258 : 48 4589 : 23
c) 12185 : 43 27472 : 26 28123 : 57 
- Yêu cầu 11 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- Gọi hs làm bài trên bảng trình bày lại bài làm của mình
+ Chúng ta thực hiện chia theo thứ tự nào
+ Khi thực hiện phép chia có dư chúng ta cần lưu ý điều gì?
- GV cho hs nhắc lại cách ước lượng thương.
Bài 2: Tìm X
a) X x 37 = 888 b) X x 26 + 899 = 1393
 X = .................................. X x 26 = ..........................
 X = ............... X = .........................
 X = .............
c) 2000 – 54 x X = 1136 d) X x 27 x 16 = 864
 54 x X = ...................... X x 27 = ...........................
 X = ...................... X = ..........................
 X = ........... X = ..............
e) X x 18 + 594 = 1800 g) X x 42 – 456 = 1342
 X x 18 = ......................... X x 42 = ........................
 X = ........................ X = ........................
 X = ........................ X = ........................
h) 1242 : X x 16 = 864 i) 3264 : 68 : X = 12
 X x 16 = ........................ 68 : X = ........................
 X = ........................ X = ........................
 X = ........................ X = ........................
- Yêu cầu hs cả lớp làm bài vào vở, 8 hs lên bảng làm bài
- GV quan sát gợi ý thêm cho hs yếu kém bằng các câu hỏi.
- Chữa bài – nhận xét
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 11 hs lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Cả lớp nhận xét
- hs trả lời
- HS làm vở, 8 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm bài xong, nhận xét bài bạn
- Kết quả:
a) 24 b) 19
c) 16 d) 2
e) 67 g) 29
h) 23 i) 4
- Nghe và thực hiện.
---------------------------------------------------
LUYỆN TOÁN
Ôn luyện
I. MỤC TIÊU: 
Củng cố về phép chia cho số có hai chữ số
II. ĐỒ DÙNG D – H : Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG D – H CHỦ YẾU:
A) Lý thuyết: về phép chia cho số có hai chữ số
B) Thực hành:
Bài 1: Tính giá trị của biểu thức.
a) 1248 : 78 + 1482 b) 3584 : (4863 – 4807)
 ........................... .................................
 ........................... .................................
 ........................... .................................
c) 3206 – 18 x 95 d) 654 x (9300 : 75) 
 ........................... .................................
 ........................... .................................
 ........................... .................................
e) 1760 : 32 + 4924 g) (1260 + 8568) : 42
 ........................... .................................
 ........................... .................................
- Gọi HS nêu YC bài.
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
Bài 2: Một hình chữ nhật có chiều dài 63 cm, diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 42 cm. Tính chiều rộng của hình chữ nhật đó ?
- Gọi HS nêu YC bài.
H: Bài toán cho biết gì ? YC tìm gì ?
H: Muốn tính chiều rộng của hình chữ nhật trước hết ta tính gì ?
- Gọi HS lên bảng làm, cả lớp làm vở
- Nhận xét và chữa bài.
C) Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- 2HS nêu.
- CL theo dõi và nhận xét.
- 1HS nêu.
- 6 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
a) 1498
b) 64
c) 1496
d) 81096
e) 4979
g) 234
- Nhận xét và bổ sung.
- 1HS nêu.
- 1 HS làm bảng lớp.
- HS lần lượt nêu cách làm và kết quả.
Diện tích của hình vuông là:
42 x 42 = 1764 (cm2)
Chiều rộng của hình chữ nhật đó là:
1764 : 63 = 28 (cm)
Đáp số: 28 cm.
- Nhận xét và bổ sung.
- Nghe và thực hiện.
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 15-ÔN LUYỆN.doc