Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc

A. MỤC TIÊU:

1 - Kiến thức& Kĩ năng :

 - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo .

 - Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .

 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .

* Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình .

* Kĩ năng sống : + Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cơ .

 + Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô

2 - Giáo dục:

- Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .

B. CHUẨN BỊ:

 GV : - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .

 HS : - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán để sử dụng cho HĐ2 , tiết 2 .

C. LÊN LỚP:

a. Khởi động: (1) - Hát bài Bụi phấn của Phạm Trọng Cầu .

b. Bài cũ : (3) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .

c. Bài mới :

Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.

 

doc 25 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 14/01/2022 Lượt xem 408Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Phú Quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN : 15 Thứ hai, ngày 28 tháng 11 năm 2011 .
Toán 
Tiết 71: 	CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức &Kĩ năng:
 - Thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
2 - Giáo dục: 
 - Rèn cẩn thận , chính xác khi làm bài .
B. CHUẨN BỊ:	 
GV - Phấn màu .
HS - SGK, V3
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : HS ôn tập 1 số nội dung:
* Chia nhẩm cho 10,100,1000,.. .
* Quy tắc chia 1 số cho 1 tích.
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu: Chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Trường hợp SBC và SC đều có 1 chữ số 0 ở tận cùng.
- Cho HS tính : 320 : 40 = ?
* Tiến hành theo cách chia 1 số cho 1 tích.
Lưu ý : cho HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
Tiểu kết : HS nắm cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
Hoạt động 2 : Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia .
- Ghi bảng : 32 000 : 400 = ?
* Tiến hành theo cách chia một số cho một tích
Lưu ý : cho HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 
* Đặt vấn đề cho việc đặt tính
* Yêu cầu thực hành đặt tính .
- Lưu ý : Khi đặt phép tính theo hàng ngang , ta ghi : 32 000 : 400 = 80
- Nêu kết luận như SGK , lưu ý :
+ Xóa bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia .
+ Sau đó thực hiện phép chia như thường. 
Tiểu kết : HS nắm cách chia trường hợp chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia.
Hoạt động 3: 
- Bài 1 :Tính
+ Yêu cầu HS tính trên phiếu.
+ Gọi 6 HS lên bảng chữa bài.
- Bài 2 ( a ) : Đố vui toán học.
+ Đưa ra đề bài .
+ Yêu cầu HS tính và nêu đáp án.
+ Yêu cầu HS nhận xét . Tuyên dương.
- Bài 3 ( a ) : Giải toán
+ Phân tích đề và yêu cầu HS nêu cách giải.
+ Yêu cầu HS làm trên nháp.
+ Yêu cầu 1 HS chữa bài. 
* Nhấn mạnh phần : nhẩm theo cách xóa đều chữ số 0 ở SBC và SC, rồi tính chia trong bảng.
Tiểu kết : Vận dụng tính chất để tính toán .
Hoạt động lớp .
- 1 em tính ở bảng : 
320 : 40 = 320 : ( 10 x 4 )
 = 320 : 10 : 4 
 = 32 : 4
 = 8
- HS nhận xét : 320 : 40 = 32 : 4 
- Thực hành đặt tính: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- 1 em tính ở bảng : 
32000 : 400 = 32000 : ( 100 x 4 )
 = 32000 : 100 : 4 
 = 320 : 4
 = 80
- HS nhận xét : 32000 : 400 = 320 : 4 . 
- Thực hành đặt tính: Xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của SBC và SC , rồi chia như thường.
- Một số HS đặt tính 
Hoạt động lớp . 
- Tự làm bài trên bảng, chữa bài .
- Tự làm bài rồi chữa bài .
+ Chữa bài.
a) x = 640 b) x = 420
- Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết .
- 1 em đọc đề bài .
- Các nhóm trao đổi để tóm tắt rồi tự tìm cách giải và chữa bài .
Đáp số : 90 toa và 60 toa
 4. Củng cố : (3’) - Các nhóm cử đại diện thi đua tính nhanh các biểu thức ở bảng .
	- Nêu lại cách chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp. 
	- Làm lại bài tập để củng cố kĩ năng. 
- Chuẩn bị : Chia cho số có hai chữ số.
Đạo đức 
Tiết 15: 	BIẾT ƠN THẦY GIÁO , CÔ GIÁO. (tiết 2)
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức& Kĩ năng : 
 - Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo .
 	- Nêu được những việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo .
 - Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo .
* Nhắc nhở các bạn thực hiện kính trọng, biết ơn đối với các thầy giáo, cô giáo đã và đang dạy mình .
* Kĩ năng sống : + Lắng nghe lời dạy bảo của thầy cơ .
 + Thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cơ
2 - Giáo dục: 	
- Biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .
B. CHUẨN BỊ:
	GV : - Các băng chữ để sử dụng cho HĐ3 , tiết 1 .
	HS : - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán để sử dụng cho HĐ2 , tiết 2 .
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: (1’) - Hát bài Bụi phấn của Phạm Trọng Cầu .
b. Bài cũ : (3’) Biết ơn thầy giáo , cô giáo .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Biết ơn thầy giáo, cô giáo.(tt)
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
- Yêu cầu trình bày những việc đã thực hiện theo yêu cầu tiết trước.
- Nhận xét .
Tiểu kết: HS trình bày được các sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được .
Hoạt động 2 : Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Nêu yêu cầu .
- Nhắc HS nhớ gửi tặng các thầy cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm .
- Kết luận : 
+ Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo 
+ Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn .
Tiểu kết HS làm được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ của mình .
Hoạt động lớp , cá nhân .
-Theo dõi.
- Trình bày sáng tác hoặc tư liệu sưu tầm được.
- Lựa chọn cách ứng xử và trình bày lí do lựa chọn của mình qua tranh ảnh.
Hoạt động lớp .( Trình bày 1 phút )
- Mỗi nhóm nhận một giấy A4 làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo cũ .
- Từng nhóm thảo luận và ghi những lời chúc vào các bưu thiếp.
- Từng nhóm lên dán sản phẩm ở bảng .
- Các nhóm khác góp ý kiến bổ sung .
4. Củng cố : (3’) - Vài em đọc lại ghi nhớ SGK .
	- Giáo dục HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy cô giáo .
5. Nhận xét - Dặn dò: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Sưu tầm các bài hát , bài thơ , ca dao , tục ngữ  ca ngợi công lao các thầy giáo , cô giáo 
 -Chuẩn bị : 
Tập đọc 
Tiết 29 : 	 CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức& Kĩ năng:
- Biết đọc với giọng vui hồn nhiên ; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn văn trong bài .
 - Hiểu nội dung:Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ . ( trả lừi được các CH trong SGK ) 
2 - Giáo dục: 
- HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy.
B. CHUẨN BỊ:
GV : 	- Tranh minh họa bài đọc SGK .
	- Bảng phụ viết câu , đoạn hướng dẫn HS đọc .
HS : SGK
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Trên ngựa ta phi nhanh”
b. Bài cũ : Chú Đất Nung .
- Kiểm tra 2 em tiếp nối nhau đọc bài Chú Đất Nung ( phần 2 ) , trả lời câu hỏi 3 , 4 SGK
c. Bài mới :
Phương pháp : Làm mẫu , giảng giải , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Giới thiệu bài Cánh diều tuổi thơ
- Cho quan sát tranh minh họa bài đọc SGK .
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
- Chỉ định 1 HS đọc cả bài. 
- Hướng dẫn phân đoạn : Có thể chia bài thành 2 đoạn :
 + Đoạn 1 : Bốn dòng đầu .
 + Đoạn 2 : Phần còn lại .
- Chỉ định HS đọc nối tiếp .
- Luyện đọc đúng, giúp HS sửa lỗi phát âm .
- Gọi HS đọc phần chú thích
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Đọc diễn cảm cả bài .
Tiểu kết: - Đọc lưu loát , trôi chảy toàn bài. Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài 
-Yêu cầu HS đọc đoạn, trao đổi và trả lời câu hỏi. 
- Ý chính đoạn 1 : Vẽ đẹp cánh diều.
+ Cánh diều được tả từ khái quát đến cụ thể : Cánh diều được miêu tả bằng nhiều giác quan:
 *Mắt nhìn – cánh diều mềm mại như cánh bướm.
* Tai nghe – tiếng sáo vi vu , trầm bổng.
- Ý chính đoạn 2: Trò chơi thả diều đem lại niềm vui và những ước mơ đẹp. 
- Yêu cầu đọc câu mở bài , câu kết bài.
- Yêu cầu nêu nội dung chính cả bài. 
- Ghi nội dung chính 
Tiểu kết: Hiểu ý nghĩa của bài .
Hoạt động 3 : Đọc diễn cảm :
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
* Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : suốt một thời, chờ đợi , tha thiết cầu xin : “ Bay đi , Bay đi !”
+ Đọc mẫu đoạn văn .
+ Sửa chữa , uốn nắn .
Tiểu kết: Biết đọc bài với giọng trang trọng , cảm hứng ca ngợi , khâm phục .
-Theo dõi
Hoạt động cả lớp
-1 HS đọc cả bài. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn. (3 lượt) .
* Đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc , giải nghĩa các từ đó . 
- 1 HS đọc chú thích. Cả lớp đọc thầm phần chú thích .
- Luyện đọc theo cặp .
- Vài em đọc cả bài .
Hoạt động nhóm .
- 2 HS đọc thành tiếng – cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi 
- Đọc đoạn 1 , trả lời câu hỏi: 
* Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều ? 
- Đọc đoạn 2 , trả lời câu hỏi: 
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn như thế nào ?
* Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những ước mơ đẹp như thế nào ?
- Đọc câu mở bài , câu kết bài., trả lời câu hỏi: 
* Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muốn nói điều gì về cánh diều tuổi thơ ?
- Nêu nội dung chính cả bài. 
Hoạt động cá nhân
- 2 em tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài. Tìm giọng đọc.
+ Luyện đọc diễn cảm theo cặp .
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp .
4. Củng cố : (3’) - Nêu nội dung của bài ? 
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
	- Nhận xét tiết học .
	- Dặn HS về nhà đọc lại bài .
	-Chuẩn bị: Tuổi Ngựa.
	Thứ ba, ngày 29 tháng 11 năm 2011 .
Toán 
Tiết 72: 	 CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ .
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức& Kĩ năng: 
- Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có ba chữ số cho số có hai chữ số ( chia hết, chia có dư ) .
2. Giáo dục: 
 - Cẩn thậ ...  giải.
- 2 cặp trình bày bài làm .
- Chọn cách giải tiện nhất.
4. Củng cố : (3’)	- Nêu lại cách chia cho số có hai chữ số .
5. Nhận xét – Dặn dò: : (1’)
-Nhận xét lớp. 
-Về làm lại bài 1 / 84
	-Chuẩn bị: Thương có chữ số 0.
Khoa học 
Tiết 30: 	LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ?. 
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức& Kĩ năng: 
- Làm thí nghiệm để nhận biết xung quanh mọi vật và chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí . 
* GDBVMT : Cho HS biết được không khí có khắp mọi nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn không khí trong lành .
2 - Giáo dục: 
- Yêu thích tìm hiểu khoa học .
B. CHUẨN BỊ:
GV - Hình trang 62 , 63 SGK .
- Phiếu , bút màu đủ cho mỗi HS .
- Các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm : Các túi ni-lông to , dây thun , kim khâu , chậu thủy tinh , chai không , một miếng bọt biển .
HS : - Sưu tầm tư liệu về vai trò của không khí.
C. LÊN LỚP:
a. Khởi động: Hát “Bạn ơi lắng nghe”
b.Bài cũ : Tiết kiệm nước . Nêu lại ghi nhớ bài học trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Giới thiệu bài: Làm thế nào để biết có không khí ?
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh chúng ta .
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ .
Tiểu kết: HS phát hiện sự tồn tại của không khí và không khí có ở quanh mọi vật .
Hoạt động 2 : Thí nghiệm chứng minh không khí ở quanh mọi vật .
- Chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để quan sát và làm thí nghiệm .
- Đi tới các nhóm giúp đỡ .
- Kết luận : Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng bên trong vật đều có không khí 
Tiểu kết: HS phát hiện không khí có ở khắp nơi , kể cả trong những chỗ rỗng của các vật .
* GDBVMT : Cho HS biết được không khí có khắp mọi nơi, kể cả trong những chỗ rỗng của các vật vì vậy chúng ta cần bảo vệ nguồn không khí trong lành .
Hoạt động 3 : Hệ thống hóa kiến thức về sự tồn tại của không khí .
- Lần lượt nêu các câu hỏi cho HS thảo luận :
+ Lớp không khí bao quanh Trái Đất được gọi là gì ?
+ Tìm ví dụ chứng tỏ không khí có ở xung quanh ta và có trong những chỗ rỗng của mọi vật .
Tiểu kết: HS phát biểu định nghĩa về khí quyển ; kể ra những sự tồn tại của không khí .
Hoạt động lớp , nhóm .
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm .
- Làm thí nghiệm theo các bước :
+ Thảo luận và đưa ra giả thiết: Xung quanh ta có không khí.
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK.
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên .
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả và giải thích về cách nhận biết không khí có ở xung quanh ta .
Hoạt động lớp , cá nhân .
- Đọc mục thực hành SGK để biết cách làm .
- Làm thí nghiệm theo nhóm :
+ Thảo luận , đặt ra các câu hỏi : 
@ Trong túi ny lông có không khí không ?
@ Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì ?
@ Trong những lỗ nhỏ li ti của miếng bọt biển không chứa gì ?
+ Làm thí nghiệm chứng minh như hướng dẫn SGK .
+ Thảo luận để rút ra kết luận qua các thí nghiệm trên .
Hoạt động lớp
- Quan sát hình 5 / 63 nêu khái niệm về khí quyển 
- Phát biểu .
4. Củng cố : (3’) - Đọc mục bạn cần biết .
	- Giáo dục HS có ý thức nhận biết không khí hiện diện quanh ta .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
-Nhận xét lớp. 	
- Nhắc nhở xem lại bài , thực hành nhận biết không khí hiện diện quanh ta .
- Chuẩn bị Không khí có những tính chất gì ?
Tập làm văn 
 Tiết 30: 	 QUAN SÁT ĐỒ VẬT.
A. MỤC TIÊU:
1 - Kiến thức & Kĩ năng : 
 - Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau ; phát hiện những đặt điểm phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác ( ND ghi nhớ ) . 
 - Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả đồ chơi quen thuộc ( mục III ).
2 - Giáo dục : 
 - Giáo dục HS yêu thích việc viết văn .
B. CHUẨN BỊ:
GV 	- Tranh minh họa 1 số đồ chơi 
- Bảng phụ viết dàn ý tả 1 đồ chơi.
HS : - Giấy , bút làm bài KT .
C. LÊN LỚP:
1. Khởi động : Hát “Bạn ơi lắng nghe”
2. Bài cũ : Luyện tập miêu tả đồ vật.
- Thế nào là miêu tả ? Nêu lại dàn ý tả chiếc áo.
3. Bài mới : 
Phương pháp : Làm mẫu , trực quan , thực hành , động não , đàm thoại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Giới thiệu bài: Quan sát đồ vật 
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1 : Nhận xét .
- Bài 1 : Quan sát và ghi lại những điều em quan sát.
+ Cho HS đọc yêu cầu bài và các gợi ý. 
+ Cho HS giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp .
+ Quan sát đồ chơi mình chọn, ghi kết quả quan sát vào phiếu.
+ Tổ chức trình bày kết quả quan sát.
+ Cùng HS nhận xét .
- Chốt theo tiêu chí:
* Trình tự quan sát hợp lý.
* Giác quan sử dụng khi quan sát.
* Khả năng phát hiện những đặc điểm riêng.
- Bài 2 : Khi quan sát cần chú ý những gì?
+Nêu câu hỏi.
+ Tổ chức phát biểu.
+ Chốt lại : Khi quan sát một đồ vật , ta cần 
* Theo một trình tự hợp lí:
 Từ bao quát đến bộ phận. 
* Quan sát bằng nhiều giác quan.
* Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Tiểu kết : HS xác định đúng cách quan sát .
Hoạt động 2 : Ghi nhớ .
Tiểu kết : HS rút ra được ghi nhớ .
Hoạt động 3 : Luyện tập Lập dàn ý.
- Viết đề bài.
- Gạch chân từ ngữ yêu cầu bài.
- Yêu cầu lập dàn ý vào vở 5.
- Chọn dàn ý hay nhất . Cho xem một ví dụ .
Tiểu kết : HS lập dàn ý tả đồ chơi .
Hoạt động lớp .
- 3 em tiếp nối nhau đọc yêu cầu BT và các gợi ý .
- Giới thiệu các đồ chơi mình mang đến lớp.
- Đọc thầm lại yêu cầu bài và các gợi ý, quan sát đồ chơi em đã chọn, viết kết quả quan sát vào phiếu.
- Tiếp nối nhau trình bày kết quả quan sát.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT.
- Dựa vào BT 1 suy nghĩ , trả lời câu hỏi.
- Phát biểu.
- Lớp bổ sung thống nhất ý kiến .
Hoạt động lớp .
- Vài em đọc ghi nhớ SGK .
Hoạt động nhóm đôi .
- Cả lớp đọc thầm đề bài.
- Làm vào vở .
- Tiếp nối nhau đọc đoạn dàn ý đã làm .
- Lớp nhận xét .
4. Củng cố : (3’) - Nêu cách thức quan sát đồ vật.
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét tiết học .
	- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà hoàn chỉnh lại , viết vào vở .
	- Chuẩn bị : Luyện tập giới thiệu địa phương.
Kĩ thuật 
Tiết 17:	CẮT , KHÂU , THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN. ( tiết 1 )
A. MỤC TIÊU:	
1. Kiến thức&Kĩ năng: 
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản . Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học .
* Không bắt buộc HS nam thêu .
* Với HS khéo tay : Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS .
2. Giáo dục : 
 - Yêu thích sản phẩm do mình làm được .	
B. CHUẨN BỊ:
GV : - Tranh quy trình của các bài trong chương .
	- Mẫu khâu , thêu đã học .
HS : - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
C. LÊN LỚP:
a.Khởi động: Hát “Em yêu hoà bình”
b.Bài cũ : Thêu móc xích (T2) Nhận xét việc thực hành tiết trước .
c. Bài mới :
Phương pháp : Trực quan , quan sát, thực hành , động não , đàm thoại.	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Giới thiệu: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương .
- Đặt câu hỏi và gọi một số em nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu và các mũi thêu.
- Nhận xét , sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt , khâu , thêu đã học.
Tiểu kết : HS nắm lại nội dung các bài đã học trong chương .
Hoạt động 2: Thi đua nêu quy trình thực hiện các kĩ thuật cắt , khâu , thêu đã học 
- Chia các nhóm và giao nhiệm vụ , tranh quy trình 
- Nhận xét , bổ sung thêm .
Tiểu kết : HS nắm lại quy trình cắt , khâu , thêu đã học .
Hoạt động lớp .
- Nhắc lại các loại mũi khâu , thêu đã học .
- Một số em phát biểu .
- Các em khác có ý kiến .
Hoạt động lớp .
- Các nhóm thảo luận . 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày .
- Cả lớp nhận xét , bình chọn nhóm trình bày đúng , đầy đủ nhất .
4. Củng cố : (3’)
	- Nêu lại nội dung đã ôn tập .
	- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm được .
5. Nhận xét - Dặn dò: (1’)
- Nhận xét lớp. 
- Nhận xét sự chuẩn bị , tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
- Chuẩn bị:Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn (tt) 
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ.
TUẦN 15.
I . MỤC TIÊU : 
- Biết phê và tự phê . Thấy được ưu điểm , khuyết điểm của bản thân và của lớp qua các hoạt động .
- Hòa đồng trong sinh hoạt tập thể .
II. CHUẨN BỊ :
- Báo cáo tuần 15.
III. LÊN LỚP :
 1. Khởi động : (1’) Hát .
 2. Báo cáo công tác tuần qua : (10’) 
- Tiếp tục : Củng cố “Phong trào tiết học tốt”
- Học văn hoá tuần 15. 
- Học tập đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Tuyên dương bạn Mai Thùy / Đạt giải nhì : Nét vẽ bậc tiểu học.
 3. Hoạt động nối tiếp : (4’)
- Tiếp tục : Ổn định nề nếp.
- Học văn hoá tuần 16 và ôn tập khoa , sử , địa
- Tiếp tục bồi dưỡng đạo đức : Tiên học lễ , hậu học văn.
- Chú ý HS: An toàn thực phẩm, Vệ sinh môi trường.
- Rèn luyện trật tự kỹ luật.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 4 tuan 15(6).doc