TOÁN
CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số O.
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1.Kiểm tra bài cũ: Một tích chia cho một số.
- GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
- GV nhận xét
2. Bước chuẩn bị (Ôn tập)
- GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây:
+ Chia nhẩm cho 10, 100, 1000
+ Quy tắc chia một số cho một tích.
3. Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng.
- GV ghi bảng: 320 : 40
- Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích
320: 40 = 320 : (10 x 4)
= 320 : 10 : 4
= 32 : 4
= 8
Tuần 15 Thứ hai, ngày 08 tháng 12 năm 2008 TẬP ĐỌC CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I - MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU: 1 - Kiến thức : - Hiểu các từ ngữ mới trong bài. - Hiểu niềm vui sướng và khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho bạn nhỏ. 2 - Kĩ năng : - Đọc trơn toàn bài. - Đọc đúng các từ ,câu , đoạn , bài. - Giọng đọc thể hiện niềm vui sướng của trẻ em khi chơi thả diều. 3 - Giáo dục : - HS phải có mơ ước, và niềm vui sướng khi thực hiện những mơ ước ấy. II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học. III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Chú Đất Nung - Yêu cầu HS đọc diễn cảm và trả lời câu hỏi . 3 - Dạy bài mới a.Giới thiệu bài - Giới thiệu tranh minh hoạ bài đọc trong SGK và trò chơi thả diều. - Hôm nay, các em sẽ đọc bài “ Cánh diều tuổi thơ”. Qua bài đọc này, các em sẽ thấy niềm vui sướng và những khát vọng đẹp đẽ mà trò chơi thả diều mang lại cho các bạn nhỏ. b.Hướng dẫn luyện đọc - HS nối tiếp nhau đọc hai đoạn: + Đoạn 1: Năm dòng đầu + Đoạn 2: Còn lại - GV kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó: huyền ảo, - HS luyện đọc theo cặp. - Một, hai HS đọc cả bài - GV đọc diễn cảm –giọng vui, tha thiết c. Tìm hiểu bài - Đọc thầm các câu hỏi, làm việc theo từng nhóm, trao đổi trả lời câu hỏi : + Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều? + Trò chơi thả diều đem lại cho trẻ em những niềm vui lớn và những ước mơ đẹp như thế nào ? + Qua các câu mở bài và kết bài tác giả muố nói điều gì về cánh diều tuổi thơ? d. Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm bài văn. - Giọng đọc êm ả, tha thiết. Chú ý đọc liền mạch các cụm từ trong câu : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin : “ Bay đi diều ơi / Bay đi ! “ 4 . Củng cố – Dặn dò - Nêu ý chính của bài : - Bài văn miêu tả niềm vui và những ước mơ đẹp của tuổi thơ qua trò chơi thả diều. - Chuẩn bị : Tuổi Ngựa. - Nhận xét tiết học. ***************************************** TOÁN CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ O I - MỤC TIÊU: Giúp HS biết thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số O. II.CHUẨN BỊ: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1.Kiểm tra bài cũ: Một tích chia cho một số. - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2. Bước chuẩn bị (Ôn tập) - GV yêu cầu HS nhắc lại một số nội dung sau đây: + Chia nhẩm cho 10, 100, 1000 + Quy tắc chia một số cho một tích. 3. Giới thiệu trường hợp số bị chia & số chia đều có một chữ số 0 ở tận cùng. - GV ghi bảng: 320 : 40 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 320: 40 = 320 : (10 x 4) = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 320 : 40 = 32 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 1 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 32 : 4, rồi chia như thường (32 : 4 = 8) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá một chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 32 : 4 4.Giới thiệu trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia nhiều hơn số chia. - GV ghi bảng: 32000 : 400 - Cơ sở lí luận: yêu cầu HS tiến hành theo quy tắc một số chia một tích 32000 : 400 = 32000 : (100 x 4) = 32000 : 100 : 4 = 320 : 4 = 80 - Yêu cầu HS nêu nhận xét: 32000 : 400 = 320 : 4 - GV kết luận: Có thể cùng xoá 2 chữ số 0 ở tận cùng của số chia & số bị chia để được phép chia 320 : 4, rồi chia như thường (320 : 4 = 80) - Yêu cầu HS đặt tính + Đặt tính + Cùng xoá hai chữ số 0 ở số chia & số bị chia. + Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 - Kết luận chung: Xoá bao nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số chia thì phải xoá bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia. - Sau đó thực hiện phép chia như thường. - Chú ý: Ở tiết này chưa xét trường hợp số chữ số 0 ở tận cùng của số bị chia ít hơn ở số chia. Chẳng hạn: 3150 : 300 5.Thực hành Bài tập 1: - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 3: - HS đọc đề toán, tóm tắt và giải. - Cả lớp sửa bài, thống nhất kết quả 6. Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài: Chia cho số có hai chữ số. ***************************************** ĐẠO ĐỨC BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( TIẾT 2 ) I - MỤC TIÊU - YÊU CẦU 1 - Kiến thức :Củng cố kiến thức đã học ở Tiết 1. 2 - Kĩ năng :HS phải biết kính trọng, biết ơn, yêu quý thầy giáo, cô giáo. 3 - Thái độ : HS biết bày tỏ sự kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . - Giảm: Câu 2: bỏ từ “cùng”; Bài 2: ý g: bỏ từ “chia sẻ” II - ĐỒ DÙNG HỌC TẬP GV : - SGK HS : - SGK - Kéo , giấy màu , bút màu , hồ dán . III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ : Biết ơn thầy giáo, cô giáo - Vì sao cần kính trọng biết ơn thầy giáo, cô giáo ? - Cần thể hiện lòng kính trọng , biết ơn thầy giáo, cô giáo như thế nào ? 2.Trình bày sáng tác , hoặc tư liệu sưu tầm được ( Bài tập 4,5 ) - HS các nhóm lên trình bày những mẩu chuyện sưu tầm được hay tự sáng tác - Lớp nhận xét , bình luận . - GV nhận xét 3. Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo , cô giáo cũ . - Nêu yêu cầu . - HS làm việc cá nhân . - Nhắc nhở HS nhớ gửi tặng các thầy giáo , cô giáo cũ những tấm bưu thiếp mà mình đã làm . - GV kết luận : + Cần phải kính trọng , biết ơn các thầy giáo , cô giáo . + Chăm ngoan , học tập tốt là biểu hiện của lòng biết ơn . 4. Củng cố – dặn dò - Thực hiện các nội dung “ Thực hành “ trong SGK . ***************************************** MĨ THUẬT VẼ TRANH: VẼ CHÂN DUNG I.MỤC TIÊU : - HS nhận biết được đặc điểm của một số khuôn mặt người - HS biết cách vẽ và vẽ được tranh chân dung theo ý thích - HS biết quan tâm đến mọi người II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - SGK, một số ảnh chân dung Hình gợi ý cách vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét sản phẩm bài trước. 2. Quan sát, nhận xét - GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng + Aûnh được chụp bằng máy nên rất giống thật và rõ từng chi tiết. + Tranh được vẽ bằng tay, thường diễn tả đặc điểm chính của nhân vật - GV yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của bạn để thấy được: + Hình dáng, khuôn mặt + Tỉ lệ dài, ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng, - GV kết luận: + Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau, + Mắt, mũi, miệng của mỗi người khác nhau, + Vị trí mắt, mũi, miệng khác nhau 3. Cách vẽ chân dung - GV giới thiệu cách vẽ: Quan sát người mẫu, vẽ từ khái quát đến chi tiết + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ vừa với người mẫu, + Vẽ cổ, vai và đường trục khuôn mặt + TÌm vị trí tóc, tai, mắt, mũi, miệng, 4. Thực hành: - HS làm bài theo nhóm - GV quan sát, giúp đỡ HS 5.Nhận xét đánh gía - GV cùng HS treo những bài vẽ trrên bảng - Các nhóm nhận xét và xếp loại bài vẽ 6.Củng cố –dặn dò - Khen ngợi những HS tích cực phát biểu - Nhận xét tiết học và chuẩn bị bài sau. ******************************************************************************** Thứ ba, ngày 09 tháng 12 năm 2008 THỂ DỤC ÔN BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG. TRÒ CHƠI: THỎ NHẢY I.MỤC TIÊU: - Hoàn thiện bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu tập thuộc cả bài và thực hiện các động tác cơ bản đúng - Trò chơi : Thỏ nhảy. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình, sôi nổi II.ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN: - Địa điểm: sân trường. Yêu cầu vệ sinh và an toàn. - Phương tiện: 1-2 còi, phấn vạch III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nội dung Thời gian Phương pháp 1.Phần mở đầu: -Nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu bài học. -Khởi động -Trò chơi do GV chọn 2.Phần cơ bản: a)Bài thể dục phát triển chung Mục tiêu: HS ôn lại các động tác đã học - Ôn bài thể dục phát triển chung: 2-3 lần -Biểu diễn thi đua giữa các tổ b) Trò chơi vận động: Thỏ nhảy 3.Phần kết thúc: -Hát -Hệ thống bài. -Giao bài tập về nhà 6-10 phút 1-2 phút 2-3 phút 1-2 phút 18-22phút 1 2-14phút 5-6 phút 4-6 phút 1 phút 1-2 phút -GV thực hiện. -HS đứng tại chỗ và thực hiện. -HS chơi -Tập theo đội hình hàng ngang -Lần 1: GV hô nhịp cho cả lớp tập, mỗi động tác 2x8 nhịp. Lần 2: Cán sự làm mẫu và hô nhịp cho cả lớp tập. GV nhận xét 2 lần tập -Từng tổ lên biểu diễn, các em khác quan sát nhận xét -GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi, sau đó tổ chức cho HS chơi -GV cùng HS. -GV thực hiện ***************************************** CHÍNH TẢ CÁNH DIỀU TUỔI THƠ I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1. Nghe – viết lại đúng chính tả, trình bày đúng một đoạn trong bài : Cánh diều tuổi thơ. 2. Luyện viết đúng tên các đồ chơi hoặc trò chơi chứa tiếng bắt đầu bằng tr/ch , thanh hỏi/thanh ngã. 3. Biết miêu tả một đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT 2, sao cho các bạn hình dung được đồ chơi, có thể biết chơi đồ chơi và trò chơi đó . II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một vài đồ chơi hoặc trò chơi theo yêu cầu của BT2, 3 (chong chóng, tàu thuỷ.) - Một vài tờ phiếu kẻ bảng để các nhóm thi làm BT và một tờ giấy khổ to viết l ... hích hợp hơn những câu các bạn hỏi nhau không ? Vì sao ? 5. Củng cố, dặn dò - Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ. - Nhận xét tiết học, khen HS tốt. - Chuẩn bị : Mở rộn vốn từ : Trò chơi, đồ chơi ( tt ). ***************************************** ĐỊA LÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU: 1.Kiến thức: - HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. - HS biết đồng bằng Bắc Bộ là vùng trồng nhiều rau xanh xứ lạnh. - HS biết đồng bằng Bắc Bộ là nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống *Giảm: câu hỏi 2; Đổi chợ phiên ở đồng bằng 2.Kĩ năng: - HS biết trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng Bắc Bộ (vựa lúa lớn thứ hai của đất nước, là nơi nuôi nhiều lợn, gia cầm, trồng nhiều rau xanh xứ lạnh, có các nghề thủ công phát triển) - Biết các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, sản xuất gốm. - - Xác lập mối quan hệ giữa thiên nhiên, dân cư với hoạt động sản xuất. 3.Thái độ: - Có ý thức tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. - Tranh ảnh về trồng trọt, chăn nuôi, nghề thủ công, chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ. - Nêu những đặc điểm về nhà ở, làng xóm của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ? - Mức độ tập trung dân số cao ảnh hưởng như thế nào tới môi trường? - Lễ hội của người dân đồng bằng Bắc Bộ được tổ chức vào thời gian nào? Nhằm mục đích gì? - GV nhận xét 2.Hoạt động cá nhân - HS dựa vào SGK, tranh ảnh & vốn hiểu biết, trả lời theo các câu hỏi gợi ý. +Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lụa lớn thứ hai của đất nước? +Nêu tên các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo, từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân? - GV giải thích thêm về đặc điểm sinh thái sinh thái của cây lúa nước, về một số công việc trong quá trình sản xuất ra lúa gạo để HS hiểu rõ về nguyên nhân giúp cho đồng bằng Bắc Bộ trồng được nhiều lúa gạo, sự công phu, vất vả của những người nông dân trong việc sản xuất ra lúa gạo. 3.Hoạt động cả lớp - HS dựa vào SGK, tranh ảnh nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ. - GV yêu cầu nêu tên các cây trồng, vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ. - GV giải thích: Do ở đây có sẵn nguồn thức ăn là lúa gạo & các sản phẩm phụ của lúa gạo nên nơi đây nuôi nhiều lợn, gà, vịt. 4.Làm việc nhóm - HS dựa vào SGK, thảo luận theo gợi ý. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét & bổ sung. + Mùa đông của đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng? Khi đó nhiệt độ có đặc điểm gì? Vì sao? - Quan sát bảng số liệu & trả lời câu hỏi trong SGK. +Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi & khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp? +Kể tên các loại rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ? (GV gợi ý: Hãy nhớ lại xem Đà Lạt có những loại rau xứ lạnh nào? Các loại rau đó cũng được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ) GV giải thích thêm ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc đối với thời tiết của đồng bằng Bắc Bộ. - GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày. 5.Củng cố - Dặn dò: - GV yêu cầu HS trình bày các hoạt động sản xuất ở đồng bằng Bắc Bộ. - Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (tiết 2) ******************************************************************************** Thứ sáu, ngày 12 tháng 12 năm 2008 Aâm nhạc HỌC BÀI HÁT TỰ CHỌN ***************************************** TẬP LÀM VĂN QUAN SÁT ĐỒ VẬT . I . MỤC ĐÍCH ,YÊU CẦU : 1- Học sinh biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lý , bằng nhiều cách (mắt nhìn , tai nghe , tay sờ .) ; phát hiện được những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật đó với những đồ vật khác . 2- Dựa theo kết quả quan sát , biết lập dàn ý để tả một đồ chơi em đã chọn . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Thầy: Bảng phụ, phấn màu, một số đồ chơi - Trò: SGK, bút, vở, một số đồ chơi (mang theo) III.CÁC HOẠT ĐỘNG: 1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tả đồ vật - Gọi HS nhắc lại nội dung cần nhớ khi tả đồ vật. +Kể lại chuyện “Chiếc xe đạp của chú Tư” - Nhận xét chung 2.Nhận xét: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu đề bài. - GV yêu cầu HStrình bày các đồ chơi đã mang theo lên bàn và quan sát chúng. - Gọi HS nêu cách mà các em vừa quan sát đồ chơi của mình. - GV nhận xét và cho HS đọc gợi ý ở SGK. - Cho HS áp dụng quan sát lại đồ chơi của hs. - Gọi HS trình bày những điều vừa quan sát đồ chơi của mình Bài 2: - GV nêu vấn đề: “Khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?” - Cả lớp, GV nhận xét và kết luận những điều cần lưu ý như ghi nhớ ở SGK. 3.Ghi nhớ: - Vài HS phát biểu cá nhân - 2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ 4.Luyện tập - GV nêu yêu cầu và cho HS thảo luận theo nhóm “lập dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn” - Gọi lần lượt từng nhóm trình bày - Cả lớp, GV nhận xét và tuyên dương Dàn ý (gợi ý) 1) Mở bài: Giới thiệu đồ chơi của em - Đó là đồ chơi gì? Có từ bao giờ? Do đâu mà có? 2) Thân bài: Tả.. a) Bao quát: -Hình dáng: to(hay nhỏ) trông giống như, vật liệu b) Chi tiết: - Màu sắc: màu.., đầu.., mắt.., mũi, mõm.. - Có điểm gì khác với đồ chơi khác. - Cách chơi như thế nào..? 3) Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ củqa em đối với đồ chơi đó. 5.Củng cố – Dặn dò: - Gọi hs nêu lại nội dung ghi nhớ khi tả đồ vật - Nhận xét chung tiết học -Về nhà lập dàn ý tả đồ chơi của em vào vở ***************************************** TOÁN CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (tiếp theo) I .MỤC TIÊU: - Giúp HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có hai chữ số . II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà - GV nhận xét 2.Hướng dẫn HS trường hợp chia hết 10 105 : 43 = ? a. Đặt tính. b.Tìm chữ số đầu tiên của thương. c. Tìm chữ số thứ 2 của thương d. Tìm chữ số thứ 3 của thương e. Thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia. - HS đặt tính - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV - HS nêu cách thử.. HS đặt tính 3.Hướng dẫn HS trường hợp chia có dư 26 345 : 35 = ? - Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ) - Thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia. Lưu ý HS: - Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia. - HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV - GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 4.Thực hành Bài tập 1: Mục đích: Giúp HS rèn luyện kĩ năng ước lượng trong phép chia. - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả Bài tập 2: - HS làm bài - Từng cặp HS sửa & thống nhất kết quả 5.Củng cố - Dặn dò: - Chuẩn bị bài: Luyện tập ***************************************** KHOA HỌC LÀM THẾ NÀO ĐỂ BIẾT CÓ KHÔNG KHÍ ? I- MỤC TIÊU: Sau bài này học sinh biết: - Làm thí nghiệm chứng tỏ không khí có ở xung quanh mọi vật va các chỗ trong các vật. - Phát biểu định nghĩa về khí quyển. II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình trang 62, 63 SGK. - Chuẩn bị các đồ dùng thí ngiệm theo nhóm: Các túi bi lông to, dây thun, kim khâu, chậu hoặc bình thuỷ tinh, chai không, một miếng bọt biển, một viên gạch hay cục đất khô. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU: 1.Kiểm tra bài cũ: - Vì sao ta phải tiết kiệm nước? - Em đã tiết kiệm nước như thế nào? 2.Thí nghiệm chứng minh không khí có ở quanh mọi vật - Kiểm tra dụng cụ hs mang theo để làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 62 SGK và tìm hiểu cách làm. - Cả nhóm thảo luận và đưa ra giả thiết “Xung quanh ta có không khí”. - Thảo luận để thí nghiệm: +Dùng 1 túi ni lông huơ qua lại cho túi căng phồng và buộc thun lại. +Lấy kim đâm thủng túi ni lông đang căng phồng, quan sát hiện tượng xảy ra chỗ kim đâm và để tay lên xem có cảm giác gì? - Đại diện các nhóm trình bày và giải thích cách nhận biết không khí có ở quanh ta. 3.Thí nghiệm không khí có ở những chỗ rỗng của mọi vật - Chia nhóm, các nhóm báo cáo về sự chuẩn bị đồ dùng thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm đọc mục Thực hành trang 63 SGK để biết cách làm. - Cả nhómThảo luận: + Có đúng là trong chai rỗng này không chứa gì? + Trong những lỗ nhỏ li ti của viên đá không chứa gì? + Nhúng chìm chai vào nước rồi mở nút, thả viên đá vào nước, quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. - Đại diện các nhóm trình bày giải thích các hiện tượng thấy được. - Kết luận: Xung quanh mọi vật và mọi chỗ rỗng trong vật đều có không khí. 4.Hệ thống hoá kiến thức về sự tồn tại của không khí - Lớp không khí bao quanh trái đất gọi là gì? - Em hãy cho ví dụ về không khí có ở quanh ta và trong mọi chỗ rỗng của mọi vật 5.Củng cố - Dặn dò: - Em nhận biết sự có mặt của không khí bằng cách nào? - Chuẩn bị bài sau, nhận xét tiết học. ********************************************************* Sinh hoạt tập thể. Nhận xét tuần 15, đưa ra phương hướng tuần 16. Sinh hoạt vui chơi
Tài liệu đính kèm: