Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 2 - Năm học 2011-2012

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 2 - Năm học 2011-2012

Tiết 4: Lịch sử

 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ

I. Mục tiêu :

 - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp:

 Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.

II. Đồ dùng dạy-học:

 - Tranh ảnh SGK

III. Các hoạt động dạy-học:

 

doc 8 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 269Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, Thứ 2 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
Ngày soạn:21/11/2011	 Ngày dạy:28/11/2011
Tiết 1:Chào cờ
Tiết 2: TẬP ĐỌC 
Tiết 29: CÁNH DIỀU TUỔI THƠ 
I. Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.
 - Hiểu ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ. (Trả lời được các CH trong SGK).
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Bảng phụ viết sẵn đoạn văn luyện đọc
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Chú Đất Nung (tt)
- Gọi hs lên đọc bài và TLCH
+ Đất Nung đã làm gì khi thấy hai người bột gặp nạn?
+ Theo em, câu nói cộc tuếch của Đất Nung có ý nghĩa gì?
+ Nêu nội dung bài.
- Nhận xét, ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
2.1/ Hướng dẫn luyện đọc –Tìm hiểu bài 
 a/ Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc bài
- Gọi hs nối tiếp đọc 2 đoạn của bài
- HD hs luyện phát âm các từ khó: mềm mại, trầm bổng, huyền ảo, vui sướng. 
- Gọi hs đọc nối tiếp lượt 2 
- Giúp hs nắm nghĩa từ 
 - Y/c hs đọc nhóm đôi
- GV đọc mẫu 
b/ Tìm hiểu bài:
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
 + Câu 1/sgk
+Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH:
 + Câu 2/sgk
- Cánh diều là ước mơ, là khao khát của trẻ thơ. Mỗi bạn trẻ thả diều đều đặt ươc mơ của mình vào đó. Những ước mơ đó sẽ chắp cánh cho các bạn trong cuộc sống.
 + Câu 3/sgk 
- GV- Kết luận 
Y/C HS thảo luận nhóm đôi- TLCH:
+ Bài văn nói lên điều gì?
2.3/ HD đọc diễm cảm
- Gọi hs đọc lại 2 đoạn của bài
- HD đọc diễn cảm đoạn 1
+ Gọi hs đọc 
+ Y/c hs đọc trong nhóm đôi
+ Tổ chức thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà đọc lại bài, chú ý đọc đúng và đọc diễn cảm
- Chuẩn bị bài sau: Tuổi ngựa
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lần lượt lên bảng đọc và trả lời
+ Liền nhảy xuống, vớt họ lên bờ phơi nắng
+ Có ý khuyên con người 
- Quan sát 
- Vẽ cảnh các bạn nhỏ đang thả diều trong đêm trăng.
- Lắng nghe
- 1HS đọc bài-Lớp đọc thầm
- 2 hs nối tiếp nhau đọc 2 đoạn
- HS luyện đọc từ khó
- 2 hs đọc lượt 2 
1 hs đọc từ khĩ
- HS đọc giải nghĩa từ 
- HS luyện đọc nhóm đôi
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ cánh diều mầm mại như cánh bướm. .. .Tiếng sáo diều vi vu, trầm bổng.
+ Bằng tai, mắt. 
- HS nhận xét – bổ sung
- Lắng nghe
- Đọc thầm đoạn 2- TLCH
+ Các bạn hò hét nhau thẻ diều thi, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời. 
- Nhìn lên bầu trời đêm huyền ảo, đẹp như .vọng, tha thiết cầu xinh "Bay đi diều ơi! Bay đi!" 
- HS lắng nghe
- HS trả lời 1 trong 3 ý đã nêu
- ý 2 là ý đúng nhất - Cánh diều khơi gợi những mơ ước đẹp cho tuổi thơ.
- HS thảo luận nhóm đôi
ND: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp mà trò chơi thả diều đem lại cho lứa tuổi nhỏ.
- 2 hs đọc lại 2 đoạn của bàitìm giọng đọc 
HS đọc tìm từ nhấn giọng
- 2 hs đọc
- Đọc nhóm đôi
- 3 nhóm hs thi đọc trước lớp
- Nhận xét 
- Lắng nghe, thực hiện 
Rút kinh nghiệm..
___ Tiết 3: TOÁN
 CHIA HAI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CÁC CHỮ SỐ 0 
I. Mục tiêu:
 - Thực hiện được chia hai số có tận cùng là các chữ số 0.
 - BTCL: Bài1, Bài2(a), Bài 3 (a).
 - HS có ý thức học toán tính cẩn thận, chính xác.
II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Bảng phụ, phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: - Ghi bảng: (25x 36): 9, gọi hs lên bảng tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Gọi HS giải BT3/ 79 SGK
- GV nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
 Giới thiệu trường hợp SBC và SC đều có một chữ số 0 ở tận cùng 
- Ghi bảng : 320 : 40 = ? 
- HD hs áp dụng tính chất một số chia cho một tích
- Gọi 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở nháp.
- Em có nhận xét gì về kết quả 320 : 40 và 32 : 4? 
- Y/c hs đặt tính và tính 
- Gọi hs nêu cách thực hiện 
- Ghi bảng: 32000 : 400 = ?
- Gọi hs lên bảng áp dụng tính tương tự.
- Thực hiện tương tự như trên 
- Y/c hs thực hành tính và nêu cách tính 
- Khi thực hiện phép chia hai số có tận cùng là các chữ số 0, ta làm sao? 
Kết luận: Xóa bao nhiêu chữ số 0 tận cùng của SC thì phài xóa bấy nhiêu chữ số 0 ở tận cùng của SBC, sau đó thực hiện phép chia như thường 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/80 
2.2/ Thực hành:
Bài 1: Ghi lần lượt từng bài, y/c hs thực hiện. 
GV nhận xét- KL
Bài 2: Gọi HS đọc Y/C bài tập
- Gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở 
- GV nhận xét- KL
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs tự làm bài , gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
- Sửa bài, chấm một số bài, 
- Nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài – Hoàn thành bài tập 2b
- Chuẩ bị bài sau: Chia cho số có 2 chữ số
- Nhận xét tiết học 
- HS tính
- HS lên bảng giải
- HS theo dõi – nhận xét
- Tự làm bài, 1 hs lên bảng tính 
 320 : 40 = 320 : (10 x 4) 
 = 320 : 10 : 4 = 32 : 4 = 8 
- Hai phép chia cùng có kết quả là 8 
 320 40 
 0 8 
. Đặt tính
. Cùng xóa một chữ số 0 ở tận cùng của SC và SBC 
- 1 hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp 
32000 : 400 = 32000 : (100 : 4) 
 = 32000 : 100 : 4 =320 : 4 = 80
- Nêu nhận xét: 32000 : 100 = 320 : 4 
 32000 400
 00 80
. Đặt tính, cùng xóa hai chữ số 0 ở tận cùng của số chia và SBC 
. Thực hiện phép chia: 320 : 4 = 80 
. Ghi tính ngang 32000 : 100 = 80 
 - 2 hs đọc ghi nhớ 
- HS thực hiện BL- VBT
420 : 60 = 7 4500 : 500 = 9
85000 : 500 = 170 92000 : 400 = 230
- HS đọc Y/C bài tập
a) X x 40 = 25600 
 x = 25600 : 40 = 640 
- 1 hs đọc đề bài
- Đổi vở nhau kiểm tra 
a) Nếu mỗi toa xe chở được 20 tấn hàng thì cần số toa xe là:
 180 : 20 = 9 (toa)
 Đáp số: a) 9 toa xe 
b/:180:30=6(toa)
- HS lắng nghe thực hiện
Rút kinh nghiệm
 Tiết 4: Lịch sử 
 NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ 
I. Mục tiêu :
 - Nêu được một vài sự kiện về sự quan tâm của nhà Trần với sản xuất nông nghiệp:
 Nhà Trần quan đến việc đắp đê phòng lụt: lập Hà đê sứ; năm 1248 nhân dân cả được lệnh mở rộng việc đắp đê từ đầu nguồn các con sông lớn cho đến cửa biển; khi có lũ lụt, tất cả mọi người phải tham gia đắp đê; các vua Trần cũng có khi tự mình trông coi việc đắp đê.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Tranh ảnh SGK
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Nhà Trần thành lập
 Gọi hs lên bảng trả lời
+ Nhà Trần ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố, xây dựng đất nước? 
- Nhận xét- ghi điểm
2. Dạy-học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu về sông ngòi ,chơng lũ của nhân dân 
- Y/c hs đọc SGK/39- TL
- Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là gì? 
- Sông ngòi ở nước ta như thế nào? 
Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân?
Kết luận: Sông ngòi cung cấp nước cho nông nghiệp phát triển, song cũng có khi gây lụt lội làm ảnh hưởng tới sản xuất 
b/ Hoạt động 2: Nhà Trần tổ chức việc đắp đê
- Gọi hs đọc SGK từ "Nhà Trần ...phát triển "
- Em hãy tìm các sự kiện trong bài nói lên sự quan tâm đến đê điều của nhà Trần? 
Kết luận: Dưới thời Trần, công việc đắp đê chống lũ lụt rất được coi trọng 
c/ Hoạt động 3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần
- Nhà Trần đã thu được kết quả như thế nào trong công cuộc đắp đê? 
- Hệ thống đê điều đã giúp gì cho sản xuất và đời sống nhân dân ta? 
d/ Hoạt động 4: Liên hệ thực tế
- Các em hãy thảo luận nhóm đôi và nói cho nhau nghe ở địa phương em, nhân dân đã làm gì để chống lũ lụt? 
Kết luận: Để chống lũ lụt, nhân dân ta đã tích cực trồng rừng, chống phá rừng, củng cố đê điều và cùng nhau bảo vệ các môi trường tự nhiên. 
- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK/ 40
3/. Củng cố, dặn dò: 
- Về nhà xem lại bài, học thuộc ghi nhớ
- Chuẩn bị bài sau: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên
- Nhận xét tiết học 
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc SGK- TL
- Là nghề trồng lúa nước
- Hệ thống sông ngòi ở nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu,...
- Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân 
- Lắng nghe 
- 1 hs đọc to trước lớp
. Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi việc đắp đê
. Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê
. Hàng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê
. Có lúc vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê. 
- Lắng nghe
- Hệ thồng đê điều được hình thành dọc theo những con sông chính
- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no, thiên tai, lụt lội giảm rất nhiều 
- Thảo luận nhóm đôi và các nhóm lần lượt trả lời
. Trồng rừng , chống phá rừng
. Xây dựng các trạm bơm nước
. Củng cố đê điều 
- Lắng nghe
- Nhiều hs đọc 
 Rút kinh nghiệm
 Tiết 3: ĐẠO ĐỨC 
 BIẾT ƠN THẦY GIÁO, CÔ GIÁO ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
- Biết được công lao của thầy giáo, cô giáo.
- Nêu được việc cần làm thể hiện sự biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo.
- Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
- KNS: Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của thầy cô.
 Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô.
II. Đồ dùng dạy-học:
 - Kéo, giấy màu, bút màu, hồ dán để sử dụng cho hoạt động 2, tiết 2
III. Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Htđb
1. KTBC: Biết ơn thầy giáo, cô giáo
- Vì sao chúng ta phải kính trọng thầy giáo cô giáo?
Nhận xét
2. Dạy- học bài mới:
 Giới thiệu bài- ghi bảng
a/ Hoạt động 1: Báo cáo kết quả sưu tầm 
- Các em hãy thảo luận nhóm 4, viết lại các câu thơ, ca dao tục ngữ đã sưu tầm vào một tờ giấy, tên các chuyện kể vào tờ giấy khác và tên kỉ niệm khó quên của mỗi thành viên vào tờ giấy còn lại 
- Y/c các nhóm dán lên bảng kết quả làm việc của nhóm mình 
- Các câu ca dao, tục ngữ khuyên ta điều gì? 
- Gọi các nhóm lên biểu diễn tiểu phẩm mà mình chuẩn bị
- GV nhận xét nội dung, cách thể hiện của các bạn 
- Tuyên dương nhóm thể hiện được hành động, việc làm nhớ ơn thầy cô giáo. 
b/ Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng các thầy giáo, cô giáo cũ.
*KNS: Kĩ năng thể hiện sự kính trọng, biết ơn với thầy cô. (PP: Dự án)
- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Bây giờ các em hãy tự tay mình làm và trang trí tấm bưu thiếp để tặng thầy, cô giáo cũ 
- Gọi hs trình bày một số bưu thiếp 
- Chúng ta luôn phải biết yêu quí, kính trọng, biết ơn thầy cô.
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi hs đọc lại ghi nhớ
- Thực hành các việc làm để tỏ lòng kính trọng, biết ơn thầy giáo, cô giáo. 
- Chuẩn bị bài sau:Yêu lao động
 2 hs lên bảng trả lời
- Vì thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc, tận tình dạy dỗ chúng ta nên người. 
- Lắng nghe 
- Chia nhóm, thực hiện 
- Đại diện nhóm đọc các câu ca dao, tục ngữ 
. Không thầy đố mày làm nên 
. Muốn sang thì bắc cầu kiều 
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy 
. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 
. Dốt kia thì phải cậy thầy 
Vụng kia cậy thợ thì mày mới nên 
- Khuyên ta phải biết kính trọng, yêu quý thầy cô vì thầy cô dạy chúng ta điều hay, lẽ phải, giúp ta nên người.
- Các nhóm lên trình bày 
- Nhận xét 
- HS thực hành làm bưu thiếp
- Dán bảng một số bưu thiếp 
- Lắng nghe 
Rút kinh nghiệm
_________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_thu_2_nam_hoc_2011_2012.doc