Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Lê Thị Hồng Thắm

Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Lê Thị Hồng Thắm

TIẾT 91: KI-LÔ-MÉT VUÔNG

I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :

- Ki-lô-mét vuông là đơn vị đo diện tích

- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lô-mét vuông.

- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2

- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.

- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2 ; dm2 ; km2 .

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh vẽ một cánh đồng hoặc khu rừng

 

doc 8 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1480Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Toán Lớp 4 - Tuần 19 - Lê Thị Hồng Thắm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ hai ngày
TIẾT 91: KI-LÔ-MÉT VUÔNG	
I/ MỤC TIÊU : Giúp HS :
- Ki-lơ-mét vuơng là đơn vị đo diện tích 
- Đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị ki-lơ-mét vuơng.
- Biết 1 km2 = 1 000 000 m2 
- Bước đầu biết chuyển đổi từ km2 sang m2 và ngược lại.
- Biết giải đúng một số bài toán có liên quan đến các đơn vị đo diện tích : cm2 ; dm2 ; km2 .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- Tranh vẽ một cánh đồng hoặc khu rừng 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- GV nhận xét bài làm cuối học kì I của HS.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài :
b/ Tìm hiểu bài : 
* Giới thiệu ki-lô-mét vuông 
- GV treo lên bảng bức tranh vẽ cánh đồng 
 + Cánh đồng này có hình vuông, mỗi cạnh của nó dài 1 km, các em hãy tính diện tích của cánh đồng.
- GV giới thiệu : 1km x 1km = 1km2 
Ki-lô-mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1km .
- GV nêu cách đọc và viết : Ki- lô - mét vuông viết tắt là km2 , đọc là ki- lô –mét vuông 
1km2 = 1 000 000 m2 
c/ Luyện tập , thực hành .
* Bài 1: SGK/100 : 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài vào vở
- GV cần lưu ý nhấn mạnh những lỗi HS thường gặp.
* Bài 2: SGK/100 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu đề bài.
- Yêu cầu HS vận dụng đổi đơn vị đo diện tích .
- Gọi HS nêu mối quan hệ giữa km2 với m2 ; m2 với dm2 
- GV chữa bài, nhận xét chung.
* Bài 3 : SGK/100 : 
- GV gọi 1 HS đoc đề bài 
- GV yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình chữ nhật 
- GV yêu cầu HS làm bài 
- Muốn tính diện tích khu vườn đó em làm như thế nào ?
* Bài 4 : SGK/100 
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp .
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra diện tích lớp học, diện tích nước Việt Nam? 
- GV nhận xét chung.
4/ Củng cố - Dặn dò :
- 1 km2 bằng bao nhiêu mét vuông?
- 1 m2 bằng bao nhiêu cm2.?
- 2 000 000 m2 bằng bao nhiêu km2.?
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau bao nhiêu lần .
- GV nhận xét giờ học 
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
- Cả lớp thực hiện.
4 HS lên bảng thực hiện yêu cầu , HS dưới lớp theo dõi nhận xét .
- HS quan sát hình vẽ và tính diện tích cánh đồng : 1km x 1km = 1km2
- HS nêu lại.
- HS nhìn lên bảng và đọc ki- lô –mét vuông 
- HS làm bài, 2 HS làm bài bảng lớp 
- Nhận xét bài ở bảng.
- Cả lớp theo dõi.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài bài ở bảng.
- HS khác nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 3 HS làm bài bảng lớp, HS cả lớp làm vào vở 
- HS nêu.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm ra diện tích lớp học, diện tích nước Việt Nam.
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS lần lượt nêu.
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau hơn kém nhau 100 lần .
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
*******************************************
Thứ ba ngày
TIẾT 92: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU :Giúp HS rèn kĩ năng :
- Chuyển đổi các số đo diện tích.
- Đọc được thơng tin trên biểu đồ cột 
- Tính toán và giải bài toán có liên quan đến diện tích theo đơn vị đo ki-lô-mét vuông 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Yêu cầu HS đổi các đơn vị đo sau vào bảng con :
15 km2 =  m 2 ; 7 dm2 2 cm2 =  cm2 
 320 000 m 2 =  hm2 
- GV nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn luyện tập :
* Bài 1: SGK/100 
- Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài vào vở, 3 HS làm bài bảng lớp 
- Nêu mối quan hệ giữa km2 với m 2 và ngược lại. dm2 với cm2 và ngược lại. 
- GV nhận xét chung.
* Bài 3: SGK/100 : 
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Dựa vào số liệu hãy thảo luận nhóm đôi để biết diện tích nào lớn, diện tích nào bé theo yêu cầu bài tập.
- GV nhận xét chung.
* Bài 5: SGK/100 :
- GV giới thiệu về mật độ dân số : mật độ dân số là chỉ số dân trung bình sống trên diện tích 1km2
- GV yêu cầu HS đọc biểu đồ trang 101 SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm bàn dựa vào biểu đồ của 3 thành phố lớn và số liệu trên bản đồ.
- GV yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
- Yêu cầu HS báo cáo kết quả bài của mình 
- GV nhận xét.
4/ Củng cố - Dặn dò :
- Nêu lại mối quan hệ giữa km2 với m 2 và ngược lại ; dm2 với cm2 và ngược lại. 
- GV nhận xét giờ học.
- Cả lớp thực hiện.
- HS làm bài vào bảng con.
- Gắn bảng và nhận xét.
- HS giơ bảng.
- Lắng nghe 
- 1 HS nêu.
- Cả lớp làm bài.
- Bạn nhận xét bài.
- HS lần lượt phát biểu.
- 1 HS đọc bài .
a/ Chiều dài 5km ,rộng 4km .
b/ Chiều dài 8000m ,rộng 2 km 
- 2 HS lên bảng làm bài,HS cả lớp làm vào vở
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm bàn dựa vào biểu đồ của 3 thành phố lớn và số liệu trên bản đồ.
- HS tự làm bài vào vở 
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
*******************************************
Thứ tư ngày
TIẾT 93: HÌNH BÌNH HÀNH
I/ MỤC TIÊU Giúp HS :
- Nhận biết được hình bình hành và một số đặc điểm của nĩ, từ đó phân biệt được hình bình hành với một số hình đã học .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 - GV : chuẩn bị bảng phụ có vẽ sẵn một số hình : hình vuông , hình chữ nhật ,hình bình hành ,hình tứ giác .
 - HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô li 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Đổi đơn vị đo :
20 000 dam2 =  km2 ; 9dm2 5cm2 =  cm2
15 dam2 30 m2 =  m2 
- Yêu cầu HS làm vào bảng con.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài mới :
b/ Tìm hiểu bài :
* Giới thiệu hình bình hành :
- GV treo hình vẽ trong phần bài học SGK/102 gồm : hình vuông, hình chữ nhật, hinh A ( hình bình hành ).
- Trong các hình trên hình nào em chưa được học ?
- Hình A còn được gọi là hình bình hành.
* Đặc điểm của hình bình hành :
- GV yêu cầu HS quan sát hình bình hành ABCD trong SGK trang 102 và thảo luận xem các cạnh của hình bình hành có đặc điềm gì.
- Tìm các cạnh song song trong hình bình hành ABCD ?
- Yêu cầu HS dùng thước thẳng để đo độ dài của các cạnh hình bình hành .
- GV giới thiệu : Trong hình bình hành ABCD thì AB và DC được gọi là 2 cạnh đối diện , AD và BC cũng được gọi là 2 cạnh đối diện .
- Vậy trong hình bình hành các cặp cạnh đối diện nhau như thế nào ?
- GV ghi bảng đặc điểm của hình bình hành .
- GV yêu cầu HS tìm trong thực tế các đồ vật có mặt là hình bình hành .
c/ Luyện tập – Thực hành :
* Bài 1: SGK/102 : 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình trong bài tập và chỉ rõ đâu là hình bình hành .
- Yêu cầu nhóm thảo luận để nhận dạng hình bình hành.
- Hãy nêu tên các hình bình hành ?
+Vì sao em khẳng định các hình 1, 2, 5, là hình bình hành?
+ Vì sao các hình 3 ,4 không phải là hình bình hành ?
* Bài 2: SGK/102 : 
- GV treo hình vẽ và gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu thảo luận nhóm đôiđể tìm ra các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau cả hai hình tứ giác ABCD của hình bình hành MNPQ.
- GV chốt ý đúng 
4/ Củng cố- Dặn dò
- Nêu đặc diểm để nhận biết hình bình hành ?
- Chuẩn bị bài : Diện tích hình bình hành
- GV nhận xét giờ học 
- Cả lớp thực hiện.
- HS làm bài vào bảng con.
- Gắn bảng và nhận xét.
- HS giơ bảng.
- Lắng nghe 
- Quan sát và nhận diện các hình theo từng đặc điểm của hình.
- HS nêu: hình chưa học là hình A; hình đã học là hình vuông, hình chữ nhật.
- HS lắng nghe.
- Quan sát hình theo yêu cầu của GV 
- Nhóm bàn thảo luận về đặc điểm của hình bình hành.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung.
- HS dùng thước để đo.
- HS lắng nghe.
- HS nêu: Hình bình hành có 2 cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau .
- HS nhắc lại.
- HS quan sát và tìm hình 
- 1 HS đọc yêu cầu.
- Cả nhóm cùng quan sát.
- Nhóm thảo luận tìm ra hình bình hành dựa vào đặc điểm đã học.
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vì các hình này có các cặp cạnh song song và bằng nhau 
- Vì các hình này chỉ có 2 cặp cạnh song song nên chưa đủ điều kiện 
- HS quan sát và 1 HS đọc.
- Nhóm đôi thảo luận dựa vào kiến thức đã học để tìm ra các cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Đại diện nhóm phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp lắng nghe.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
*******************************************
Thứ năm ngày
TIẾT 94 : DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
I/ MỤC TIÊU :Giúp HS :
 - Biết tính diện tích hành bình hành
- Bước đầu biết vận dụng công thức để tính diện tìch HB và giải các bài tập có liên quan .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV : Chuẩn bị các mảnh bìa có dạng như hình vẽ trong SGK ; HS : Chuẩn bị giấy kẻ ô li 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Kiểm tra cả lớp vẽ hình bình hành ABCD chỉ ra các cặp cạnh song song và bằng nhau.
- GV nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành
- GV vẽ hình bình hành ABCD, vẽ AH vuông góc với DC ; DC là cạnh đáy của hình bình hành ; AH là đường cao của hình bình hành.
 A B
 D C
- Yêu cầu HS cắt rời tam giác ADH và ghép lại để được hình chữ nhật ABIH.
- Nhận xét diện tích hình bình hành và diện tích hình chữ nhật vừa tạo thành ?
- Nêu công thức tính diện tích hình chữa nhật ABIH ?
- Công thức tính diện tích hình bình hành ABCD tính như thế nào ?
-Muốn tính diện tích hình bình hành em làm như thế nào?
- GV ghi kết luận về công thức tính diện tích hình bình hành.
+ Công thức : S= a x h
c/ Luyện tập – thực hành 
* Bài 1: SGK/104 :
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- GV yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích để làm bài 
- Nêu cách tính diện tích hình bình hành.
- Gọi 3 HS báo cáo kết quả tính trước lớp 
- GV nhận xét bài làm của HS 
* Bài 3 : SGK/104 : 
- Gọi HS đọc đề.
- Đọc kĩ đề rồi làm bài, cần chú ý khi độ dài chưa cùng đơn vị.
- Để giải được bài tập a, b em cần lưu ý điều gì ?
- GV chữa bài, nhận xét chung.
4/ Củng cố - Dặn dò 
- Muốn tính diện tích hình bình hành em làm sao?
- Về nhà hoàn thành các bài tập.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập
- GV nhận xét giờ học.
- Cả lớp thực hiện.
- Cả lớp vẽ vào bảng con, 2 HS vẽ vào phiếu khổ to. Dán kết quả, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe 
- HS quan sát hình và cách vẽ
- HS vẽ hình bình hành vào giấy kẻ ô vuông
- Vẽ đường cao AH vuông góc với DC.
- Viết tên cạnh đáy DC
- HS thực hành cắt ghép hình trên giấy ô vuông.
- Hai diện tích bằng nhau.
- S = a x b
- S = a x h
- 2 HS nêu quy tắc.
- 2 HS nhắc lại.
- Tính diện tích của các hình bình hành.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài bảng lớp. 
- Dán kết quả, trình bày, HS khác nhận xét.
- HS nêu. 
- 3 HS báo cáo.
- 1 HS đọc 
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài bảng lớp
- HS nêu. 
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.
*******************************************
Thứ sáu ngày
 TIẾT 95 : LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU Giúp HS :
- Nhận biết đặc điểm của hình bình hành 
- Tính được diện tích, chu vi của hình bình hành 
- Biết vận dung công thức tính diện tích ,tính chu vi HBH để giải các bài tập 
II/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu quy tắc tính diện tích hình bình hành.
- Yêu cầu HS tính diện hình bình hành có số đo các cạnh sau :
a/ Độ dài của đáy : 70cm ,chiều cao là 3dm .
b/ Độ dài đáy là :10m , chiếu cao là 200cm 
- GV kiểm tra bảng.
- GV nhận xét chung.
3/ Bài mới :
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Hướng dẫn luyện tập 
* Bài 1: SGK/104 : 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- Thảo luận nhóm đôi để nhận dạng các hình rồi nêu tên các cặp cạnh đối diện trong hình đó.
- GV nhận xét chung. 
* Bài 2 : SGK/104 : 
- GV gọi HS đọc đề bài.
- Gợi ý : Vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành khi biết đáy và chiều cao để làm.
- GV nhận xét chung và hỏi : Muốn tính diện tích hình bình hành em làm như thế nào ?
* Bài 3 : SGK/104 : 
- GV vẽ hình bình hành ABCD độ dài cạnh AB là a, độ dài cạnh BC là b
- Dựa vào cách tính chu vi của một hình hãy nêu cách tính chu vi của hình bình hành
- Gọi chu vi hình bình hành là P, em nào có thể đọc được công thức tính chu vi của hình bình hành? 
- Hãy nêu quy tắc của tính chu vi hình bình hành?
- Yêu cầu HS áp dụng công thức để tính chu vi của hình bình hành a, b .
- GV thu vở chấm nhận xét .
* Bài 4 : SGK/104 : 
- GV gọi 1 HS đọc đề bài .
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp
- GV thu bài chấm nhận xét.
Giải:
 Diện tích của mảnh đất đó là: 
 40 x 25 = 1000 ( dm2)
 Đáp số: 1000 dm2
4/ Củng cố - Dặn dò:
- Muốn tính chu vi và diện tích hình bình hành em làm sao ?
- Chuẩn bị bài : Phân số.
- GV nhận xét giờ học 
- Cả lớp thực hiện.
- 1 HS nêu.
- HS làm bài vào bảng con.
- Gắn bảng và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Nhóm đôi thảo luận theo yêu cầu. Đại diện nhóm nêu tên các cặp cạnh đối diện.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- 1 HS đọc bài.
- HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài bảng lớp
- Trình bày kết quả, bạn nhận xét.
- HS quan sát hình.
HS lắng nghe và trả lời 
- HS nêu : P = ( a + b ) x 2
- HS nêu.
- 1 HS lên bảng làm bài , cả lớp làm vào vở. Tính tổng độ dài của các cạnh của hình đó.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng lớp; bạn nhận xét.
- HS nêu.
- HS lắng nghe về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • doctoan 4 tuan 19.doc