Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 (Tổng hợp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 (Tổng hợp)

 Tập đọc:

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ.

I. Mục tiêu:

- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đượn trong bài.

- Hiểu: Niềm vui sướng và những khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. ( Trả lời được các CH trong SGK)

II. Đồ dùng:

- Tranh minh hoạ bài tập đọc

 - Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần luyện đọc.

III. Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định:

2. Bài cũ:

+ 1 HS đọc Chú Đất Nung.

+ Truyện kể về chú Đất Nung là người ntn?

- HS nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

* Giới thiệu bài: GV ghi bảng

* Nội dung:

 

doc 85 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 16/02/2022 Lượt xem 130Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 15 (Tổng hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15:
Soạn: Chủ nhật ngày 13/12/2009
Giảng: Thứ hai ngày 14/12/2009.
Chào cờ.
 ************************************************
Toán.
Luyện tập
I. Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
- áp dụng phép chia số có hai chữ số để giải các bài toán.
II. Đồ dùng:
- Bảng phụ ghi tóm tắt bài 3( 84 ).
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ 18 510 : 15 = 1 234 
- HS nhận xét, đánh giá.
3. bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* Bài 1 ( 84) Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
a. Cho HS làm bảng con, 3 HS làm bảng.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
b. Cho HS làm nháp, 3 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
* Bài 2 ( 84). 
- Gọi HS đọc bài toán
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
* Bài 3 ( 80 )
- Gọi HS đọc bài toán
+ Bài toán cho biết gì?
+ bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm ra vở, 1 HS làm bảng phụ
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm ra bảng con, 2 HS làm bảng lớp.
- Kết quả: a.7; 9. b. 170; 230.
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc yêu cầu
- HS làm ra nháp, 2 HS làm bảng phụ.
- Kết quả: a. 640; b. 420.
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán
* Người ta dự định xếp 80 tấn hàng lên các toa xe lửa.
* a.1 xe chở: 20 tấn hàng thì cần mấy toa xe loại đó?
*b. 1 xe chở: 30 tấn hàng thì cần mấy toa xe loại đó?
- HS làm vở, 1 HS làm bảng phụ.
Bài giải.
Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe là.
180 : 20 = 9 ( toa xe )
Nếu mỗi toa xe chở 20 tấn hàng thì cần số toa xe là.
180 : 30 = 6 ( toa )
 Đáp số: a. 9 toa.
 b. 6 toa.
- HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Khi thực hiện phép chia 2 số có tận cùng là các chữ số 0. Chúng ta có thể thực hiện ntn?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau.
**************************************************
 Tập đọc:
Cánh diều tuổi thơ.
I. Mục tiêu:
- Biết đọc với giọng vui, hồn nhiên; bước đầu biết đọc diễn cảm một đượn trong bài.
- Hiểu: Niềm vui sướng và những khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho lứa tuổi nhỏ. ( Trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng:
- Tranh minh hoạ bài tập đọc 
 - Bảng phụ ghi sẵn câu đoạn cần luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
+ 1 HS đọc Chú Đất Nung.
+ Truyện kể về chú Đất Nung là người ntn?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. bài mới: 
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Luyện đọc:
- Gọi HS đọc bài
- GV chia đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu.sao sớm.
+ Đoạn 2: Còn lại.
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn
- GV ghi bảng: nâng lên, trầm bổng, sao sớm, khổng lồ.
 - Gọi HS đọc từ khó
- Gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2
- Hướng dẫn HS ngắt nghỉ hơi
- Gọi HS đọc câu dài
- Gọi HS đọc chú giải
- Cho HS đọc bài theo cặp 
- Gọi các cặp đọc bài trước lớp
- GV đọc mẫu: 
2. Tìm hiểu bài
* Đoạn 1.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
+ Tác giả đã chọn những chi tiết nào để tả cánh diều?
+ Tác giả đã quan sát cánh diều bằng những giác quan nào?
+ Đoạn 1 cho em biết điều gì?
* Đoạn 2:
- Cho HS đọc thầm.
- Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em niềm vui sướng ntn?
+Trò chơi thả diều đã đem lại cho trẻ em những mơ ước đẹp ntn?
+ Nội dung chính của đoạn 2 là gì?
- Gọi HS đọc câu mở bài, câu kết bài.
- Gọi HS đọc câu hỏi 3.
+ Bài văn nói lên điều gì?
3. Luyện đọc diễn cảm:
- Gọi 2 HS đọc lại bài, lớp đọc thầm tìm giọng đọc.
- Tổ chức HS luyện đọc đoạn Tuổi thơ của tôi....sao sớm.
+ GV đọc mẫu
- Tổ chức HS luyện đọc.
- Cho HS đọc bài theo nhóm đôi 
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
- Gọi HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc bài
- HS nghe GV chia đoạn
- HS đoc nối tiếp đoạn
- HS đoc từ khó
- HS đọc nối tiếp bài lần 2
- HS đọc câu dài
- HS đọc chú giải
- HS đọc bài theo cặp
- HS đọc bài trước lớp
- HS đọc đoạn 1
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm. Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng...vì sao sớm.
- Tác giả đã quan sát cánh diều bằng tai và mắt..
* Tả vẻ đẹp của cánh diều.
- HS đọc thầm bài
- Các bạn hò hét nhau thả diều thi, sung sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời..
- Nhìn lên bầu trời.......bay đi.
* Trò chơi thả diều mang lại niềm vui và ước mơ đẹp.
- HS đọc câu mở bài, kết bài.
- Tác giả muốn nói đến cánh diều khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ.
- Niềm vui sướng và những khát khao tốt đẹp mà trò chơi thả diều mang lại cho đám trẻ mục đồng khi các em lắng nghe tiếng sáo diều.
- HS đọc bài nối tiếp, HS đọc thầm
- HS luyện đọc 
- HS luyện đọc theo nhóm 
- HS thi đọc diễn cảm
- HS nhận xét, đánh giá
4. Củng cố:
- Gọi HS đọc lại bài.
+ Trò chơi thả diều đã đem lại cho tuổi thơ những gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
 ***************************************************
Chính tả.
Cánh diều tuổi thơ
I. Mục tiêu:
- Nghe -viết đúng bài CT; trình bày đúng đượn văn. 
- Làm đúng các bài tập2; ý a/b. Bài tập chính tả phương ngữ phân biệt tr/ch.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giấy khổ to viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: sáng láng, sát sao.
3. Bài mới:
 * Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
 * Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn nghe viết.
- Gọi HS đọc đoạn văn
+ Cánh diều đẹp ntn?
+ Cánh diều đem lại cho tuổi thơ niềm vui sướng ntn?
- Cho HS viết từ khó ra nháp.
- Gọi HS đọc các từ khó
- Cho HS viết bảng con, bảng lớp: mềm mại, vui sướng, phát dại, trầm bổng.
- GV đọc bài 
- GV quan sát, uốn nắn
- GV đọc bài
- Chấm chữa bài, nhận xét.
2. Luyện tập:
* Bài tập 2a ( 135 )
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm VBT, HS lên bảng thi làm tiếp sức.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
- Gọi HS đọc lại bài
* Bài 3 ( 135)
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi HS nêu tên trò chơi mình mang đến lớp
- Gọi 1 số HS trình bày
- Gọi HS nhận xét, khen những bạn miêu tả hấp dẫn.
- 2 HS đọc đoạn viết
- Cánh diều mềm mại như cánh bướm
- Cánh diều làm cho các bạn nhỏ hò hét, vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
- HS viết từ khó ra nháp
- HS đọc các từ khó.
- HS viết bảng con
- HS viết bài
- HS soát lỗi
- HS đọc yêu cầu
- HS làm VBT, 2 nhóm lên bảng thi làm tiếp sức.
- Đáp án
* Đồ chơi: chong chóng, chó bông, chó đi xe đạp, que chuyền....
- Trò chơi: chọi dế, chọi cá, chọi gà, thả chim, chơi chuyền...
 + Trống ếch, trống cơm, cầu trượt....
 + Đánh trống, trốn tìm, trồng nụ trồng hoa, cắm trại, trượt cầu....
- HS nhận xét, đánh giá
- HS đọc lại bài chữa.
- HS đọc yêu cầu
- HS tự nêu.
- HS trao đổi cặp 
- 1 số cặp trình bày.
- HS nhận xét, khen những bạn miêu tả hấp dẫn.
4. Củng cố:
+ Tìm trong bài những tiếng bắt đầu bằng tr/ch?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Viết lại những lỗi viết sai, chuẩn bị bài sau.
**********************************************************
Soạn: Chủ nhật ngày 13/12/2009
Giảng chiều: Thứ hai ngày 14/12/2009.
Khoa học:
Tiết kiệm nước
I. Mục tiêu:
	- Thực hiện tiết kiệm nước.
II. Đồ dùng dạy học:
- Hình trang 60,61 SGK.
- Giấy A0, bút màu đủ cho HS..
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
+ Nêu những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ nguồn nước?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài
* Nội dung:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tại sao phải tiết kiệm nước, làm thế nào để tiết kiệm nước.
* Cho HS thảo luận cặp 
+ Quan sát H/ 60, 61 nêu những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước?
+ Em thấy những gì trong hình vẽ? Theo em việc làm đó nên hay không nên làm, Tại sao?
+ Gia đình em có đủ nước dùng không? Gia đình em và nhân dân địa phương đã có ý thức tiết kiệm nước chưa? Tiết kiệm ntn?
* GV: Nước sạch không tự nhiên mà có chúng ta nên làm theo những việc làm đúng và phê phán những việc làm sai để tránh gây lãng phí nước.
* Tại sao phải tiết kiệm nước.
- GV tổ chức cho HS hoạt động cả lớp.
+ Yêu cầu quan sát H 7, 8 SGK/81
+ Em có nhận xét gì về hình vẽ 7b?
+ Bạn nam ở hình 7a nên làm gì? Vì sao?
+ Vì sao chúng ta phải tiết kiệm nước?
* GV: Nhà nước phải chi phí rất nhiều công sức tiền của để xây dựng các nhà máy sx nước sạch nên chúng ta phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước vừa tiết kiệm được tiền cho bản thân vừa để có nước cho nhiều người khác vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên nước.
- HS nêu muạc bạn cần biết: SGK/61.
2. HS đóng vai.
- Đưa tình huống để HS đóng vai.
- Chọn các tình huống có trong các hình trong bài để HS thảo luận đóng vai.
- Tổ chức cho các nhóm trình bày.
- Gọi HS nhận xét, tuyên dương.
* GV: Chúng ta không những thực hành tiết kiệm nước mà còn vận động tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
- HS thảo luận cặp
- Hình 1: Vẽ một người khóa van vòi nước khi nước đang chảy.
- Hình 2: Vẽ một vòi nước chảy tràn ra ngoài chậu.
- Hình 3: Vẽ 1 em bé đang mời chú thợ sửa chữa đường ống nước bị hỏng.
- Hình 4: 1 bạn vừa đánh răng vừa xả nước.
- Hình 5: 1 bạn múc nước vào ca để đánh răng.
- Hình 6: 1 bạn đang dùng vòi nước tưới lên ngọn cây làm nước tràn ra xung quanh.
- Những việc làm ở H1,3,5 nên làm vì đã biết tiết kiệm nước.
- Những việc làm ở H2,4,6 không nên làm vì chưa biết tiết kiệm nước.
- HS nêu nối tiếp.
- Bạn trai đang ngồi đợi mà không có nước vì bạn ở nhà bên xả vòi nước to hết mức.
- Bạn gái chờ nước chảy đầy xô đợi xách về vì bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải.
- Bạn phải tiết kiệm nước để cho những người khác có nước dùng.
- Phải tốn nhiều công sức tiền của mới có nước sạch để dùng.
- HS nghe tình huống
- HS đóng vai trước lớp.
- HS nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố:
+ Tại sao phải tiết kiệm nước? ở gia đình em đã tiết kiệm nước ntn?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Chuẩn bị bài sau
*************************************************************
Thư viện :
Tìm hiểu chủ đề : Tiếng sáo diều.
I. Mục tiêu:
- Kể tên một số câu chuyện, bài tập đọc trong chủ đề. 
- Tìm hiểu các câu chuyện trong chủ đề Tiếng sáo diều.
II. Đồ dùng:
- Sách, tài liệu tham khảo của thư viện.
- Tài liệu HS sưu tầm ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định:
2. Bài cũ:
 Kiểm tra tài liệu HS đã sưu tầm ở nhà.
3. Bài mới:
a, Giới thiệu bài:
b, Giảng bài:
Hoạt động 1: HS đưa ra các thông tin tài liệu về chủ đề Tiếng sáo diều.
Hoạt động 2: HS đọc thông tin trong tài liệu về chủ đề Tiếng sáo diều.
 - Gọi một số HS đọc tài liệu.
 - GV  ... thành phần chính: thành phần duy trì sự cháy và thành phần không duy trì sự cháy.
- Cời rỗng bếp.
- HS đọc thí nghiệm.
- Nước vôi trong
- Nước vôi bị vẩn đục
- HS đọc mục bạn cần biết.
- HS quan sát H4,5.
- Quá trình hô hấp của người, động vật, thực vật, khi ta đun bếp, khí thải của các nhà máy, khói ô tô, xe máy, quá trình phân hủy rác.
- Hôm trời nồm nền nhà bị ướt.
- Gồm hai thành phàn chính ô xy và ni tơ. Ngoài ra còn chứa các - bô - níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn.
- Sử dụng các loại xăng không chì, trồng nhiều cây xanh, đổ rác đúng nơi quy định, thường xuyên làm vệ sinh nơi ở.
 -----------------************************************--------------------- 
Tiết 4: Kĩ thuật.
cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.( Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Đánh giá kiến thức kĩ năng khâu, thêu qua mức độ hoàn thành sản phẩm tự chọn của HS.
II. Đồ dùng:
- Tranh quy trình của các bài trong chương
- Mẫu thêu, khâu đã học.
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức:
2. Bài cũ:
- Nêu quy trình thêu móc xích?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ôn tập các bài đã học chương I.
- Gọi HS nêu lại các mũi khâu, thêu đã học.
+ Khâu thường?
+ Khâu đột, đột mau, đột thưa.
+ Thêu lướt vặn.
+ Thêu móc xích.
- Gọi HS nêu lại quy trình.
+ Cắt vải theo đường vạch dấu?
+ Khâu thường?
+ Khâu ghép hai mép vải bằng mũi khâu thường?
+ Khâu đột thưa?
+ Khâu đột mau?
+ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột?
+ Khâu lướt vặn?
+ Thêu móc xích?
- GV tổng kết lại kết hợp tranh quy trình để củng cố lại kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
- Cho HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV quan sát, hướng dẫn thêm học sinh yếu
4. Củng cố:
+ Nêu lại các mũi khâu, thêu đã học ?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bàisau.
- HS nêu lại các mũi khâu, thêu đã học
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS nêu lại quy trình thực hành
- HS nhận xét, bổ sung.
- HS thực hành cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
 -----------------************************************--------------------- Soạn ngày: Thứ tư ngày 26 tháng 12 năm 2007
Giảng ngày: Thứ sáu ngày 28 tháng 12 năm 2007.
Tiết 1: Toán: 
 Tiết 80: chia cho số có ba chữ số. (Tiếp )
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
- áp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải các bài toán tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải bài toán có lời văn. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm, bút dạ
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định:
2. Bài cũ:
- 1 HS lên bảng: 9 060 : 453 = 20
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: GV ghi bảng.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ví dụ
- GV ghi bảng: 41 535 : 195 = ?
- Gọi HS đọc phép chia
- Cho HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng thực hiện.
+ Nêu các bước tính?
+ Chúng ta phải thực hiện phép chia theo thứ tự nào? Mỗi lần chia thực hiện theo mấy bước?
- GV ghi bảng: 80 120 : 245 = ?
- Gọi HS đọc phép chia
- Cho HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS lên bảng.
+ Qua 2 ví dụ em có nhận xét gì?
+ Khi thực hiện phép chia có dư ta cần lưu ý điều gì?
2. Thực hành.
* Bài 1 ( 88) Đặt tính rồi tính.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm bảng con, 2 HS làm bảng nhóm.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
 * Bài 2 ( 88) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Cho HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
+ Muốn tìm thừa số chưa biết ta làm ntn?
+ Muốn tìm số chia ta làm ntn?
* Bài 3 ( 88) 
- Gọi HS đọc bài toán.
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Cho HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ.
- Gọi HS nhận xét, đánh giá.
4. Củng cố:
+ Để thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số em cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
- Xem lại các bài đã chữa, chuẩn bị bài sau.
- HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng
 41 535 195
 02 53 213
 0 585 
 0
- 41 535 : 195 = 213
- Chia từ trái qua phải, mỗi lần chia thực hiện ba bước.
- HS đọc phép chia.
- HS đặt tính và tính ra nháp, 1 HS làm bảng
 80 120 245
 06 62 327
 1 720
 05
- 80 120 : 245 = 327 dư 5
- Ví dụ 1 là phép chia hết, ví dụ 2 là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 2 HS làm bảng nhóm.
- Đáp án: a. 203
 b. 435 ( 5 )
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm nháp, 2 HS làm bảng lớp.
a. x= 213; b. x = 306
- HS nhận xét, đánh giá.
- HS đọc bài toán.
* 305 ngày: 49 410 sản phẩm.
* 1 ngày:....? sản phẩm.
- HS làm nháp, 1 HS làm bảng phụ
Bài gải.
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được số sản phẩm là.
49 410 : 305 = 162 ( sản phẩm )
 Đáp số: 162 sản phẩm
- HS nhận xét, đánh giá.
 -----------------********************************-------------------
Tiết 2: Tập làm văn:
luyện tập miêu tả đồ vật.
I. Mục tiêu:
- Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15 HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài..
II. Đồ dùng: 
- Bảng phụ viết sẵn dàn ý bài văn tả đồ chơi
 III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ: 
+ 2 HS đọc dàn ý bài văn tả đồ chơi.
- HS nhận xét, bổ sung.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
* Hướng dẫn nắm chắc yêu cầu của bài.
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc gợi ý trong SGK
- Yêu cầu HS mở vở đọc thầm dàn ý
* Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu ba phần của một bài
- Gọi HS đọc thầm lại mẫu
- Gọi HS trình bày mẫu cách mở bài gián tiếp
- Gọi HS đọc mẫu đoạn thân bài
+ Em chọn cách kết bài theo hướng nào?
- Gọi HS đọc cách kết bài.
2. Học sinh viết bài.
- Yêu cầu HS tự viết bài vào vở.
- GV quan sát hướng dẫn
- GV thu bài.
4. Củng cố:
+ Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ, chuẩn bị bài sau
- HS đọc đề bài
- 3 HS đọc gợi ý
- HS đọc dàn ý
- HS đọc thầm lại mẫu
- HS đọc cách mở bài gián tiếp.
- HS đọc mẫu phần thân bài.
- HS tự nêu
- 2 HS đọc kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
- HS viết bài vào vở
 ------------------************************************-------------------
Tiết 3: Địa lý. 
 Bài 15 : Thủ đô hà nội
I. Mục tiêu:
- Xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt nam.
- Trình bày những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
- Một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học.
- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà Nội.
II. Đồ dùng:
- Bản đồ Hà Nội, bản đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh sưu tầm về thủ đô Hà Nội
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định.
2. Bài cũ:
+ Nêu một vài hoạt động ở chợ phiên của người dân ở ĐBBB ?
- HS nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hà Nội thành phố lớn ở trung tâm ĐBBB.
- GV chỉ vị trí thủ đô trên bản đồ và nói: Hà Nội không những là thủ đô của nước ta và là thành phố lớn nhất của miền Bắc.
- Gọi HS lên chỉ vị trí của Hà Nội.
- Cho HS quan sát lược đồ thành phố Hà Nội.
+ Hà Nội giáp những tỉnh nào?
+ Từ Hà Nội tới các tỉnh khác bằng phương tiện giao thông nào?
* GV: Thủ đô HN trái tim của cả nước nằm ở trung tâm ĐBBB có sông Hồng chảy qua rất thuận lợi để thông thương với các vùng.
2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
- Hoạt động cặp ( 2 phút ).
+ HN được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?
+ Lúc đó HN có tên là gì? Tới nay HN được bao nhiêu tuổi?
* GV: Từ năm 1010 Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long cho đến nay vùng đất Thăng Long ( HN ) đã ở tuổi 997 đã thay đổi nhiều tên Thăng Long- Đông Đô- HN. Đến năm 2010 HS sẽ tổ chức 1 000 năm Thăng Long - Đông Đô - HN.
- HN tồn tại với nhiều phố cổ làm nghề thủ công và buôn bán với 36 phố phường, HN ngày nay được mở rộng và hiện đại hơn.
- Cho HS quan sát H3,4.
+ Cho biết khu phố cổ và phố mới có gì khác?
*GV: HN xưa có nhiều phường làm nghề thủ công và buôn bán gần hồ Hoàn Kiếm. Trong quá khứ HN nổi tiếng với 36 phố phường là nơi buôn bán tấp nập. Ngày nay nhiều đường phố HN được mở rộng và hiện đại hơn.
3. Hà Nội- trung tâm kinh tế chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.
- Cho HS hoạt động theo nhóm 4 
( 3 phút )
+ N1: Kể tên các cơ quan làm việc của lãnh đạo nhà nước, các đại sứ quán?
+ N2: Kể tên các nhà máy, trung tâm thương mại, chợ lớn, ngân hàng, bưu điện ở HN?
+ N3: Kể tên các viện bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học ở HN?
+ N4: Kể tên cá danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử ở HN?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
4. Củng cố:
+ Qua bài học ngày hôm nay các em biết thêm gì về HN?
+ Em biết những bài hát nào về HN?
5. Dặn dò:
- Nhận xét giờ
- Chuẩn bị bài sau.
- HS quan sát 
- HS lên bảng chỉ vị trí của Hà Nội
- Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc.
- Đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không.
- Năm 1010
- Thăng Long - 997 tuổi.
- HS quan sát hình 3,4
Phố cổ
Phố mới
- Tên phố: Hàng Buồm, H. Bông, H. Gai, H. Đào. Gắn với những HĐSX, buôn bán, nhà thấp, mái ngói cổ kính, đường phố nhỏ trật hẹp, yên tĩnh
- Tên phố: Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt, tên các danh nhân, nhà cao tầng, hiện đại, đường phố to, rộng nhiều xe cộ đi lại
- Quốc hội, văn phòng chính phủ, đại sứ quán Mĩ, Anh, Pháp...
- Nhà máy công cụ số 1, nhà máy cao su sao vàng, chợ Đồng Xuân, Ngân hàng NN & phát triển Nông thôn.
- Bảo tàng quân đội, Trường đại học sư phạm Hà Nội, Thư viện quốc gia.
- Hồ Hoàn Kiếm, đền Ngọc Sơn, Lăng Bác, Quốc Tử Giám.
- HS nhận xét, đánh giá.
 --------------------------**********************--------------------------
Tiết 4: 
Sinh Hoạt lớp
I. Sơ kết tuần 16
1. Nền nếp:
- Xếp hàng ra vào lớp đều, thẳng hàng
- 15 phút đầu giờ có tiến bộ
- Một số bạn còn nói chuyện riêng: Đức, Tùng, Ngọc, Biển.
2.Học tập:
- Trong lớp chú ý nghe giảng, hăng hái xây dựng bài: Mai, Linh, Hùng, Dương, Huyền, tân, My, Trang, Hoa.
- trong lớp còn một số em chưa chăm học, làm việc riêng trong giờ: Ngọc, Biển, Đức, Khánh. 
3. Vệ sinh:
- Vệ sinh sạch sẽ, thực hiện tốt
II. Hoạt động, kế hoạch tuần 17:
1. Nền nếp:
- ổn định duy trì nền nếp
- Phát huy những mặt tích cực đã đạt được trong tuần trước.
2. Học tập:
- Tổ 1 cần cố gắng nhiều trong học tập
- Duy trì lịch luyện viết
3. Vệ sinh:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực được phân công
- Giữ gìn sức khoẻ khi thời tiết chuyển mùa.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15_tong_hop.doc