Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản đẹp)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản đẹp)

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức: Ôn lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

2. Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.

3. Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

II. Chuẩn bị :

- GV : SGK.

- H s : SGK + bảng con.

III. Các hoạt động :

1. Khởi động :Hát

2.Kiểm tra bài cũ : “Chia cho số có hai chữ số”.

- Hs sửa bảng bài 3 / 87.

- Chấm vở _ Nhận xét.

3. Bài mới :

a.Giới thiệu: “Luyện tập”

 Luyện tập củng cố lại cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số

 Ghi tựa bài.

b. Phát triển các hoạt động :

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 11/01/2022 Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 (Bản đẹp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần Tiết : 
Toán
LUYỆN TẬP. 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Ôn lại cách thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
Kỹ năng : Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
Thái độ: Giáo dục Hs tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK.
 H s : SGK + bảng con.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :Hát 
2.Kiểm tra bài cũ : “Chia cho số có hai chữ số”.
Hs sửa bảng bài 3 / 87.
Chấm vở _ Nhận xét.
3. Bài mới : 	
a.Giới thiệu: “Luyện tập”
	Luyện tập củng cố lại cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số 
® Ghi tựa bài.
b. Phát triển các hoạt động :
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
MT: Củng cố về phép chia cho số có ba chữ số.
Cách tiến hành:Thực hành, đàm thoại, giảng giải.
Nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số?
Nêu cách thử lại bài tính chia có dư?
Giáo viên chốt ý, cho ví dụ minh hoạ.
Hoạt động 2: Luyện tập.
MT: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có hai chữ số.
Cách tiến hành:Thực hành, luyện tập.
Bài 1: Làm vở, sửa bảng.
GV giúp Hs tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
Bài 2: Làm vở.
Cả lớp làm vở.
2 Hs lên bảng làm bài.
Bài 3: Làm vở.
Đọc đề bài, nếu tóm tắt.
Hs hát bài hát chuyền hoa, bài hát dừng, Hs trúng hoa sẽ lên sửa bài.
Bài 4: Làm vở.
GV hướng dẫn Hs thực hiện phép tính trong khung, sau đó nối với kết quả đúng.
GV chấm vở + nhận xét.
Hs nêu.
Thương ´ số chia + số dư = số bị chia
Hs thực hành.
Tính 
2)
3) Toán đố.
1 Hs điều kiện các bạn: hướng dẫn giải bài toán.
Giải 
	Số lít dầu xe thứ nhất chở:
	 36 ´ 15 = 540 (l)
	Số lít dầu xe thứ hai chở:
	 540 + 90 = 630 (l)
	Số thùng dầu xe thứ hai chở:
	 630 : 45 = 14 (thùng)
	ĐS: 14 thùng.
Hs làm sửa bài bằng trò kết hoa.
4. Củng cố .
MT: Khắc sâu kiến thức đã học.
Cách tiến hành:Thực hành thi đua.
Hs thi đua phát hiện chỗ sai.
Bài 5/ 87 SGK.
5. Hoạt động nối tiếp 
Bài 3, 4/ 87
 Chuẩn bị : “Thương có chữ số 0”.
 Nhận xét.
Trình bày sản phẩm 
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần Tiết : 
Tập đọc
KÉO CO. 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hiểu các từ ngữ trong bài. Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau, kéo co là 1 trò chơi thể hiện tinh thần thưiợng võ của dân tộc.
Kỹ năng: Đọc các từ và câu, biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng vui, hào hứng.
Thái độ: Giáo dục Hs yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/Ổn định :Hát 
2. Bài cũ: Tuổi Ngựa.
GV kiểm tra đọc 4 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
Kéo co là 1 trò chơi mà người VN ai cũng biết. Các em hãy nói cáh chơi kéo co?
Với bài đọc “ Kéo co” hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở 1 số địa phương trên đất nước ta.
GV ghi tựa bài.
 b.Các hoạt động:
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp Hs đọc trơn toàn bài và hiểu từ ngữ trong bài.
*Cách tiến hành: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung bài.
*Cách tiến hành: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
+ Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có 
 gì đặc biệt?
 Đoạn 2: Phần còn lại.
Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 ® GV chốt: Kéo co là trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?.
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc vui, hào hứng, ngắt nhịp, nhần giọng đúng khi đọc các câu văn.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hs nghe.
Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) – 2 lượt.
1 Hs đọc cả bài.
Hs đọc chú giải các từ mới và nêu nghĩa các từ đó.
Hoạt động lớp.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chếù, không quy định số lượng.
Hs đọc cả bài và TLCH.
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
Đá cầu, đấu vật, đu dây...
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs vạch nhịp, gạch dười từ cần nhấn.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ//. Có năm bên nam thắng,/ có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,/ vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.//
Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm.
4: Củng cố
Đọc đoạn văn nói lên luật chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? ( hoặc ở làng Tích Sơn )?
Nêu đại ý của bài?
*Hoạt động nối tiếp: 
 - Luyện đọc thêm.
Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Chuẩn bị: Trong quán ăn: “ Ba Cá Bống”.
Nhận xét tiết học. Trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần :tiết:  Thứ ngày tháng năm .
Kĩ thuật
Bài: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRỒNG RAU, HOA 
MỤC TIÊU:
* Kiến thức:HS biết được lợi ích của việc trồng rau, hoa.
* Kĩ năng:Yêu thích công việc trồng rau, hoa.
*Thái độ:Biết được lợi ích của việc trồng rau
CHUẨN BỊ:
*GV:Tranh ảnh 1 số loại cây rau, hoa.
Tranh lợi ích của việc trồng rau, hoa.
* HS: SGK.
CÁC MẶT HOẠT ĐỘNG:
1. Ổn định: 1’ Hát
2.. Bài cũ:4’ Cắt, khâu, thêu sản phẩm tự chọn.
- GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS.
- Xem những sản phẩm đẹp, sáng tạo.
B. Bài mới:29’
a.) Giới thiệu bài:1’ Lợi ích của việc trồng rau, hoa.
b.) Phát triển các hoạt động: 29’
Thời gian
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
15’
3’
+ Hoạt động 1: HS tìm hiểu về lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- Cách tiến hành GV treo tranh hình 1.
Gia đình em thường sử dụng những loại rau nào làm thức ăn?
Rau được sử dụng như thế nào trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình?
Rau còn được sử dụng như thế nào?
GV nhận xét, bổ sung: Rau có nhiều loại khác nhau: rau lấy lá, rau lấy củ, quả... Trong rau có nhiều vitamin và chất xơ giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng.
- HS quan sát hình 2 và đặt câu hỏi nêu tác dụng, lợi ích của việc trồng rau, hoa.
- GV nhận xét và chốt.
- Liên hệ về thu nhập của việc trồng rau, hoa so với cây trồng khác ở địa phương. Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa là nơi có điều kiện phát triển trồng rau, hoa.
+ Hoạt động 2: HS tìm hiểu điều kiện, khả năng phát triển cây rau, hoa ở nước ta.
Cách tiến hành
- Nêu đặc điểm khí hậu ở nước ta.
- GV nhận xét bổ sung: Các điều kiện khí hậu, đất đai ở nước ta rất thuận lợi cho cây rau, hoa phát triển quanh năm.
- Ở nước ta có nhiều loại rau, hoa dễ trồng như: rau muống, rau cải, rau cải cúc, cải xoong, xà lách, hoa hồng, cúc, thược dược...
- GV hỏi: Nhiệm vụ của HS là để làm gì để trồng và chăm sóc rau, hoa?
3) Củng cố : Gọi 1 học sinh nhắc lại quy trình
 - Nhận xét tiết học.
-* Hoạt động nối tiếp 
 Chuẩn bị bài: Vật liệu và dụng cụ trồng rau, hoa.
- Trình bày sản phẩm
- HS quan sát hình 1 và hình 2 (SGK).
- Làm thức ăn hằng ngày cung cấp các chất dinh dưỡng.
- Làm thức ăn cho vật nuôi.
- Ăn với cơm (luộc, xào, nấu)
- Bán, xuất khẩu chế biến thực phẩm...
- HS thảo luận nhóm nội dung 2.
- Học tập tốt để nắm vững kĩ thuật gieo trồng chăm sóc rau, hoa.
- HS đọc ghi nhớ SGK.
Rút kinh nghiệm:
....
Tuần Tiết : 
Luyện từ và câu
MRVT: TRÒ CHƠI - ĐỒ CHƠI. 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Biết 1 số từ nói về các trò chơi rèn luyện: sức mạnh, sự khéo léo, trí tuệ của con người.
Kỹ năng: Hiểu nghĩa 1 số câu tục ngữ, thành ngữ liên quan đến chủ điểm. Biết sử dụng những thành ngữ, tục ngữ đó trong những tình huống cụ thể.
Thái độ: Biết chơi các trò chơi, đồ chơi có lợi, thích hợp với lứa tuổi.
II. Chuẩn bị :
GV : 4, 5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
 Băng dính.
Hs : SGK.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
Nêu ghi nhớ của bài?
Làm lại bài tập 1?
GV nhận xét, tuyên dương.
Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
	G ... ÄT. 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Dựa vào dàn ý đã lập ( Bài: quan sát đồ vật), Hs viết đước 1 bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đầy đủ 3 phần: MB, TB, KB.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng bố cục bài, diễn đạt ý trọn vẹn, có càm xúc.
Thái độ: Giáo dục Hs lòng yêu thích văn học, say mê sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ viết 1 dàn ý bất kì.
HS : SGK..
III. Các hoạt động :
1.Khởi động:
2.Bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Nhận xét.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài: 
b. Phát triển các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
. Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs chuẩn bị viết bài.
¥ MT: Dựa vào dàn ý nêu từng phần của bài văn.
 *Cách tiến hành: Thuyết trình. 
Đề bài: Tả 1 đồ chơi mà em thích.
GV hướng dẫn Hs trình bày kết cấu 3 phần của 1 bài văn.
+ Chọn cách MB.
+ Viết từng đoạn TB. ( MB, TB, KB ).
+ Chọn cách KB.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
¥ 	MT: Dựa vào dàn ý viết hoàn chỉnh bài văm với đầy đủ 3 phần: MB, TB, *Cách tiến hành: Thực hành.
Giải thích thêm về nội dung thứ 3: 
 Hoạt động lớp.
2 Hs đọc đề bài.
Lớp đọc thầm dàn ý của em đã chọn.
1 Hs đọc M a và b/ SGK.
2 Hs trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình.
+ Trực tiếp: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+ Gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có 1 chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
1 Hs đọc M/ SGK.
1 Hs trình bày mẫu TB của mình. 
+ Ví dụ: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, 2 tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như 1 cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt 1 bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn ).
Hs trình bày mẫu cách KB.
+ Kiểu tự nhiên: Ôm chú gấu như ôm 1 cục bông lớn vào lòng em thấy rất dễ chịu.
+ Kiểu mở rộng 
 Ví dụ: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
Hoạt động cá nhân.
4.Củng cố.
GV chấm nhận xét sơ bộ.
*Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét tiết. 
Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: Ôn tập.
Trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần Tiết : 
Toán 
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tt) 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: HS nắm cách thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số.
Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
GV : SGK, bảng phụ.
HS : SGK + Vở bài tập.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Kiểm tra bài cũ : “Luyện tập”
Nêu cách đặt tính và tính phép chia cho số có 3 chữ số?
Sửa bài 3/ 91.
- Chấm vở _ nhận xét.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : “Chia cho số có ba chữ số” (tt) .
	Tiếp tục củng cố về phép chia cho số có ba chữ số.
® Ghi tựa bài.
b. Phát triển các hoạt động:
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
MT: HS biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số (chia hết và chia có dư)*Cách tiến hành: Trực quan, đàm thoại, giảng giải.
* Trường hợp chia hết:
GV nêu phép tính.
	41535 : 195 = ?
Hướng dẫn HS tìm chữ số đầu tiên của thương theo 3 bước:
Hướng dẫn HS thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
* Trường hợp chia có dư:
GV giới thiệu phép chia có dư.
	80120 : 245 = ?
GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự trường hợp phép chia hết.
GV nhận xét: 5 gọi là số dư.
Hướng dẫn HS thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
2Hoạt động 2: Thực hành.
MT: Rèn kĩ năng chia cho số có ba chữ số.
*Cách tiến hành: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV hướng dẫn HS đặt tính và tính.
GV đọc số hiệu, HS lên sửa bài.
GV nhận xét.
Bài 2: Tìm x
Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết?
Đọc yêu cầu đề, làm vở.
GV nhận xét.
Bài 3: Toán đố.
1 HS đứng lên hướng dẫn các bạn giải bài.
Đề bài hỏi gì?
Đề bài cho gì?
Hướng dẫn lập sơ đồ giải.
H sửa bài bằng cách thi đua giữa 2 dãy.
GV nhận xét.
Bài 4: Tính bằng hai cách.
	4095 : 315 – 945 : 315 = ?
2 HS sửa bảng phụ.
GV chấm vở, nhận xét.
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS đặt tính vào bảng con.
HS thực hiện.
327 ´ 245 + 5 = 80120
Hoạt động cá nhân.
HS đọc đề, làm vở.
Tương tự thực hiện các bài còn lại.
HS nêu.
2 HS sửa bảng phụ, cả lớp làm vở.
a)	436 ´ x = 11772
	 x = 11772 : 436
	 x = 27 
b)	71760 : x = 345
	 x = 71760 : 345
	 x = 208
Gạch dưới, trả lời.
Gạch dưới, trả lời.
ĐS: 154936 m2
HS đọc đề, làm vở.
Cách 2 : 4095 : 315 – 945 : 315
	= (4095 – 945) : 315
	= 3150 : 315
	=	 10
4. Củng cố.
Nêu cách thực hiện phép chia + thử lại?
Tính:	128100 : 420 = ?
*Hoạt động nối tiếp: 
Bài : 3/ 92.
Chuẩn bị: “Luyện tập”
Nhận xét tiết học.
Trình bày sản phẩm 
Rút kinh nghiệm
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần Tiết : 
Khoa học
KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO? 
Ngày soạn :..// ......... Ngày dạy:..// .........
I. Mục tiêu :
Kiến thức: Hs biết không khí có những thành phần nào?
Kỹ năng: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy. Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
Thái độ: Thích tìm hiểu khoa học và vận dụng vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị :
GV : Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
HS : Chuẩn bị các đồ dùng thí nghiệm theo nhóm:
 + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ ( như hình vẽ )
 + Nước vôi trong.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động :
2. Bài cũ: Một số tính chất của không khí.
Nêu các tính chất của không khí?
Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống.
GV nhận xét, tuyên dương
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
 Các em đã biết được không khí có những tính chất gì vậy trong không khí có những thành phần nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Phát triển các hoạt động: 
Thời lượng
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi và ni-tơ.
MT: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
*Cách tiến hành: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 66 SGK để biết cách làm.
Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
Hoạt động 2: Không khí còn có những thành phần khác.
MT: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
*Cách tiến hành: Thí nghiệm, thảo luận, giảng giải.
Nếu chuẩn bị được nước vôi trong, GV nên cho Hs quan sát ngay từ trước khi vào tiết học ( khoảng 30 phút ) sẽ cho Hs quan sát lại hoặc dùng 1 ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Xem nước vôi còn trong không?
GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
Tiếp theo, GV yêu cầu Hs tìm những ví dụ về các hoạt động sinh ra khí các-bô-níc.
GV có thể cho Hs nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí.
 Hoạt động nhóm, lớp.
Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
Hs đọc
Hs làm thí nghiệm theo nhóm.
Hoạt động lớp.
Hs thực hiện như chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. 
Hs có thể tham khảo mục “ Bạn có biết” trang 67 SGK để giải thích.
Ví dụ: Vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát sàn nhà em thấy gì?
bụi, khí độc, vi khuẩn.
4.Củng cố.
Không khí gồm những thành phần nào?
Nêu 1 số ứng dụng không khí vào trong đời sống?
*Hoạt động nối tiếp: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Ôn tập và kiểm tra học kì I.
GV nhận xét tiết học.
Trình bày sản phẩm
Rút kinh nghiệm
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGA tuan 16 lop4.doc