Tiết 2: TẬP ĐỌC.
Tiết 31: KÉO CO
I) MỤC TIÊU:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
- Hiểu ND: Kéo co là một trò hcơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
- GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc
- HS : Sách vở môn học
III)PHƯƠNG PHÁP:
- Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập
TUẦN 16 THỨ HAI NGÀY 29/11/2010 Tiết 1: CHÀO CỜ. (LỚP 1A) ------------------------------------------------------ Tiết 2: TẬP ĐỌC. Tiết 31: KÉO CO I) MỤC TIÊU: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài. - Hiểu ND: Kéo co là một trò hcơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy (trả lời được các câu hỏi trong SGK). II) ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC : - GV : Tranh minh hoạ trong SGK, băng giấy viết sẵn đoạn cần luyện đọc - HS : Sách vở môn học III)PHƯƠNG PHÁP: - Quan sát. giảng giải, đàm thoại, thảo luận, thực hành, luyện tập IV) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ 1. Ổn định tổ chức : (1’) - Cho hát, nhắc nhở HS 2. Kiểm tra bài cũ : (3’) - Gọi 3 HS đọc bài : “ Tuổi ngựa” + trả lời câu hỏi - GV nhận xét – ghi điểm cho HS 3. Dạy bài mới: (30’) * Giới thiệu bài – Ghi bảng. * Luyện đọc: - Gọi 1 HS khá đọc bài - GV chia đoạn: bài chia làm 3 đoạn - Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn – GV kết hợp sửa cách phát âm cho HS. - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2+ nêu chú giải - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV đọc mẫu toàn bài. * Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc đoạn 1 + trả lời câu hỏi: + Phần đầu bài văn giới thiệu với người đọc điều gì? + Em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? TCTV: Đấu sức: thi xem đội nào khoẻ hơn + Đoạn 1 nói lên điều gì? - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi: + Em hãy giới thiệu cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? + Đoạn 2 cho em biết điều gì? - Gọi HS đọc đoan 3 và trả lời câu hỏi: + Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt? + Em đã thi kéo co hay chơi kéo co bao giờ chưa? Theo em, chơi kéo co bao giờ cũng rất vui? + Ngoài kéo co em còn biết những trò chơi dân gian nào khác? + Nội dung đoạn 3 là gì? + Nội dung chính của bài là gì? - GV ghi nội dung lên bảng *Luyện đọc diễn cảm: - Gọi HS đọc nối tiếp cả bài. - GV hướng dẫn HS luyện đọc một đoạn trong bài. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét chung. 4. Củng cố– dặn dò: + Nhận xét giờ học + Dặn HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau: Trong quán ăn “Ba cá Bống” - 3 HS thực hiện yêu cầu - HS ghi đầu bài vào vở - 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm - HS đánh dấu từng đoạn - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 1. - 3 HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + nêu chú giải SGK. - HS luyện đọc theo cặp. - HS lắng nghe GV đọc mẫu. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi. - Phần đầu bài văn giới thiệu cách chơi kéo co. - Kéo co phải có hai đội, thường thì số người ở hai đội phải bằng nhau, thành viên mỗi đội ôm chặt lấy lưng nhau, hai người đứng đầu mỗi đội ngoắc tay vào nhau... 1. Cách thức chơi kéo co. - HS đọc bài và trả lời câu hỏi + Cuộc thi kéo co ở làng Hữu Trấp rất đặc biệt so với cách thi thông thường. Ở đây cuộc thi diễn ra giữa bên Nam và bên Nữ, Nam khoẻ hơn Nữ rất nhiềutiếng trống, tiếng hò reo cổ vũ náo nhiệt vang lừng 2. Cách chơi kéo co ở làng Hữu Trấp. - HS đọc và trả lời theo yêu cầu - Là một cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng mỗi bên không hạn chế, có giáp thua keo đầu, keo sau đàn ông trong xóm kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. - Em đã được chơi, trò chơi kéo co rất vui vì rất đông người tham gia, không khí ganh đua rất sôi nổi, những tiếng hò reo khích lệ của rất nhiều người xem.. - HS tự trả lời 3. Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn.. ND: Kéo co là một trò hcơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ, phát huy. - HS ghi vào vở – nhắc lại nội dung - 3 HS đọc nối tiếp, cả lớp theo dõi cách đọc. - HS theo dõi tìm cách đọc hay - HS luyện đọc theo cặp. - 3,4 HS thi đọc diễn cảm, cả lớp bình chọn bạn đọc hay nhất - Lắng nghe - Ghi nhớ ------------------------------------------------------ Tiết 3: TOÁN. Tiết 73: CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ ( Tiêp theo). I. MỤC TIÊU Thực hiện được phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Bài 1, bài 3 (a) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3. - GV chữa và cho điểm . B. DẠY HỌC BÀI MỚI (30’) 1. GIỚI THIỆU BÀI: Giờ học hôm nay các em sẽ rèn kỹ năng chia cho số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số. 2. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN PHÉP CHIA: a. Phép chia 8192 : 64 - GV viết phép chia 8192 : 64 lên bảng. - Y/C HS đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không? - GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK. - 1 HS lên bảng làm bài tập 3. - HS chữa bài. a) x 34 = 714 b) 846 x = 18 x = 714 : 34 x = 846 : 18 x = 21 x = 47 - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp. - HS nêu cách tính của mình. 8192 64 64 128 179 128 512 512 0 - Chia theo thứ tự từ trái sang phải. * 81 chia cho 64 được 1, viết 1. 1 nhân 4 bằng 4, viết 4. 1 nhân 6 bằng 6, viết 6. 81 trừ 64 bằng 17, viết 17. * Hạ 9 được 179; 179 chia 64 được 2 viết 2. 2 nhân 4 bằng 8, viết 8. 2 nhân 6 bằng 12, viết 12. 179 trừ 128 bằng 51, viết 51. * Hạ 2 được 512; 512 chia 64 được 8 viết 8. 8 nhân 4 bằng 32, viết 32. 8 nhân 6 bằng 48, thêm 3 bằng 51, viết 51 . 512 trừ 512 bằng 0, viết 0. - Vậy 8192 : 64 = 128. - GV hỏi: Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư? - GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia: * 179 : 64 có thể ước lượng thương 17 :6 = 2 (dư 5) * 512 : 64 có thể ước lượng thương 51 :6 = 28 (dư 3) b. Phép chia 1154 : 62 - GV viết phép chia lên bảng. - Y/C HS thực hiện đặt tính và tính. - GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai hỏi HS khắc cách làm khác không? - GV HD lại HS đặt tính và thực hiện tính như nội dung SGK. 1154 62 62 18 534 496 38 - GV hỏi: Phép chia 1154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư? - Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? - GV chú ý HD HS cách ước lượng thương trong các lần chia: * 115 : 62 có thể ước lượng thương 11 :6 = 1 (dư 5) * 534 : 62 có thể ước lượng thương 53 :6 = 8 (dư 5) 3. LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH. Bài 1: - Y/C HS tự đặt tính rồi tính. - Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn. - GV chữa bài và cho điểm HS. Bài 2:(Nếu còn thời gian) - Gọi 1 HS đọc đề bài trước lớp. - Muốn biết đóng được bao nhiêu bút chì và thừa mấy cái chúng ta phải làm phép tính gì? - Y/C HS tự tóm tắt đề bài và làm bài. Tóm tắt 12 bút : 1 tá 3500 bút : .... tá thừa ... cái? - GV nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: (a) - Bài tập Y/C chúng ta làm gì? - Y/C HS tự làm bài. a) 75 x = 1800 x = 1800 : 75 x = 24 - Y/C HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó 2 HS vừa lên bảng giải thích cách tìm x của mình. - GV nhận xét và cho điểm HS. C. CỦNG CỐ, DẶN DÒ: (3’) - Vậy:Trong các phép chia có số dư, chúng ta phải chú ý điều gì? - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập số 3 và chuẩn bị bài sau - Là phép chia hết vì số dư bằng 0. - 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào giấy nháp. - HS nêu cách tính của mình. - Chia theo thứ tự từ trái sang phải. * 115 chia 62 được 1, viết 1. 1 nhân 2 bằng 2, viết 2. 1 nhân 6 bằng 6, viết 6. 115 trừ 62 bằng 53, viết 53. * Hạ 4 được 534; 534 chia 62 được 8 viết 8. 8 nhân 2 bằng 16, viết 6, nhớ 1. 8 nhân 6 bằng 48, thêm 1, bằng 49, viết 49. 534 trừ 496 bằng 38, viết 38. - Vậy 1154 : 62 = 18 (dư 38). -Là phép chia có số dư bằng 38. - Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia. - HS theo dõi. - 1 HS đọc đề bài trước lớp. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện một con tính. Cả lớp làm vào VBT. - Chúng ta phải làm phép tính chia 3500 : 12. Bài giải Ta có: 3500 : 12 = 291 tá (dư 8) Vậy đóng gói được nhiều nhất 291 tá bút chì và thừa ra 8 chiếc. Đáp số: 291 tá; thừa 8 chiếc bút. - Tìm x. - 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. Cả lớp làm vào VBT. b) 1855 x = 35 x = 1855 : 35 x = 53 - HS nêu cách tìm x của từng phần để giải thích. - Số dư luôn luôn nhỏ hơn số chia. ----------------------------------------------------- Tiết 4: KĨ THUẬT. (Đ/C VĨNH DẠY) ------------------------------------------------------ Tiết 5: TẬP LÀM VĂN. Tiết 31: LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG I - MỤC TIÊU: Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Giáo án, sgk. - Học sinh: Sách vở môn học. III - PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, luyện tập, thảo luận... IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A - Ổn định tổ chức: (1’) Cho lớp hát, nhắc nhở hs. B - Kiểm tra bài cũ: (3’) Gọi 1 hs nhắc lại nội dung kiến thức cần nhớ trong bài: quan sát, đồ vật. 1 hs đọc lại dàn ý 1 đồ chơi em thích. C - Dạy bài mới: (30’) 1) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. 2) HD hs làm bài tập: Bài tập 1: Gọi 1 hs đọc y/c của bài. + Bài “Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào? GV nxét, chốt lại Bài tập 2: - Xác định y/c của đề bài. GV nhắc hs về y/c của đề bài. 3) Thực hành giới thiệu: GV nxét, đánh giá. 4) Củng cố - dặn dò: (1’) - Nhận xét tiết học. - Dặn hs về nhà chuẩn bị cho tiết học sau. Cả lớp hát, lấy sách vở môn học - Hs đọc bài. HS ghi đầu bài vào vở - 1 hs đọc y/c của bài. - Cả lớp đọc lại bài “Kéo co”. - Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc. - HS đọc y/c của bài, quan sát 6 tranh minh hoạ trong sgk, nói tên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh... - Từng cặp hs thực hành giới thiệu trò chơi, lễ hội của quê mình. - HS thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước lớp. Ghi nhớ. ================================== THỨ BA NGÀY 30/11/2010 Tiết 1: TOÁN. Tiết 74: LUYỆN TẬP. I. MỤC TIÊU Thực hiện được phép chia số có ba, bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư). Bài 1, bài 2 (b) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động dạy Hoạt động học A. KIỂM TRA BÀI CŨ (5’) - Gọi HS lên bảng làm bài tập 3. - GV chữa và cho điểm . B. DẠY HỌC BÀI MỚI (30’) 1. GIỚI THIỆU BÀI: Giờ học hôm n ... làng Đồng Kị ở Bắc Ninh chuyên làm đồ gỗ, - Nhào đất và tạo dáng cho gốm, phơi gốm, vẽ hoa văn, tráng men, nung gốm, các sản phẩm gốm. - Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả thảo luận - Gọi nhóm khác bổ xung - Hoạt động mua bán,ngày họp chợ,hàng hoá bán ở chợ - Chợ phiên ở các địa phương gần nhau thường không trùng nhau hoạt động mua bán diễn ra tấp nập, có nhiều mặt hàng chủ yếu là của địa phương sản xuất - Đại diện nhóm báo cáo kết quả - Giáo viên nhận xét gọi các nhóm bổ xung + HS đọc bài học trong SGK - HS nêu. ===================================== THỨ SÁU NGÀY 3/12/2010 Tiết 1: TẬP LÀM VĂN. Tiết 32: LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I - MỤC TIÊU: Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. II - ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Giáo viên: Giáo án, sgk, - Học sinh: Sách vở môn học. III - PHƯƠNG PHÁP: Giảng giải, đàm thoại, luyện tập, thảo luận... IV - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A - Ổn định tổ chức: Cho lớp hát, nhắc nhở hs. B - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài tập ở nhà ở HS. GV nxét, đánh giá. C - Dạy bài mới: 1) Giới thiệu bài: GV ghi đầu bài lên bảng. 2) HD hs viết bài: a) HD hs nắm vững y/c của bài: GV gọi 1, 2 hs đọc lại dàn ý của mình. b) HD hs xây dựng kết cấu 3 phần của bài. - Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp. - Y/c hs viết từng đoạn thân bài. - Y/c hs trình bày làm của mình. - GV nxét, đánh giá và sửa chữa. - Cho hs cách viết câu, đặt câu... 3) Hs viết bài: - GV thu chấm - nxét. D- Củng cố - dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GV cho một vài hs đọc lại bài làm của mình. - Dặn hs ôn bài và chuẩn bị cho bài học sau. Cả lớp hát, lấy sách vở môn học - 2 Hs - Hs lắng nghe. - 1 hs đọc đề bài. - 4 hs nối tiếp nhau đọc gợi ý trong sgk, cả lớp theo dõi. - Cả lớp đọc thầm bài văn đã chuẩn bị. - Hs đọc dàn ý của mình. - HS tự chọn cách mở bài. - Hs đọc thầm lại mẫu... - 1 hs trình bày bài làm mẫu, chọn cách kết bài. - Trình bày bài mẫu cách kết bài không mở rộng. - Hs trình bày: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới điều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi. - Cả lớp thực hành viết bài. Lắng nghe Ghi nhớ. Tiết 2: TIẾNG ANH. (Đ/C HƯƠNG DẠY) ------------------------------------------------------- Tiết 3: TOÁN. Bài 77: THƯƠNG CÓ CHỮ SỐ 0 I. Mục tiêu Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số trong trường hợp có chữ số 0 ở thương. Bài 1 (dòng 1, 2) II. Đồ dùng dạy học Phiếu học tập III. Các hoạt động dạy học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò A.KTBC(4p)Gọi hs lên bảng làm ,lớp làm nháp Nhận xét chữa bài B.Bài mới *Giới thiệu và ghi đầu bài 1.Ví dụ(10p) *Ví dụ - Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị. 9450:35=? - Cho hs thực hiện nháp , 1 hs lên bảng làm - Gọi hs nêu cách thực hiện - Nhận xét chữa bài - Trường hợp thương có chữ số 0 ở hàng chục. 2448:24=? - Tương tự ví dụ 1 - Nhận xét : Lần chia thứ hai 4 không chia được 24 ta viết 0 vào thương(hàng chục) 2.Thực hành Bài 1:(10p) Bài 1: Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs làm bảng con . bảng lớp - Nhận xét chữa bài Bài 2:(Nếu còn thời gian) Bài 2: Gọi hs đọc yêu cầu - Hướng dẫn tìm hiểu bài toán Tóm tắt: 1giờ12phút:97200 lít 1 phút :...lít? Cho hs giải vở , bảng lớp Bài 3:(HD học ở nhà) - Gọi hs đọc yêu cầu - Cho hs đọc bài toán - Hướng dẫn hs giải bài Tóm tắt: a+b: 307m a hơn b: 97m a, P:...m? b, S:...m²? Nhận xét chữa bài C.Củng cố dặn dò(1p) Gọi hs nêu lại nội dung bài Nhận xét giờ học 2 hs lên bảng , lớp làm nháp Nhận xét chữ bài 4725 15 17826 48 022 342 371 075 00 066 18 Ghi đầu bài 1 hs lên bảng , lớp nháp Nêu cách thực hiện 9450 35 245 270 000 - Tương tự VD1 2448 24 0048 102 00 - Đọc yêu cầu - Làm bảng con , bảng lớp - Nhận xét 8750 35 2996 28 175 250 196 107 000 00 23520 56 11780 42 112 201 338 280 000 020 - Đọc yêu cầu - Phân tích bài tóan - 1 hs lên bảng giải , lớp giải vở Giải Đổi 1giờ 12 phút = 72 phút Trung bình mỗi phút bơm được : 97200:72 = 1350(lít) Đáp số:1350 lít Đọc yêu cầu Phân tích bài toán Giải bảng + nháp Đáp án : Chu vi mảnh đất là: 307 x 2 = 614 (m) Chiều rộng mảnh đất là: (307-97):2 = 105(m) Chiều dài mảnh đất là: 105 +97 = 202(m) Diện tích mảnh đất là : 202x105 = 21210(m²) Đáp số : P:614m S: 21210m² Nêu lại nội dung bài . ----------------------------------------------------------- Tiết 4: KHOA HỌC. Tiết 31: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ ? I. Mục tiêu - Qaun sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của không khí: trong suốt, không màu, không mùi, không có hình dạng nhất định; không khí có thể bị nén lại và giãn ra. - Nêu được ví dụ về ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống: bơm xe,... II. Đồ dùng dạy - học - Học sinh chuẩn bị bóng bay, dây chun hoặc dây chỉ để buộc. - Giáo viên: Bơm tiêm, bơm xe đạp, quả bóng đá, một lọ nước hoa hay xà phòng thơm. III. Phương pháp - Đàm thoại, giảng giải, thảo luận nhóm, thí nghiệm, trực quan... IV. Các hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1- Kiểm tra bài cũ: (4') ? Không khí có ở đâu ? Lấy ví dụ ? ? Nêu định nghĩa của khí quyển ? ? Xung quanh ta luôn có gì ? 2. Bài mới(27') a- Giới thiệu: Không khí có ở xung quanh ta mà ta không thể nhìn, sờ hay ngửi thấy nó. Vì sao vậy ? Bài học hôm nay sẽ làm sáng tỏ điều đó. b.HD tìm hiểu - 2 học sinh trả lời câu hỏi. - Luôn có không khí. Hoạt động 1: Không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. - Cho quan sát cốc thuỷ tinh rỗng. ? Trong cốc có chứa gì ? - Yêu cầu sờ, ngửi, nếm trong cốc ? Em thấy gì ? Vì sao ? - Giáo viên xịt nước hoa vào một góc phòng. ? Em ngửi thấy mùi gì ? ? Đó có phải là mùi của không khí không ? ? Vậy không khí có tính chất gì ? Hoạt động 2: Trò chơi: Thi thổi bóng. - Quan sát để phát hiện ra tính chất của không khí. - 3 học sinh thực hiện rồi trả lời câu hỏi: + Mắt thức ăn không nhìn thấy không khí trong suốt, không màu, không mùi, không vị. + Thấy có mùi thơm. + Không phải là mùi của không khí mà là mùi của nước hoa có trong không khí. + Không khí trong suốt không màu, không mùi, không vị. - Cho hoạt động theo tổ, k t sự chuẩn bị. - Yêu cầu trong nhóm thi thổi trong 3 phút. - Tuyên dương thổi nhanh và có nhiều mầu sắc, hình dạng. 1. Cái gì làm cho quả bóng căng phồng lên ? 2. Các quả bóng này có hình dạng như thế nào ? 3. Điều đó chứng tỏ không khí có hình dạng xác định không ? Vì sao ? - Giáo viên kết luận ý kiến trên. ? Còn những ví dụ nào cho em biết không khí không có hình dạng nhất định ? Hoạt động 3: Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra. - Cho học sinh quan sát hình 2 trang 65 hoặc dùng bơm tiêm thật để mô tả thí nghiệm. Một tay bịt kín đầu dưới của chiếc bơm tiêm và hỏi: trong chiếc bơm tiêm này có gì ? Ấn đầu của thân bơm vào sâu trong vỏ bơm và hỏi: Còn chứa đầy không khí không ? ? Khi thả tay ra thân bơm trả lại vị trí ban đầu thì không khí ở đây có hiện tượng gì ? ? Qua thí nghiệm này em thấy không khí có tính chất gì ? - Yêu cầu mỗi nhóm bơm một quả bóng ? Tác động lên bơm như thế nào để biết không khí bị nén hoặc bị giãn ra? Kết luận: Không khí có tính chất gì ? - Không khí có ở xung quanh ta. Vậy để giữ gìn bầu không khí trong lành chúng ta nên làm gì ? 3.Củng cố dặn dò(4') - Trong đời sống của con người đã ứng dụng tính chất của không khí vào những việc gì ? - Đọc mục bạn cần biết. - Về nhà chuẩn bị theo nhóm: 2 cây nến nhỏ, 2 chiếc cốc thuỷ tinh, 2 chiếc đĩa nhỏ. - Hoạt động tổ. - Cùng thổi bóng, buộc bóng. 1. Không khí được thổi vào quả bóng làm bóng căng phồng lên. 2. Đều có hình dạng khác nhau: To, nhỏ, hình thù các con vật khác nhau. 3. Điều đó chứng tỏ không khí không có hình dạng nhất định mà nó phụ thuộc vào hình dạng của vật chứa nó. - Học sinh nghe. + Các chai không to, nhỏ khác nhau. + Các cốc có hình dạng khác nhau. + Các lỗ ở miếng bọt biển hay xốp là khác nhau. - Quan sát, nghe, trả lời câu hỏi. + Trong chiếc bơm tiêm này chứa đầy không khí. + Trong vỏ bơm này vẫn chứa không khí và nó đã bị nén lại. + Thân bơm trở về vị trí ban đầu, không khí cũng trở về trạng thái ban đầu khi thân bơm chưa bơm vào. + Không khí có thể bị nén lại hoặc bị giãn ra. - Nhận bơm tiêm, bơm, quan sát, trả lời câu hỏi. Ví dụ: Nhấc thân bơm lên để không khí tràn đầy vào trong vỏ bơm rồi ấn thân bơm xuông để không khí nén lại dồn vào ống dẫn rồi lại nở ra khi vào quả bóng làm cho quả bóng căng phồng lên. - Nêu tính chất: Trong suốt, không màu... - Nên thu giọn rác tránh để làm bẩn, thối, bốc mùi vào không khí. - Bơm bóng bay, bơm lốp xe đạp, xe máy, ô-tô, bơm phao bơi - Làm bơm khi tiêm. ---------------------------------------------------------------- Tiết 5: ĐẠO ĐỨC. (Đ/ C THIỆN DẠY) ------------------------------------------------------------------- Tiết 6: SINH HOẠT TUẦN 16 I/ Yêu cầu - HS nắm được ưu nhược điểm trong tuần của bản thân, của lớp - Nhận xét tình hình chuẩn bị đồ dùng học tập của HS trong tuần, ý thức học của HS II/ Lên lớp 1. Tổ chức: Hát 2. Bài mới *Lớp trưởng báo cáo tình hình lớp. - Đạo đức - Học tập - Các hoạt động khác *GV đánh giá nhận xét: a. Nhận định tình hình chung của lớp Ưu điểm: + Thực hiện tốt nền nếp đi học đúng giờ, đầu giờ đến sớm + Đầu giờ trật tự truy bài thực hiện tốt - Học tập: Nền nếp học tập tương đối tốt. Trong lớp trật tự chú ý lắng nghe giảng nhưng chưa sôi nổi trong học tập. Học và làm bài tương đối đầy đủ trước khi đến lớp - Thể dục: Các em ra xếp hàng tương đối nhanh nhẹn, tập đúng động tác - Có ý thức đoàn kết với bạn, lễ phép với thầy cô giáo Nhược điểm: - Một số em chưa làm bài tập: Tiến, Thương,... - Một số em còn nghịch trong lớp: Kiên, Thương, Thứ, Quỳnh, Tiến, Nhẫn,... - Chữ viết còn quá xấu: Thứ, Nhẫn,... b. Kết quả đạt được - Tuyên dương: Hà, Đinh Phương, Cúc, Ngọc, Hà Phương, Quỳnh, Thương, Kiên, Loan, DungHăng hái phát biểu XD bài c. Phương hướng: - Khắc phục những nhược điềm còn tồn tại - Đẩy mạnh phong trào thi đua học tập giành nhiều hoa điểm tốt - Chuẩn bị thi học kì I tuần 18 - Tiếp tục hưởng ứng thi đua vòng 2 *Phần bổ sung: .
Tài liệu đính kèm: