Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi

Tuần 16

Tập đọc

Tiết 31: Kéo co

I. Mục tiêu :

Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.

Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( Trả lời được các câu hỏi SGK).

Giáo dục Hs yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.

II. Chuẩn bị :

 GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.

 HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 34 trang Người đăng haiphuong68 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - GV: Nguyễn Văn Viết - Trường TH Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
Tập đọc
Tiết 31: Kéo co 
I. Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trò chơi kéo co sôi nổi trong bài.
Hiểu ND: Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được giữ gìn, phát huy.( Trả lời được các câu hỏi SGK).
Giáo dục Hs yêu thích những trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta.
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Bài cũ: 
 Tuổi Ngựa.
- GV kiểm tra đọc 4 HS.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Giới thiệu bài :
a. Giới thiệu bài ghi bảng.
- Kéo co là 1 trò chơi mà người VN ai cũng biết. Các em hãy nói cáh chơi kéo co?
- Với bài đọc “ Kéo co” hôm nay, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở 1 số địa phương trên đất nước ta.
GV ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.	
 Hoạt động 1 : Luyện đọc
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
 Đoạn 2: Phần còn lại.
- Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới.
GV nhận xét – uốn nắn.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
+ Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có 
 gì đặc biệt?
 Đoạn 2: Phần còn lại.
Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 ® GV chốt: Kéo co là trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?.
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
- GV lưu ý: giọng đọc vui, hào hứng, ngắt nhịp, nhần giọng đúng khi đọc các câu văn.
GV nhận xét – uốn nắn
 4.Củng cố
- Đọc đoạn văn nói lên luật chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? ( hoặc ở làng Tích Sơn )?
Nêu đại ý của bài?
5. Tổng kết – Dặn dò :
Luyện đọc thêm.
Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Chuẩn bị: Trong quán ăn: “ Ba Cá bống”.Nhận xét tiết học.
 Hát 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH.
+ Trong khổ thơ cuối, “ Ngựa con” nhắn nhủ mẹ điều gì?
- HS quan sát tranh và trả lời.
Hoạt động nhóm, cá nhân.
- HS nghe.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) – 2 lượt.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc chú giải các từ mới và nêu nghĩa các từ đó.
Hoạt động lớp.
- HS đọc và TLCH.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
- HS đọc và TLCH.
+ Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chế, không quy định số lượng.
HS đọc cả bài và TLCH.
+ Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
+ Đá cầu, đấu vật, đu dây...
Hoạt động cá nhân, lớp.
HS vạch nhịp, gạch dười từ cần nhấn.
+ Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ//. Có năm bên nam thắng,/ có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,/ vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.//
Nhiều HS luyện đọc diễn cảm.
+ 2 HS đọc / 2 dãy.
HS nêu.
********************************************
Kể chuyện
Tiết 16: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
 I. Mục tiêu :
- Chọn được câu chuyện ( được chứng kiến hoặc tham gia) liên quan đến đồ chơi của mình hoặc của bạn.
- Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện để kể lại rõ ý.
- Biết giữ gìn đồ chơi.
 II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết sẵn 1 số nội dung cần gợi ý.
HS : Phiếu giao việc.
 III. Các hoạt động dạy học :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
- Kể lại câu chuyện em đã được nghe, được đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
Nhận xét.
3. Giới thiệu bài :
a. Giới thiệu bài ghi bảng.
- Trong giờ học hôm nay các em sẽ tập kể 1 chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh em. Chúng ta sẽ xem bạn bạn nào kể chuyện hay nhất, bạn nào có câu chuyện thú vị nhất nhé.
b. Hướng dẫn HS hoạt động.	
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu đề bài.
- Gạch chân dưới những chữ quan trọng đề bài.
- GV chốt: Kể 1 câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của các bạn xung quanh.
 Hoạt động 2 : Thực hành kể chuyện.
- GV chia 4 nhóm.
- Thi kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS nhận xét nhanh về: nội dung, cách kể, cách dùng từ, đặt câu, ngữ điệu.
- GV và HS bình chọn người kể hay.
GV chốt.
4. Củng cố: 
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết học
Về tập kể.
Chuẩn bị:” Ôn thi HKI”.
 Hát 
+ 2 HS kể.
Hoạt động cá nhân.
+ 1 HS đọc đề bài.
+ HS thực hiện.
+ 3 HS đọc gợi ý trong SGK.
+ Lớp đọc thầm – suy nghĩ chọn đề tài kể chuyện của mình.
+ HS phát biểu về đề tài mỗi em chọn kể.
Hoạt động nhóm.
+ Hoạt động theo nhóm.
+ Đại diện các nhóm thi kể.
HS nêu điểm hay: giọng kể, diễn 
+ HS nêu ý nghĩa câu chuyện vừa kể.
Toán 
Tiết 76: Luyện tập
 I. Mục tiêu: 
 	Thực hiện được phép chia cho số có hai chữ số.
	Giải toán có lời văn.
	 Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
II. Chuẩn bị :
 Bảng con. VBT
(Nếu còn thời gian hướng dẫn HS làm BT 3)
- Tính tổng sản phẩm của đội làm trong 3 tháng.
- Tính số sản phẩm trung bình của mỗi người.
GV, lớp nhận xét.
 3 HS lên bảng giải, lớp làm nháp
 Trong 3 tháng đội đó làm được là:
 855 + 920 + 1350 = 3125 (sản phẩm)
 Trung bình mỗi người làm được là:
 3125 : 25 = 125 (sản phẩm)
 Đáp số: 125 sản phẩm.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
 1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ :
 “Chia cho số có hai chữ số”.
Đặt tính rồi tính:
 42546 : 37
 31628 : 48
 18510 : 15
GV, lớp nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới :
a. giới thiệu bài ghi bảng.
	Luyện tập củng cố lại cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số 
® Ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động :
 Hoạt động 1: Củng cố kiến thức.
- Nhắc lại cách thực hiện phép chia cho số có 2 chữ số?
- Nêu cách thử lại bài tính chia có dư?
- Giáo viên chốt ý, cho ví dụ minh hoạ.
 Hoạt động 2: Luyện tập.
Bài 1(Bỏ dòng cuối)
 Làm vở, 4 HS lên bảng .
GV giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có bốn chữ số chia cho số có hai chữ số.
GV, lớp nhận xét
Bài 2: Làm vở.
- Cả lớp làm vở.
4. Củng cố .
HS thi đua phát hiện chỗ sai BT4.
Phép chia 12345 : 67 = 1714 (dư 17) là đúng.
5.Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị : “Thương có chữ số 0”.
 Nhận xét.
 Hát tập thể.
+ 3 tổ đặt tính nháp, 3 HS lên bảng
HS nêu.
Thương ´ số chia + số dư = số bị chia
HS thực hành.
a)4725 15 4674 82
 22 315 574 57
 75 00
 0
b) 35136 18 18408 52
 171 1952 280 354
 093 208
 036 00
 0
- HS nêu yêu cầu bài.
- 2 HS lên bảng làm bài.
Tóm tắt
 25 viên gạch: 1 m2
 1050 viên gạch: .m2 ?
Bài giải
 Số mét vuông nền nhà lát được là:
 1050 : 25 = 42 (m2)
 Đáp số: 42 m2
Hoạt động lớp, nhóm
**************************************************
Thứ ba, ngày 15 tháng 12 năm 2009
TLV
Tiết 31: Luyện tập giới thiệu địa phương
 Mục tiêu :
 	 Dựa vào bài tập đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến và hoạt động nổi bật.
	Giáo dục HS lòng yêu thích văn học say mê sáng tạo.
 II. Chuẩn bị :
GV: Tranh minh hoạ 1 số trò chơi, lễ hội.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Quan sát đồ vật.
Nhận xét.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài ghi bảng.
 Các em đã học các tiết tập làm văn luyện tập trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu, về 1 đề tài gắn liền với chủ điểm “ có chí thì nên”. Trong tiết tập làm văn hôm nay, các em sẽ học giới thiệu 1 trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. Với tiết học này, các em sẽ học cách giới thiệu những đặc điểm, phong tục ở địa phương em.
 b. Hướng dẫn HS hoạt động	
 Hoạt động 1: Giới thiệu tập quán “ kéo co”.
Bài 1:
- Bài văn giới thiệu tập quán kéo co của những địa phương nào?
- Thuật lại các tập quán đã được giới thiệu.
® Giới thiệu 2 tập quán kéo co rất khác nhau ở 2 vùng. Giới thiệu rõ ràng, vui, hấp dẫn.
 Hoạt động 2: Xác định yêu cầu đề bài.
Bài 2 a:
Lưu ý cùng cả lớp phân tích đề.
Lưu ý:
+ Em phải giới thiệu 1 trò chơi hoặc 1 lễ hội ở quê em ( em đã nhìn thấy, được tham dự ở đâu đó). Như vậy, điều quan trọng là em phải biết ở quê em, địa phương em có trò chơi nào, lễ hội nào, từ đó xác định được đề tài giới thiệu.
+ Nhìn 6 tranh/ SGK, nói lên những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.
+ Ở địa phương em có những trò chơi, lễ hội không? Hãy nói tên các trò chơi, lễ hội địa phương em có.
+ Khi giới thiệu trò chơi, lễ hội ở địa phương, phần mở bài, em phải giới thiệu ngay quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội gì thú vị.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS giới thiệu.
GV, nhận xét
4. Củng cố.
GV chốt:
Trò chơi: Tập làm phóng viên.
Nhận xét. 
5. Tổng kết – Dặn dò :
Nhận xét tiết.
Dặn dò: Viết bài vào vở.
Chuẩn bị: Luyện tập miêu tả đồ vật.
	Hát.
+ 1 HS nhắc lại kiến thức cần ghi nhớ.
+ 1 HS đọc dàn ý tả đồ chơi mà em đã chọn.
Hoạt động lớp, cá nhân.
+ 1 HS đọc yêu cầu. ...  cánh bướm.
® Tả cánh diều.
· Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên trời.
 ® Nói tâm trạng của bọn trẻ khi nhìn lên trời.
· Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng.
® Tả tiếng sao lông ngỗng.
· Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bènhư gọi thấp xuống những vì sao sớm.
® Kể sự việc ).
Lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc yêu cầu bài.
HS làm bài cá nhân, nêu miệng.
 Ví dụ: 
a ) Đi học về, em dọn cơm, rủa bát, trông em cho mẹ đi làm.
b) Chiếc bút của em thon, dải, màu xanh biếc.
c) Tình bạn rất quý.
d) Em rất vui sướng vì hôm nay được điểm 10 môn Tiếng Việt ).
Lớp nhận xét, bổ sung.
+ 2 HS nêu lại nội dung bài.
+HS 2 dãy thi đua nêu ví dụ và tác dụng câu kể.
Lớp nhận xét, bổ sung.
****************************************
Toán 
Tiết 80: Chia cho số có ba chữ số (tt) 
 I. Mục tiêu :
	Biết thực hiện phép chia số có năm chữ số cho số có ba chữ số( chia hết, chia có dư). 
	Giáo dục HS tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
 II. Chuẩn bị :
Bải (Nếu còn thời gian cho HS làm BT 2 ở lớp)
 HS đọc đề bài, phân tích bài toán.
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất được:
 49410 : 305 = 162 (sản phẩm)
 Đáp số: 162 sản phẩm.
III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ : 
 “Luyện tập”
+ Nêu cách đặt tính và tính phép chia cho số có 3 chữ số?
Đặt tính rồi tính:
 704 : 234
 8770 : 365
 6260 : 156
 - Nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài : 
 “Chia cho số có ba chữ số” (tt) .
	Tiếp tục củng cố về phép chia cho số có ba chữ số.
® Ghi tựa bài.
b. Hướng dẫn HS hoạt động:	
Hoạt động 1: Tìm hiểu bài.
 * Trường hợp chia hết:
GV nêu phép tính.
	41535 : 195 = ?
- Hướng dẫn HS tìm chữ số đầu tiên của thương theo 3 bước:
Bước 1 : Chia _ 415 chia 195 được 2 , viết 2
Bước 2 : Nhân và trừ 
	· 	2 nhân 5 bằng 10 , 15 trừ 10 bằng 5 , viết 5 nhớ 1
	· 	2 nhân 9 bằng 18 , thêm 1 bằng 19 , 21 trừ 19 bằng 2 , viết 2 nhớ 2
	· 	2 nhân 1 bằng 2 , thêm 2 bằng 4 , 4 trừ 4 bằng 0
Hướng dẫn HS tìm chữ số thứ hai của thương.
Bước 1 : Chia _ Hạ 3 , 253 chia 195 được 1 viết 1 
Bước 2 : Nhân và trừ 
	· 	1 nhân 5 bằng 5 , 13 trừ 5 bằng 8 , viết 8 nhớ 1
	· 	1 nhân 9 bằng 9 , thêm 1 bằng 10 , 15 trừ 10 bằng 5 , viết 5 nhớ 1
	· 	1 nhân 1 bằng 1 , thêm 1 bằng 2 , 2 trừ 2 bằng 0
Tìm chữ số thứ ba của thương.
Bước 1 : Chia _ Hạ 5 , 585 chia 195 được 3 , viết 3
Bước 2 : Nhân và trừ 
	· 	3 nhân 5 bằng 15 , 15 trừ 15 bằng 0 , viết 0 nhớ 1
	· 	3 nhân 9 bằng 27 , thêm 1 bằng 28 , 28 trừ 28 bằng 0 , viết 0 nhớ 2
	· 	3 nhân 1 bằng 3 , thêm 2 bằng 5 , 5 trừ 5 bằng 0
Hướng dẫn HS thử lại: lấy thương nhân với số chia phải được số bị chia.
* Trường hợp chia có dư:
GV giới thiệu phép chia có dư.
	80120 : 245 = ?
- GV hướng dẫn HS tiến hành tương tự trường hợp phép chia hết.
GV nhận xét: 5 gọi là số dư.
- Hướng dẫn HS thử lại: lấy thương nhân với số chia rồi cộng với số dư phải được số bị chia.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 1: Đặt tính rồi tính.
GV hướng dẫn HS đặt tính và tính.
GV đọc số hiệu, HS lên sửa bài.
GV nhận xét.
Bài 2: Tìm x (b)
Nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết, tìm số chia chưa biết?
GV nhận xét.
4. Củng cố.
Nêu cách thực hiện phép chia + thử lại?
Tính:	128100 : 420 = ?
5.Tổng kết – Dặn dò :
Chuẩn bị: “Luyện tập”
Nhận xét tiết học.
 Hát tập thể.
+ HS nêu.
+ 3 tổ làm bảng con, 3 HS lên bảng
Hoạt động lớp, cá nhân.
HS đặt tính vào bảng con.
HS thực hiện.
HS làm: 213 ´ 195 = 41535
+ HS đọc phép tính.
+ HS làm vào bảng con.
 a) 	 62321307
 00921 203
 000
b) 81350 187
 655 435
 0940
 005
Hoạt động cá nhân.
+ HS nêu yêu cầu bài,cả lớp làm vở.
b) 89658 : x = 293
 x = 89658 : 293
 x = 306
 + HS tính nháp
*****************************************************
Khoa học
Tiết 32: Không khí gồm những thành phần nào ? 
 I.Mục tiêu :
- Quan sát và làm thí nghiệm để phát hiện ra một số thành phần của không khí: khí ni-tơ, khí ô-xi, khí các-bô-níc.
- Nêu được thành phần chính của không khí gồm khí ni-tơ và khí ô-xi. Ngoài ra còn có khí các- bô-níc, như hơi nước, bụi, vi khuẩn,
-Thích tìm hiểu khoa học và vận dụng vào cuộc sống.
 II. Chuẩn bị :
GV :Hình vẽ trong SGK trang 66, 67.
 + Lọ thuỷ tinh, nến, chậu thuỷ tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ ( như hình vẽ )
 + Nước vôi trong.
 III. Các hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
1.Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
 Một số tính chất của không khí.
Nêu các tính chất của không khí?
Nêu 1 số ví dụ về việc ứng dụng 1 số tính chất của không khí trong đời sống.
GV nhận xét, tuyên dương
3. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài :
 Các em đã biết được không khí có những tính chất gì vậy trong không khí có những thành phần nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
b. Hướng dẫn HS hoạt động	
 Hoạt động 1: Hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi và ni-tơ.
 * MT: Làm thí nghiệm xác định 2 thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm những thí nghiệm này.
- Tiếp theo, GV yêu cầu các em đọc các mục thực hành, thí nghiệm trang 66 SGK để biết cách làm.
- GV đi tới các nhóm giúp đỡ, lưu ý HS quan sát mực nước trong cốc lúc mới úp cốc và sau khi nến tắt. Hướng dẫn các em đặt ra các câu hỏi và cách giải thích ( HS có thể tham khảo mục: “ Bạn có biết” trang 66 để giải thích ).
+ Tại sao khi nến tắt, nước lại dâng vào trong cốc?
+ GV giúp HS suy luận phần không khí mất đi chính là chất khí duy trì sự cháy, chất khí đó có tên là ô-xi.
+ Phần không khí còn lại có sự duy trì sự cháy không? Tại sao em biết?
+ Thí nghiệm trên cho ta thấy không khí gồm mấy thành phần chính?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
- Sau đó, GV giảng: Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện:
+ Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xi.
+ Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ.
- Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
 Hoạt động 2: Không khí còn có những thành phần khác.
 * MT: Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
- Nếu chuẩn bị được nước vôi trong, GV nên cho HS quan sát ngay từ trước khi vào tiết học ( khoảng 30 phút ) sẽ cho HS quan sát lại hoặc dùng 1 ống nhỏ thổi vào lọ nước vôi trong nhiều lần. Xem nước vôi còn trong không?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả và cách lí giải các hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS tìm những ví dụ về các hoạt động sinh ra khí các-bô-níc.
- GV đặt vần đề: Trong những bài học về nước, chúng ta đã biết trong không khí có chứa hơi nước, yêu cầu HS nêu các ví dụ chứng tỏ trong không khí có hơi nước.
- Tiếp theo, GV yêu cầu HS quan sát hình 8 trong SGK và kể thêm những thành phần khác có trong không khí.
- GV có thể cho HS nhìn thấy bụi trong không khí bằng cách che tối phòng học và để 1 lỗ nhỏ cho tia nắng lọt vào phòng. Nhìn vào tia nắng đó, các em sẽ thấy rõ những hạt bụi lơ lửng trong không khí.
4. Củng cố.
- Không khí gồm những thành phần nào?
- Nêu 1 số ứng dụng không khí vào trong đời sống?
5.Tổng kết – Dặn dò :
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “ Ôn tập và kiểm tra học kì I.
GV nhận xét tiết học.
 Hát 
+HS nêu
Hoạt động nhóm, lớp.
+ Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng
+ HS đọc
+ HS làm thí nghiệm theo nhóm.
+ Trước tiên cả nhóm cùng thảo luận đặt ra câu hỏi: Có đúng là không khí gồm 2 thành phần chính là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
+ Điều đó chứng tỏ sự cháy đã làm mất đi 1 phần không khí ở trong cốc và nước tràn vào cốc chiếm chỗ phần không khí bị mất đi.
+ Phần không khí còn lại trong cốc không duy trì sự cháy vì vậy nến đã bị tắt .
+ Hai thành phần: 1 thành phần duy trì sự cháy, thành phần còn lại không duy trì sự cháy.
Hoạt động lớp.
+ HS thực hiện như chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. 
+ HS có thể tham khảo mục “ Bạn có biết”.
+ Ví dụ: Vào những hôm trời nồm, độ ẩm không khí cao, quan sát sàn nhà em thấy gì?
bụi, khí độc, vi khuẩn.
+ Không khí gồm có 2 thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
+ HS nêu
*********************************************
SINH HOẠT TUẦN 16
 I.MỤC TIÊU:
 Nhận xét tình hình hoạt động trong tuần.
 Đưa ra kế hoạch tuần 17 để thực hiện.
 II. SINH HOẠT:
 Nhận xét tuần qua.
 + Vệ sinh lớp học, sân trường,
 + Vệ sinh cá nhân
 + Đồng phục
 + Thực hiện nội quy lớp học...
 + Khen ngợi những em có cố gắng, tích cực trong học tập, động viên nhắc nhở những em chưa cố gắng.
 III. KẾ HOẠCH TUÂN 17:
 - Vệ sinh trong, ngoài lớp học trước khi vào học.
 - Thực hiện nội quy lớp học.
 - Hướng dẫn HS khá giỏi cách giúp đỡ HS yếu kém (trước khi vô học, khi ở nhà).
 - Kết hợp giáo dục đạo đức cho HS, nhắc nhở cách đi đường an toàn.
 - Nhắc nhở HS thực hiện ăn sạch uống sạch, rửa tay trước khi ăn uống, phòng ngừa cúm A (H1N1).
- Nhắc nhở HS chuẩn bị ôn tập cho thi cuối HKI. 
 Khối duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN 4 TUAN 16 V.doc