Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)

Môn : Đạo đức

Bài : YÊU LAO ĐỘNG ( tiết 1 )

Tiết 8

I. MỤC TIÊU

 KT : Giúp HS :

+ Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh.

 KN+Yêu lao động.

+ Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.

TĐ + Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.

+Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV : Phiếu học tập, SGK.

- HS : SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 

doc 39 trang Người đăng lilyphan99 Lượt xem 577Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Bản hay 3 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 14 tháng 12 năm 2010
Môn : Tập đọc
Bài : KÉO CO
Tiết 31
I. MỤC TIÊU:
KT. Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
KN. Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. Kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
	TĐ. Tích cực tham gia các trị chơi, biết ích lợi của trị chơi kéo co. 
* Chú ý: Đối với HS yếu cần tăng thời gian luyện đọc thêm 5 – 7 phút. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
- GV : Tranh minh họa bài học trong SGK.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
45’
 5’
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
- GV : Hai, ba HS đọc thuộc bài Tuổi Ngựa , trả lời câu hỏi 4 trong SGK.
- GV nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
@Giới thiệu bài
 Kéo co là một trò chơi vui mà người Việt Nam ta ai cũng biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau. Với bài đọc Kéo co, các em sẽ biết thêm về cách chơi kéo co ở một số địa phương trên đất nứơc ta.
Hoạt động 1 : Luyện đọc 
+ Mục tiêu : 
- Đọc trôi chảy, trơn tru toàn bài.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài. 
- Đọc từng đoạn
+ GV hướng dẫn HS nghỉ hơi đúng trong câu sau: Hội làng Hữu Trấp/bên nữ thắng
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- Đọc theo cặp
- Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu bài 
+ Mục tiêu :
 HS hiểu nội dung của bài.
- HS đọc đoạn 1, quan sát tranh minh họa bài đọc trong SGK, trả lời: Qua phần đầu bài văn, em hiểu cách chơi kéo co như thế nào? 
- HS đọc đoạn 1, thi giới thiệu về cách chơi kéo co như thế nào?
- HS đọc đoạn văn còn lại, trả lời:
+ Cách chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?
- Ngoài kéo co,em còn biết những trò chơi dân gian nào khác?
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 
+ Mục tiêu :
 Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.
- Gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài. GV hướng dẫn các em tìm được giọng đọc của bài văn và thể hiện diễn cảm. 
GV hướng dẫn LĐ diễn cảm đoạn 2.
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 2 HS yêu cầu luyện đọc nhóm đôi
- Tổ chức cho một vài HS thi đọc trước lớp
 4 : Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ?.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà .
- 2 HS đứng lên đọc – cả lớp theo dõi nhận xét.
- Nghe GV giới thiệu bài.
HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn - đọc 2-3 lượt.
+ Đọc theo hướng dẫn của GV.
+ HS đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ ngữ mới và khó trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc lại cả bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu.
- 1 HS trả lời.
- Một vài HS thi giới thiệu về cách chơi kéo co.
+ Đó là cuộc thi giữa trai tráng hai giáp trong làng. Số lượng người mỗi bên không hạn chế. Có giáp thua keo đầu, keo sau, đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn, thế là chuyển bại thành thắng. 
+ 1 HS trả lời.
- Đấu vật. Múa võ, đá cầu, đu bay..
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn trong bài.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 3 đến 4 HS thi đọc, cả lớp theo dõi, nhận xét và bình chọn nhóm đọc hay nhất.
- 1, 2 HS trả lời.
- HS về nhà luyện đọc lại bài và chuẩn bị bài sau.
-------------------------------
Môn : Đạo đức
Bài : YÊU LAO ĐỘNG ( tiết 1 )
Tiết 8
I. MỤC TIÊU
 KT : Giúp HS :
+ Hiểu được ý nghĩa của lao động : giúp con người phát triển lành mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bản thân và mọi người xung quanh. 
 KN+Yêu lao động.
+ Yêu mến, đồng tình với những bạn có tinh thần lao động đúng đắn. Không đồng tình với những bạn lười lao động.
TĐ + Tích cực tham gia lao động ở gia đình, nhà trường, cộng đồng nơi ở phù hợp với khả năng mình.
+Tự giác làm tốt các việc tự phục vụ bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV : Phiếu học tập, SGK.
- HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi 2 HS nêu lại nội dung bài cũ.
- GV : Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
@Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Liên hệ bản thân
- Hỏi : Ngày hôm qua, em đã làm những công việc gì ? 
- Nhận xét câu trả lời của HS.
- Kết luận : Như vậy, trong ngày hôm qua, nhiều bạn trong lớp chúng ta đã làm được nhiều công việc khác nhau. Bạn Pê-chi-a của chúng ta cũng có một ngày của mình, nhưng chúng ta sẽ tìm hiểu thêm bạn Pê-chi-a đã làm được những gì qua câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”sau đây.
+Hoạt động 2: Phân tích truyện “một ngày của pê-chi-a”
- Đọc một lần câu chuyện “Một ngày của Pê-chi-a”
- Chia HS thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi như trong SGK.
- Nhận xét các câu trả lời của HS.
- Kết luận 
Lao động mới tạo ra được của cải, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúccho bản thân và mọi người xung quanh. Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần phải biết yêu lao động.
- Yêu cầu đọc bài “Làm việc thật là vui”
- Hỏi : Trong bài, em thấy mọi người làm việc như thế nào ?
- Tiểu kết : Trong cuộc sống và xã hội, mỗi người đều có công việc của mình, đều phải lao động.
Hoạt động 3 : Bày tỏ ý kiến
- Chia lớp thành 4 nhóm.
- Yêu cầu thảo luận nhóm, bày tỏ ý kiến về các tình huống sau : 
+ Sáng nay, cả lớp đi lao động trồøng cây xung quanh trường. Hồng đến rủ Nhàn cùng đi. Vì ngại trời lạnh, Nhàn nhờ Hồng xin phếp hộ với lí do bị ốm. Việc làm của Nhạn là đúng hay sai ?
+ Chiều nay, Lương đang nhổ cỏ ngoài vườn với bố thì toàn sang rủ đi đá bóng. Mặc dù rất thích đi nhưng Lương vẫ từ chối và tiếp tục giúp bố công việc.
+ Để được cô giáo khen tinh thần lao động, Nam cố sức bê thật nhiều bàn ghế nặng và tranh làm hết công việc của các bạn.
+ Vì sợ cô giáo mắng, các bạn chê cười, Vui không dám xin phép nghỉ để về quê thăm ông bà ốm trong ngày lễ tết trồng cây ở trường.
- Nhận xét cây trả lời của HS.
- Kết luận : Phải tích cực tham gia lao động, nhà trường và nơi ở phù hợp với sức khỏe và hoàn cảnh của bản thân.
3. Củng cố – Dặn dò:
- GV : Củng cố lại tiết học và nhận xét giờ học.
- 2 HS đứng lên nêu lại nội dung bài cũ – cả lớp theo dõi nhận xét.
- 7 đến 8 HS trả lời :
+ Em đã làm được hết bài tập mà cô giáo giao về nhà.
+ Em đã giúp mẹ lau nhà.
+ Em cùng mẹ nấu cơm.
+ Em dọn dẹp phòng của mình
- HS dưới lớp lắng nghe.
- 1 HS nhắc lại câu chuyện.
- Lắng nghe ghi nhớ nội dung chính của câu chuyện.
- 1 HS đọc lại câu chuyện lần 2.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
- 1 – 2 HS nhắc lại.
- 1 – 2 HS đọc.
- Mọi người ai ai cũng làm việc bận rộn.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả :
Câu trả lời đúng :
+ Sai. Vì lao động trồng cây xung quanh trường làm cho các trường học sạch đẹp hơn, các bạn học tập tốt hơn. Nhàn từ chối không đi là lười lao đôïng, không có tình thần đóng góp chung cùng tập thể.
+ Việc làm của Lương là đúmg. Yêu lao động là phải thực hiện việc lao động đến cùng, không được đang làm thì bỏ dở.
+ Nam làm thế là chưa đúng. Yêu lao động không có nghĩa là làm cố hết sức mình, ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bản thân, làm cho bố mẹ và người khác phải lo lắng.
+ Vui yêu lao động là tốt nhưng ở đây, ông bà đang ốm, rất cần sự thăm hỏi, chăm sọc của Vui. Ở đây, Vui nên về thăm ông bà, làm những việc phù hợp với sức và hoàn cảnh của mình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS nghe GV nhận xét và dặn dò về nhà.
---------------------------------
Môn : Toán
Bài : LUYỆN TẬP
 Tiết 76 
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
 - Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có hai chữ số.
 - Áp dụng phép chia cho số có hai chữ số để giải các bài toán có liên quan.
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV : Phiếu học tập, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
35’
5’
1. Kiểm tra : 
- GV: Gọi 2HS lên bảng làm bài tập.
- GV: Sửa bài, nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
- GV nêu mục tiêu giờ học và ghi đề bài.
*Hướng dẫn luyện tập: 
Bài 1: - Hỏi: bài tập yêu cầu ta làm gì?
- GV: Yêu cầu HS làm bài sau đó nhận xét bài của bạn.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: - GV: Gọi HS đọc đề.
- GV: Yêu cầu HS tự tóm tắt và giải bài toán
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Hỏi: + Muốn biết trong cả ba tháng TB mỗi người làm được bao nhiêu sản phẩm ta phải biết được gì?
+ Sau đó ta thực hiện phép tính gì?
- GV: Yêu cầu HS làm bài.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4: - GV: Yêu cầu HS đọc đề.
- Hỏi: Muốn biết phép tính sai ở đâu phải làm gì?
- GV: Yêu cầu HS làm bài.
- Hỏi: Vậy phép tính nào đúng? Phép tính nào sai và sai ở đâu? và giảng thêm.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
- GV: Củng cố và nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm  ... øo dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: 
GV : Bảng phụ, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra:
- GV : Gọi 1 HS đọc bài giới thiệu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
- GV nhậïn xét, cho điểm HS.
2. Bài mới
@ Giới thiệu bài
- Trong tiết TLV tuần 15, các em đã tập quan sát một đồ chơi, ghi lại những điều quan sát được, lập dàn ý tả đồ chơi đó. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ chuyển dàn ý đã có thành một bài văn hoàn chỉnh với 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài.
+ Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS viết bài
* Mục tiêu :
 Dựa vào dàn ý đã lập trong bài TLV tuần 15, HS viết được một bài văn miêu tả đồ chơi mà em thích với đủ ba phần: mở bài – thân bài – kết bài.
a) Hướng dẫn HS chuẩn bị viết bài.
+ Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
- Gọi HS đọc đề bài.
- Gọi HS đọc các gợi ý trong SGK.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- GV gọi HS đọc lại dàn ý của mình.
+ Hướng dẫn HS xây dựng kết cấu 3 phần của một bài.
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M: a (mở bài trực tiếp ) và b (mở bài gián tiếp) trong SGK.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu trực tiếp – của mình.
- Gọi HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết – kiểu gián tiếp – của mình.
+ Viết từng đoạn thân bài :
- Yêu cầu HS đọc thầm lại M trong SGK.
- Gọi HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
* Chọn cách kết bài:
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- Gọi 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
b) HS viết bài
- GV thu bài và chấm.
- GV nhận xét cho điểm
3. Củng cố, dặn dò 
- Nhắc những HS nào chưa hài lòng với bài viết có thể về nhà viết lại bài, nộp cho GV trong tiết học tới.
- 1 HS đứng lên nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc các gợi ý trong SGK.
- HS đọc thầm lại dàn ý bài văn tả đồ chơi mình đã chuẩn bị tuần trước.
- 1, 2 HS khá, giỏi đọc lại dàn ý của mình.
- HS đọc thầm lại M: a và b trong SGK.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu trực tiếp của mình.
- 1 HS trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết kiểu gián tiếp của mình.
- HS đọc thầm lại M trong SGK.
- 1 HS giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
- 1 HS trình bày M cách kết bài không mở rộng.
- 1 HS trình bày M cách kết bài kiểu mở rộng.
- HS viết bài vào vở.
- HS : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
-----------------------------------------
Môn : Toán 
Bài : CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (tiếp theo)
 Tiết 80 
I. MỤC TIÊU: 
+ Giúp HS: 
- Biết cách thực hiện phép chia số có 5 chữ số cho số có 1 chữ số.
- Áp dụng để giải toán tìm thành phần chưa biết của phép tính, bài toán có lời văn. 
* Chú ý: Tăng cường những bài tập đồng dạng, giảm bớt những bài tập năng cao và tăng thời gian lên từ 5-7 phút.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
GV : Bảng phụ, SGK.
HS : SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
35’
 5’
1. Kiểm tra:
- GV: Gọi 2HS bảng làm bài tập.
- GV: Sửa bài, nhận xét và cho điểm.
2. Bài mới:
@Giới thiệu bài:
- GV : Nêu mục tiêu của tiết học.
*Hướng dẫn thực hiện phép chia:
a. Phép chia 41535 : 195 (trường hợp chia hết):
- GV: Viết phép chia: 41535 : 195.
- Yêu cầu HS: Đặt tính và tính.
- GV: Hướng dẫn HS thực hiện đặt tính và tính như SGK.
- Hỏi: Phép chia 10105 : 43 là phép chia hết hay phép chia có dư? Vì sao?
- GV: Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 415 : 195 có thể ước lượng 400 : 2 = 2 
+ 253 : 195 có thể ước lượng 250 : 2 = 1 (dư 50).
+ 585 : 195 có thể ước lượng 600 : 2 = 3.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia này.
b. Phép chia 80120 : 245 (trường hợp chia có dư):
- GV: Viết phép chia 80120 : 245 và yêu cầu HS đặt tính để thực hiện phép chia này (tương tự như trên).
- Hỏi: + Phép chia này là phép chia hết hay có dư?
+ Với phép chia có dư ta phải chú ý điều gì?
- GV: Hướng dẫn cách ước lượng thương trong các lần chia:
+ 801: 245 có thể ước lượng là 80 : 25 = 3 (dư 5).
+ 662 : 245 có thể ước lượng là 60 : 25 = 2 (dư 10). + 1720 : 245 có thể ước lượng là 175 : 25 = 7.
- GV: Yêu cầu HS thực hiện lại phép chia này.
*Luyện tập-thực hành:
Bài 1: - Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- GV: Yêu cầu HS tự đặt tính và tính.
- Yêu cầu HS: Nhận xét bài của bạn.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: - Hỏi: Bài tập yêu cầu ta làm gì?
- GV: Yêu cầu HS tự làm bài và giải thích cách tìm x.
- GV: Nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3: - GV: Gọi 1 HS đọc đề.
- Yêu cầu HS: Tự tóm tắt và giải bài toán.
- GV: Chữa bài và cho điểm HS.
3. Củng cố-dặn dò:
 - GV: Củng cố và nhận xét tiết học.
- 2HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: Nêu cách tính của mình.
- HS: Thực hiện chia theo hdẫn.
- Là phép chia hết vì có số dư bằng 0.
- Cả lớp làm nháp, 1 HS trình bày lại các bước thực hiện chia.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm nháp.
- HS: Nêu cách tính của mình.
- HS: Thực hiện chia theo hướng dẫn.
- Là phép chia có số dư là5.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- Cả lớp làm nháp, 1HS trình bày lại các bước thực hiện.
- HS: Nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a/ 62321 307 b/ 81350 187
 614 203 748 435
 921 655
 921 561
 0 940
 935
 Dư 5
- HS: Nhận xét sau đó đổi chéo vở kiểm tra nhau.
- HS: Nêu yêu cầu.
- 2HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- HS: Nêu cách tìm x. 
- HS: Đọc đề.
- 1HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
Bài giải
Trung bình mỗi ngày nhà máy đó sản xuất được là:
49 410 : 305 = 162 ( sản phẩm)
Đáp số : 162 sản phẩm
- HS : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
---------------------------------------------
Môn : Khoa học
Bài : KHÔNG KHÍ GỒM NHỮNG THÀNH PHÂN NÀO ?
Tiết 32
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS biết:
- Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
- Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
GV : Hình vẽ trang 66, 67 SGK. Lọ thủy tinh, nến, chậu thủy tinh, vật liệu dùng làm đế kê lọ (như hình vẽ).
HS : SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
TG 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
30’
 5’
1. Kiểm tra :
- GV gọi 2 HS đứng lên nêu nội dung bài cũ.
- GV nhận xét, ghi điểm. 
2. Bài mới:
@ Giới thiệu bài:
+ Hoạt động 1 : Xác định thành phần chính của không khí
* Mục tiêu :
Làm thí nghiệm xác định hai thành phần chính của không khí là khí ô-xi duy trì sự cháy và khí ni-tơ không duy trì sự cháy.
Bước 1 : 
- GV chia nhóm và đề nghị các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm này.
- Yêu cầu các em đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để biết cách làm.
Bước 2 :
- Yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm, GV theo dõi và giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày.
- GV giảng: Qua nhiều thí nghiệm, đã phát hiện :
+ Thành phần duy trì sự cháy có trong không khí là khí ô-xi.
+ Thành phần không duy trì sự cháy có trong không khí là khí ni-tơ.
Người ta đã chứng minh được rằng thể tích khí ni-tơ gấp 4 lần thể tích khí ô-xi trong không khí.
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số thành phần khác của không khí
* Mục tiêu: 
Làm thí nghiệm để chứng minh trong không khí còn có những thành phần khác.
Bước 1 : 
- GV cho HS quan sát ngay từ trước khi vào tiết học (khoảng 30 phút) và sẽ cho HS quan sát lại hoặc bơm không khí vào lọ nước vôi. Xem nước vôi còn trong nữa không?
Bước 2 :
- HS thực hiện theo chỉ dẫn của GV, quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng. HS có thể tham khảo mục Bạn cần biết trang 67 SGK để giải thích.
Bước 3 :
- GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
* Kết luận: Không khí gồm có hai thành phần chính là ô-xi và ni-tơ. Ngoài ra còn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn,...
- GV : Gọi HS nêu mục Bạn cần biết
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT và đọc lại nội dung bạn cần biết và chuẩn bị bài mới.
- 2 HS đứng lên nêu – Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Cả lớp nghe GV giới thiệu bài
- Các nhóm trưởng báo cáo về việc chuẩn bị các đồ dùng để làm thí nghiệm.
- HS đọc các mục Thực hành trang 66 SGK để biết cách làm.
- HS làm thí nghiệm theo nhóm như gợi ý trong SGK.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải các hiêïn tượng xảy ra qua thí nghiệm.
- Nghe GV hướng dẫn.
- HS quan sát hiện tượng, thảo luận và giải thích hiện tượng theo nhóm.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết và cách lí giải hiện tượng xảy ra qua thí nghiệm. 
- Bụi, khí độc, vi khuẩn.
- Một số HS trả lơi.
- HS : Vài em đứng lên đọc mục Bạn cần biết – Cả lớp đọc thầm theo.
- HS : Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết sau.
-----------------------------------------------------
Duyệt
 Hiệu trưởng Khối trưởng GVCN
Hồ Thanh Ngạt

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 16 Chuan KNKT.doc