Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu :

1. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trị chơi kéo co sôi nổi trong bài.

2. Hiểu ND: Ko co l một trị chơi thể hiện tinh thần thượng v của dn tộc ta cần được gìn giữ,pht huy. ( trả lời cc cu hỏi SGK).

II. Chuẩn bị :

- GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.

- HS : SGK.

III. Các hoạt động dạy và học:

1/Ổn định :Hát

2. Bài cũ: Tuổi Ngựa.

- GV kiểm tra đọc 4 Hs.

- GV nhận xét – đánh giá.

3. Bài mới:

a.Giới thiệu bài :

 b.Các hoạt động:

 

doc 34 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 1061Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 16 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai Ngày 6 Tháng 12 Năm 2010
Tập đọc
KÉO CO. 
I. Mục tiêu :
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn diễn tả trị chơi kéo co sơi nổi trong bài.
Hiểu ND: Kéo co là một trị chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc ta cần được gìn giữ,phát huy. ( trả lời các câu hỏi SGK).
II. Chuẩn bị :
GV : Tranh minh hoạ nội dung bài đọc trong SGK.
 Bảng phụ viết sẵn những câu, đoạn văn cần luyện.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy và học:
1/Ổn định :Hát 
2. Bài cũ: Tuổi Ngựa.
GV kiểm tra đọc 4 Hs.
GV nhận xét – đánh giá.
3. Bài mới: 
a.Giới thiệu bài :
 b.Các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Luyện đọc
MT : Giúp Hs đọc trơn toàn bài và hiểu từ ngữ trong bài.
*Cách tiến hành: Thực hành, giảng giải, hỏi đáp.
GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hướng dẫn Hs luyện đọc kết hợp giải nghĩa các từ mới.
GV nhận xét – uốn nắn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
MT: Giúp Hs hiểu nội dung bài.
*Cách tiến hành: Đàm thoại, giảng giải.
Đoạn 1: Kéo coxem hội.
+ Trò chơi kéo co ở làng Hữu Trấp có 
 gì đặc biệt?
 Đoạn 2: Phần còn lại.
Trò chơi kéo co ở làng Tích Sơn có gì đặc biệt?
 ® GV chốt: Kéo co là trò chơi rất phổ biến mà các em đều biết. Song luật chơi kéo co ở mỗi vùng không giống nhau.
+ Vì sao trò chơi kéo co bao giờ cũng vui?.
+ Ngoài trò chơi kéo co, em còn biết những trò chơi nào khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta?
 Hoạt động 3: Đọc diễn cảm
MT : Rèn kĩ năng đọc diễn cảm. 
*Cách tiến hành: Luyện tập, thực hành, giảng giải.
GV lưu ý: giọng đọc vui, hào hứng, ngắt nhịp, nhần giọng đúng khi đọc các câu văn.
GV nhận xét – uốn nắn.
4: Củng cố
Đọc đoạn văn nói lên luật chơi kéo co ở làng Hữu Trấp? ( hoặc ở làng Tích Sơn )?
Nêu đại ý của bài?
*Hoạt động nối tiếp: Luyện đọc thêm.
Tìm đọc các trò chơi khác thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.
Chuẩn bị: Trong quán ăn: “ Ba Cá Bống”.
Nhận xét tiết học. 
Hoạt động nhóm, cá nhân.
Hs nghe.
Hs tiếp nối nhau đọc từng đoạn 
 ( mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn ) – 2 lượt.
1 Hs đọc cả bài.
Hs đọc chú giải các từ mới và nêu nghĩa các từ đó.
Hoạt động lớp.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa nam và nữ. Có năm bên nam thắng, có năm bên nữ thắng.
Hs đọc và TLCH.
Kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng với số người mỗi bên không hạn chếù, không quy định số lượng.
Hs đọc cả bài và TLCH.
Trò chơi kéo co bao giờ cũng vui vì không khí ganh đua rất sôi nổi, vì những tiếng hò reo khích lệ của người xem hội.
Đá cầu, đấu vật, đu dây...
Hoạt động cá nhân, lớp.
Hs vạch nhịp, gạch dười từ cần nhấn.
Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ,/ tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ//. Có năm bên nam thắng,/ có năm bên nữ thắng.// Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc vui cũng rất là vui. Vui ở sự ganh đua,/ vui ở những tiếng hò reo khuyến khích của người xem hội.//
Nhiều Hs luyện đọc diễn cảm.
2 Hs đọc / 2 dãy.
Hs nêu.
Chính tả.
KÉO CO. 
I. Mục tiêu :
Nghe- viết đúng bài chính tả ,trình bày đúng đoạn văn.
Làm đúng bài tập 2a/b
II. Chuẩn bị :
GV : Bảng phụ viết bài tập 2.
HS: SGK.
III. Các hoạt động :
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Cánh diều tuổi thơ.
GV đọc: chong chóng, trống, chốn tìm, thả diều, nhãy dây, chọi dế. 
Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài :1’ Hôm nay các em sẽ viết 1 đoạn trong bài “ kéo co”.
b. Phát triển các hoạt động: 	
TG
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết 
MT: Viết đúng chính tả 1 đoạn trong bài “ kéo co”.
PP : Thực hành.
GV yêu cầu đọc đoạn văn – chú ý những từ dễ viết sai, những chữ cần viết hoa.
GV đọc.
GV đọc lại.
GV chấm 7, 10 bài.
GV nhận xét.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập.
MT: Viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: r/ d/ gi, ât/ âc.
*Cách tiến hành: Luyện tập.
Bài 2: Tìm và viết các từ.
GV chia 4 nhóm.
GV nhận xét – tuyên dương.
LơØi giải:
a) nhãy dây – giải thưởng – hò reo.
b) đấu vật – nhấc lên – lật đật.
4.Củng cố :
- Gv nhắc nhở những chữ hjc sinh viết sai
*Hoạt động nối tiếp: 
Luyện viết thêm ở nhà.
Chuẩn bị:” Kiểm tra”.
 Hoạt động cá nhân.
1 HS đọc – lớp đọc thầm.
HS viết chính tả.
HS dò soát lỗi.
HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
Hoạt động nhóm, lớp.
HS đọc yêu cầu.
Nhóm 1, 3 : câu a.
Nhóm 2, 4 : câu b.
Nhóm thảo luận – viết nhanh lời giải vào thẻ từ – nhóm nào xong cầm lời giải gắn lên bảng.
Toán
Luyện Tập
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng: 
-Thực hiện được phép chia cho số cĩ hai chữ số.
_ Giải bài tốn cĩ lời văn ( BT1 dịng 1;2; Bài 2 )
BT 3;4 dành hs khá, giỏi
II.CHUẨN BỊ:
SGK
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: Chia cho số có hai chữ số (tt)
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Thực hành
Bài tập 1:
Giúp HS tập ước lượng tìm thương trong trường hợp số có hai chữ số chia cho số có hai chữ số, số có ba chữ số chia cho số có hai chữ số.
A/ 4725 : 15 = 315
4674 : 82 = 57
B/ 35136 : 18 =1952
18408 : 52 =354
Bài tập 2:
Số mét vuơng cần lát:
1050 : 25 =42 m2
 Đáp số : 42 m2
Bài tập 3:HS khá, giỏi
Yêu cầu HS nêu các bước giải : 
+ Tính tổng số sản phẩm của đội làm trong 3 tháng .
+ Tính số sản phẩm trung bình mỗi người làm .
( 855 + 920 + 1350 ) : 25 =125 ( SP )
Bài tập 4:
Yêu cầu HS thực hiện các phép tính để tìm thương và số chia => Tìm ra chỗ sai.
Kết quả :B đúng
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Thương có chữ số 0
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đặt tính rồi tính
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa bài
HS làm bài
HS sửa bài
Lịch sử
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG 
QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG_NGUYÊN. 
Mục tiêu :
+Nêu được một số sự kiện tiêu biểu về ba lần chiến thắng quân xâm lược Mơng- Nguyên,thể hiện:
_ Quyết tâm chống giặc của quân dân nhà Trần:tập trung vào sự kiện như Hội nghị Duyên Hồng ,Hịch tướng sĩ,việc chiến sĩ thích vào tay hai chữ “ Sát Thát” và chuyện Trần Quốc Toản bĩp nát quả cam.
_Tài thao lược của các tướng sĩ mà tiêu biểu là Trần Hưng Đạo ( thể hiện ở việc khi giặc mạnh,quân ta chủ động rút khỏi kinh thành ,khi chúng suy yếu thì quân ta tiến cơng quyết liệt và giành được thắng lợi;hoặc quân ta dùng kế cắm cọc gỗ tiêu diệt địch trên sơng Bạch Đằng)
Chuẩn bị :
GV : Phiếu học tập, 
HS : SGK.
Các hoạt động :
Khởi động :
Bài cũ : Nhà Trần và việc đắp đê.
Nhà Trần coi trọng việc đắp đê được thể hiện qua những việc làm nào?
Nhà Trần thu được kết quả gì trong việc đắp đê?
Ghi nhớ.
Nhận xét, cho điểm.
Bài mới: 
a.Giới thiệu bài : 	
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông_Nguyên.
b.Phát triển các hoạt động 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1: Tinh thần nhân dân ta khi quân Mông_Nguyên sang xâm lược nước ta.
MT: Nắm được tinh thần quyết
 “ đánh “ của quân dân ta khi giặc xâm lược.
*Cách tiến hành: Đàm thoại, động não.
GV phát phiếu học tập. Điền vào chỗ trống.
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời: “ Đầu tôiđừng lo”.
Trong Hịch tướng sĩ có câu “phơi ngoài nội cỏbọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ: “”.
GV cho Hs nêu kết quả bài làm.
® Qua đó cho thấy tinh thần của nhân dân ta như thế nào?
Hoạt động 2: Diễn biến và kết quả của 3 lần chống quân Mông_Nguyên.
MT: Nắm và mô tả được diễn biến cũng như nêu được kết quả của cuộc chiến.
*Cách tiến hành: Kể chuyện, đàm thoại, thảo luận.
Tại sao cả 3 lần chống giặc vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long? Việc rút khỏi đó đúng hay sai? Vì sao?
Quân ta tấn công vào Thăng Long như thế nào và đã được kết quả gì?
GV nhận xét kết quả thảo luận.
 ® Ghi nhớ.
4. Củng cố.
Em hãy kể vài mẫu chuyện về Trần Quốc Toản trong cuộc kháng chiến chống Mông_Nguyên mà em biết.
*Hoạt động nối tiếp: Xem lại bài
Chuẩn bị: Nhà Trần suy yếu. 
Hoạt động cá nhân.
Hs nhận phiếu và điền.
Trần Thủ Độ khảng khái trả lời “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
Trong Hịch tương sĩ có câu: “ Dù trăm thân ta phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác ta bọc trong da ngựa, cũng nguyện xin làm”.
Các chiến sĩ tự thích vào tay mình 2 chữ “ sát thát”.
Lớp nhận xét.
Tinh thần, ý chí quyết tâm chống giặc của nhân dân ta rất cao.
Hoạt động nhóm đôi.
+ Vua tôi nhà Trần rút quân khỏi Thăng Long là đúng vì khi đó thế giặc rất mạnh nên ta phải kéo dài thời gian đánh nhằm làm cho giặc yếu dần vì xa hậu phương và thiếu lương thực.
Quân ta đánh vào Thăng Long quân địch bỏ chạy.
Lần 1: chúng chạy và không còn hung hăng.
Lần 2: Tướng giặc là Thoát Hoan phải chui vào ống đồng mới thoát thân.
Lần 3: quân ta tiêu diệt chúng trên sông Bạch Đằng.
Kết quả: Ba lần đại bại, quân Mông_Nguyên không dám sang xâm lược nước ta.
H kể.
Thứ ba Ngày 7 Tháng 12 Năm 2010
TD
N
Luyện từ và câu
MRVT: TRÒ CHƠI - ĐỒ CHƠI. 
I. Mục tiêu :
Biết dựa vào mục đích , tác dụng để phân loại một số trị chơi quen thuộc(BT1);tìm được một vài thành ngữ,tục ngữ cĩ nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm(BT2)
Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ ,tục ngữ ở BT2 trong tình huống cụ thể(BT3)
II. Chuẩn bị :)
GV : 4, 5 tờ giấy to mở rộng viết sẵn nội dung các bài tập 1, 2.
 Băng dính.
Hs : SGK.
III. Các hoạt động :
Khởi động : Hát
Bài cũ: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi.
Nêu ghi nhớ của bài?
Làm lại bài tập 1?
 ... øn chứa khí các-bô-níc, hơi nước, bụi, vi khuẩn
Hs nêu
Kĩ Thuật
CẮT KHÂU THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
Thư saÙu Ngày 10 Tháng 12 Năm 2010
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ ĐỒ VẬT. 
I. Mục tiêu :
Dựa dàn ý đã lập ( TLV ,tuần 15) ,viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em thích với 3 phần: mở bài; thân bài ; kết bài.
II. Chuẩn bị :
GV: Bảng phụ viết 1 dàn ý bất kì.
HS : SGK..
III. Các hoạt động :
1.Khởi động: 
2.Bài cũ: Luyện tập giới thiệu địa phương.
Nhận xét.
3. Bài mới:
a.Giới thiệu bài: 
b. Phát triển các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
. Hoạt động 1: Hướng dẫn H chuẩn bị viết bài.
¥ MT: Dựa vào dàn ý nêu từng phần của bài văn.
 *Cách tiến hành: Thuyết trình. 
Đề bài: Tả 1 đồ chơi mà em thích.
GV hướng dẫn Hs trình bày kết cấu 3 phần của 1 bài văn.
+ Chọn cách MB.
+ Viết từng đoạn TB. ( MB, TB, KB ).
+ Chọn cách KB.
Hoạt động 2: Phần ghi nhớ.
¥ 	MT: Dựa vào dàn ý viết hoàn chỉnh bài văm với đầy đủ 3 phần: MB, TB, *Cách tiến hành: Thực hành.
Giải thích thêm về nội dung thứ 3: 
4.Củng cố.
GV chấm nhận xét sơ bộ.
*Hoạt động nối tiếp: 
Nhận xét tiết. 
Dặn dò: Viết bài văn hoàn chỉnh.
Chuẩn bị: Ôn tập.
 Hoạt động lớp.
2 H đọc đề bài.
Lớp đọc thầm dàn ý của em đã chọn.
1 Hs đọc M a và b/ SGK.
2 Hs trình bày mẫu cách mở đầu bài viết của mình.
+ Trực tiếp: Trong những đồ chơi em có, em thích nhất con gấu bông.
+ Gián tiếp: Những đồ chơi làm bằng bông mềm mại, ấm áp là thứ đồ chơi mà con gái thường thích. Em có 1 chú gấu bông, đó là người bạn thân thiết nhất của em suốt năm nay.
1 Hs đọc M/ SGK.
1 Hs trình bày mẫu TB của mình. 
+ Ví dụ: Gấu bông của em trông rất đáng yêu. Nó không to lắm đâu. Nó là gấu ngồi nên dáng người tròn, 2 tay chắp thu lu trước bụng. Bộ lông nó màu nâu sáng pha mấy mảng hồng nhạt ở tai, mõm, gan bàn chân làm nó có vẻ rất khác những con gấu khác. Hai mắt gấu đen láy, trông như mắt thật, rất nghịch và thông minh. Mũi gấu màu nâu, nhỏ, trông như 1 cúc áo gắn trên mõm. Trên cổ gấu thắt 1 chiếc nơ đỏ chói làm nó trông rất bảnh. Em đặt 1 bông hoa giấy màu trắng trên đôi tay chắp lại trước bụng gấu làm cho nó càng đáng yêu hơn ).
Hs trình bày mẫu cách KB.
+ Kiểu tự nhiên: Ôm chú gấu như ôm 1 cục bông lớn vào lòng em thấy rất dễ chịu.
+ Kiểu mở rộng 
 Ví dụ: Em luôn mơ ước có nhiều đồ chơi yêu thích. Em cũng mong muốn cho tất cả trẻ em trên thế giới đều có đồ chơi, vì chúng em sẽ rất buồn nếu cuộc sống thiếu đồ chơi.
Hoạt động cá nhân.
Hs làm bài trong không khí nghiêm túc, yên tĩnh.
Hs đọc bài hay, phân tích điểm nổi bật.
TD
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ( TT )
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức - Kĩ năng:
Biết thực hiện phép chia số năm chữ số cho số cĩ ba chữ số ( chia hết, chia cĩ dư ).
Bài 1; 2b
BT 3 HS khá, giỏi
II.CHUẨN BỊ:
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Khởi động: 
Bài cũ: 
GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà
GV nhận xét
Bài mới: 
Hoạt động1: Trường hợp chia hết 
41535 : 195 = ?
a. Đặt tính.
b. Tính từ trái sang phải .
- Tìm chữ số đầu tiên của thương.
- Tìm chữ số thứ 2 của thương
- Tìm chữ số thứ 3 của thương
Hoạt động 2: Trường hợp chia có dư
80120 : 245 = ?
Tiến hành tương tự như trên (theo đúng 4 bước: Chia, nhân, trừ, hạ)
Lưu ý HS: 
- Số dư phải luôn luôn nhỏ hơn số chia.
- GV cần giúp HS tập ước lượng tìm thương trong mỗi lần chia. 
Hoạt động 3: Thực hành
Bài tập 1:
A/ 62321 : 307 = 203
B/ 81350 : 187 = 434 dư 142
Bài tập 2:b
Tìm x
.89658 : x = 293
X= 89658 : 293
X= 306 dư 20
Bài tập 3:HS khá ,giỏi
HS nêu các bước giải : 
Giải :
Trung bình mỗi ngày nhà máy sản xuất:
49410 : 305 = 162 ( SP )
Đáp số: 162 SP 
Củng cố - Dặn dò: 
Chuẩn bị bài: Luyện tập
HS sửa bài
HS nhận xét
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS đặt tính
HS làm nháp theo sự hướng dẫn của GV
HS làm bài
Từng cặp HS sửa và thống nhất kết quả
HS làm bài
HS sửa
HS làm bài
HS sửa bài
Môn: Địa lí
BÀI: THỦ ĐÔ HÀ NỘI
I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
1.Kiến thức: 
Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Hà Nội:
+ Thành phố lớn ở đồng bằng Bắc Bộ
+ Hà Nội là trung tâm chính trị,văn hĩa,khoa học và kinh tế lớn của đất nước .
+ Chỉ được thủ đơ Hà Nội trên bản đồ ( lược đồ ).
_HS khá ,giỏi: Dựa vào các himh2 3;4 trong SGK so sánh những điểm khác nhau giữa khu phố cổ và khu phố mới( về nhà cửa, đường phố )
2.Kĩ năng:
HS xác định được vị trí của thủ đô Hà Nội trên bản đồ Việt Nam.
Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thủ đô Hà Nội.
Biết một số dấu hiệu thể hiện Hà Nội là thành phố cổ, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.
3.Thái độ:
Có ý thức tìm hiểu & bảo vệ thủ đô Hà Nội.
II.CHUẨN BỊ:
-GV: Bản đồ hành chính, giao thông, công nghiệp Việt Nam.Bản đồ Hà Nội.
-HS: Tranh ảnh về Hà Nội.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Khởi động: 
Bài cũ: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ?
Em hãy mô tả qui trình làm ra một sản phẩm gốm?
Chợ phiên ở đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm gì?
GV nhận xét
Bài mới: 
a.Giới thiệu: 
 Mỗi quốc gia đều có một thủ đô. Đó là nơi ở & làm việc của các nhà lãnh đạo đất nước, các cơ quan đứng đầu của cả nước. Thủ đô của nước ta có tên là gì? Ở đâu? Thủ đô của nước ta có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
b.Các hoạt động: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hoạt động1: Hoạt động cả lớp
*Mục tiêu: Hs biết thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ.
GV nói: Hà Nội là thành phố lớn nhất miền Bắc.
GV treo bản đồ hành chính giao thông Việt Nam.
Chỉ vị trí của thủ đô Hà Nội ?
Trả lời các câu hỏi của mục 1/ SGK
Từ tỉnh (thành phố) em ở có thể đến Hà Nội bằng những phương tiện giao thông nào?
Hoạt động 2: Hoạt động nhóm đôi
*Mục tiêu: HS biết thành phố cổ đang ngày càng phát triển.
Thủ đô Hà Nội còn có những tên gọi nào khác? Tới nay Hà Nội được bao nhiêu tuổi?
Khu phố cổ có đặc điểm gì? (Ở đâu? Tên phố có đặc điểm gì? Nhà cửa, đường phố?)
Khu phố mới có đặc điểm gì? (nhà cửa, đường phố)
Kể tên những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV treo bản đồ Hà Nội, giới thiệu HS khu phố cổ, khu phố mới
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
*Mục tiêu: trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học lớn.
Nêu những dẫn chứng thể hiện Hà Nội là:
+ Trung tâm chính trị ( nơi làm việc của các nhà, cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước)
+ Trung tâm kinh tế lớn (công nghiệp , thương mại , giao thông)
+ Trung tâm văn hoá, khoa học (viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng)
Kể tên một số trường đại học, viện bảo tàng của Hà Nội.
GV sửa chữa giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
GV kể thêm về các sản phẩm công nghiệp, các viện bảo tàng: bảo tàng HCM, bảo tàng lịch sử, bảo tàng dân tộc học...)
Củng cố 
GV treo bản đồ Hà Nội
Hoạt động nối tiếp
Chuẩn bị bài: Đồng bằng Nam Bộ.
HS quan sát bản đồ hành chính giao thông VN treo tường kết hợp lược đồ SGK
HS quan sát bản đồ giao thông & trả lời
GV kể thêm: Hà Nội đã từng có các tên: Đại La, Thăng Long, Đông Đô, Đông Quan, năm 1010 có tên là Thăng Long,về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà Nội (Văn miếu Quốc Tử Giám, chùa Một Cột)
Các nhóm HS dựa vào vốn hiểu biết của mình, SGK và tranh ảnh thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
HS so sánh khu phố cổ, khu phố mới.( Hs khá, giỏi )
Các nhóm HS thảo luận theo gợi ý của GV.
Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp
HS tìm vị trí một số di tích lịch sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí & gắn các ảnh đã sưu tầm được vào vị trí của chúng trên bản đồ.
SINH HOẠT TẬP THỂ
TUẦN : 16
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức : Giúp hs thấy rõ mặt tiến bộ, mặt tồn tại, hướng phấn đấu để học tập tốt hơn và thay đổi không khí sau 1 tuần học.
2. Kỹ năng : Tự tổ chức trò chơi tập thể, mạnh dạn trong học tập.
3. Thái độ : Bình tĩnh, tự tin, yêu quý trường lớp, bạn bè.
 II. Chuẩn bị : bảng báo cáo của các tổ trưởng , Nhận xét của tổ , trò chơi, công tác tuần tới .phần thưởng .
Các hoạt động lên lớp:
Kiểm điểm tuần qua:
_ Nề nếp: Có nhiều tiến bộ.
_ Học tập: chưa tiến bo --------------------------- . . có tiến bộ rõ rệt.------------------------
 đọc bài nhỏ----------------- , HS cần rèn chữ ------------------------
_Chuyên cần HS hay đi trễ.-------------------------
_ Tuyên dương: HS tích cực học tập. . . . . . vẽ đẹp..
_ Phong trào : các bạn tham gia tích cực bài thi do Đội phát động, 
 Tham gia tốt các phong trào chào mừng ngày . . . . . . . 
 Kể chuyện hạng 1 : HS . . . .
 Vẽ trang hạng 2 : HS . . . .
_ Vệ sinh : Các bạn còn xả rác nhiều trong tiết Kỹ thuật , bỏ rác chưa đúng nơi qui định.
*Thư giãn : hát chung
Phát thưởng : tổ . . . . Cá nhân : HS . . . .
2. Phương hướng tuần sau:
_ Các bạn giỏi phải tích cực kèm, kiểm tra bài các bạn yếu.
_ Củng cố nếp VSCĐ, chấm VSCĐ đợt . . . 
_ Bỏ rác đúng nơi qui định.
_ Tiếp tục ổn định nề nếp lớp, nhất là nếp trật tự.
- Thường xuyên nghiên cứu bài trước khi đến lớp.
 3.Sinh hoạt văn nghệ:
_ HS xung phong lên kể chuyện. Thi đua hát + múa.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TUAN 16 CHUAN KIEN THUC 2010.doc