Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Lê Thị Lan Hương

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Lê Thị Lan Hương

I.Mục tiêu:

 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.

 - Hiểu nội dung của bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.

II.Đồ dùng dạy- học:

 - Tranh minh họa sgk

III.Hoạt động dạy- học:

 1.Bài cũ:

 - 4 H đọc theo vai: “Trong quán ăn.”

 ? Em thấy những chi tiết, hình ảnh nào trong truyện ngộ nghĩnh, lí thú ?

 2.Bài mới:

 a.Giới thiệu bài:

 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:

*Luyện đọc:

 - 1 H đọc toàn bài.

 - H chia đoạn : Đ1 : 8 dòng; Đ2: . bằng vàng rồi ; Đ3: còn lại.

 - Gv giới thiệu tranh minh hoạ.

 - H đọc đoạn nối tiếp - kết hợp :

 + Luyện phát âm: khỏi bệnh, sợi dây chuyền, giường bệnh.

 + Giải nghĩa từ mới : “vời” là gì ?

 - Luyện ngắt nghỉ câu dài:

 + Nhưng ai nấy. không thể thực hiện được / . rất xa / . hàng nghìn lần.

 + Chú hứa . cô / . cho biết / . to bằng chừng nào / .

 - H đọc đoạn theo nhóm 2.

 -1 H đọc toàn truyện - Gv đọc mẫu.

 

doc 17 trang Người đăng lilyphan99 Ngày đăng 27/01/2022 Lượt xem 279Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Lê Thị Lan Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ Hai 
Ngày soạn: 18 / 12 / 2009
Ngày dạy : 21 / 12 / 2009
Tập đọc:
Rất nhiều mặt trăng
I.Mục tiêu:
 - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi; bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật (chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện.
 - Hiểu nội dung của bài: Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh, đáng yêu.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Tranh minh họa sgk
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 4 H đọc theo vai: “Trong quán ăn...”
 ? Em thấy những chi tiết, hình ảnh nào trong truyện ngộ nghĩnh, lí thú ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*Luyện đọc:
 - 1 H đọc toàn bài.
 - H chia đoạn : Đ1 : 8 dòng; Đ2: ... bằng vàng rồi ; Đ3: còn lại.
 - Gv giới thiệu tranh minh hoạ.
 - H đọc đoạn nối tiếp - kết hợp :
 + Luyện phát âm: khỏi bệnh, sợi dây chuyền, giường bệnh.
 + Giải nghĩa từ mới : “vời” là gì ?
 - Luyện ngắt nghỉ câu dài: 
 + Nhưng ai nấy.... không thể thực hiện được / ... rất xa / .... hàng nghìn lần...
 + Chú hứa ... cô / ... cho biết / ... to bằng chừng nào / ...
 - H đọc đoạn theo nhóm 2.
 -1 H đọc toàn truyện - Gv đọc mẫu.
*Tìm hiểu bài:
Đoạn 1: H đọc thầm:
 ? Cô công chúa có nguyện vọng gì ?
 ? Trước yêu cầu của công chúa, nhà vua đã làm gì ?
 ? Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua như thế nào về đòi hỏi của công chúa ? (... không thể...)
 ? Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được ? (vì mặt trăng ở quá xa và rất to)
Đoạn 2: 1 H nêu yêu cầu đọc to:
 ? Cách nghĩ của chú hề có gì khác với các đại thần và các nhà khoa học ?
 (... trước hết hỏi công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào ? Chú hề cho rằng công chúa nghĩ về mặt trăng không giống người lớn.)
 ? Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa về mặt trăng rất khác cách nghĩ của người lớn ?
T. Chú hề hiểu trẻ em nên đã cảm nhận đúng: nàng công chúa đã nghĩ khác ...
Đoạn 3: H đọc thầm:
 ? Sau khi biết rõ công chúa muốn có một mặt trăng theo ý nàng, chú hề đã làm gì ?
 ? Thái độ của công chúa như thế nào khi nhận món quà ?
 ? Nêu nội dung của bài ?
*Hướng dẫn đọc diễn cảm:
 - 3 H đọc truyện theo cách phân vai - Nhận xét từng vai ?
 - Hướng dẫn đọc : 	+ Người dẫn truyện: nhẹ nhàng, chậm rãi.
+ Chú hề: vui, điềm đạm.
+ Công chúa: hồn nhiên, ngây thơ.
 - Lớp luyện đọc diễn cảm: “Thế là chú hề đến gặp... bằng vàng rồi ?
 - Gv đọc mẫu, H luyện đọc theo cặp - Thi đua đọc cá nhân, nhóm (vai)
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì ? (Công chúa rất đáng yêu / Các vị thần không hiểu trẻ em / Trẻ em suy nghĩ rất khác người lớn / Chú hề rất thông minh.)
 - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
__________________________________
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số.
 - Biết chia cho số có ba chữ số.
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H chữa chia: 10 952 : 372 = ? (29 dư 164)
 45 670 : 503 = ? (90 dư 400)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(89): 1 H nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính:
 - H làm vở nháp theo dãy, 1 H chữa bài: 
 a. 157 234 (dư 3) 405 (dư 9)
 b. (Dành cho h khá, giỏi):
 257 305 670 (dư 9)
 - Lớp nhận xét, thống nhất.
Bài 2: (Dành cho H khá, giỏi)1 H đọc bài:
 - H tóm tắt bài toán.
 ? Nêu các bước giải ?
 (18 kg = 18000g
 18000 : 240 = 75 g)
 - Chấm vở 5 em - nhận xét - 1 H chữa bài.
Bài 3a: H đọc đề bài: 
Chiều rộng: 7 140 : 105 = 68 (m)
(H khá, giỏi) Chu vi: (105 + 68 ) x 2 = 346 (m)
 - Gv chấm bài 1 dãy - Nhận xét, chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Chính tả (Nghe - viết):
Mùa đông trên rẻo cao
I.Mục tiêu:
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm đúng các bài tập 2b.
 - Giáo dục H cẩn thận, chịu khó, thẩm mĩ.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bút dạ, 2 tờ phiếu ghi nội dung bài tập 2b, bài tập 3.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H viết bảng - Lớp viết vở nháp: 5 từ có tiếng chứa thanh ’/~.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn nghe viết:
 - Gv đọc bài viết chính tả - H theo dõi sgk.
 - H đọc thầm bài văn - H chú ý những từ khó viết, cách trình bày - Gv nhắc nhở. 
 - H gấp sgk - Gv đọc, H viết.
 - Gv đọc, H dò bài.
 - Gv chấm bài 1 tổ, nhận xét .
 c. Hướng dẫn H làm bài tập chính tả:
Bài 2b: H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở bài tập, Gv phát phiếu cho 2 H.
 - Lớp nhận xét, thống nhất kết quả, Gv chốt: giấc ngủ - đất trời - vất vả.
Bài 3 (H khá, giỏi): H tự làm bài : Viết đúng, theo thứ tự:
( giấc mộng, làm người, xuất hiện, nửa mặt, lấc láo, cất tiếng, lên tiếng, nhấc chàng, đất, lảo đảo, thật dài, nắm tay)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Thuộc các từ ngữ đã học.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 Thứ Ba 
Ngày soạn: 19 / 12 / 2009
Ngày dạy : 22 / 12 / 2009 
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp H rèn kĩ năng:
 - Thực hiện các phép tính nhân, phép chia.
 - Biết đọc thông tin trên biểu đồ .
 _ H cẩn thận, chính xác.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H thực hiện phép chia:
 	 90 246 : 345 25 721 : 472
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1(90): H nêu yêu cầu: Bảng 1, 2: Làm 3 cột đầu; 
 - H làm vở nháp, nêu kết quả - Lớp thống nhất.
Bài 2 (Dành cho H khá, giỏi): H nêu yêu cầu: 
 - H chia vào vở nháp - 3 H thực hiện ở bảng lớp - Lớp nhận xét.
 - H thống nhất kết quả.
Bài 3: H đọc đề: (Dành cho h khá, giỏi)
 ? Nêu cách giải ? ( 2 bước)
 - H giải vào vở - 1 H chữa bài - Gv chấm vở 1 số em.
 - Gv nhận xét, chốt : 40 x 468 = 18 720 (bộ)
 18 720 : 150 = 120 (bộ)
Bài 4: H đọc biểu đồ - Trả lời câu hỏi (nêu miệng).
 a. 1000 cuốn b. 500 cuốn
 c. Tổng số sách đã bán trong 4 tuần: (Dành cho H khá, giỏi)
 4 500 + 6 250 + 5 750 + 5 500 = 22 000 (cuốn)
 	 Trung bình mỗi tuần bán được:
 	 22 000 : 4 = 5 500 (cuốn)
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Gv chốt kiến thức.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_________________________________________
Luyện từ và câu:
Câu kể: Ai là gì ?
I.Mục tiêu:
 - Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể "Ai là gì ?" (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong mỗi câu (BT 1; BT2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó có dùng câu kể “Ai làm gì ?”(BT3, mục III)
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bảng phụ.
 - Phiếu khổ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Thế nào là câu kể ? Ví dụ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
Bài 1, 2: 2 H nối tiếp đọc yêu cầu:
 Phân tích mẫu:
Câu
Từ chỉ hoạt động
Từ chỉ người hoặc vật hoạt động
a. Người lớn đánh trâu ra cày
đánh trâu ra cày
Người lớn
 - H trao đổi theo cặp - Gv phát phiếu cho 2 nhóm
 - Đại diện nhóm trình bày, dán phiếu - Nhận xét, thống nhất.
Bài 3: H nêu yêu cầu: - Thực hiện tương tự bài 2.
Phân tích mẫu:
Câu
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ hoạt động
Câu hỏi cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động
Người lớn đáng trâu ra cày
Người lớn làm gì ?
Ai đánh trâu ra cày ?
 - H trình bày phần còn lại, lớp nhận xét, Gv chốt.
 c. Phần Ghi nhớ:
 - 2 H đọc ghi nhớ.
 - Gv viết sơ đồ phân tích:
Câu kể Ai làm gì ? thường có hai bộ phận:
Bộ phận 1: - Chỉ người ( hay vật) hoạt động gọi là chủ ngữ. 
 - Trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì ) ?
Bộ phận 2: - Chỉ hoạt động trong câu gọi là vị ngữ.
 - Trả lời cho câu hỏi: Làm gì ?
 d. Phần Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu: H làm việc cá nhân.
 - Nêu miệng kết quả - Lớp nhận xét, thống nhất.
 - Gv chốt: dán phiếu ghi sẵn kết quả:
Câu 1: Cha tôi làm cho tôi .... quét sân.
Câu 2: Mẹ đựng hạt giống... mùa sau.
Câu 3: Chị tôi đan ... xuất khẩu.
Bài 2: H nêu yêu cầu:
 - H trao đổi theo cặp.
 - Gv dán 3 phiếu ghi sẵn - 3 H 3 dãy lên làm - Trình bày kết quả.
 - Gv chốt.
Bài 3: H nêu yêu cầu:
 - H viết đoạn văn, xong dùng bút chì gạch dưới những câu trong đoạn là câu kể Ai làm gì ?
 - H trình bày miệng kết quả - Lớp và Gv nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Gv nhận xét tiết học, biểu dương những em học tốt.
 - Yêu cầu làm lại bài 3 vào vở.
____________________________________
Địa lí:
Ôn tập học kì 1
I.Mục tiêu:
 Nội dung ôn tập và kiểm tra định kì:
 - Hệ thống được những đặc điểm chính về thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ.
 - H chăm chỉ, chịu khó, có ý thức vươn lên. Gd H có ý thức bảo vệ môi trường.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Kiểm tra trong giờ học.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Hoạt động 1: Làm việc cá nhân.
 - Gv treo bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
 - H chỉ bản đồ:
 ? Chỉ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, trung du Bắc Bộ, các cao nguyên ở Tây Nguyên và đồng bằng Bắc Bộ ?
 - Gv nhận xét, điều chỉnh.
*Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm : 3 nhóm.
 ? Nêu những đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu, dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Hoàng Liên Sơn ?
 ? Nêu những đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Trung du Bắc Bộ ?
 ? Nêu những đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của đồng bằng Bắc Bộ ?
 ? Nêu những đặc điểm thiên nhiên, địa hình, khí hậu, sông ngòi; dân tộc, trang phục và hoạt động sản xuất chính của Tây Nguyên?
 - Gv phát phiếu cho 4 nhóm 4 tờ.
 - H làm việc - Trình bày phiếu - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - Gv chốt kiến thức.
*Hoạt động 3: Làm việc cả lớp.
 ? Hãy nêu đặc điểm địa hình trung du Bắc Bộ ?
 ? Người dân nơi đây đã làm gì để phủ xanh đất trống, đồi trọc ?
 - H nêu - Lớp nhận xét, bổ sung - H nhắc lại.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Vì sao phải bảo vệ rừng ? Em phải làm gì để bảo vệ rừng ?
 - Nhận xét giờ học - Ôn tập, chuẩn bị bài sau: Kiểm tra học kì 1.
 Thứ Tư 
Ngày soạn: 20/ 12 / 2009
Ngày dạy 23 / 12 / 2009
Toán:
Luyện tập chung
I.Mục tiêu:
 Giúp H tự kiểm tra về:
 - Giá trị của chữ số theo vị trí của chữ số đó trong một số.
 - Các phép tính với số tự nhiên.
 - Thu thập thông tin về biểu đồ.
 - Diện tích hình chữ nhật và so sánh với các số đo diện tích.
 - Giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hi ... hia hết cho 2 ?
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2 ?
Kết luận: sgk - H nhắc lại.
 ? Không thực hiện phép chia làm thế nào để biết số đó có chia hết cho 2 hay không ? (xét chữ số tận cùng)
 2. Giới thiệu cho H số chẵn và số lẻ:
T. Các số chia hết cho 2 gọi là số chẵn.
 ? Nêu ví dụ số chẵn ? - Gv ghi bảng.
T. Các số không chia hết cho 2 gọi là số lẻ.
 - Tiến hành tương tự.
 3.Thực hành:
Bài 1(95): H nêu yêu cầu: 
 - H làm vở nháp - Nêu kết quả, lớp nhận xét.
Bài 2: H nêu yêu cầu: 
 a.Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2.
 b.Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2
 - H làm bài vào vở – 2 H chữa bài – Lớp nhận xét - Gv chốt.
Bài 3: 1 H nêu yêu cầu : (Dành cho H khá, giỏi)
 - Làm bài theo dãy - Thi đua tiếp sức (Bỏ câu b)
 a. 346 ; 364 ; 436 ; 634
B.Dấu hiệu chia hết cho 5:
 - Thực hiện tương tự phần A.
C.Thực hành:
Bài 1: H nêu yêu cầu:
 - H làm bài vào vở nháp - H nêu miệng kết quả.
Bài 2: (Dành cho H khá, giỏi) : Viết số chia hết cho 5 thích hợp vào chỗ chấm:
a.155 b.3580 c. 350;355
Bài 3: (Dành cho H khá, giỏi) H nêu yêu cầu - Lớp làm vào vở .
 - Gv chấm 5 bài - Nhận xét.
 570 705 750
Bài 4: H làm vào vở - Thi đua làm nhanh, chấm vở 1 tổ em.
 a. 660 ; 3000 b. 35 ; 945
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, 5 ?
 ? Thế nào là số chẵn, số lẻ ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Tập làm văn:
Đoạn văn trong bài văn 
miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp H nhận biết mỗi đoạn văn (ND Ghi nhớ).
 - Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (BT1, mục III); viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút (BT2).
 - Giáo dục H tính chăm chỉ, chịu khó, ý thức vươn lên.
II.Đồ dùng dạy- học:
 -Phiếu khổ to.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - Trả bài tập làm văn viết:
 + Gv trả bài: Tả một đồ chơi mà em thích.
 - Nêu nhận xét, công bố điểm.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét:
 - 3 H nối tiếp đọc yêu cầu 1, 2, 3.
 - Lớp đọc thầm bài: Cái cối tân (143- sgk)
 - Thảo luận nhóm đôi:
 ? Tìm, xác định các đoạn của bài, nêu ý chính của mỗi đoạn ?
 - H nêu ý kiến - Lớp nhận xét, bổ sung.
 - Gv dán phiếu ghi lời giải đúng - chốt: 4 đoạn:
 1. Mở bài: Đoạn 1: Giới thiệu về cái cối được tả trong bài.
 2.Thân bài: Đoạn 2: Tả hình dáng bên ngoài của cái cối.
 Đoạn 3: Tả hoạt động của cái cối.
 3.Kết bài: Đoạn 4: Nêu cảm nghĩ về cái cối.
 c.Phần Ghi nhớ: 3 H đọc ghi nhớ.
 d.Phần Thực hành:
Bài 1: 1 H nêu yêu cầu: 
 - Lớp đọc thầm: Cây bút máy - Thực hiện các yêu cầu của bài.
 - Gv phát phiếu cho 3 H của 3 dãy - H làm và dán phiếu - Lớp nhận xét.
 - Gv giải nghĩa từ: két, bám chặt vào.
 - Gv chốt: a. 4 đoạn.
 b. Đ2: Tả hình dáng bên ngoài của cây bút.
 c. Đ3: Tả ngòi bút (hoạt động, công dụng)
 d. Câu mở đầu đoạn 3: mở nắp ra...
 - Câu kết đoạn...
 - Đoạn văn tả ngòi bút, công dụng của nó, cách giữ gìn ngòi bút của H.
Bài 2. 1 H nêu yêu cầu: Viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút
T. Chỉ viết một đoạn tả bao quát, quan sát kĩ về cây bút: Hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo - chú ý những đặc điểm riêng khiến bút em khác bút bạn.
 - H viết bài - Chấm vở 5 em - Nhận xét.
 - 3 H nối tiếp trình bày bài - Nhận xét.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Nhắc lại ghi nhớ.
 - Hoàn chỉnh bài - Chuẩn bị bài sau.
 _____________________________
Luyện từ và câu:
Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
I.Mục tiêu:
 -Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (Nội dung Ghi Nhớ).
 - Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì ? theo yêu cầu cho trước, qua thực hành luyện tập (mục III). (H khá giỏi nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? tả hoạt động của các nhân vật trong tranh (Bt3, mục III) ).
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Phiếu học tập - Băng giấy.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 - 2 H làm bài tập 3 (Phần luyện tập)
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Phần Nhận xét :
 - 1 H đọc đoạn văn tả hội đua voi.
 - 1 H đọc 4 yêu cầu của bài.
 - H làm - Nêu kết quả - Lớp nhận xét:
 ( + Yêu cầu 1: 3 câu đầu là câu kể “Ai làm gì ?”
 + Yêu cầu 2, 3: H làm vở bài tập - 2 H làm phiếu: Xác định vị ngữ - ý nghĩa của vị ngữ.
T.Chốt: Vị ngữ: đang tiến về bãi; kéo đến nườm nượp; khua chiêng rộn ràng
 ý nghĩa của vị ngữ: Nêu hoạt động của người, vật trong câu.
 + Yêu cầu 4: b. Vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ tạo thành.
 c.Phần Ghi nhớ:
 - 3 H đọc ghi nhớ.
 - 2 H lấy ví dụ minh hoạ.
 d.Phần Luyện tập:
Bài 1(171): 1 H nêu yêu cầu:
 a. Tìm câu kể:
 - H làm vở bài tập - 3 H làm phiếu - Thi đua.
 - Lớp nhận xét, Gv chốt: Câu 3, 4, 5, 6, 7,
 b. Tìm vị ngữ...
 - H gạch chân - Lớp làm vào vở - 3 H chữa bài - Lớp nhận xét.
Bài 2: 1 H nêu yêu cầu:
 - Lớp làm vào vở - Gv dán phiếu: 2 H thi nối ghép đúng, nhanh.
 - Lớp nhận xét, Gv ghi điểm, chốt:
Đàn cò trắng + bay lượn trên đồng
Bà em + kể...
Bộ đội 	 + giúp dân...
Bài 3: (Dành cho H khá, giỏi) H nêu yêu cầu:
 - H làm vào vở - Trình bày 3 - 5 câu miêu tả hoạt động của nhân vật trong tranh: 3 H - Lớp nhận xét - Gv bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nhắc lại ghi nhớ ?
 - Viết lại đoạn văn vào vở.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
_____________________________________
Lịch sử:
 Ôn tập học kì I
I.Mục tiêu:
 - Hệ thống lại những sự kiện tiêu biểu về các giai đoạn lịch sềưt buổi đầu dựng nước đến cuối thế kỉ XIII: Nước Văn Lang. Âu Lạc; hơn 1000 năm đấu tranh dành lại độc lập; nước Đại Việt thời Lí; nước Đại Việt thời Trần.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Băng thời gian (trong sgk)
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ: Không
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Ôn tập:
*Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 - Gv treo băng thời gian lên bảng - H ghi nội dung của từng giai đoạn tương ứng với thời gian.
 - Lớp nhận xét, bổ sung.
*Hoạt động 2: Thảo luận nhóm: 3 nhóm
 - 1 H nêu yêu cầu mục 2, 3 sgk.
 - Các nhóm chuẩn bị 2 nội dung trên.
 - Đại diện báo cáo kết quả - Lớp nhận xét, bổ sung - Gv kết luận :
 B. đầu dg nước và giữ nước Hơn 1000 năm đấu tranh giành lại đl. Buổi đầu Đl Nước ĐV thời Trần
 700 TCN 179 TCN 0	 938 1009	1226 1400
 Nước ĐV thời Lí
*Hoạt động 3: Làm việc cá nhân:
 ? Dưới ách đô hộ của bọn phong kiến phương Bắc, nhân dân ta có cuộc sống như thế nào ?
 ? Vì sao nhà Lí dời đô ra Thăng Long ? 
 ? Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống ?
 ? Nêu nguyên nhân của việc quân dân nhà Trần rút khỏi Thăng Long khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta ?
 - H nêu - Lớp nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò:	
 - Ôn lại bài, xem lại các bài tập ở vở bài tập.
 - Chuẩn bị kiểm tra. 
Thứ Sáu 
Ngày soạn: 21 / 12 / 2009
Ngày dạy : 25 / 12 / 2009 
Toán:
Luyện tập
I.Mục tiêu:
 - Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.
 - Nhận biết được số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.
 - H yêu thích môn học.
II.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, lấy ví dụ minh hoạ ?
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 5, lấy ví dụ minh hoạ ?
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Luyện tập:
Bài 1: H nêu yêu cầu: Trong các số sau: số nào chia hết cho 2? Cho 5?.
 - H làm vở nháp.
 - H nêu kết quả - Lớp thống nhất.
Bài 2: H nêu yêu cầu: 
 - H làm vào vở - H nêu kết quả - Thống nhất.
 - H chấm chéo vở - Nhận xét.
Bài 3: H nêu yêu cầu: Trong các số ...
 - H làm vào vở - Chấm vở 1 tổ - Nêu kết quả - Nhận xét.
Bài 4, 5: (Dành cho H khá, giỏi) H làm vào vở:
 - H nêu kết quả, chữa bài.
 3.Củng cố, dặn dò:
 ? Nêu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 ? ví dụ ?
 ? Nêu dấu hiệu vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 ?
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 ________________________________________
Tập làm văn:
Luyện tập xây dựng đoạn văn
miêu tả đồ vật
I.Mục tiêu:
 - Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (BT1); viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp (BT2,3).
 - H cẩn thận, chính xác.
II.Đồ dùng dạy- học:
 - Một số kiểu mẫu cặp sách của H.
III.Hoạt động dạy- học:
 1.Bài cũ:
 ? Nêu ghi nhớ của bài trước ?
 - 2 H trình bày đoạn văn tả bao quát chiếc bút.
 2.Bài mới:
 a.Giới thiệu bài:
 b.Hướng dẫn H làm bài tập:
Bài 1: H nêu nội dung bài 1.
 - Lớp đọc thầm đoạn văn tả cái cặp - Trao đổi theo nhóm 2.
 - H nêu kết quả - Lớp nhận xét, Gv chốt:
( a.... thuộc phần thân bài.
 b. Đ1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp
Đ2: Tả quai đeo và dây đeo.
Đ3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
 c. Đ1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi
Đ2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ...
Đ3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn...
Bài 2: H nêu yêu cầu và gợi ý:
 - Gv nhắc nhở - H quan sát cặp của mình.
 - Tập viết đoạn văn miêu tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp theo các gợi ý. 
 - H trình bày đoạn văn hoàn chỉnh.
 - Lớp nhận xét, Gv bổ sung.)
Bài 3: H nêu yêu cầu và gợi ý:
 - H làm vào vở - Trình bày - Nhận xét, bổ sung.
 3.Củng cố, dặn dò:
 - Hoàn chỉnh 2 đoạn văn.
 - Nhận xét giờ học - Chuẩn bị bài sau. 
 _____________________________
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Giáo dục về môi trường
I.Mục tiêu: 
 - H nắm được tầm quan trọng của môi trường xung quanh đối với sức khỏe con người.
 - Giáo dục H ý thức bảo vệ môi trường.
II.Hoạt động dạy- học: 
 1.Hoạt động 1: Hoạt động cả lớp:
 ? Em hãy kể những yếu tố về môi trường xung quanh mà em biết ?
 ? Con người cần gì để duy trì sự sống ?
 2.Hoạt động 2: 
 ? Em cần phải làm gì để môi trường sống quanh em được đảm bảo trong sạch? 
 ? Vì sao chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường ?
 ? Em dã thực hiện được điều đó chưa ?
 Thảo luận theo nhóm đôi:
Tình huống: Có một người hàng xóm vứt xác chết một con vật ra đường thì em phải làm gì ?
- Lớp nhận xét - Có cách xử lí nào hay hơn ?
T. Chốt: Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường sống xung quanh để cho cuộc sống của con người tốt đẹp hơn. Đó là vấn đề toàn cầu đang quan tâm.
 3.Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
 - Thực hiện tốt việc giữ gìn vệ sinh môi trường.
 - Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
________________________________________________________________
________________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_17_le_thi_lan_huong.doc