Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền

HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc

- Y/c HS tiếp nối đọc 2 đoạn của bài (3 lượt). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ phần chú thích, sửa lỗi đọc HS

- Cho HS đọc

- GV đọc mẫu.

HĐ2: Tìm hiểu bài :

- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

+ Chuyện gì đã xảy ra với công chúa?

+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

+ Trước khi yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?

+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?

+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được

- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi

+ Nhà Vua đã than phiền với ai?

+ Cách nghĩ của chú hề có khác gì so với các vị đại thần và các nhà khoa học?

+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:

+ Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa ?

+ Thái độ của công chúa ntn khi nhận được món quà đó?

- Nội dung chính của bài?

 

doc 21 trang Người đăng dtquynh Lượt xem 946Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 - Tuần 17 - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Thị Hiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ: I Từ ngày:21 / 12 /2009
TUẦN LỄ: 17 Đến ngày:25 / 12/2009
Thứ
Môn
Tên bài dạy
Hai
21/ 12/2009
Sáng
Chào cờ
Tập đọc
Toán 
Chính tả
Chào cờ
 Rất nhiều mặt trăng
 Luyện tập 
 Mùa đông trên rẻo cao
Chiều
Khoa học
 Kể chuyện
 Kĩ thuật
 L Tviệt
 Ôn tập cuối kỳ I
 Một phát minh nho nhỏ 
Cắt khâu thêu, sản phẩm tự chọn
 Luyện đọc: Ôn các bài tập đọc 
Ba
22/12/2009
 L từ -câu
 Toán
 Đạo đức
 NGLL
 Câu kể ai làm gì
 Luyện tập chung
 Yêu lao động (t2)
 Hát về anh bộ đội (tt)
Tư
23/12/2009
Tập đọc
Tập làm văn
Toán
LT Toán
 Có rất nhiều mặt trăng (tt)
 Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật 
 Dấu hiệu chia hết cho 2
 Chia cho số có ba chữ số 
Năm
24/12/2009
LT câu
Toán
Khoa học
 Vị ngữ trong câu kể ai làm gì
 Dấu hiệu chia hết cho 5
 Kiểm tra học kỳ I
Sáu
25/12/2009
Tập làm văn
L Tiếng việt
Toán
 HDTT
 Xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
 Luyện viết chính tả
 Luyện tập
 Sinh hoạt lớp
Tập đọc: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG
I/ Mục tiêu:
-Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, chậm rãi, bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn có lời nhân vật( chú hề, nàng công chúa nhỏ) và lời người dẫn chuyện
-Hiểu nội dung cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng rất ngộ nghĩnh và đáng yêu, trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn luyên đọc 
- Y/c HS tiếp nối đọc 2 đoạn của bài (3 lượt). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ phần chú thích, sửa lỗi đọc HS 
- Cho HS đọc
- GV đọc mẫu. 
HĐ2: Tìm hiểu bài :
- Y/c HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 
+ Chuyện gì đã xảy ra với công chúa?
+ Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?
+ Trước khi yêu cầu của công chúa nhà vua đã làm gì?
+ Các vị đại thần và các nhà khoa học nói với nhà vua ntn về đòi hỏi của công chúa?
+ Tại sao họ cho rằng đó là đòi hỏi không thể thực hiện được
- Gọi HS đọc đoạn 2 và trả lời câu hỏi
+ Nhà Vua đã than phiền với ai?
+ Cách nghĩ của chú hề có khác gì so với các vị đại thần và các nhà khoa học?
+ Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?
- Gọi HS đọc đoạn 3 và trả lời câu hỏi:
+ Chú hề đã làm gì để có được “mặt trăng” cho công chúa ?
+ Thái độ của công chúa ntn khi nhận được món quà đó?
- Nội dung chính của bài? 
HĐ3: Đọc diễn cảm
- Y/c 3 HS đọc phân vai 
- HD HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2
- Tổ chức cho HS thi đọc đoạn văn và toàn bài 
- Nhận xét về giọng đọc, cho điểm HS 
- HS đọc tiếp nối theo trình tự
- HS đọc theo cặp
- 1-2 HS đọc diễn cảm toàn bài 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Cô bị ốm nặng
+ Muốn có ............... có được mặt trăng. 
+ Mời tất cả các vị đại thần và các nhà khoa học để bàn 
+ Không thể thực hiện được
+ Vì mặt trăng ở rất xa và to gấp ngàn lần so với đất nước ta 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi
+ Với chú hề 
+ Chú hề ... cách nghĩ của người lớn 
+ Mặt trăng chỉ to hơn cái móng tay, mặt trăng nằm ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi 
+ Chú hề đến gặp ............ của công chúa. 
+ Thấy mặt trăng thì vui sướng ra khỏi gường bệnh
- HS nêu
- 3 HS đọc phân vai, lớp theo dõi tìm ra cách đọc hay
- HS luyện đọc theo cặp
- 3 lượt HS thi đọc 
Toán 	 LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu:
-Thực hiện được phép chia cho số có 2 chữ số
-Biết chia cho số có 3 chữ số
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Y/c HS tự đặt tính rồi tính 
- Y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- Nhận xét
Bài 2:(học sinh khá)
- Gọi HS đọc đề bài 
- Y/c HS tự tóm tắt và giải bài toán 
- GV nhận xét 
Bài 3:
- Y/c HS đọc đề bài
- Y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét và cho điểm HS 
- Đặt tính rồi tính 
- 3 HS làm bảng, lớp làm bài VBT
 - HS nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra 
- 1 HS đọc
- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT
Giải
18 kg = 18000 g
Số gam muối trong mỗi gói là
18000 : 240 = 75 (g)
 ĐS: 75g
- 1 HS đọc đề 
- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT. 
 Giải:
 Chiều rộng của sân vân động là 
 7140 : 105 = 68 (m)
 Chu vi của sân vận động là
 (105 + 68) x 2 = 346 (m)
 ĐS: 68m ; 346m
Chính tả:	 MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO
I/ Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng bài tập 2a,b
II/ Đồ dùng dạy - học: 
- Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a hoặc 2b, BT3
III/ Hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả 
- Gọi HS đọc đoạn văn 
- Những dấu hiệu nào cho biết mùa đông đã về với rẻo cao?
- Y/c HS tìm các từ khó, dễ lẫn và luyện viết 
- Viết chính tả 
- Chấm, chữa bài 
HĐ2: Hướng dẫn làm bài tập
Bài 2b:
 - Gọi HS đọc y/c 
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS đọc và nổ sung 
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 3:
- Gọi HS đọc y/c 
- Tổ chức thi làm. GV chia lớp thành 2 nhóm. Y/c HS lần lượt lên bảng dùng bút màu gạch chân từ đúng 
- Nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc 
- 1 HS đọc thành tiếng
+ Mây theo các sườn núi trườn xuống, mưa bụi, hoa cải nở vàng 
- Các từ ngữ: rẻo cao, sườn núi, trườn xuống 
- HS viết chính tả
- HS đổi vở soát lỗi
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Dùng bút chì viết vào vở nháp 
- Đọc bài nhận xét bổ sung 
- Chữa bài
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Thi làm bài 
- Chữa bài vào vở 
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Thực hiện các phép tính nhân và chia.
- Biết đọc thông tin trên biểu đồ
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Luyện tập:
Bài 1:
- Bài tập y/c chúng ta làm gì?
- Các số cần điền vào ô trống trong bảng là gì trong phép nhân, phép tính chia? 
- Y/c HS nêu cách tính thừa số, tìm tích chưa biết trong phép nhân, tìm số bị chia, số chia, thương chưa biết trong phép chia 
- Y/c HS làm bài 
- GV nhận xét cho điểm HS 
Bài 3: (học sinh khá)
- Gọi HS đọc đề bài 
- Bài toán y/c chúng ta làm gì?
- Muốn tìm số bộ đồ dùng học toán mỗi trường nhận ta cần tìm gì?.
- Y/c HS làm bài 
- GV nhận xét, chữa bài 
Bài 4:
- Y/c HS quan sát biểu đồ trang 91, SGK
- Biểu đồ cho biết điều gì?
- Y/c HS đọc các câu hỏi trong SGK và làm bài 
- GV nhận xét 
- Điền số thích hợp vào ô trống trong bảng 
- HS nêu
- HS lần lượt nêu, lớp theo dõi và nhận xét 
- 2 HS làm bảng, mỗi HS thực hiện 1 phép tính, lớp làm VBT 
- HS nhận xét 
- 1 HS đọc đề 
- Tìm số bộ đồ dùng học toán mỗi trường nhận .
- Số bộ đồ dùng học toán Sở GD-ĐT nhận được.
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- Lớp nhận xét, sửa sai.
- HS cả lớp cùng quan sát 
- Số sách bán được trong 4 tuần 
- 1 HS làm bảng, lớp làm VBT
 - Lớp nhận xét, sửa sai.
Kể chuyện: MỘT PHÁT MINH NHO NHỎ 
I/ Mục tiêu:
-Dựa theo lời kể của giáo viên và tranh minh họa sách giáo khoa, bước đầu kể lại được câu chuyện: Một phát minh nho nhỏ rõ ý chính, đúng diễn biến.
-Hiểu nội dung câu chuyện và biết trao đổi ý nghĩa của câu chuyện.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK phóng to
III/ Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn kể chuyện:
a) GV kể
- GV kể lần 1: Chậm rãi, thong thả, phân biệt được lời nhân vật 
- GV kể lần 2: Kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ tranh 1, 2, 3, 4, 5
b) Kể trong nhóm 
- Y/c HS kể trong nhóm và trao đổi với nhau về ý nghĩa của truyện 
- GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn
c) Kể trước lớp
- Gọi HS thi kể tiếp nối
- Gọi HS thi kể toàn truyện 
- GV khuyến khích HS dưới lớp nêu câu hỏi chất vấn bạn kể 
- Nhận xét HS kể chuyện, trả lời câu hỏi 
- Lắng nghe GV kể 
+ 4 HS ngồi cùng kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện, sửa chữa cho nhau 
- 2 lượt HS thi kể, mỗi HS chỉ kể về nội dung một bức tranh
- 3 đến 5 HS thi kể 
Luyện tập toán: LUYỆN CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I/ Mục tiêu:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số 
II/ Đồ dùng: VBT/ 91; 92
III/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: HD HS luyện tập
Bài2/91:
- Y/c HS đọc đề.
- Muốn tính diện tích khu B ta cần tìm gì?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài3/91:
- Biểu thức 4095:315-945:315 thuộc dạng gì?
- Muốn chia một hiệu chia cho một số ta làm như thế nào?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 2/92:
- Y/c HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong từng bài?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3/92:
- Y/c HS đọc đề.
- Muốn biết trung bình mỗi người ở phân xưởng B dệt được bao nhiêu cái áo ta cần tìm gì?
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS đọc
- Chiều dài mảnh đất khu A
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- HS nhận xét, sửa sai. KQ: 154936m2
- Một hiệu chia cho một số.
- HS nêu, lớp bổ sung. 
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- HS nhận xét, sửa sai. 
- HS nêu, lớp bổ sung. 
- 2 HS làm bảng, lớp VBT
- HS nhận xét, sửa sai. 
- 1 HS đọc
- Số cái áo phân xưởng A dệt
- 1 HS làm bảng, lớp VBT
- HS nhận xét, sửa sai. KQ: 108 cái áo 
HĐNGLL: Hát về anh bộ đội 
 -HD HS biết ngày 22-12 là ngày TLQĐNDVN
-HS kể về các trận chiến đấu của bộ đội mà em đã nghe, đã đọc 
-GV kể cho HS nghe các trận chiến đấu ở huyện Đại Lộc 
- Kể tên các anh hùng ở huyện mình
- HS thi đua hát các bài hát về anh bộ đội 
- Nhận xét – giáo dục 
Toán:	DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2 
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2
- Biết số chẵn, số lẻ
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1:HDHS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:
a)Cho HS tự phát hiện dấu hiệu chia hết cho 2:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 2 và vài số không chia hết cho 2
b)Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- Y/c HS viết các số chia hết cho 2 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 2 vào cột bên phải
- Y/c HS khác nhận xét 
- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 2
GV HD VD như: 32:2 ; 14:2 ; 36 : 2 ; 
- GV nhận xét gộp: “ Các số có tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8, thì chia hết cho 2 ”
* Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 2 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó 
- Các số chia hết cho 2 là số chẵn còn các số không chia hết cho 2 là số lẻ 
HĐ2: Luyện tập:
Bài 1:
a)- Bài tập y/c chúng ta tìm gì?
 - Y/c HS tự tìm 
b) HS làm tương tự như phần a)
- GV nhận xét 
Bài 2: 
a)- Y/c HS tự làm bài vào vở 
 - Y/c HS tự kiểm tra chéo 
b) HS làm tương ... ĩ cách làm cho công chúa không thấy mặt trăng
+ Vì mặt trăng ở rất xa ........ không thấy được
- Nỗi lo lắng của nhà vua 
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm 
+ Chú hề muốn dò ....... mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
+ Khi mất một chiếc răng ...... Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ cũng như vậy
+ Cách nhìn của trẻ em ......... khác người lớn.
- 2 HS nhắc lại
- 3 HS phân vai, cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc 
- Luyện đọc trong nhóm 
- 3 lượt HS thi đọc
Toán:	 DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5
I/ Mục tiêu: 
- Biết dấu hiệu chia hết cho 5.
- Biết kết hợp dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho5 :
a) Cho HS tự phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5:
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Tự tìm vài số chia hết cho 5 và vài số không chia hết cho 5
b) Tổ chức thảo luận phát hiện ra dấu hiệu chia hết cho 5:
- Y/c HS viết các số chia hết cho 5 vào cột bên trái tương ứng. Viết số không chia hết cho 5 vào cột bên phải
- Y/c HS khác nhận xét 
- Y/c HS thảo luận, đối chiếu, so sánh và rút ra kết luận dấu hiệu chia hết cho 5
GV hướng dẫn VD như: 30:5 ; 15:5 ; 65: 5 ; 
- GV nhận xét gộp: “Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5”
* Kết luận: Muốn biết một số có chia hết cho 5 không ta chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó. Nếu là 0 hoặc 5 thì số đó chia hết cho 5; chữ số khác 0 và 5 thì số đó không chia hết cho 5
HĐ 2:Luyện tập
Bài 1:
- Y/c HS đọc đề sau đó tự làm bài 
 - GV nhận xét 
Bài 4:
- Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài 
- HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng 
- GV nhận xét 
- HS tìm :
 15 : 5 ; 20 : 5 ; 
- Một số HS lên bảng viết kết quả 
- Nhận xét 
- Lắng nghe 
- HS làm bài vào vở rồi chữa bài
- 1 HS đọc đề. 2 HS làm bảng, lớp làm VBT
- HS nhận xét
Luyện Tiếng Việt: LUYỆN ĐỌC CÁC BÀI TẬP ĐỌC
I/ Mục tiêu:
- Ôn tập hệ thống hoá các kiến thức đã học, kết hợp luyện đọc các bài tập đọc từ tuần 11- tuần 17.
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ôn tập
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc
- Gọi HS đọc và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài đọc
- Gọi HS nhận xét, sửa sai cho từng HS 
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài (5 HS ) về chỗ chuẩn bị: Cứ 1 HS đọc xong, 1 HS tiếp tục lên bốc thăm bài đọc 
- Đọc và trả lời câu hỏi 
- Theo dõi nhận xét 
Luyện từ và câu: VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI LÀM GÌ?
I/ Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai làm gì ?
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì?theo yêu cầu cho trước qua thực hành luyện tập.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Ba băng giấy - mỗi băng viết một câu kể Ai làm gì? tìm được ở BT.I.1 để HS làm BT.I.2 
- Một số tờ phiếu viết các câu kể Ai làm gì? ở BT.III.1
- Một tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT.III.2 
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: phần nhận xét
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Y/c HS suy nghĩ, trao đổi và làm bài tập
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài 
- Kết luận lời giải đúng: 
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài 
- Kết luận lời giải đúng 
Bài 3:
+ Vị ngữ trong các câu trên có ý nghĩa gì?
Bài 4: 
- Gọi HS đọc y/c và nội dung 
- Gọi HS trả lời nhận xét 
- Hỏi: Vị ngữ trong câu có ý nghĩa gì?
HĐ2: Ghi nhớ:
* Gọi HS đọc ghi nhớ
* Gọi HS đặt câu kể Ai làm gì?
HĐ3: Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS làm bài theo nhóm 
- Gọi HS dán phiếu lên bảng, cả lớp nhận xét 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng 
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài 
- GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
- Gọi HS đọc lại các câu kể Ai làm gì?
Bài 3: 
- Hoi: Trong tranh mọi người đang làm gì?
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Trao đổi, thảo luận cặp đôi
- 1 HS làm bảng , lớp gạch bút chì vào SGK
- Nhận xét bổ sung bài làm của bạn trên bảng
- 1 HS làm bảng.Lớp gạch bằng bút chì vào SGK
- Nhận xét, chữa bài của bạn trên bảng 
+ Vị ngữ trong câu nêu lên hoạt động của người, của vật trong câu 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Phát biểu theo ý hiểu 
- 3 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 
- HS hoạt động theo cặp. 
- Bổ sung hoàn thành phiếu
- 1 HS lên bảng nối, lớp làm vào SGK
- Nhận xét, chữa bài trên bảng 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Quan sát trả lời câu hỏi
+ Các bạn nam đang đá cầu, mấy bạn nữ chơi nhảy dây; dưới gốc cây, mấy bạn nam đang đọc báo 
Toán: LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5
Nhận biết được số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5 trong 1 tình huống đơn giản
II/ Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 HĐ1: Luyện tập:
Bài 1:
- Y/c HS tự làm bài 
- Y/c lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn 
- GV nhận xét 
Bài 2:
- Y/c HS tự làm bài 
- Y/c HS nêu kết quả 
- GV nhận xét 
Bài 3:
 - Y/c HS tự làm bài
 - Y/c HS giải thích cách chọn
- GV chữa bài và cho điểm HS 
- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT 
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm vào vở BT 
- Lớp nhận xét, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra 
- 2 HS làm bảng, lớp làm VBT
- HS giải thích 
SHTT : SINH HOẠT LỚP 
I/ Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 17, phương hướng sinh hoạt tuần 18
II/ Bài mới: Nội dung sinh hoạt
1/ Các phân đội trưởng nhận xét các mặt hoạt động trong tuần 
- Chi đội phó VTM nhận xét 
- Lớp trưởng nhận xét tất cả các mặt hoạt động 
- GV nhận xét tuyên dương những HS tích cực - Nhắc nhở những em còn chậm về học tập cùng các hoạt động khác 
2/ Phương hướng tuần 18 
- Truy bài đầu giờ 
- HS đi học chuyên cần 
- HS ôn chuẩn bị kiểm tra học kì I
- Trò chơi: Tổ chức các trò chơi tập thể 
Tập làm văn: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT 
I/ Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn, viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Một số kiểu, mẫu cặp sách HS 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc y/c và nội dung
- Y/c HS trao đổi, thực hiện y/c 
- Gọi HS trình bày nhận xét 
- Chốt lời giải đúng 
Bài 2: 
- Gọi HS đọc y/c và gợi ý 
- Y/c HS quan sát chiếc cặp của mình và tự làm bài
- Gọi HS trình bày. 
- GV sửa lỗi dùng từ diễn đạt 
- 2 HS nối tiếp nhau đọc 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, trả lời câu hỏi
- Tiếp nối trình bày, nhận xét 
- 1 HS đọc thành tiếng 
- Nghe GV gợi ý và tự làm bài 
- 3 đến 5 HS trình bày
- Lớp nhận xét, bổ sung.
Luyện Tiếng Việt: Luyện viết chính tả
I/ Mục tiêu:
- Hướng dẫn học sinh viết các đoạn, bài khó viết ở tuần 17
II/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Viết từ khó và đoạn khó trong 2 bài tập đọc: Rất nhiều mặt trăng
-Giáo viên đọc bài
-Hướng dẫn viết tiếng khó
-Giáo viên đọc bài, học sinh viết vào vở
-Hướng dẫn chấm bài
-Nhận xét, dặn dò
- Học sinh đọc cá nhân
-Luyện đọc theo nhóm
-Luyện viết bảng con
-Học sinh viết bài
Khoa học:	 ÔN TẬP HỌC KÌ I 
I/ Mục tiêu:
-Ôn tập các kiến thức về: tháp dinh dưỡng cân đối.
-Một số tính chất của nước và không khí, thành phần chính của không khí.
-Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
-Vai trò của nước và không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Hình vẽ “Tháp dinh dưỡng cân đối” chưa hoàn thiện đủ dùng cho các nhóm 
- Sưu tầm các tranh ảnh hoặc đồ chơi về việc sử dụng nước, không khí trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí 
- Giấy khổ to bút màu đủ dùng cho các nhóm 
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
HĐ1: Ôn tập về phần vật chất 
- Chuẩn bị phiếu học tập cá nhân và phát cho từng HS 
- GV y/c HS hoàn thành phiếu khoảng 5 – 7 phút
- GV thu bài,chấm 5 – 7 bài tại lớp 
- Nhận xét bài làm của HS 
HĐ2: Vai trò của nước, không khí trong đời sống sinh hoạt
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 
- Chia nhóm HS, y/c các nhóm trưởng báo cáo việc chuẩn bị của mình 
- Y/c các nhóm trình bày theo từng chủ đề 
+ Vai trò của nước 
+ Vai trò của không khí
+ Xen kẻ nước và không khí 
- Gọi các nhóm lên trình bày, các nhóm khác có thể đặt câu hỏi 
- Nhận xét 
HĐ3: Vẽ tranh cổ động 
- GV y/c các nhóm hội ý về đề tài và đăng kí, vẽ cả 2 chủ đề: Bảo vệ môi trường nước và bảo vệ môi trường không khí 
- Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV
- GV kiểm tra và giúp đỡ, bảo đảm mọi HS đều tham gia 
- Các nhóm treo sản phẩm của mình. Cử đại diện nêu ý tưởng của bức tranh cổ động 
- GV đánh giá nhận xét 
- Hoạt động trong nhóm 
- Kiểm tra việc chuẩn bị của mỗi cá nhân 
- Thảo luận cách trình bày, dán tranh ảnh sưu tầm được vào giấy khổ to. Cử đại diện thuyết minh 
- Các nhóm khác có thể đặt câu hỏi cho nhóm vừa trình bày
- Lắng nghe
- HS thực hành 
- Đại diện lên nêu ý tưởng của bức tranh cổ động
Đạo đức:	 YÊU LAO ĐỘNG (Ti ết 2)
I/ Mục tiêu:
Học xong bài này HS có khả năng:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động 
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với khả năng của bản thân 
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động 
II/ Đồ dùng dạy học:
- SGK đạo đức 4
- Một số đồ dùng, đồ vật phục vụ cho trò chơi đóng vai 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động thầy
Hoạt động trò
 HĐ1: Làm việc theo nhóm đôi (BT5 SGK) 
- Y/c HS kể về tấm gương lao động 
- HS trao đổi về nội dung theo nhóm đôi 
- Hỏi: Biểu hiện yêu lao động là gì?
- GV mời 1 vài HS trình bày trước lớp. Lớp thảo luận nhận xét 
- GV nhận xét và nhắc nhở HS cần cố gắng, học tập, rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình 
HĐ2: HS trình bày giới thiệu về các bài viết, tranh vẽ 
- HS trình bày giới thiệu bài viết, tranh các em đã vẽ về một công việc mà em thích và các tư liệu sưu tầm được (bài tập 3, 4, 6 SGK) 
- Cả lớp thảo luận nhận xét 
- GV khen những bài viết, tranh vẽ tốt
Kết luận chung: 
- Lao động là vinh quang. Mọi người đều cần phải lao động vì bản thân, gia đình và xã hội
- Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng bản thân 
- HS kể 
- Tiến hành thảo luận nhóm 
+ Vượt khó khăn, chấp nhận thử thách
+ Tự mình làm lấy công việc của mình 
+ 
- Lắng nghe
- HS trình bày 
- HS nhận xét 
Khoa học: KIỂM TRA HỌC KÌ I
 * GV thực hiện kiểm tra theo hướng dẫn của CM trường.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN17~1.doc